intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:229

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi; Cơ sở lý luận về sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi; Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu thực tiễn sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HẰNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM MỒ CÔI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Lã Thị Thu Thủy 2. TS. Phan Thị Thanh Hương HÀ NỘI - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Hằng
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lã Thị Thu Thủy và TS. Phan Thị Thanh Hương đã tận tâm hướng dẫn cho tôi cũng như động viên, khích lệ tinh thần trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tấm lòng của các Cô đã giúp tôi nỗ lực hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS. TS Vũ Dũng, PGS. TS Nguyễn Thị Mai Lan, những người đã tận tình động viên, khích lệ giúp cho tôi có thêm động lực ngay khi tôi bắt đầu nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo của Khoa Xã hội học, Tâm lý học và Công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội, của Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã hỗ trợ, giảng dạy giúp cho tôi có thêm những kiến thức trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo của Khoa Khoa học Giáo dục Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tôi tham gia nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo, Quý anh chị nhân viên Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Linh Xuân Thủ Đức, Làng thiếu niên Thủ Đức và Làng SOS Gò Vấp cùng với 206 trẻ em mồ côi đã tạo điều kiện hỗ trợ giúp tôi thu thập số liệu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ đồng hành để giúp tôi có thêm động lực để hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2024 NCS. Lê Thị Hằng
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM MỒ CÔI .................................................................... 8 1.1. Những nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi ..... 8 1.2. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tầm thân của trẻ em mồ côi ............................................................................................... 17 1.3. Các nghiên cứu về công cụ đo lường sức khỏe tâm thần .................... 25 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 31 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM MỒ CÔI .................................................................................................. 32 2.1. Sức khỏe tâm thần ................................................................................ 32 2.2. Trẻ em mồ côi ...................................................................................... 39 2.3. Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi .................................................. 47 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 66 Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 67 3.1. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 67 3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 76 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 83 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM MỒ CÔI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............. 85 4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................ 85 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................... 121 4.3. Nghiên cứu về trường hợp điển hình ................................................. 140
  5. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 150 1. Kết luận ................................................................................................. 150 2. Kiến nghị ............................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 155 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ tiếng Anh Từ đầy đủ tiếng Việt CBT Cognitive Behavioral Therapy Trị liệu nhận thức hành vi CLCS Life Quality Chất lượng cuộc sống The Diagnostic and Statistical Cẩm nang Chẩn đoán và DSM Manual of Mental Disorders Thống kê Rối loạn Tâm thần ĐLC Standard Deviation Độ lệch chuẩn ĐTB Medium Score Điểm trung bình SKTT Mental Health Sức khỏe tâm thần TP.HCM Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh United Nations International Quỹ Nhi đồng Liên Hợp UNICEF Children's Emergency Fund Quốc WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới i
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu (n=206) ...........................................68 Bảng 3.2. Độ tin cậy của các thang đo trong nghiên cứu .........................................82 Bảng 3.3. Cách tạo biến số trong quá trình phân tích dữ liệu ...................................82 Bảng 4.1. Đánh giá chung vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh (n=206) ..................................................................................85 Bảng 4.2. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh theo thang điểm WHO-5 (n=206) ................................................................87 Bảng 4.3. Các biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi ............................88 Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................88 Bảng 4.4. Mức độ trầm cảm của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh theo thang điểm RAD (n=206) ......................................................................................90 Bảng 4.5. Các biểu hiện trầm cảm của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh ......91 Bảng 4.6. Mức độ lo âu của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh theo thang điểm BAI (n=206) .................................................................................................94 Bảng 4.7. Các biểu hiện lo âu của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh .............96 Bảng 4.8. Mức độ stress của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh theo thang điểm PSS-10 (n=206) ............................................................................................98 Bảng 4.9. Các biểu hiện stress của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh ..........100 Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh mắc các vấn đề SKTT kép ...................................................................................................102 Bảng 4.11. Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc, trầm cảm, lo âu, và stress của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................103 Bảng 4.12. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo lát cắt giới ............105 Bảng 4.13. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo lát cắt tuổi ............105 Bảng 4.14. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo trình độ học vấn ...106 Bảng 4.15. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo tình trạng mồ côi .107 Bảng 4.16. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo thời gian sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội .............................................................................109 ii
  8. Bảng 4.17. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo số thành viên trong gia đình tại trung tâm bảo trợ xã hội ..........................................................110 Bảng 4.18. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo người thân ngoài trung tâm ..............................................................................................................112 Bảng 4.19. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo số lần ông, bà đến thăm ............................................................................................................114 Bảng 4.20. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo số lần cha, mẹ đến thăm ............................................................................................................115 Bảng 4.21. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo số lần anh, chị đến thăm ............................................................................................................117 Bảng 4.22. So sánh sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi theo số lần người thân khác đến thăm .....................................................................................................119 Bảng 4.23. Đặc điểm tâm lý cá nhân của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh 122 Bảng 4.24. Đặc điểm tâm lý xã hội của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh ..124 Bảng 4.25. Đặc điểm môi trường sống của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................................127 Bảng 4.26. Mối tương quan giữa sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi với yếu tố tâm lý cá nhân ...................................................................................................130 Bảng 4.27. Mối tương quan giữa sức khỏe tâm thần ở trẻ em mồ côi với yếu tố tâm lý xã hội ......................................................................................................132 Bảng 4.28. Mối tương quan giữa sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi với yếu tố môi trường sống ................................................................................................134 Bảng 4.29. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi ....................................................................................................................136 Bảng 4.30. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm của trẻ em mồ côi...........137 Bảng 4.31. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu của trẻ em mồ côi ..................138 Bảng 4.32. Dự báo các yểu tố ảnh hưởng đến stress của trẻ em mồ côi .................139 iii
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe tâm thần là một yếu tố nền tảng quyết định đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong những năm gần đây, sức khoẻ tâm thần ngày càng được chú trọng do tác động sâu rộng của nó đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các vấn đề SKTT có thể xảy ra ở mọi người thuộc mọi giới tính, lứa tuổi, không có nhóm nào miễn nhiễm với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, việc chăm sóc SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên đang là thách thức toàn cầu, bỡi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức và cảm xúc của các em. Thống kê cho thấy khoảng 13% trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến SKTT [224]. Trong số các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, trẻ em mồ côi được xem là nhóm chịu nhiều tổn thương về sức khỏe tâm thần hơn cả. Sự mất kết nối với cha mẹ - những người nuôi dưỡng chính đã tạo ra những tác động đến SKTT của trẻ em mồ côi cả hai chiều cạnh, tích cực và tiêu cực. Ở chiều tích cực, nghịch cảnh cuộc sống đã thúc đẩy khả năng phục hồi tinh thần, phát triển kỹ năng ứng phó và nuôi dưỡng cảm xúc hạnh phúc một cách mạnh mẽ ở trẻ em mồ côi [171], [212]. Những phẩm chất này góp phần hình thành sự tự tin, thái độ tích cực, niềm tin và hy vọng vào một tương lại tốt đẹp cho các em. Tuy nhiên, ở chiều cạnh tiêu cực, việc mất đi cha mẹ làm cho trẻ em mồ côi phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến SKTT. Các vấn đề phổ biến bao gồm trầm cảm, lo âu, stress, rối loạn sau sang chấn và các khó khăn tâm lý xã hội khác. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách và khả năng thiết lập mối quan hệ xã hội của trẻ. Cụ thể, nhiều trẻ thường xuyên phải đấu tranh với cảm giác tội lỗi và những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống [76]. Đối với những trẻ trầm cảm, các em thường đánh mất giá trị bản thân, trải qua những biến động tâm trạng không ổn định, mất đi hứng thú với các hoạt động thường ngày và gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung. Các vấn đề về thể chất cũng xuất hiện như rối loạn tiêu hóa, khó ngủ, kèm theo cảm giác buồn chán và bất lực thường trực [84]. Đáng chú ý hơn, SKTT suy giảm còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan 1
  10. hệ xã hội của trẻ, thể hiện qua thái độ thờ ơ hoặc thù địch, mất niềm tin vào người khác, dễ nổi giận, cáu kỉnh, thiếu lạc quan, nhút nhát và cô đơn [38], [192], [149]. Chính vì vậy, việc chăm sóc SKTT toàn diện cho trẻ em mồ côi không chỉ là một nhu cầu cấp thiết mà còn là một yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống của các em. Các nghiên cứu đều thống nhất rằng, chăm sóc SKTT đóng vai trò then chốt trong việc giúp trẻ vượt qua những tổn thương, mất mát và hòa nhập cộng đồng. Nó hỗ trợ trẻ phát triển lành mạnh về mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai [13], [102]. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số lượng trẻ mồ côi lớn nhất cả nước. Theo thống kê, Thành phố có 7.193 trẻ mồ côi, năm 2021 con số này đã tăng thêm hơn 1.500 trẻ [209]. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện về sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố. Điều này tạo ra một khoảng trống lớn trong việc hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhóm trẻ em đặc biệt này. Vì thế, việc đánh giá thực trạng SKTT của trẻ em mồ côi ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm cả hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực là vấn đề cấp thiết, từ đó có những kiến nghị nhằm chăm sóc SKTT, giúp các em khỏe mạnh không chỉ về sức khỏe thể chất mà còn khỏe mạnh về tinh thần. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT ở trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm chăm sóc tốt hơn SKTT cho trẻ em mồ côi. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về SKTT của trẻ em mồ côi. - Xây dựng cơ sở lý luận về SKTT của trẻ em mồ côi. 2
  11. - Đánh giá thực trạng SKTT của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. - Đề xuất các kiến nghị nhằm chăm sóc tốt hơn SKTT cho trẻ em mồ côi tại các Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi. 3.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ em mồ côi sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS… tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Dựa trên tổng hợp những nghiên cứu các vấn đề về SKTT, kết quả cho thấy SKTT thể hiện ở cả chiều cạnh tích cực (khỏe mạnh) và chiều cạnh tiêu cực (rối loạn/nguy cơ rối loạn). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chiều cạnh SKTT tích cực là cảm nhận hạnh phúc và chiều cạnh SKTT tiêu cực bao gồm các vấn đề: Trầm cảm, lo âu và stress. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ mồ côi, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý cá nhân (tự tin, cô đơn, bi quan, mặc cảm), yếu tố tâm lý xã hội (kỳ thị, hỗ trợ xã hội, áp lực học tập) và các yếu tố về môi trường sống (cơ sở vật chất, điều kiện học tập, vui chơi, quy định/nội quy, sự chăm sóc của người nuôi dưỡng, mối quan hệ anh/chị/em) đến SKTT của trẻ em mồ côi. 3.3.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát trên trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, cả cha và mẹ ở độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3
  12. 3.3.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 04 Làng/Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: (1) Làng thiếu niên Thủ Đức; (2) Trung tâm Nuôi dưỡng Trẻ em Tam Bình; (3) Làng trẻ em SOS Gò Vấp; (4) Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Linh Xuân. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận trong tâm lý học sau: - Nguyên tắc phát triển: SKTT là một vấn đề quan trọng trong bối cảnh đất nước hội nhập nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người. Nghiên cứu về SKTT trẻ mồ côi không ở trạng thái đứng yên mà luôn thay đổi dưới sự tác động khác nhau của yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Để đánh giá được thực trạng SKTT của trẻ mồ côi, cần xem xét một cách có hệ thống, toàn diện. Bao gồm nghiên cứu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, đánh giá được thực trạng SKTT của các em để thực hiện phù hợp với mục tiêu chung nhằm mang lại hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh. - Tiếp cận lý thuyết gắn bó: Nghiên cứu rõ hơn các cơ chế tâm lý dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em mồ côi. Giải thích các vấn đề tâm lý và hành vi mà trẻ em mồ côi hay gặp phải là hệ quả của việc thiếu vắng mối liên hệ gắn bó với cha mẹ trong giai đoạn đầu đời. Từ đó đánh giá được yếu tố môi trường sống, người nuôi dưỡng đối với SKTT của trẻ em mồ côi. - Tiếp cận lý thuyết hệ sinh thái: Giải thích được sự tác động của các yếu tố môi trường, xã hội, chính sách ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu; - Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi; - Phương pháp phỏng vấn sâu; 4
  13. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp; - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 4.3. Giả thuyết nghiên cứu - Trẻ mồ côi sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS tại thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm cả 2 chiều cạnh tích cực và tiêu cực. Ở chiều cạnh tích cực, trẻ em mồ côi có cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình, có một số trẻ không cảm thấy hạnh phúc. Ở chiều cạnh tiêu cực, trẻ em mồ côi có nguy cơ mắc các vấn đề trầm cảm, lo âu và stress. Nhiều trẻ em mồ côi có nguy cơ gặp các vấn đề kép về sức khỏe tâm thần. - Các yếu tố tâm lý cá nhân (tự tin, cô đơn, bi quan, mặc cảm), các yếu tố tâm lý xã hội (kỳ thị, hỗ trợ xã hội, áp lực học tập) và các yếu tố môi trường sống (cơ sở vật chất, điều kiện học tập, vui chơi, quy định/nội quy, sự chăm sóc của người nuôi dưỡng, mối quan hệ anh/chị/em) có tác động đến sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS tại thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án đã tổng quan được một số công trình nghiên cứu có liên quan đến SKTT của trẻ mồ côi, bao gồm: các nghiên cứu về SKTT của trẻ em mồ côi theo hai chiều cạnh tích cực và tích cực; các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi và các nghiên cứu về công cụ đo lường SKTT. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về SKTT, trẻ em mồ côi và những đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ mồ côi, trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng mới được khái niệm SKTT của trẻ em mồ côi, các biểu hiện cụ thể của nó và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Trên cơ sở khảo sát 206 trẻ em mồ côi đang sống tại 4 cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng SKTT của trẻ em mồ côi theo hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực. Ở chiều cạnh tích cực, phần lớn trẻ em mồ côi có cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình, một số trẻ cảm thấy rất hạnh phúc và đa phần trẻ không gặp trầm cảm, lo âu, stress ở mức nguy cơ cao. Ở 5
  14. chiều cạnh tiêu cực, có một số trẻ em mô côi có cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp và thậm chí không cảm thấy hạnh phúc. Tỷ lệ đáng kể trẻ em mồ côi có những vấn đề trầm cảm, lo âu và stress ở mức độ cao. Thậm chí nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ đáng lưu tâm trẻ em mô côi gặp các vấn đề kép về SKTT. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, các yếu tố tâm lý cá nhân như mặc cảm, cô đơn, bi quan và các yếu tố tâm lý xã hội như kỳ thị có tác động mạnh đến trầm cảm, lo âu, stress của trẻ em mồ côi. Ngược lại, tự tin, hỗ trợ xã hội và môi trường sống tốt (quan hệ anh chị em, điều kiện học tập/vui chơi, hỗ trợ xã hội) giúp tăng cảm nhận hạnh phúc. Nghiên cứu trường hợp điển hình cho thấy, trẻ em mồ côi sống trong trung tâm bảo trợ và trẻ em mồ côi ở bên ngoài trung tâm đều có những biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress ở mức nhẹ, cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình. Tuy nhiên, trẻ em sống trong trung tâm bảo trợ có nguy cơ gặp các vấn đề SKTT cao hơn do yếu tố môi trường sống, áp lực tâm lý xã hội, áp lực về cuộc sống tương lai. Luận án đã đưa ra một số kiến nghị nhằm chăm sóc tốt hơn SKTT cho trẻ em mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về SKTT của trẻ em, đặc biệt nhóm trẻ dễ bị tổn thương là trẻ em mồ côi. Chỉ ra những khía cạnh tích cực, tiêu cực của SKTT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý các Trung tâm bảo trợ, Làng SOS nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. - Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý tại các Trung tâm bảo trợ, Làng SOS nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho những gia đình có người thân là trẻ em mồ côi đang sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội. 6
  15. - Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học có cùng hướng nghiên cứu. - Đồng thời nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, các cấp quản lý, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ về tầm quan trọng của SKTT đối với trẻ em mồ côi. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương sau: - Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi. - Chương 2. Cơ sở lý luận về sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi. - Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. - Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh. 7
  16. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM MỒ CÔI Sức khỏe tâm thần đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu do vai trò và tác động lớn của nó đến sức khỏe tổng thể của con người, đặc biệt là ở trẻ em. Theo báo cáo của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam năm 2020, cả nước có khoảng 2,8 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ mồ côi [140]. SKTT của nhóm trẻ này cần được quan tâm đặc biệt từ cộng đồng và xã hội. Các nghiên cứu về SKTT ở trẻ mồ côi tập trung vào các hướng chính: 1.1. Những nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Trong thời gian gần đây, sức khỏe tâm thần đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu sâu rộng từ nhiều tác giả trong và ngoài nước. Đối với trẻ em mồ côi, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai hướng chính: SKTT theo chiều cạnh tích cực (khỏe mạnh) và SKTT theo chiều cạnh tiêu cực (rối loạn/ nguy cơ rối loạn). 1.1.1. Hướng nghiên cứu về sức khỏe tâm thần tích cực của trẻ em mồ côi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù phải đối mặt với những thử thách và mất mát to lớn khi thiếu đi sự chăm sóc của cha mẹ, nhưng trẻ em mồ côi vẫn thể hiện những khía cạnh tích cực về sức khỏe tâm thần. Hai khía cạnh nổi bật và được tập trung nghiên cứu là cảm nhận hạnh phúc và khả năng phục hồi của trẻ em mồ côi. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở trẻ em mồ côi: Tổ chức Y tế Thế giới (1948) cho rằng, sức khỏe không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật mà còn thể hiện sự hạnh phúc. Là nhóm trẻ dễ bị tổn thương, nên trẻ em mồ côi thường có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em mồ côi vẫn có thể cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Nghiên cứu của Ohnishi (2011) tại Nigeria cho thấy tỷ lệ đáng kể trẻ mồ côi cảm thấy hạnh phúc tích cực (77,5%), tỷ lệ trẻ không cảm thấy hạnh phúc là 22,5% [159]. Tương tự, Pilapil (2015) kết luận rằng trẻ mồ côi tại Philippines cảm nhận hạnh phúc thông qua tình yêu thương gia đình, đức tin tôn giáo, và sự hỗ trợ từ bạn bè cũng như người quản lý [167]. 8
  17. Nghiên cứu của Shenkman và cộng sự (2019) trên 316 trẻ mồ côi tại Tanzania chỉ ra rằng trẻ mồ côi sống trong các gia đình thay thế có mức độ hạnh phúc cao hơn so với trẻ sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội. Kết quả này cho thấy môi trường sống gia đình và sự gắn kết cảm xúc với người chăm sóc chính là yếu tố quan trọng góp phần giúp trẻ mồ côi cảm nhận hạnh phúc cao hơn [187]. Tương tự, nghiên cứu của Salifu-Yendork và cộng sự (2015) với 100 trẻ mồ côi tại Ghana cũng chỉ ra rằng nhu cầu an toàn tình cảm và các mối quan hệ xã hội có vai trò dự báo đáng kể đối với cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi. Bên cạnh đó, niềm tin tôn giáo và việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí cũng là những yếu tố tác động tích cực đến hạnh phúc của trẻ em mồ côi [180]. Các nghiên cứu tại Indonesia cũng cho thấy kết quả tích cực. Dahlan và cộng sự (2019) báo cáo rằng 86,7% trẻ mồ côi tại Bandung cảm thấy hạnh phúc [77]. Renggi Bustinoor và cộng sự (2020) nghiên cứu về hạnh phúc của thanh thiếu niên ở làng SOS Kinderdorf Lembang cho kết quả thanh thiếu niên ở đây đánh giá mức độ hạnh phúc cao (60,7%) [59]. Đặc biệt, nghiên cứu của Raissa và cộng sự (2023) với với 403 trẻ em mồ côi sống trong các trung tâm nuôi dưỡng tại Jakarta, kết quả cho thấy có tới 99,8 % trẻ có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao, chỉ có 0,2% trẻ cảm thấy hạnh phúc ở mức thấp [171]. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu khác lại cho thấy trẻ em mồ côi cảm nhận hạnh phúc ở mức thấp. Ví dụ như nghiên cứu của Atwine và cộng sự (2005) khi so sánh 123 trẻ mồ côi và 110 trẻ sống cùng cha mẹ tại Uganda lại cho kết quả trẻ em mồ côi có mức hạnh phúc thấp hơn đáng kể, đồng thời có nhiều lo âu, trầm cảm và tức giận hơn [34], Putri Megawati và cộng sự (2019) nghiên cứu trên 16 nam thanh thiếu niên, kết quả cho thấy các em đều cảm thấy hạnh phúc ở mức trung bình [146]. Điều này cho thấy cảm nhận hạnh phúc ở trẻ em mồ côi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó môi trường sống, sự đáp ứng nhu cầu và các mối quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng được quan tâm. Các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở trẻ em và thanh thiếu niên thường tập trung vào nhóm đối tượng từ 12 đến 18 tuổi. Cụ thể, các tác giả 9
  18. Phan Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Thùy Anh (2017) đã tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng nhằm khảo sát cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Kết quả cho thấy 75% học sinh báo cáo cảm thấy hạnh phúc khi ở trường, chủ yếu do mối quan hệ tích cực với bạn bè và giáo viên, 20% học sinh cảm thấy bình thường, trong khi 5% cảm thấy không hạnh phúc, chủ yếu do căng thẳng từ học tập và mối quan hệ không tốt với giáo viên hoặc bạn bè [11]. Nguyễn Thị Hồng và Phan Thị Mai Hương (2021) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc thực hiện quyền tham gia ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học cơ sở. Kết quả cho thấy khoảng 15% học sinh cảm thấy rất hạnh phúc cả ở trường học và trong cuộc sống. Ngược lại, 16,5% học sinh cảm thấy không hạnh phúc ở trường và 13% cảm thấy không hạnh phúc trong cuộc sống [8]. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở Việt Nam tìm hiểu về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi. Như vậy, tổng quan các công trình nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở trẻ em mồ côi ở trong nước và trên thế giới cho thấy có tỷ lệ đáng kể trẻ em mồ côi cảm thấy hạnh phúc, với tỉ lệ từ 77,5% ở Nigeria đến 99,8% ở Jakarta, một số nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ hạnh phúc thấp hơn ở trẻ mồ côi. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa nhận thấy có nghiên cứu nào đề cập đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ mồ côi. Nghiên cứu về khả năng phục hồi của trẻ em mồ côi: Khả năng phục hồi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ em mồ côi vượt qua nghịch cảnh cuộc sống. Theo VandenBos GR (2013), khả năng phục hồi là quá trình thích ứng tốt khi đối mặt với nghịch cảnh, chấn thương, bi kịch, mối đe dọa hoặc các nguồn gây căng thẳng [212]. Đối với trẻ em mồ côi, sự mất mát của cha mẹ là một tác nhân gây căng thẳng đau thương trong suốt cuộc đời mà các em phải đối mặt, ảnh hưởng đến SKTT của chính các em. Mặc dù có sự khác biệt giữa các nghiên cứu, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được khả năng phục hồi mạnh mẽ ở trẻ em mồ côi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Sobana (2018) nghiên cứu 120 trẻ mồ côi từ 10-17 tuổi tại Chennai, Ấn Độ và phát hiện sự khác biệt về khả năng phục hồi dựa trên giới tính và độ tuổi, với 65% trẻ lớn tuổi hơn có khả năng phục hồi tốt hơn [191]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ 10
  19. ra rằng, không phải tất cả trẻ em mồ côi đều thể hiện khả năng phục hồi cao, cụ thể: Nghiên cứu của Onkari D và cộng sự (2019) với 124 trẻ mồ côi trong độ tuổi từ 6 đến 18 ở khu vực nông thôn Dharwad Taluka cho thấy phần lớn (61,3%) trẻ em có khả năng phục hồi ở mức thấp, trong khi có 12,9% ở mức độ phục hồi dưới mức trung bình và trung bình [160]. Trẻ em mồ côi có khả năng phục hồi sau khi mất mát người thân bằng cách thích nghi với môi trường mới và các mối quan hệ mới. Thông qua việc quản lý, kiểm soát những nỗi đau mất mát và tạo niềm tin vào những mối quan hệ khác, nhờ đó mà trẻ mồ côi có khả năng vượt qua được nghịch cảnh của cuộc sống [181]. Trẻ em mồ côi có khả năng bù đắp những thiếu hụt, sự đau khổ do hoàn cảnh bằng những vấn đề tâm lý tích cực [136]. Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2022) chỉ ra rằng khả năng phục hồi là yếu tố bảo vệ quan trọng ở trẻ em mồ côi. Trẻ có mức độ phục hồi cao ít có khả năng gặp các vấn đề như trầm cảm, lo âu và rối loạn hành vi hơn so với trẻ có khả năng phục hồi thấp. Cụ thể, khoảng 37,9% sự thay đổi về SKTT của trẻ đến từ khả năng phục hồi, khả năng kiểm soát cảm xúc và sự hỗ trợ của gia đình [155]. Biemba và cộng sự (2009) cũng nhấn mạnh vai trò bảo vệ của khả năng phục hồi đối với trẻ em mồ côi. Khả năng này giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết để thích ứng và vượt qua thử thách. Nghiên cứu cho rằng sự hỗ trợ từ cộng đồng, bao gồm các chương trình giáo dục và hỗ trợ xã hội là yếu tố quan trọng tăng cường khả năng phục hồi của trẻ mồ côi. Gia đình hoặc những người nuôi dưỡng thay thế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng phục hồi của trẻ thông qua sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc [49]. Như vậy, các nghiên cứu đều cho thấy, mặc dù phải đối mặt với những thách thức và mất mát lớn, nhiều trẻ em mồ côi vẫn thể hiện được khía cạnh tích cực như cảm nhận hạnh phúc và khả năng phục hồi trước nghịch cảnh. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm trẻ. Điều này cho thấy một bức tranh đa chiều về SKTT của trẻ em mồ côi. Trong đánh giá sức khỏe tâm thần của trẻ mồ côi, cảm nhận hạnh phúc là một chiều cạnh tích cực quan trọng đối với trẻ em mồ côi. Vấn đề này phù hợp với nghiên 11
  20. cứu cắt ngang, cung cấp bức tranh hiện tại về trạng thái tâm lý trẻ. Dựa trên những ưu điểm này, chúng tôi đã lựa chọn cảm nhận hạnh phúc để đánh giá sức khỏe tâm thần tích cực của trẻ mồ côi tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.2. Hướng nghiên cứu về sức khỏe tâm thần tiêu cực của trẻ mồ côi. Trẻ em mồ côi là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Theo thống kê toàn cầu, có khoảng 153 triệu thanh thiếu niên mất cha, mẹ hoặc cả hai, trong đó 18 triệu trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ [58], [185]. Nghiên cứu cho thấy trẻ mồ côi có nguy cơ cao mắc các vấn đề SKTT và vấn đề tâm lý xã hội [122], [184]. Các vấn đề SKTT tiêu cực phổ biến ở trẻ mồ côi bao gồm lo âu, trầm cảm, căng thẳng và rối loạn căng thẳng sau sang chấn [174], [188]. Các vấn đề trầm cảm, lo âu và stress có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, do đó các nghiên cứu về từng vấn đề SKTT đều mang tính đại diện. Những nghiên cứu về vấn đề trầm cảm ở trẻ em mồ côi: Trong số các khía cạnh SKTT tiêu cực, trầm cảm được coi là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến gần một nửa số trẻ mồ côi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm ở trẻ mồ côi dao động từ 20% đến 49%. Cụ thể, nghiên cứu của Azza Ibrahim và cộng sự tại Ai Cập cho thấy 20% trẻ mồ côi bị trầm cảm [112]. Trong khi đó, nghiên cứu của Musisi và Kinyanda (2003) tại Uganda ghi nhận tỷ lệ trầm cảm lên đến 49% ở nhóm trẻ bị bỏ rơi do hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn [153]. Tại Ethiopia, Shiferaw G và cộng sự (2018) báo cáo tỷ lệ trầm cảm chung là 24,1% trong số 216 trẻ mồ côi được khảo sát [188]. Một nghiên cứu khác cũng tại Ethiopia của Demoze và Mulat (2018) cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên mồ côi là 36,4% [81]. Tác giả Bhatt và cộng sự (2020) trong nghiên cứu cắt ngang với mẫu là trẻ em mồ côi ở độ tuổi 13-17 sống ở 22 quận của Nepal. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trẻ có triệu chứng trầm cảm ở mức lâm sàng là 33,2% [48]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về mức độ trầm cảm giữa trẻ mồ côi và trẻ sống cùng cha mẹ. Thapa K và cộng sự (2020) nhận thấy trẻ mồ côi có mức độ trầm cảm cao hơn đáng kể so với trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình (ĐTB=19,7 và ĐLC=4,3 so với ĐTB=5,05 và ĐLC=3,97) [202]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2