
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" được nghiên cứu với mục đích: Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến năm 2030 và các năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
- Đề tài Mô hình tập đoàn kinh tế Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với việxây dựng các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế Mã số: 6231070
- Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGuyễn Trúc Lê Hà Nội, 2024 2
- PHẦN GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hơn 35 năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan trọng về thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu vực FDI có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có tăng thu ngân sách nhà nước, cải thiện, giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết và chuyển đổi cơ cấu việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đây là khu vực đóng vai trò quan trọng trong kinh tế biển, an ninh và quốc phòng, cũng như phát triển du lịch. Trong thập kỷ vừa qua, khu vực FDI được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất ở vùng ven biển của Việt Nam. Trên thực tế, khu vực FDI đã đóng góp quan trọng cho nguồn vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của động lực tăng trưởng kinh tế địa phương vùng ven biển, gia tăng năng lực sản xuất của các địa phương, góp phần quan trọng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất cho ngành công nghiệp của vùng ven biển. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Cùng với lộ trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, có thể thấy tất cả các địa phương trong cả nước đang chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các FTA thế hệ mới, trong đó có các tỉnh ven biển Việt Nam. Điều này mở ra cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa có xuất xử Việt Nam Tuy nhiên, các tỉnh ven biển Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, phải thích nghi với chuyển đổi mô hình sản xuất và cạnh tranh để tối ưu hóa lợi ích từ việc tham gia vào các FTA thế hệ mới và duy trì sự ổn định kinh tế và xã hội. Mặt khác, tổng quan các công trình nghiên cứu của tác giả khác đã công bố cho thấy các đề tài liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá phong phú nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thu hút FDI vào các tỉnh ven 3
- biển ở Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới, Xuất phát từ tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn trên, với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tăng cường thu hút FDI vào các tỉnh ven biển Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới ,tác giả đã lựa chọn đề tài “Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” làm đề tài luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được nghiên cứu để: đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến năm 2030 và các năm tiếp theo”. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một là, hệ thống hoá, bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI vào khu vực ven biển Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. - Thứ ba, phân tích và đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. - Thứ năm, đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, giải pháp thúc đẩy? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: 4
- Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thu hút FDI vào địa phương cấp tỉnh trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước nhận đầu tư. - Về không gian: 28 tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam; khảo cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. - Về thời gian: Trong giai đoạn 2010 – 2022, đặc biệt là trong thời kỳ thực hiện các FTA thế hệ mới, nổi bật như CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/01/2019, EVFTA chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ 18/1/2020. Đề xuất giải pháp đến 2030. 4. Đóng góp mới của luận án 4.1. Đóng góp về lý luận: Điểm mới của luận án là nghiên cứu vấn đề thu hút FDI vào các tỉnh ven biển đặt trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới. Cụ thể: Xây dựng và phát triển nội hàm khái niệm thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới; chỉ ra điểm khác biệt cơ bản của thu hút FDI trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới so với các FTA truyền thống và tác động của các FTA thế hệ mới tới thu hút FDI của các tỉnh ven biển. Thứ hai: Xây dựng khung lý luận về tiêu chí đánh giá thu hút FDI trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới. Thứ ba, Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới vào các tỉnh ven biển, bao gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong. 4.2. Đóng góp về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới thông qua hệ thống tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động, luận án chỉ ra được những kết quả tích cực cũng như những hạn chế và nguyên nhân, mang tới cái nhìn tổng thể, đầy đủ và toàn diện hơn về thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp cho Việt Nam nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa và gia tăng hiệu quả dòng vốn FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ 5
- quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp, Ban ngành, bản thân các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. 5. Bố cục và kết cấu của luận án Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Chương 4. Thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới Chương 5. Quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới 6
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu và trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, bao gồm: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò và tác động của thu hút FDI đối với các nước nhận đầu tư 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI 1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào các vùng kinh tế ở Việt Nam 1.1.4. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 1.2. Khái quát kết quả các công trình đã công bố và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá chung về kết quả của các công trình đã công bố Đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về thu hút FDI và thu hút FDI trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có những đóng góp quan trọng về mặt khoa học và đây là cơ sở để phục vụ cho đề tài nghiên cứu 1.2.2. Những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu (1) Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới? (2) Thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay ra sao: những hạn chế, bất hợp lý gì cần phải tháo gỡ? (3) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu hút FDI vào các tỉnh ven 7
- biển trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là như thế nào? (4) Những giải pháp nào để thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới? 8
- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC TỈNH VEN BIỂN TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI 2.1. Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 2.1.1. Khái niệm thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Từ việc khảo cứu một số quan điểm, có thể hiểu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế; trong đó, chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ (tùy theo luật định của mỗi nước để tiến hành sản xuất, kinh doanh và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng nhận vốn đầu tư với mục đích thu lợi nhuận. Nói một cách khác, đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản gồm vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị từ quốc gia này sang quốc gia khác để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. 2.1.2. Nội dung thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Hoạt động thu hút đầu tư được hiểu là những hoạt động mang tính chủ quan của bên tiếp nhận đầu tư. Bao gồm tất cả các hoạt động, chính nhằm mục đích hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài để họ có ý định đầu tư và quyết định dịch chuyển vốn đầu tư vào quốc gia, địa phương nhận đầu tư. Với cách hiểu như trên, nội dung của thu hút FDI vào địa phương cấp tỉnh là nội dung của các hoạt động, chính sách đó, bao gồm: - Xây dựng chiến lược thu hút FDI; - Xây dựng chính sách cải thiện môi trường đầu tư; - Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư; - Phát triển cơ sở hạ tầng; - Phát triển nguồn nhân lực; - Bảo đảm hài hoà quan hệ lợi ích; 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các tỉnh ven biển 9
- trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 2.1.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài vùng kinh tế của quốc gia 2.1.3.2. Nhóm yếu tố bên trong vùng kinh tế của quốc gia 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, các tỉnh ven biển đặt ra những mục tiêu cụ thể trong việc thu hút FDI nhằm tận dụng lợi thế của các cam kết quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bền vững. Từ các mục tiêu thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới, có thể thiết lập các tiêu chí đánh giá để đo lường hiệu quả của quá trình thu hút FDI theo các nhóm tiêu chí sau: - Nhóm tiêu chí về quy mô vốn và số dự án FDI - Nhóm tiêu chí về cơ cấu vốn FDI - Nhóm tiêu chí phản ánh tác động và hiệu quả sử dụng vốn FDI 2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của một số quốc gia và giá trị tham khảo cho chính quyền các tỉnh ven biển Việt Nam 2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 2.2.1.1. Kinh nghiệm của Singapore 2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 2.2.2. Một số bài học rút ra cho các tỉnh ven biển Việt Nam - Linh hoạt trong xây dựng chiến lược và các chính sách thu hút FDI; - Tiếp tục nâng cao công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư và kinh doanh. Đặc biệt, cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn; - Sử dụng hợp lý các ưu đãi về đầu tư trong thu hút vốn FDI trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới; - Thu hút vốn FDI vào những lĩnh vực cần ưu tiên theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế; - Cần tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ trợ bằng cách ưu tiên một số ngành 10
- và sản phẩm chủ đạo. 11
- CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu này tập trung sử dụng dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển các tỉnh ven biển Việt Nam trong bối cảnh tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu, lý luận về công tác lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực thi và kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó, tổng hợp thành bộ khung lý thuyết và cơ sở lý luận nghiên cứu. Trong luận án này, khi xây dựng khung lý thuyết thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại chương 1, tác giả đã phân loại vấn đề cần nghiên cứu thành các nhóm: - Nhóm vấn đề về thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. - Nhóm vấn đề liên quan đến hoạt động thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của các nước trên thế giới: cách thức tiếp cận vấn đề của các nước đó ra sao? Các nước trên thế giới xây dựng và thực thi các chính sách, quy trình thu hút FDI vào các tỉnh ven biển ra sao? Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để tổng quan tình hình nghiên cứu về thu hút FDI vào các tỉnh ven biển tại các quốc gia khác nhau tại chương 1. Ngoài ra, phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong luận án, kết hợp cùng với phương pháp phân tích. - Trên cơ sở phân tích, nắm vững nội dung từng vấn đề cần giải quyết của công tác thu hút FDI vào các tỉnh ven biển, tác giả đã tổng hợp lại và đề xuất khung lý thuyết về thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 12
- - Trên cơ sở phân tích về các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sẽ tổng hợp lại những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó tổng hợp lại để xuất những giải pháp khắc phục. Có thể thấy, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. 3.2.2. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê mô tả có thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án để phân tích thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở Việt Nam nhằm phản ánh thực chất và chính xác đối tượng nghiên cứu. 3.2.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở chương 2, đặc biệt là việc so sánh, làm rõ thu hút FDI vào các tỉnh ven biển trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của các nước và những bài học kinh nghiệm. Phương pháp so sánh cũng có thể được sử dụng ở chương 3 để so sánh, đánh giá hiệu quả trong công tác thu hút FDI vào các tỉnh ven biển ở Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau. 3.2.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án thu thập và sử dụng các nguồn số chính thống từ Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê (GSO), Niên giám thống kê của 28 tỉnh và thành phố trực thuộc vùng ven biển, dữ liệu FDI của Cục Đầu tư nước ngoài, và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng nhằm xác định các nhân tố chính có tác động đến thu hút FDI vào 28 tỉnh ven biển của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 dựa trên ước lượng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) dùng cho dữ liệu bảng (dữ liệu thứ cấp). Mô hình tác động cố định (FEM) giả định rằng các yếu tố cố định không biến thiên qua các quan sát, nhưng có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) giả định rằng các yếu tố ngẫu nhiên 13
- không chỉ có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc mà còn có thể tương quan với các biến độc lập. Cả hai mô hình đều có thể cung cấp cái nhìn sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng và tạo ra những kết luận quan trọng cho việc định hình chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của khu vực. 3.3. Thiết kế nghiên cứu 3.3.1. Hướng tiếp cận nghiên cứu Luận án đã kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để tăng tính chặt chẽ và đảm bảo độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu, trong đó: Phương pháp phân tích định tính giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận và so sánh cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm thu hút FDI của các nước trên thế giới, đặc biệt là liên quan tới thu hút FDI chất lượng cao, cũng như giúp thống kê mô tả thực trạng (phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức) về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Fdi vào 28 tỉnh ven biển Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng nhằm xác định các nhân tố chính có tác động đến thu hút FDI vào 28 tỉnh ven biển của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 dựa trên ước lượng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) dùng cho dữ liệu bảng (dữ liệu thứ cấp). 3.3.2. Quy trình nghiên cứu 3.3.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào vùng ven biển Việt Nam - Yếu tố về môi trường kinh tế vĩ mô của vùng ven biển Việt Nam; - Yếu tố về cơ sở hạ tầng giao thông của vùng ven biển Việt Nam; - Yếu tố về chất lượng lao động của vùng ven biển Việt Nam; - Yếu tố về quy mô thị trường của vùng ven biển Việt Nam; - Yếu tố về niềm tin nhà đầu tư nước ngoài ở vùng ven biển Việt Nam. 14
- CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC TỈNH VEN BIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI 4.1. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam tham gia 4.1.1. Khái quát chung về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam 4.1.2. Nội dung của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam tham gia 4.1.2.1. Hiệp định Thương mại Tự do Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) 4.1.2.2. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) 4.2. Thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới 4.2.1. Tình hình thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2023 Tính lũy kế đến ngày 20/6/2021, cả nước có 33.787 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký vào khoảng 397,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký FDI còn hiệu lực1. 4.2.2. Phân tích thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới Sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về "Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”. Đến nay, việc triển khai Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính đã thu được một số kết quả nhất định. Nhằm triển khai Nghị quyết số 50, các địa phương ven biển của nước ta đã nghiên cứu xây dựng chiến lược thu hút FDI trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các địa phương xây dựng chiến lược thu hút FDI phù hợp với định hướng 1 Cục Đầu tư nước ngoài, 2021. Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2021. http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=50387&idcm=208 15
- phát triển kinh tế của địa phương mình, nhằm khai thác lợi thế so sánh do đặc điểm địa lý ven biển mang lại, từ đó thu hút FDI trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia các FTA thế hệ mới. Việc tham gia các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP và RCEP mang lại nhiều ưu đãi về thuế quan và mở rộng cơ hội tiếp cận các thị trường lớn. Điều này đã thúc đẩy các tỉnh ven biển tối ưu hóa các điều kiện để đón đầu làn sóng đầu tư từ các quốc gia đối tác trong các FTA này. 4.3. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới Từ các phân tích về các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các tỉnh ven biển Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận như sau: - Quy mô thị trường của các tỉnh/thành phố vùng ven biển có tác động tích cực tới thu hút FDI vào địa phương. - Quy mô lao động có kỹ năng của các tỉnh/thành phố vùng ven biển có tác động tích cực tới thu hút FDI vào vùng ven biển nước ta trong dài hạn. - Minh bạch thông tin của các tỉnh/thành phố thuộc vùng ven biển là yếu tố quyết định để thu hút FDI vào vùng ven biển trong bối cảnh chuyển đổi số. - Các tỉnh/thành phố vùng ven biển Việt Nam có cơ sở hạ tầng phát triển sẽ có nhiều lợi thế để thu hút FDI. - Các tỉnh/thành phố ven biển có lợi thế hơn trong việc thu hút FDI so với các tỉnh không có biển. Tóm lại, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của các địa phương ven biển theo hướng cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng, thân thiện, công khai, minh bạch, và kiến tạo phát triển cho các nhà đầu tư nước là một trong các yếu tố quyết định quan trọng nhất làm tăng sự hấp dẫn về thu hút FDI tới các tỉnh/thành phố ven biển trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 4.4. Đánh giá chung về thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới 4.4.1. Kết quả đạt được Trong thập kỷ vừa qua, khu vực FDI được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất ở vùng ven biển của nền kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, khu vực FDI đã đóng góp quan trọng cho nguồn vốn đầu tư phát triển của 16
- các địa phương vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của động lực tăng trưởng kinh tế địa phương vùng ven biển, gia tăng năng lực sản xuất của các địa phương vùng ven biển, góp phần quan trọng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất cho ngành công nghiệp của vùng ven biển. Giá trị sản xuất của khu vực FDI ở một số địa phương của vùng ven biển chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn vùng ven biển đã góp phần quan trọng không chỉ vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh mà quan trọng hơn còn đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (nhất là cơ cấu ngành kinh tế biển) của các địa phương vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ngành du lịch biển trên địa bàn nhiều tỉnh và thành phố vùng ven biển nước ta trong thập kỷ vừa qua còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và bảo tồn hệ sinh thái biển, qua đó hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh các đóng góp về mặt tăng trưởng và hiệu quả cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời khu vực FDI cũng tạo hiệu ứng lan tỏa năng suất và công nghệ cho vùng ven biển, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển, từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu từ những doanh nghiệp đặt trên địa bàn vùng ven biển, tăng năng suất lao động của các tỉnh và thành phố vùng ven biển. Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI liên quan tới phát triển kinh tế biển, trình độ công nghệ sản xuất của nhiều tỉnh và thành phố thuộc vùng ven biển nước ta đang ngày càng được cải thiện so với trước đây. 4.4.2. Những hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực, khu vực FDI vào vùng ven biển Việt Nam còn một số mặt hạn chế, bất cập như tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đăng ký, mức độ lan toả công nghệ và năng suất của khu vực FDI đến khu vực trong nước còn thấp trên địa bàn vùng ven biển. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp FDI đặt trên địa bàn vùng ven biển chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển. Chất lượng vốn FDI vào vùng ven biển của nền kinh tế Việt Nam chưa cao, các dự án đầu tư chỉ nằm ở khâu hạ nguồn của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công và lắp ráp, công nghiệp nhẹ, quy 17
- mô dự án nhỏ với giá trị gia tăng thấp. Vùng ven biển vẫn chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư thực hiện các dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, kinh doanh dịch vụ du lịch, đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp… Hiện tại, FDI vào vùng ven biển vẫn chủ yếu tập trung ở một số ngành có trình độ công nghệ thấp để tận dụng chi phí lao động thấp và hưởng ưu đãi như gia công, lắp ráp và một số ngành chế biến thủy hải sản. Những doanh nghiệp này thường sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là lao động giản đơn, năng suất lao động thấp, hầu như không qua đào tạo trên địa bàn của vùng ven biển Việt Nam trong suốt cả thập kỷ vừa qua. Ngoài ra, FDI vào vùng ven biển cũng góp phần gây ra mất cân đối giữa các vùng kinh tế-xã hội khác và các địa phương. Dòng vốn FDI vào vùng ven biển Việt Nam cũng được ghi nhận là phân bố không đồng đều giữa các ngành kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo gắn với kinh tế biển có thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ. Về đối tác đầu tư FDI vào vùng ven biển Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở một số nước Châu Á mà chưa tiếp cận được nhiều tới các đối tác đầu tư lớn ở Châu Âu và Châu Mỹ nhằm tận dụng tối đa tác động ngoại lai tích cực từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới FTAs. 4.4.3. Nguyên nhân 4.4.3.1. Nguyên nhân của kết quả đạt được 4.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Về bộ máy thực hiện; - Về cơ chế, chính sách; - Hệ thống về cơ sở hạ tầng của các tỉnh ven biển, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và nhập khẩu hàng hóa; - Về nhân lực; - Về tác động của môi trường xã hội, thiên tai, dịch hoạ, xu thế FDI trên thế giới; - Về phương pháp thực hiện; - Các cam kết về thể chế cần nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng. Còn cam kết mở cửa thị trường trong CPTPP lại phần lớn có lộ trình dài, chưa 18
- thực hiện ngay trong 2 năm đầu thực thi. - Bên cạnh đó, các đối tác đầu tư lớn trong Hiệp định CPTPP (Australia, Nhật Bản, Singapore) đều đã tham gia các FTA với Việt Nam, trong đó các cam kết về đầu tư đã được mở rộng phù hợp với thông lệ quốc tế. Với Hiệp định CPTPP, lợi thế từ xuất khẩu vào thị trường Mỹ không còn, vì vậy không quá hẫp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, thiếu Mỹ, Việt Nam có thể sẽ mất đi cơ hội lớn thu hút đầu tư từ nền kinh tế lớn nhất thế giới này. - Ngoài ra, lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam đến từ việc sớm ký kết FTA với EU trong khi các nước cạnh tranh chính trong khu vực về thương mại và đầu tư chưa có FTA với EU chỉ tồn tại trong ngắn hạn, vì định hướng của cả ASEAN và EU là một FTA giữa hai khu vực. Khi EU tiếp tục đàm phán, ký kết FTA song phương với các nước ASEAN, lợi thế về thuế nhập khẩu thấp hơn, các cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư dành riêng cho Việt Nam sẽ không còn. Tuy nhiên, trong khoảng “thời gian vàng” khi các nước ASEAN chưa có FTA với EU thì toàn thế giới phải đối mặt với khó khăn và sụt giảm do tác động của dịch bệnh. 19
- CHƯƠNG 5. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY THU HÚT FDI VÀO CÁC TỈNH VEN BIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI 5.1. Bối cảnh và quan điểm thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới 5.1.1. Bối cảnh ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới - Kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, tạo ra một bối cảnh lạc quan cho việc đầu tư, bởi nhu cầu về hạ tầng, sản xuất và dịch vụ có thể tăng cao, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất ổn địa chính trị, lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng. Nhu cầu đầu tư toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển sang các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, và các tỉnh ven biển của Việt Nam có thể trở thành lựa chọn hấp dẫn trong việc đầu tư vào các ngành như du lịch, sản xuất và logistics. - Xu hướng đầu tư: Xu hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh đang ngày càng gia tăng. Xu hướng đầu tư mới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh ven biển. - Xu hướng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay đang theo ba hướng chủ yếu: (i) dịch chuyển sản xuất về nước (reshoring); (ii) đưa hoạt động sản xuất về các nước láng giềng trong khu vực (regionalization) và (iii) tiếp tục toàn cầu hóa sản xuất (globalization) nhưng chuyển hoạt động sang các nước khác ngoài Trung Quốc. - Các hiệp định thương mại tự do (FTA): Việt Nam đã ký kết nhiều FTA thế hệ mới với các đối tác quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA,... Các FTA này mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như giảm thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là điều kiện ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành nghề được ưu đãi trong các FTA thế hệ mới. 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
52 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
61 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
60 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
57 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu
27 p |
33 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức
27 p |
29 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
51 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Tính chất điện tử và các đặc trưng tiếp xúc trong cấu trúc xếp lớp van der Waals dựa trên MA2Z4 (M = kim loại chuyển tiếp; A = Si, Ge; Z = N, P)
54 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn - Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
27 p |
60 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
53 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
53 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
58 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
