intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa

Chia sẻ: Lan Xi Chen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

200
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa nêu khái quát lý luận về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phòng ngừa và dự báo tình hình tội phạm, từ đó khái quát những vấn đề lý luận về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em như: khái niệm tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em, dự báo và phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DIỆP HUYỀN THẢO CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÕNG NGỪA Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2020
  2. Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH 2. TS. NGUYỄN VĂN ĐIỆP Phản biện 1: PGS.TS. Đồng Đại Lộc Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Tiến Việt Phản biện 3: TS. Quản Minh Cường Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học xã hội Vào lúc phút, ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em đã xảy ra khá nhiều và ở mức độ đáng báo động trong phạm vi cả nước. Theo báo cáo số 20/BC-VKSTC Ngày 23/3 năm 2017 của Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao về kết quả xử lý các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em ở nước ta từ năm 2014 – 2016: năm 2014 khởi tố 1.832 vụ/1846 bị can; năm 2015 khởi tố 1.613 vụ/1.600 bị can; năm 2016 khởi tố 1.514 vụ/1.483 bị can, theo báo cáo số 16/BC-TANDTC ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao; năm 2014 thụ lý 1.825 vụ/1.976 bị cáo; năm 2015 thụ lý 1.692 vụ/1798 bị cáo; năm 2016 thụ lý 1.454 vụ/1528 bị cáo. Và theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về các tội xâm phạm tình dục trẻ em tính từ ngày 1.10.2017 đến 28.2.2019 tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý sơ thẩm và phúc thầm 2.719 vụ với 2.894 bị cáo. Với số liệu được thống kê nêu trên vẫn chưa phản ánh đầy đủ về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay điều này đã cho thấy Việt Nam đang đứng trước thực trạng về xâm phạm tình dục, trong đó các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở nước ta đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Vì vậy việc bảo vệ trẻ em không còn là trách nhiệm riêng của từng gia đình mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Miền Tây Nam Bộ cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước, với mức độ nghiêm trọng của các vụ án xâm hại tình dục và có xu hướng ngày càng tăng lên. Riêng đối với trẻ em thì nhiều vụ án xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện sự suy đồi đạo đức, coi thường tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm của con người, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả. Do vậy thực tiễn đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu tổng thể tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tây Nam Bộ để đánh giá tình hình tội phạm, nguyên nhân điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa.Vì thế đề tài “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ: tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa” đã được được tác giả nghiên cứu và thực hiện đáp ứng nhu cầu của khu vực miền Tây Nam Bộ và trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em của cả nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận án này là: Phân tích tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường 1
  4. phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến luận án, đánh giá khái quát những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề tiếp tục nghiên cứu, xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Khái quát lý luận về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phòng ngừa và dự báo tình hình tội phạm, từ đó khái quát những vấn đề lý luận về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em như : khái niệm tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE, dự báo và phòng ngừa các tội XPTDTE. - Phân tích, đánh giá tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2017. Cụ thể luận án sẽ nghiên cứu đánh giá phần hiện của tình hình các tội XPTDTE thông qua các chỉ số phản ánh mức độ, động thái, cơ cấu, tính chất của tình hình các tội XPTDTE. Song song đó nghiên cứu, đánh giá phần ẩn của tình hình các tội này trên thực tiễn hiện nay. Từ đó đối chiếu so sánh tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ năm 2018 - Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2017 và bổ sung năm 2018 - Dự báo tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, từ đó nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, phát triển các loại tội phạm này, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ . 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu với góc độ chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. - Về nhóm các tội XPTDTE được nghiên cứu trong luận án bao gồm 4 tội được quy định trong BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), tội dâm ô trẻ em (Điều 116). - Đối chiếu với quy định của Luật Trẻ Em 2016 và luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi (hiếp dâm người dưới 16 tuổi; cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; giao 2
  5. cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm) - Về thời gian nghiên cứu: Thông qua số liệu thống kê của tòa án nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017 và bổ sung số liệu năm 2018 - Về địa bàn nghiên cứu, gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tp.Cần Thơ. - Để công trình nghiên cứu được hoàn thiện, luận án tổng hợp số liệu thống kê của Tòa án về các tội XPTDTE trên 13 địa bàn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2007 – 2017, năm 2018. Số liệu thống kê của tòa án nhân dân tối cao về số liệu tội phạm của cả nước và số liệu các tội XPTDTE của cả nước. Nghiên cứu điển hình 485 bản án ở 13 địa bàn miền Tây Nam Bộ từ năm 2007 – 2017, 2018 để thực hiện công trình nghiên cứu. Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu điển hình để suy rộng ra kết quả nghiên cứu chung của tình hình các tội xâm phạm trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, Pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục, bảo vệ danh dự nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em. Từ đó, luận án được tiến hành theo những cách tiếp cận như sau: - Tiếp cận hệ thống. - Tiếp cận lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê - Phương pháp so sánh 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Là công trình nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở cấp độ luận án tiến sĩ tập trung nghiên cứu đầy đủ các vấn đề về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE cũng như các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn miền Tây Nam Bộ. - Là công trình nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em mang yếu tố đặc thù riêng biệt của miền Tây Nam Bộ. Với các phương pháp 3
  6. nghiên cứu liên ngành để từ đó nêu ra được đặc điểm chuyên biệt của tình hình tội phạm. - Là công trình nghiên cứu với hướng tiếp cận về đời sống, con người và các yếu tố về tôn giáo, tín ngưỡng của người dân miền Tây Nam Bộ trong nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này trên thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung những vấn đề lý luận về - Luận án sẽ là công trình chuyên khảo đóng góp cho công cuộc phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em không chỉ ở khu vực miền Tây Nam Bộ mà còn đóng góp cho việc phòng ngừa tội phạm này ở phạm vi cả nước. Luận án là tài liệu hữu ích tiếp nối cho cho việc nghiên cứu tình hình các tội XPTDTE và là một công trình có tính nối kết với các công trình nghiên cứu các tội XPTDTE ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... tạo thành một bức tranh tổng thể của tình hình các tội XPTDTE. Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và tiếp nối các dữ liệu nghiên cứu trước đó, làm phong phú thêm nền tảng tri thức về tội phạm. Từ đó những giải pháp của luận án sẽ là nguồn nghiên cứu tiếp nối, công trình tham khảo hữu ích cho công cuộc đấu tranh phòng ngừa các tội XPTDTE Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn phòng ngừa tội phạm tại địa phương, nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp xem xét, đánh giá thực tiễn pháp luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ em để từ đó nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung những quy định pháp luật về các tội XPTDTE phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phấn kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm: - Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án - Chương 2: Tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ - Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ - Chương 4: Dự báo và các giài pháp phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 4
  7. 1.1.1 Những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận của tội phạm học tạo nền tảng lý luận cho đề tài luận án “Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, đây là đề tài cấp Nhà nước mả số KX – 04- 14 do Bộ Nội vụ nay là Bộ Công an làm chủ đề tài, Nxb Công an nhân dân, năm 1994 , công trình nghiên cứu về tình hình tội phạm ở Việt Nam, nêu ra một số đặc điểm về tội phạm, chủ thể của tội phạm, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tội phạm nói chung. Đề tài chưa nghiên cứu nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em. “Giáo trình Tội phạm học” của Giáo Sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1995. Công trình nghiên cứu các vấn đế lý luận của tình hình tội phạm, đã chia các biện pháp phòng ngừa tội phạm ra thành các nhóm sau: Nhóm các biện pháp phòng ngừa chung; nhóm các biện pháp quản lý hành chính nhà nước về an ninh trật tự; nhóm các biện pháp phòng ngừa xã hội; nhóm những biện pháp phòng ngừa theo chức năng; nhóm những biện pháp phòng ngừa riêng. Mặc dù công trình nghiên cứu này không đề cập đến biện pháp phòng ngừa các phần tội phạm cụ thể, nhưng đây cũng là cơ sở để luận án tiếp cận và khai thác nghiên cứu trong nội dung về phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Sách chuyên khảo “Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng Hình sự Việt Nam” Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1994. Do Tiến sĩ Đào Trí Úc là chủ biên. Trong phần thứ nhất về tội phạm học công trình đã nghiên cứu những vấn đề lý luận của tội phạm học như khái niệm tình hình tội phạm, các thông số của tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phòng ngừa tình hình tội phạm, dự báo kế hoạch và kế hoạch hóa các hoạt động đấu tranh tình hình tội phạm. Với những nội dung nghiên cứu của công trình nêu trên luận án đã kế thừa các thành quả đó để thực hiện các nội dung nghiên cứu liên quan đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm. “Giáo trình tội phạm học”, Võ Khánh Vinh, Nxb Giáo dục, 1999, tái bản 2009. Hay “Giáo trình tội phạm học”, Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, 2003 và tái bản năm 2008, 2013. Công trình nghiên cứu các nhóm hiện tượng xã hội như: Tình hình tội phạm, tính quyết định luận, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, phòng ngừa tội phạm, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tình hình tội phạm. Công trình nghiên cứu tuy không phân tích chuyên sâu về tội phạm cụ thể nhưng công trình đã cung cấp nền tảng lý luận mang tính định hướng lý luận cho luận án tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. “Giáo trình Tội phạm học” của Trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2015. Trong giáo trình này nhóm tác giả đã phân tích các nội dung về tình hình tội phạm, lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tình 5
  8. hình tội phạm, lý luận về nhân thân và phòng ngừa tội phạm. Đây là cơ sở lý luận góp phần củng cố lý luận cho các nghiên cứu của luận án. Sách chuyên khảo “Tội phạm học Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” xuất bản năm 2000 của tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp Luật. Đây có thể xem là một công trình nghiên cứu điển hình về tội phạm học, nội dung nghiên cứu từ quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học đến các vấn đề về phòng ngừa tội phạm. Những kiến thức của công trình nghiên cứu này góp phần ảnh hưởng đến tư duy và hướng nghiên cứu của luận án. Sách chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” Tác giả PGS. Tiến sĩ Phạm Văn Tĩnh, Nxb Tư Pháp, 2007. Tác phẩm này nghiên cứu cơ cấu về số lượng bị cáo và sự biến động của nó trong tình hình tội phạm. so sánh với giai đoạn 1986 – 1988 theo số chương của Bộ Luật Hình sự cho thấy: nhóm tội phạm về ma túy có cấp độ nguy hiểm cao nhất, nhóm tội xâm phạm an toàn, trật tự công công và nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có cùng cấp độ nguy hiểm thứ hai; nhóm xâm phạm tình mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người có cấp độ nguy hiểm thứ ba. Trong công trình nghiên cứu này tác giả không nghiên cứu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Sách chuyên khảo “Nạn nhân của Tội phạm” tác giả PGS.TS Trần Hữu Tráng, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011. Tác giả đưa ra khái niệm về nạn nhân của tội phạm, các yếu tố và hoàn cảnh cụ thể trở thành nạn nhân của tội phạm, nguyên nhân của tình hình tội phạm trong đó có nguyên nhân từ phía nạn nhân. Sách chuyên khảo “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, 2001. Ở phần I công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về tội phạm học, ở phần II công trình nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành và phòng ngừa các tội phạm cụ thể. “ Nạn nhân của tội phạm”, Nguyễn Khắc Hải, tạp chí khoa học ĐHQGHN: Luật học, số 2/2018. Bài viết của tác giả đã phân tích và giải thích sâu về khái niệm nạn nhân dựa theo tiến trình lịch sử. Bài viết còn phân tích về nguyên nhân của nạn nhân hóa, quyền của nạn nhân, vai trò của nạn nhân trong hệ thống tư pháp hình sự. Nghiên cứu này đã củng cố thêm những lý luận cơ bản về nạn nhân, nạn nhân học của tội phạm học góp phần vào nền tảng lý luận phục vụ cho nghiên cứu của luận án. “Vấn đề phân loại nhân thân người phạm tội trong tội phạm học”, Nguyễn Thị Thanh Thủy, tạp chí luật học số 3/2003. Trong bài viết tác giả phân tích chuyên sâu về phân loại người phạm tội như phân loại người phạm tội theo dấu hiệu nhân khẩu học – xã hội, phân loại người phạm tội theo dấu hiệu pháp lý như: tính chất của khuynh hướng chống lại xã hội và các định hướng giá trị của nhân thân (tính chất và nội dung của mục đích và động cơ của hành vi phạm tội); mức độ nguy hiểm và bền vững của tính chống đối xã hội đó (vị trí của các 6
  9. mục đích và động cơ trong cơ cấu nhân thân, mức độ phát triển, độ sâu của các định hướng giá trị và các phẩm chất đạo đức – tâm lý tương ứng). “Đặc điểm định tính của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay” Phạm Văn Tỉnh, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2005. Tác giả phân tích cơ cấu của tình hình tội phạm bao gồm cơ cấu cơ bản, cơ cấu chuyên biệt, cơ cấu dữ liệu, bài viết làm sáng tỏ cơ cấu trên hai bình diện dự liệu và thực tế, tác giả so sánh tổng hợp cơ cấu dữ liệu và cơ cấu thực tế của tình hình tội phạm trên cơ sở của hình phạt trong các thời kỳ của BLHS. “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay – mô hình lý luận”, Phạm Văn Tỉnh, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06/2008. Tác giả phân tích khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, ảnh hưởng của xu thế hội nhập đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. “Tổng quan về mức độ của tình hình tội phạm ở Việt Nam qua số liệu thống kê từ năm 1986 – 2008”, Phạm Văn Tỉnh, 2011, Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 4 (276), Tr 73- 80. Bài báo nghiên cứu về xu hướng của tình hình tội phạm, các chỉ số khái quát, mức độ của tình hình tội phạm xét theo tội danh, mức độ của tình hình tội phạm xét theo đơn vị hành vi phạm tội. Trong nhiều kết quả nghiên cứu thì có kết quả nghiên cứu liên quan đến tội danh hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em ( năm 2001 có 1.376 bị cáo; năm 2002 có 1.383 bị cáo; năm 2003 có 1.282 bị cáo) tổng cộng trong giai đoạn ba năm có 4.041 bị cáo (chiếm 2.16%) Trong nghiên cứu này có giá trị tham khảo quan trọng trong công trình nghiên cứu luận án của tác giả. “Tội phạm học Việt Nam và phòng ngừa tội phạm”, Phạm Văn Tỉnh, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 4/2009. – các hệ thống của phòng ngừa tội phạm bao gồm các biện pháp loại trừ tội phạm vả các biện pháp ngăn chặn tội phạm. Lý luận này được nghiên cứu sinh vận dụng vào quá trình nghiên cứu của Luận án về phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em có thể hiểu “là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chủ động do cơ quan, tổ chức và mọi công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm không cho các tội xâm phạm tình dục trẻ em diễn ra bằng cách tác động hạn chế và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em’ 1.1.2 Những công trình nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể Luận án tiến sĩ luật học “Tội giết người trong Luật hình sự Việt nam và đấu tranh phòng chống tội phạm này” Đỗ Đức Hà, 2007. Luận án nghiên cứu về tội giết người theo quy định của Luật hình sự, thực tiễn tình hình tội giết người ở Việt Nam từ giai đoạn 1996 – 2005, lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người, luận án đề xuất các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tội phạm này trên thực tế. Kế thừa thành quả 7
  10. nghiên cứu mà luận án đề cập trong đó có hành vi giết người nhằm che dấu hành vi phạm tội, trong đó có hành vi xâm phạm tình dục trẻ em. Luận án tiến sĩ luật học “Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hương, năm 2008, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án nghiên cứu về tội mua bán phụ nữ trong giai đoạn từ năm 1998 – 2007, có 1904 bị cáo phạm tội trong có có 697 bị cáo lả nữ giới. Đối với tội mua bán phụ nữ thì việc lợi dụng mối quan hệ quen biết, dụ dỗ về vật chất chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tình huống phạm tội. Đây cũng là tội phạm trực tiếp xâm hại đến quyền con người và nạn nhân là nữ giới. Luận án cũng phân tích nguyên nhân và giải phòng ngừa tội phạm này. Công trình nghiên cứu này cũng góp phần định hướng mở rộng nghiên cứu các tội phạm mà chủ thể của tội phạm là nữ giới. Luận án tiến sĩ luật học “Đấu tranh phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Ngọc Bình, năm 2010. Luận án phân tích lý luận về phòng ngừa tội phạm và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có sử dụng bạo lực. Luận án tiến sĩ luật học “Phòng, chống tội phạm mua bán người tại Việt Nam” Nguyễn Mai Trâm, năm 2017, Học viện Khoa học Xã hội . Công trình nghiên cứu về tình hình tội phạm mua bán người từ năm 2004 đến năm 2015, luận án phân tích tính hình tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, đánh giá nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Luận văn thạc sĩ “Các tội phạm tình dục và đấu tranh chống các tội phạm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Trịnh Thị Thu Hương, 2004. Luận văn nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn cả nước. Nạn nhân của tội phạm phần lớn là nữ. Luận văn phân tích quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em và thực trạng của tình hình tội phạm. Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới gốc độ quyền con người” Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, 2011. Luận án phân tích quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, phân tích nạn nhân của tội phạm và các quyền liên quan đến nạn nhân của tội phạm. “Tội phạm hiếp dâm thực trạng và giải pháp”, Phạm Quốc Huỳnh, tạp chí Công an nhân dân số 1/1999. Tác giả phân tích thực trạng của tội phạm hiếp dâm diễn ra trên thực tế thông qua số liệu được thống kê, phân tích những ảnh hưởng của tội phạm này đối với xã hội và đề xuất giải pháp cụ thể phòng ngừa tội phạm. “Giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội hiếp dâm”, Bùi Văn Dũng, tạp chí Công an nhân dân số11/1999; Bài viết tập trung phân tích các giải pháp cụ thể cho việc phòng ngừa, đấu tranh với tội hiếp dâm. Bên cạnh các giải pháp về kinh tế, văn hóa thì tác giả đặc biệt quan tâm đến các giải pháp cụ thể từ phía người 8
  11. phạm tội, nạn nhân, cơ quan có thẩm quyền để phòng ngừa tội phạm. Bài viết là cơ sở để luận án tiếp thu khai thác và triển khai công tác phòng ngừa cụ thể phù hợp với địa bàn nghiên cứu của Luận án. 1.1.3 Những công trình nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn cả nước và trên địa bàn từng địa phương Sách chuyên khảo “Phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” Đồng Xuân Thọ, Nxb Công an nhân dân, 2011. Công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, giai đoạn từ năm 1998 – 2007 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Công trình phân tích khái niệm về trẻ em và quy định của pháp luật về trẻ em, phân tích quy định pháp luật về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Quan điềm của Đảng và Nhà nước về công cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Bằng phương pháp thống kê công trình cho thấy thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội và dân cư ảnh hưởng đến tình hình tội phạm. Công trình đưa ra dự báo và giải pháp phòng ngừa cụ thể trên đại bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của công trình có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em gắn với địa bàn cụ thể. Luật án Tiến sĩ “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Lê Hữu Du- 2015 - Học Viện Khoa học Xã hội. Luận án nghiên cứu tình hình tội hiếp dâm trẻ em giai đoạn từ năm 2007 – 2013 trên địa bàn cả nước. Luận án phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm dưới tác động của môi trường sống, môi trường con người và tình huống phạm tội, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em. Những kết quả của luận án là cơ sớ quý giá cho việc nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trong đó có tội hiếp dâm trẻ em. Luận án kế cũng kế thừa kết quả của nghiên cứu này để tiếp nối nghiên cứu với giai đoạn tiếp theo. Luận án tiến sĩ luật học “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Trần Văn Thưởng, Năm 2018, công trình nghiên cứu tình hình các tội XPTDTE từ năm 2008 – 2017 trên địa bàn miền Đông Nam Bộ với 2064 vụ/2122 bị cáo. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố. Hồ Chí Minh có tỉ lệ phạm tội cao nhất. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố phía Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh” Vũ Đức Trung, 2005, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Đề tài đã nghiên cứu thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng cảnh sát nhân dân. 9
  12. Đề tài nghiên cứu cấp Trường “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên tại các Tình Phía Nam” Võ Thị Kim Oanh, Lê Nguyên Thanh, Phạm Thái, 2008, Đại học Luật TP.HCM. Đề tài phân tích lý luận về các tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên, lý luận về phòng, chống các tội xâm phạm tình dục và xâm phạm tình dục người chưa thành niên. Luận văn thạc sĩ “Hoạt động phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội” Nguyễn Thị Hương, 2012, Học viện CSND. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em do lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn phân tích khái niệm, vai trò, trách nhiệm, nội dung, biện pháp phòng ngừa và công tác phối hợp của các chủ thể có thẩm quyền. Qua công trình nghiên cứu này luận án tiếp cận tham khảo về công tác nghiệp vụ trong điều tra và phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em và nghiên cứu giải pháp phòng ngừa cụ thể. Luận văn thạc sĩ “Các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Trà Vinh – Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Diệp Huyền Thảo (2014) - Luận văn thạc sĩ - Học viện Khoa học. Đây là công trình nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tình Trà Vinh giai đoạn 2004 – 2013. Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên của Nghiên cứu sinh. Công trình nghiên cứu về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, dự báo tình hình tội phạm diễn ra trong thời gian tới và giải pháp phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn. Công trình này có ý nghĩa nền tảng cho việc nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ với tính chất là luận án tiến sĩ. Luận văn thạc sĩ “Hoạt động của lực lượng CSND trong phòng ngừa và điều tra tội phạm hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” Võ Thành Tốt (2002) - Học viện CSND; Công trình nghiên cứu về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong đó yếu tố địa lý mang tính đặc thù của địa bàn, dự báo tình hình tội phạm diễn ra trong thời gian tới và giải pháp phòng ngừa. Luận văn thạc sĩ “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng” Phan Thị Ngoan (2013) - Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn nghiên cứu về phần hiện và phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1 Những công trình nghiên cứu lý luận về tội phạm 10
  13. Trong cuốn sách Criminology Today, nhà xuất bản Prentice Hall năm 2002, Trường Đại học Bắc Cariolina ở Perbroke (Mỹ) của Tiến sĩ triết học Giáo sư danh dự Frank – Schmalleger chủ biên. Trong cuốn sách “Tội phạm và hình phạt”, tác giả Cesare Beccaria. Đây là sách chuyên khảo thuộc trường phái tội phạm học cổ điển xuất hiện từ giữa thế kỷ XVIII. Công trình nghiên cứu của Cesare Beccaria đã cung cấp kế hoạch và giới hạn trong hệ thống pháp luật, phân tích hệ thống tư pháp hình sự hiện đại, thừa nhận kẻ phạm tội khi thực hiện tội phạm có cân nhắc đến yếu tố hậu quả. Trong cuốn sách “ Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại” 1989, Can Ueda GS.TS luật học, Trường Đại học Tổng hợp Ritsumeikan, tác phẩm do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và GS.TS Hồ Trọng Ngũ dịch từ bản tiếng Nga của Nxb Tiến Bộ, Maxcova năm 1989. Trong cuốn sách “Tội phạm và xã hội”, Dongovo, xuất bản 1992 Viện nghiên cứu về nguyên nhân và phát triển các biện pháp để phòng ngừa tội phạm. Tác giả cho rằng “tội phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm, các dạng tội phạm, các nguyên nhân của tội phạm và các mối quan hệ với các hiện tượng và quá trình khác; nghiên cứu hiệu quả áp dụng các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm” Trong cuốn sách “Tội phạm và tội phạm công nghệ” Rob White Haines, Trường đại học Oxford, xuất bản năm 2000. Tác giả viết “Tội phạm là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, có phạm vi nghiên cứu của tội phạm học rất rộng liên quan đến khía cạnh xã hội học pháp luật, nguyên nhân của tội phạm và sự phản ứng của xã hội đối với tội phạm” tác già cho rằng tội phạm học với tư cách là một hiện tượng xã hội, mục tiêu của tội phạm học là phát triển một hệ thống chung các nguyên tắc đã thực thi trên thực tế thông qua thực trạng tội phạm và quá trình giải quyết tội phạm. Trong cuốn sách “Criminology – The Core”, của tác giả Larry Siegel, Nhà xuất bản Cengage Learning, năm 2014. Tác giả đã đưa ra những nghiên cứu một cách tổng thể về lý thuyết cơ cấu xã hội, xung đột xã hội nghiêm trọng giữa tội phạm và công lý, các lý thuyết phát triển về thiên hướng và quy luật tội phạm đây là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về tội phạm, Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm” Mikovskij G.M, Nxb.Max-xcơ-va, Jurid, Literature, năm 1977, (bản dịch của Viện thông tin Khoa học xã hội, năm 1982). Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở lý luận của phòng ngừa tội phạm. Công trình chỉ rõ tội phạm là một hiện tượng xã hội và phương hướng đấu tranh chống tội phạm cơ bản nhất là phòng ngừa tội phạm. Trong tác phẩm “Phòng ngừa tội phạm - Lí luận và thực tiễn” của Stephen R. Schneider giáo sư về lĩnh vực khoa học xã hội học và tội phạm, thuộc Đại học Saint mary, Halifax, Nova Scotia, Canada. Tác giả nhấn mạnh các vấn đề lý 11
  14. luận về phòng ngừa tội phạm, biện pháp phòng chống tội phạm thông qua thiết kế môi trường. Tác phẩm đã đề cập đến việc phòng ngừa tội phạm với đối tượng thanh thiếu niên, những người trưởng thành bằng việc thực hiện các hoạt động cộng đồng, hoạt động hữu ích. 1.2.2 Những nghiên cứu chuyên sâu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em Công trình “phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em ở Hoa Kỳ” của Tổ chức phòng ngừa lạm dụng trẻ em Hoa Kỳ”, công bố năm 2000 GS David Frikelhor. Trong tác phẩm “Kế hoạch quốc gia về phòng ngừa lạm dụng tình dục và bóc lột trẻ em” của Liên hiệp quốc gia về phòng ngừa lạm dụng tình dục và bóc lột trẻ em Hoa kỳ, xuất bản tháng 3/2012. Trong tác phẩm “ Nạn hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em ở Hoa Kỳ” Diana E.H.Russell và Rebecca M.Bolen, Nxb Sage Publication Inc, 2000. Công trình nghiên cứu về trẻ em bị lạm dụng ở 1 số quốc gia (Hoa Kỳ, Nam Phi, Anh) đều cho thấy thực trạng của việc hiếp dâm và và lạm dụng tình dục trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra và có tình trạng gia tăng. Cộng trình nghiên cứu cũng kiến nghị những giải pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em và có những phương thức thực nghiệm cụ thể để phòng ngừa tội phạm. Công trình nghiên cứu: “Phá vỡ sự im lặng – Lạm dụng tình dục tình dục trẻ em Ấn Độ” – công bố ngày 7/2/2013 của tổ chức Human Rights Watch. Công trình nghiên cứu về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em ở Ấn Độ của tổ chức giám sát nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch). Tác phẩm “Phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em” David Finkelhor, trung tâm nghiên cứu chống lại các tội ác trẻ em, Đại học New Hampshire (Úc), xuất bản năm 2009. Nghiên cứu định hướng chiếc lược phòng ngừa của hệ thống tư pháp, những điểm yếu kém trong chiến lượt phòng ngừa. Trong tác phẩm “Quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi lạm dụng tình dục. Hoạt động phòng ngừa trong bối cảnh đa văn hóa” Melanie Reinke, Nxb. Tectum 2002. công trình nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới gốc độ pháp luật đê từ đó có những nguyên tắc và giải pháp buộc người phạm tội phải thừa nhận hành vi phạm tội, trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đấu tranh với lạm dụng tình dục trẻ em phải được xem là chính sách hàng đầu trong chiến lượt phát triển của quốc gia Công trình nghiên cứu “Tội phạm tình dục chống lại trẻ em – Nhận thức nguy cơ” của tổng cục nghiên cứu phát triển và thống kê (Anh), xuất bản năm 1998, do Giáo sư Don Grubin chủ trì. 1.3 Đánh giá về tình hình nghiên cứu: Tổng kết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, Nghiên cứu sinh có những kết luận như sau: 1.3.1 Những thành công của các công trình nghiên cứu đạt được: 12
  15. Các công trình nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu tội phạm dưới nhiều gốc độ và cách tiếp cận khác nhau về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất, của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em, nguyên nhân, điều kiện cũng như các giải pháp phòng ngừa tội xâm phạm tình dục. Các công trình đã có những phân tích cụ thể về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em (diễn biến, tính chất, cơ cấu,mức độ của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em) Các công trình đã có những phân tích nguyên nhân, điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên các địa bàn cụ thể, bên cạnh những nguyên nhân chung và nguyên nhân đặc thù từng địa bàn và kiến nghị về các biện pháp phòng ngừa cho từng địa bàn cụ thể 1.3.2 Những vấn đề chưa được giải quyết và cần tiếp tục nghiên cứu Luận án Nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên trước đây được nghiên cứu trên cở của Bộ Luật hình sự 1999 hoặc Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Còn luận án sẽ nghiên cứu trên cơ sở Luật Hình sự 1999 (SĐBS 2009) và Bộ Luật Hình sự 2015 (SĐBS): các vấn đề đặt ra trong nhiên cứu là chủ thể của tội phạm, độ tuổi và khung hình phạt dành cho các tội xâm phạm tình dục trẻ em, và tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em đang diễn ra trong giai đoạn 2007 – 2017, 2018. Luận án nghiên cứu chuyên ngành về tội phạm học trên cơ sở nghiên cứu đa ngành về xã hội học, tâm lý học và vấn đề về quyền con người để đáp ứng cho việc nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em diễn ra ở địa bàn Tây Nam Bộ. Tiểu kết chương 1 Thông qua những nội dung trình bày tại Chương 1, Luận án xác định sự cần thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. Tổng quan đề tài được thực hiện dựa trên một số lượng khá lớn các công trình nghiên cứu trong khả năng tiếp cận của tác giả. Từ đó đúc kết những ưu điểm, những kết quả nghiên cứu mà Luận án cần kế thừa và tiếp tục phát triển. Đồng thời cũng nhấn mạnh những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo cần phải tiếp tục nghiên cứu. Chương 2 TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 2007 – 2017, 2018 2.1 Khái quát lý luận về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 2.1.1 Khái niệm tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “ Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý – hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [146 tr160] 13
  16. Trong cuốn “Một số vấn đề Tội phạm học Việt Nam” năm 2013, Học viện cảnh sát nhân dân thì “ Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm sinh lý – xã hội tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm tội cùng với các chủ thể đã thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định” [112 tr92] Trong “Giáo trình tội phạm học” năm 2010, Trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử; được thể hiện ở một tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định” [139tr91]. Trong lần tái bản năm 2013 thì khái niệm THTP: “Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị thời gian và đơn vị không gian nhất định” [139 tr99] Từ những lý luận nêu trên, có thể khái quát tình hình các tội XPTDTE như sau: “Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em là hiện tượng xã hội, pháp lý – hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể các trường hợp phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định” 2.1.2 Đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em Tình hình các tội XPTDTE là một hiện tượng xã hội, Tình hình các tội XPTDTE là hiện tượng pháp lý, hình Tình hình các tội XPTDTE là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử Tình hình các tội XPTDTE là khái niệm chung được hình thành từ tổng thể thống nhất các tội phạm đã được thực hiện trong xã hội. Tình hình các tội XPTDTE tồn tại trên địa bàn và trong một khoảng thời gian xác định. 2.1.3 Phần hiện và phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 2.1.3.1 Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 2.1.3.2 Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 2.2 Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 2.2.1 Mức độ của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ Mức độ của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tây Nam Bộ là tổng số hành vi phạm tội và số người phạm tội, xảy ra trên địa bàn Tây Nam Bộ và được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2017. Theo thống kê của TAND các tỉnh trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2017 đã xét xử sơ thẩm 3.793 vụ án về các tội XPTDTE, với 3.844 bị cáo. Trung bình mỗi năm trên địa bàn tòa án đã xét xử khoảng 316 vụ án XPTDTE với gần 320 bị cáo. Số liệu thống kê (xem bảng biểu 2.1 và 2.2– phần phụ lục) cho thấy mức độ tình hình các tội XPTDTE như 14
  17. sau: Cà Mau (558 vụ án/561 bị cáo); Kiên Giang (421 vụ án/426 bị cáo); Sóc Trăng (331 vụ án/334 bị cáo); Đồng Tháp (307 vụ án/311 bị cáo); Hậu Giang (262 vụ án/266 bị cáo); Vĩnh Long (284 vụ án/287 bị cáo); An Giang (286 vụ án/289 bị cáo); Cần Thơ (257 vụ án/260 bị cáo); Trà Vinh (253 vụ án/260 bị cáo); Long An (232 vụ án/235 bị cáo); Bạc Liêu (211 vụ án/216 bị cáo); Tiền Giang (210 vụ án/214 bị cáo); Bến Tre (181 vụ án/185 bị cáo). Tính riêng năm 2018 (khi Bộ luật hình sự 2015 SĐBS 2017 có hiệu lực pháp luật). Với năm tội danh về xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi được quy định trong BLHS, tăng thêm một tội danh so với BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì trên địa bàn miền Tây Nam Bộ đã xét xử 520 vụ án/541 bị cáo. Số liệu thống kê (xem bảng biểu 2.1 và 2.2 – phần phụ lục) cho thấy tại Cà Mau (53 vụ án/56 bị cáo); Kiên Giang (41 vụ án/44 bị cáo); Sóc Trăng (37 vụ án/40 bị cáo); Đồng Tháp (28 vụ án/33 bị cáo); Hậu Giang (25 vụ án/27 bị cáo); Vĩnh Long (31 vụ án/32 bị cáo); An Giang (43 vụ án/45 bị cáo); Cần Thơ (31 vụ án/33 bị cáo); Trà Vinh (38 vụ án/40 bị cáo); Long An (34 vụ án/37 bị cáo); Bạc Liêu (32 vụ án/35 bị cáo); Tiền Giang (27 vụ án/29 bị cáo); Bến Tre (31 vụ án/32 bị cáo). 2.2.2 Diễn biến của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ Nghiên cứu số liệu thống kê qua cho thấy từ năm 2007 – 2018 các tội XPTDTE ở miền Tây Nam Bộ có diễn biến phức tạp. Xét trên tổng thể số vụ án và số bị cáo thì các tội XPTDTE có xu hướng tăng lên năm 2007 có 325 vụ án/327 bị cáo thì năm 2017 có 422 vụ/426 bị cáo (tăng 30,27% so với năm 2007) – (Xem bảng biểu 2.8 - biểu đồ 2.1 – phần phục lục). Nếu lấy năm 2007 làm mốc 100% để so sánh thì diễn biến tình hình các tội XPTDTE qua các năm 2007 – 2012 tội phạm có chiều hướng giảm; năm 2008 tội phạm giảm rõ rệt 14,15% vụ, 12,53% bị cáo; năm 2009 giảm 12% vụ, 11% bị cáo; năm 2010 giảm 10,15% vụ, 9,48% bị cáo; năm 2011 giảm 4,3% vụ, 4,28% bị cáo; năm 2011 giảm 4,3% vụ, 4,28% bị cáo. Có thể lý giải trong giai đoạn từ năm 2007 – 2010 đề án “Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi thành niên” đang được triển khai do đó công tác phòng ngừa loại tội phạm này cũng mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên trong tổng thể giai đoạn từ năm 2008 – 2017 thì tội phạm XPTDTE có diễn biến chung là gia tăng theo từng năm và tăng mạnh trong những năm 2012 – 2014. So sánh tình hình tội phạm của năm 2014 với năm 2007 cho thấy đến thời điểm này thì tỷ lệ tội phạm gia tăng (22,4% số vụ, 22,9% số bị cáo) và so với năm 2017 thì tỷ lệ tội phạm gia tăng (29,8% số vụ, 30,27% số bị cáo). Bình quân mỗi năm từ năm 2007 – 2017 diễn biến tội phạm XPTDTE gia tăng trung bình là 6.69 vụ, 7.54 bị cáo. Giai đoạn khi Bộ Luật Hình sự 2015 SĐBS 2017 có hiệu lực thì diễn biến các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ năm 2018 vẫn đang gia tăng. So sánh năm 2018 với năm 2017 thì các tội XPTDTE tăng 6,8% số vụ/13,3% số bị cáo. 15
  18. 2.2.3 Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ Nghiên cứu số liệu thống kê của TAND các tỉnh, thánh trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2007 – 2018 và 485 bản án hình sự với 500 bị cáo để xác định cơ cấu của tình hình các tội XPTDTE theo các tiêu chí như sau: 2.2.3.1 Cơ cấu của tình hình các tội XPTDTE xét theo tội danh theo quy định BLHS 1999 SĐBS 2009 2.2.3.2 Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em xét theo địa bàn thực hiện tội phạm 2.2.3.3 Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em xét theo thời gian và địa điểm gây án 2.2.3.4 Cơ cấu của tình hình các tội XPTDTE xét theo phương thức và thủ đoạn phạm tội 2.2.3.5 Cơ cấu của tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em xét theo đặc điểm nhân thân của nạn nhân 2.2.3.6 Cơ cấu của tình hình các tội XPTDTE xét theo đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 2.2.3.7 Cơ cấu theo chế tài hình sự áp dụng đối với người phạm tội 2.2.3.8 Cơ cấu của tình hình các tội XPTDTE xét theo trường hợp phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm 2.2.3.9 Cơ cấu của tình hình tình hình các tội XPTDTE xét theo đặc điểm người phạm tội có sự dụng bia, rượu và các chất kích thích khác 2.2.4 Tính chất của tình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 2.3 Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 2.3.1 Độ ẩn của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tây Nam Bộ Đánh giá độ ẩn của các tội XPTDTE dựa theo số liệu thống kê từ năm 2007 – 2017 cho thấy: Cơ quan điều tra các cấp trên địa bàn miền Tây Nam Bộ đã khởi tố 4221 vụ về các tội xâm phạm tình dục trẻ em với 4432 bị can. Tòa án các cấp đã đưa ra xét xử 3793 vụ án với 3844 bị cáo (đạt tỷ lệ 89,86% số vụ, 86,73% số bị can). Như vậy, số vụ và bị can còn lại chưa hoặc không bị xét xử trong giai đoạn trên là 428 vụ với 588 bị can (chiếm 10,14% số vụ, 13,27% số bị can) (xem bảng biểu 2.27 – phần phụ lục) có thể lý giải nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Thời hạn điều tra đã hết mà không chứng minh được bị can đã phạm tội XPTDTE hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội XPTDTE. Trong số các bị can phạm tội xâm hại tình dục trẻ em không bị xét xử nói trên sẽ có nhiều trường hợp thuộc phần ẩn của tội phạm này. 2.3.2 Thời gian ẩn của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tây Nam Bộ 16
  19. Thời gian ẩn của tội phạm“là khoảng thời gian từ khi thực hiện tội phạm cho đến khi tội phạm bị phát hiện’[144 tr40]. Để làm rõ về thời gian ẩn của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên cơ sở phân tích và đánh giá các bản án, thu được kết quả như sau: bảng biểu 2.27 phần phụ lục, trong 485 bản án có 283 vụ án được phát hiện ngay sau khi hành vi phạm tội số còn lại là 202 vụ có thời gian ẩn dài ngắn khác nhau, thậm chí có những vụ thời gian ẩn kéo dài trên 3 năm mới bị phát hiện. 2.3.3 Vùng ẩn của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tây Nam Bộ Nghiên cứu cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội trong 485 bản án XPTDTE với 500 bị cáo cho thấy có 26 bị cáo không quen biết với nạn nhân. Số còn lại 474 bị cáo đều có mối quan hệ quen biết, gần gũi hoặc bà con với nạn nhân. Có 165 bị cáo có quan hệ tình cảm với nạn nhân; 124 bị cáo có quen biết với nạn nhân (người cùng địa phương hoặc người quen của cha mẹ nạn nhân); 75 bị cáo có quan hệ xóm làng; 45 bị cáo có quan hệ bạn bè; 33 bị cáo có quan hệ anh em họ hàng; 27 bị cáo có quan hệ thân thuộc (cậu, chú, ông bác...) và 5 bị cáo có quan hệ là bố đẻ, bố dượng với nạn nhân. Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra kết luận vùng ẩn của các tội xâm phạm tình dục trẻ em được luận án khai thác dưới góc độ là các “Mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân của các tội XPTDTE“ 2.3.4 Nguyên nhân ẩn của tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tây Nam Bộ Như vậy, từ những phân tích đánh giá về phần ẩn của các tội xâm phạm tình dục trẻ em, có thể kết luận bên cạnh số lượng các tội XPTDTE đã được cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý và ghi nhận trong thống kê hình sự nhưng vẫn còn một lượng ẩn lớn của các tội XPTDTE chưa được phát hiện, xử lý hoặc chưa có trong số liệu thống kê. Lượng tội phạm ẩn càng lớn càng chứng tỏ rằng công tác đấu tranh phòng ngừa các tội XPTDTE chưa đạt được hiệu quả vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Kết luận chương 2 Nghiên cứu đánh giá về mức độ, diễn biến và cơ cấu, tính chất của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở địa bàn miền Tây Nam Bộ từ năm 2007 – 2017, luận án rút ra một số kết luận như sau: Các tội XPTDTE đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và xảy ra ở khắp các tỉnh thành thuộc địa bàn miền Tây Nam Bộ. Trong nhóm tội về xâm phạm tình dục trẻ em thì tội HDTE chiếm tỷ lệ cao nhất 2102 vụ/2122 bị cáo. Mức độ nghiêm trọng của tội này chiếm tỷ lệ rất cao được thể hiện trên cơ sở phân tích đánh giá khi so sánh số vụ, số người phạm tội trong nhóm tội XPTDTE. Thủ đoạn sử dụng để phạm các tội XPTDTE là rất đa dạng, song một đặc điểm chung nhất là tội phạm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của trẻ em, lợi dụng vào tình yêu của tuổi mới lớn để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Xu hướng tội phạm là lợi dụng nạn nhân càng nhỏ tuổi càng dễ che đậy hành vi phạm tội, sự non nớt của nạn nhân vừa là 17
  20. điều kiện thuận lợi để tội phạm tấn công, vừa là rào cản gây khó khăn cho công tác phát hiện và xử lý tội phạm. Chương 3 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ 3.1 Khái quát lý luận về nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 3.1.1 Khái niệm và mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Trong giáo trình Tội phạm học GS. Võ Khánh Vinh khẳng định “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của tình hình tội phạm như là hậu quả của mình” và “Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tạo thành một hệ thống gồm nhiều bộ phận cấu thành nó” [146 tr87] 3.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ Để nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên đồng thời thấy được mức độ tác động của nhân tố này đối với việc làm phát sinh các tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ thì cần phải phân tích và làm rõ mối quan hệ của nó với nhiều yếu tố phức tạp cùng tồn tại trên địa bàn miền Tây Nam Bộ. 3.2 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 3.2.1 Nguyên nhân và điều kiện thuộc về môi trường sống 3.2.1.1 Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ những hạn chế trong quá trình phát triển về kinh tế - xã hội miền Tây Nam Bộ 3.2.1.2 Nguyên nhân và điều kiện thuộc về môi trường địa lý tự nhiên của miền Tây Nam Bộ 3.2.1.3 Nguyên nhân và điều kiện về Đời sống - Văn hóa ở địa bàn miền Tây nam Bộ 3.2.1.4 Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ những hạn chế về môi trường Gia đình và Giáo dục ở địa bàn miền Tây nam Bộ 3.2.1.5 Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở miền Tây Nam Bộ 3.2.1.6 Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ 3.2.1.7 Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ những hạn chế trong chính sách pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2