1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của luận án<br />
Khi ô tô chuyển động có rất nhiều yếu tố gây ra dao động làm mất tính an<br />
toàn và êm dịu chuyển động. Đây là hai chỉ tiêu động lực học quan trọng,<br />
không thể tách rời nhưng lại mâu thuẫn với nhau trong quá trình chuyển động,<br />
được quyết định chủ yếu bởi chất lượng của hệ thống treo. Tuy nhiên, trong<br />
hầu hết các thiết kế mới ô tô khách và nghiên cứu cải thiện hệ thống treo ô tô ở<br />
nước ta hiện nay thường tập trung chủ yếu vào chỉ tiêu độ êm dịu mà ít quan<br />
tâm đến an toàn chuyển động. Trên cơ sở lý thuyết tối ưu hóa đa mục tiêu, bài<br />
toán thiết kế tối ưu hệ thống treo ô tô với hai hàm mục tiêu đồng thời là độ an<br />
toàn và êm dịu chuyển động có thể được giải quyết nhanh chóng nhờ các phần<br />
mềm tiên tiến.<br />
Xuất phát từ những thực trạng trên, đề tài “Nghiên cứu tối ưu các thông số<br />
hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu hoàn thiện<br />
kết cấu hệ thống treo để nâng cao độ êm dịu và an toàn chuyển động là thực sự<br />
cần thiết và có ý nghĩa khoa học trong điều kiện thực tế của Ngành Công<br />
nghiệp Ô tô Việt Nam.<br />
Mục đích nghiên cứu của luận án<br />
Mục đích cơ bản của luận án là xây dựng phương pháp thiết kế tối ưu các<br />
thông số của hệ thống treo ô tô khách sản xuất lắp ráp và sử dụng trong nước<br />
dựa trên lý thuyết tối ưu hóa đa mục tiêu.<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống treo ô tô Huyndai County HD<br />
29 E3.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án là một số thông số kỹ thuật của hệ thống<br />
treo như: độ cứng của phần tử đàn hồi, thanh ổn định, ghế người lái và lốp xe;<br />
hệ số cản của giảm chấn.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu của luận án là kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết<br />
và đánh giá thực nghiệm.<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Có thể coi luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên về tối ứu hóa đa<br />
mục tiêu trong thiết kế kỹ thuật ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu lý<br />
thuyết tối ưu hóa đa mục tiêu, luận án góp phần hoàn thiện phương pháp tính<br />
toán thiết kế hệ thống treo nhằm nâng cao độ êm dịu và an toàn chuyển động<br />
của ô tô khách sản xuất lắp ráp và sử dụng trong nước, đồng thời giới thiệu một<br />
phương pháp thiết kế ô tô khoa học dựa trên các công cụ tính toán hiện đại.<br />
Bên cạnh những đóng góp giá trị về mặt lý thuyết, kết quả nghiên cứu của<br />
luận án còn có thể được ứng dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm của các<br />
doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, giúp các doanh nghiệp có một<br />
nhãn quan toàn diện về chất lượng sản phẩm hiện tại để chế tạo ra những sản<br />
phẩm có chất lượng ngang tầm thế giới trong tương lai.<br />
<br />
2<br />
Bố cục luận án<br />
Xuất phát từ mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, bố cục của luận án gồm các chương như<br />
sau:<br />
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý thuyết tối ưu hệ thống treo ô tô khách<br />
Chương 3: Xây dựng mô hình dao động và tối ưu một số thông số hệ thống<br />
treo ô tô khách Hyundai County HD 29 E3<br />
Chương 4: Thí nghiệm<br />
<br />
Chƣơng 1<br />
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
Ô tô là một hệ dao động phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận được liên kết với<br />
nhau, mỗi bộ phận có khối lượng và đặc tính dao động riêng. Khi xe chuyển<br />
động, có rất nhiều yếu tố gây ra dao động của khối lượng được treo và không<br />
được treo. Trong đó mấp mô không đều có tính ngẫu nhiên của bề mặt đường<br />
được coi là nguồn kích thích chính, tác động lên bánh xe qua hệ thống treo gây<br />
ra dao động của khối lượng được treo.<br />
Như vậy, nghiên cứu hệ thống treo của xe ô tô là nghiên cứu dao động của<br />
khối lượng được treo và khối lượng không được treo, hay nói cách khác là<br />
nghiên cứu dao động của xe ô tô nhằm khử bỏ tới mức thấp nhất các dao động<br />
để đảm bảo các chỉ tiêu làm việc của xe.<br />
1.1. Tình hình nghiên cứu dao động ôtô<br />
Có thể thấy, nội dung lĩnh vực nghiên cứu dao động ô tô bao hàm các vấn<br />
đề sau: chỉ tiêu đánh giá dao động, mô hình dao động, các yếu tố gây dao động<br />
và thí nghiệm dao động.<br />
1.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá dao động ôtô<br />
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá dao động ô tô: chỉ tiêu về độ êm<br />
dịu chuyển động, chỉ tiêu về an toàn chuyển động, chỉ tiêu về không gian làm<br />
việc của hệ thống treo.<br />
1.1.1.1. Chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu chuyển động<br />
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá độ êm dịu chuyển động. Trong đó gia tốc dao<br />
động kể đến đồng thời biên độ, tần số dao động và có ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
lái xe, hành khách, hàng hóa. Vì vậy, gia tốc dao động là chỉ tiêu quan trọng có<br />
tính chất quyết định đến độ êm dịu chuyển động. Trong giới hạn cho phép, luận<br />
án chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá độ êm dịu chuyển động theo chỉ tiêu gia<br />
tốc dao động.<br />
Cơ sở để xác định chỉ tiêu về gia tốc dao động chính là giá trị bình phương<br />
trung bình (root mean square - RMS) của gia tốc, Mitschke [54,55]:<br />
Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích nghiên cứu, có thể đánh giá độ êm dịu<br />
chuyển động theo giá trị bình phương trung bình của gia tốc người lái, gia tốc<br />
thẳng đứng thân xe, gia tốc lắc ngang, gia tốc lắc dọc hoặc có thể đánh giá theo<br />
<br />
3<br />
giá trị bình phương trung bình của tất cả các gia tốc kể trên theo biểu thức toán<br />
học sau:<br />
f1 <br />
<br />
<br />
1 1<br />
<br />
4 T<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
2<br />
Z d (t )dt <br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
Z 2 (t )dt <br />
<br />
0<br />
<br />
T<br />
T<br />
<br />
<br />
1<br />
1<br />
2 (t )dt <br />
2 (t )dt <br />
T<br />
T<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(1.1)<br />
<br />
1.1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá an toàn chuyển động<br />
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá an toàn chuyển động. Tuy nhiên, tải trọng<br />
động thẳng đứng tác dụng giữa bánh xe với mặt đường là nguyên nhân chính<br />
gây mất an toàn chuyển động (mất tính điều khiển).<br />
Khi ôtô chuyển động trên đường có biên dạng mang đặc tính ngẫu nhiên thì<br />
dáng điệu của tải trọng thẳng đứng của bánh xe Fz(t) cũng mang đặc tính ngẫu<br />
nhiên. Các giá trị của Fz(t) dao động xung quanh vị trí giá trị trung bình Fz (gọi<br />
là kỳ vọng toán học), theo kết quả thử nghiệm thì giá trị này bằng giá trị tải<br />
trọng tĩnh đặt trên bánh xe Fzt.<br />
Tải trọng thẳng đứng của bánh xe Fz(t) được xác định bằng tổng của tải<br />
trọng tĩnh và tải trọng động giữa bánh xe và bề mặt đường:<br />
(1.2)<br />
Fz (t ) Fzt Fzd (t )<br />
Phương sai của tải trọng thẳng đứng bánh xe được xác định theo biểu thức<br />
sau đây:<br />
T<br />
<br />
2<br />
DF F <br />
<br />
1<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
2<br />
Fz (t ) Fz dt 1<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
2<br />
Fzt Fzd (t ) Fz dt 1<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
0<br />
<br />
F<br />
<br />
2<br />
zd (t )dt<br />
<br />
(1.3)<br />
<br />
0<br />
<br />
Do đó, sai lệch bình phương trung bình của tải trọng thẳng đứng bánh xe<br />
chính bằng giá trị bình phương trung bình của tải trọng động, được xác định<br />
theo biểu thức toán học sau:<br />
T<br />
<br />
1<br />
F DF RMS Fzd <br />
T<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
T<br />
<br />
2<br />
Fz (t ) Fz dt 1<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
F<br />
<br />
2<br />
zd (t )dt<br />
<br />
(1.4)<br />
<br />
0<br />
<br />
Theo quan điểm về an toàn chuyển động thì sai lệch bình phương trung<br />
bình F DF càng nhỏ càng tốt, có nghĩa là: F min<br />
Có thể đánh giá chỉ tiêu an toàn chuyển động đối với ô tô có bốn bánh xe<br />
theo biểu thức toán học tổng quát sau:<br />
f2 <br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
T<br />
<br />
<br />
i 1<br />
<br />
1<br />
T<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Fzdi dt <br />
<br />
<br />
<br />
(1.5)<br />
<br />
1.1.2. Mô hình dao động<br />
Có nhiều loại mô hình dao động ô tô khác nhau như mô hình ¼, mô hình ½<br />
và mô hình không gian. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển động, dưới các tác<br />
động ngẫu nhiên của mặt đường và các lực quán tính do sự thay đổi các chế độ<br />
chuyển động, nên thân xe sẽ dao động tịnh tiến theo phương thẳng đứng và dao<br />
động góc quanh các trục lắc dọc và trục lắc ngang. Chuyển động phức tạp này<br />
của thân xe có ảnh hưởng không nhỏ đến dao động của người lái, dao động của<br />
<br />
4<br />
cầu xe và các bánh xe. Để mô hình dao động sát với mô hình thực tế nhất, luận<br />
án tập trung nghiên cứu mô hình dao động của ô tô khách trong không gian. Cho<br />
phép nghiên cứu đồng thời dao động của người lái, dao động của thân xe, cầu xe<br />
và các bánh xe dưới tác dụng kích thích ngẫu nhiên của biên dạng mặt đường và<br />
các thành phần lực quán tính theo phương dọc và phương ngang tác dụng lên<br />
thân xe trong quá trình chuyển động. Trong mô hình, có xét đến ảnh hưởng của<br />
hệ thống thanh ổn định ngang đối với cầu trước và cầu sau.<br />
1.1.3. Các yếu tố gây dao động<br />
Khi ô tô chuyển động có nhiều yếu tố gây ra dao động, các yếu tố có thể kể<br />
đến là: nội lực trong ôtô; các ngoại lực xuất hiện trong quá trình sử dụng như<br />
tăng tốc, phanh, quay vòng; điều kiện ngoại cảnh như gió, bão; mấp mô mặt<br />
đường. Trong các yếu tố kể trên mấp mô của đường là nguyên nhân chính gây<br />
ra dao động của ô tô.<br />
1.1.4. Thí nghiệm dao động ôtô<br />
Thí nghiệm ôtô có bốn dạng: thí nghiệm đặc tính cụm để xác định thuộc<br />
tính vật lý của chúng, thường áp dụng đối với các nhà máy chế tạo; thí nghiệm<br />
xe trên bệ thử; thí nghiệm xe trên đường thực; thí nghiệm bằng mô hình lý<br />
thuyết.<br />
Ở Việt Nam, nguồn ngân sách phục vụ nghiên cứu khoa học rất hạn hẹp. Vì<br />
vậy, để thuận tiện cho mục đích nghiên cứu, luận án lựa chọn phương pháp thí<br />
nghiệm trên mô hình lý thuyết.<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu tối ƣu hệ thống treo ô tô khách<br />
Trong hầu hết các nghiên cứu về hệ thống treo được công bố, các tác giả<br />
thường tính toán các thông số của hệ thống treo trên cơ sở đảm bảo chỉ tiêu độ<br />
êm dịu mà chưa quan tâm đến chỉ tiêu an toàn chuyển động. Tuy nhiên, khi<br />
tăng độ êm dịu lại có thể gây mất an toàn chuyển động. Trong những năm gần<br />
đây các công trình nghiên cứu hệ thống treo tập trung chủ yếu vào việc ứng<br />
dụng các thành tựu kỹ thuật điều khiển điện tử để thiết kế hệ thống treo có điều<br />
khiển. Có thể nói việc ứng dụng kỹ thuật điều khiển điện tử vào thiết kế hệ<br />
thống treo có điều khiển có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, thiết kế hệ thống treo<br />
có điều khiển rất phức tạp và đặc biệt là giá thành hệ thống treo có điều khiển<br />
rất cao so với hệ thống treo bị động, do vậy hệ thống treo có điều khiển chỉ phù<br />
hợp cho những xe con du lịch đời mới. Ở nước ta, do điều kiện hạn hẹp về kinh<br />
phí, trình độ công nghệ chưa cao nên hệ thống treo bị động vẫn được sử dụng<br />
là chủ yếu. Do vậy, nghiên cứu thiết kế tối ưu đối với hệ thống treo bị động<br />
trên ô tô nói chung và trên ô tô khách sản xuất lắp ráp trong nước là một nhu<br />
cầu cấp thiết trong điều kiện như hiện nay.<br />
1.3. Nhiệm vụ của luận án<br />
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tối ưu hóa đa mục tiêu và các phương pháp giải<br />
bài toán tối ưu hóa đa mục tiêu để tối ưu hệ thống treo ô tô khách.<br />
Nghiên cứu xây dựng mô hình dao động của ô tô khách trong không gian.<br />
Trên cơ sở mô hình dao động, nghiên cứu ứng dụng phần mềm Matlab Simulink xây dựng mô hình mô phỏng dao động của ô tô khách, mô hình này<br />
cho phép nghiên cứu đồng thời các đặc trưng động lực học của ô tô trong<br />
<br />
5<br />
những điều kiện chuyển động khác nhau; lựa chọn phương pháp tối ưu hóa đa<br />
mục tiêu thích hợp, xây dựng thuật toán và giải bài toán tối ưu hóa đồng thời<br />
hai hàm mục tiêu an toàn và êm dịu chuyển động nhằm xác định các thông số<br />
tối ưu của hệ thống treo ô tô khách sản xuất lắp ráp tại Việt Nam.<br />
Tiến hành thí nghiệm xác định các thông số đầu vào và so sánh kết quả thí<br />
nghiệm với kết quả khảo sát trên mô hình để chuẩn hóa mô hình lý thuyết.<br />
<br />
Chƣơng 2<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỐI ƢU<br />
HỆ THỐNG TREO Ô TÔ KHÁCH<br />
2.1. Thông số thiết kế<br />
Các thông số của một hệ kỹ thuật như khối lượng, mô men quán tính, độ<br />
cứng của phần tử đàn hồi, hệ số cản của giảm chấn và các kích thước hình học<br />
quyết định toàn bộ tính chất động lực học của hệ. Trong các thông số trên, một<br />
số thông số không thể thay đổi giá trị do các ràng buộc kỹ thuật và được coi<br />
như những hằng số thiết kế. Các thông số khác có thể được thay đổi trong<br />
phạm vi giới hạn nhất định để tạo ra những đặc tính động lực học khác nhau<br />
của hệ được chọn làm thông số thiết kế (biến thiết kế) và được biểu diễn bằng<br />
véctơ các thông số thiết kế, Deb [32], [33]:<br />
T<br />
(2.1)<br />
p p1, p2 ,..., ph h , pl p pu<br />
<br />
<br />
Trong đó: h là số thông số thiết kế , pl và pu tương ứng là véc tơ giới hạn<br />
dưới và giới hạn trên của các thông số thiết kế, pil pi piu , i 1(1)h .<br />
2.2. Hàm mục tiêu (tiêu chuẩn tối ƣu)<br />
Đối với một hệ động lực học, chúng ta thường mong muốn các thông số ra<br />
y(t ), y(t ), y(t ) của hệ dưới một kích thích h(t ) nào đó phải nằm trong giới hạn<br />
cho phép hoặc dao động ít nhất quanh một giá trị xác định theo yêu cầu đặt ra.<br />
Hàm mục tiêu thường sử dụng là độ lệch chuẩn của thông số khảo sát (thông số<br />
đầu ra) y(t) so với giá trị mong muốn y cho trước nào đó với khoảng thời gian<br />
khảo sát là T, theo công thức tổng quát của Bestle [50]:<br />
T<br />
<br />
f :<br />
<br />
1<br />
T<br />
<br />
)<br />
y(t) y d (ty(t)<br />
2<br />
<br />
(2.2)<br />
<br />
0<br />
<br />
y(t)<br />
<br />
y<br />
<br />
0<br />
<br />
T<br />
<br />
t<br />
<br />
Hình 2.1: Thông số ra và giá trị mong muốn<br />
<br />
Khi nghiên cứu động lực học phương tiện, y(t) có thể là giá trị tải trọng<br />
động từ bánh xe tác dụng xuống nền đường, còn y là giá trị tải trọng tĩnh, Hình<br />
<br />