intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi" nhằm đánh giá chiều hướng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp tác động để cha mẹ có phong cách giáo dục phù hợp góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THẮM MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC MÃ SỐ: 9310401 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN ĐỨC SƠN Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Hảo Viện Tâm lý học Phản biện 2: PGS.TS. Dƣơng Thị Hoàng Yến Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Lê Minh Nguyệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào … giờ..., ngày... tháng… năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình được coi là môi trường văn hoá, môi trường xã hội đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Những tác động từ phía gia đình trong giai đoạn đầu đời có thể để lại ấn tượng sâu đậm, tưởng chừng đây là bản năng thứ hai của con người. Trong đó, phong cách giáo dục của cha mẹ như một mạch ngầm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành, phát triển tâm lý, đặc biệt là tới hành vi của trẻ. Sự tác động này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào kiểu phong cách giáo dục mà cha mẹ sử dụng. Ngược lại, phong cách giáo dục của cha mẹ được hình thành trong quá trình tương tác, chăm sóc, giáo dục con. Do đó, hành vi của trẻ cũng có thể tác động trở lại, góp phần hình thành hoặc làm thay đổi phong cách giáo dục của cha mẹ. Như vậy, giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi của trẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực tế hiện nay, một bộ phận cha mẹ chưa có phong cách giáo dục phù hợp khiến cho trẻ có những hành vi không mong muốn, nhất là hành vi hung tính. Chẳng hạn, có những cha mẹ quá nghiêm khắc, kiểm soát con một cách quá mức, thường xuyên sử dụng các hình thức kỉ luật gây tổn thương cho trẻ về thể chất, tinh thần... Trẻ trong những gia đình này thường có xu hướng chống đối lại cha mẹ bằng những hành vi hung tính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Và để đối phó với hành vi hung tính của trẻ, cha mẹ càng khẳng định uy quyền của mình bằng cách hà khắc hơn, kiểm soát con nhiều hơn, sử dụng nhiều hình thức kỉ luật hơn. Nhưng bên cạnh những cha mẹ quá nghiêm khắc, có những cha mẹ lại quá nuông chiều con, tạo cho trẻ có thói quen “luôn đòi hỏi”. Và khi không được thỏa mãn các nhu cầu, trẻ dễ có những hành vi hung tính với những người xung quanh như cáu gắt, thù địch, quát nạt, tấn công..., thậm chí tự làm đau mình để ăn vạ. Đứng trước hành vi đó của trẻ, cha mẹ có thể vì nhiều lí do khác nhau (thương con, hoặc không muốn con làm phiền, hoặc muốn giữ thể diện trước người khác...) mà dễ dàng nhượng bộ, thỏa hiệp, chiều theo ý của trẻ. Từ đó, tạo ra một “vòng luẩn quẩn” mà cả cha mẹ và trẻ đều khó tìm được lối ra, đó là: phong cách giáo dục của cha mẹ không phù hợp - hành vi hung tính của trẻ - phong cách giáo dục của cha mẹ càng không phù hợp - hành vi hung tính của trẻ càng cao... Vì vậy, mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ là một vấn đề cần được nghiên cứu để có cơ sở định hướng kiểu phong cách giáo dục phù hợp cho cha mẹ, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ. Trên thế giới, một số công trình nghiên cứu của Antonio Fe’lix Raya Trenas và cộng sự (2013), Doaa Kadry và cộng sự (2017), Juan F. Casas và cộng sự (2006), Michael J. MacKenzie và cộng sự (2014), Rikuya Hosokawa và Toshiki Katsura (2019)... đã chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu tố này theo chiều hướng phong cách giáo dục của cha mẹ tác động và có thể dự báo mức độ hành vi hung tính của trẻ. Ở Việt Nam, chưa có nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ, 1
  4. nhất là trẻ mẫu giáo - giai đoạn mà các đặc điểm tâm lý, nhân cách đang được hình thành, phát triển. Trong số những công trình ít ỏi được tìm thấy, nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hà (2019) tìm hiểu về mối tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi bắt nạt của trẻ ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Còn tác giả Hồ Thị Thúy Hằng (2018) mới bước đầu chỉ ra ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đối với hành vi hung tính của trẻ 5 - 6 tuổi. Đó là, cha mẹ càng nghiêm khắc, độc đoán thì mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ càng cao ... Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu trên còn chưa quan tâm đúng mức tới mối quan hệ này theo hướng hành vi hung tính của trẻ tác động trở lại tới phong cách giáo dục của cha mẹ. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ mối quan hệ theo cả hai chiều giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo trên mẫu khách thể người Việt Nam là cần thiết. Đây là cơ sở giúp các bậc cha mẹ ở Việt Nam xây dựng, sử dụng phong cách giáo dục phù hợp, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của con ngay từ lứa tuổi mầm non. Xuất phát từ những lí do trên, vấn đề “mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá chiều hướng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp tác động để cha mẹ có phong cách giáo dục phù hợp góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chiều hướng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 3.2. Khách thể nghiên cứu - 365 trẻ từ 3 - 6 tuổi, trong đó có 174 trẻ đang học ở trường mầm non Hoa Hướng Dương thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội và 191 trẻ đang học ở trường mầm non Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định (tên trường đã được mã hoá). - 365 cha/mẹ của những trẻ được nghiên cứu - 14 giáo viên mầm non đang dạy ở 14 lớp có trẻ được nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học Phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong đó: Cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ thì trẻ ít thể hiện hành vi hung tính. Còn cha mẹ có phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do thì trẻ có xu hướng thể hiện hành vi hung tính cao hơn. 2
  5. Ngược lại, trẻ 3 - 6 tuổi ít có biểu hiện hành vi hung tính thì cha mẹ thường có phong cách giáo dục dân chủ. Trẻ 3 - 6 tuổi biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ cao thì cha mẹ thường có phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Khảo sát thực trạng các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ, thực trạng mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ, từ đó đánh giá chiều hướng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý nhằm giúp cha mẹ lựa chọn phong cách giáo dục phù hợp, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu Chiều hướng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi được nghiên cứu trong quá trình trẻ tham gia hoạt động ở trường mầm non và sinh hoạt tại gia đình theo hai hướng: Thứ nhất: Mức độ dự báo của các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ (độc đoán, dân chủ, tự do) đối với các hình thức biểu hiện hành vi hung tính (bằng thể chất, bằng lời nói, bằng mối quan hệ) của trẻ 3 - 6 tuổi. Thứ hai: Mức độ dự báo của các hình thức biểu hiện hành vi hung tính (bằng thể chất, bằng lời nói, bằng mối quan hệ) của trẻ 3 - 6 tuổi đối với các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ (độc đoán, dân chủ, tự do). 6.2. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu Khách thể nghiên cứu gồm 365 trẻ 3 - 6 tuổi (không bị khuyết tật về thể chất và không có những chấn thương, rối loạn về tâm lý); 365 người là cha hoặc mẹ của những trẻ này và 14 giáo viên đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục các trẻ ở trường mầm non. Địa bàn nghiên cứu là trường mầm non H.H.D. thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội và trường mầm non M.T. thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. 7. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận - Tiếp cận hệ thống - Tiếp cận hoạt động - Tiếp cận phát triển - Tiếp cận văn hoá 3
  6. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phối hợp, gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận Luận án đã khái quát một số hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Luận án cũng đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Trên cơ sở khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã kế thừa và thiết kế được bộ công cụ đo lường hành vi hung tính dành cho trẻ 3 - 6 tuổi, bước đầu đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA trong thiết kế công cụ đo lường. 8.2. Về thực tiễn Luận án có những đóng góp về thực tiễn: - Chỉ ra thực trạng sử dụng các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ và thực trạng mức độ, hình thức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Phát hiện ra mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi trên mẫu khách thể là người Việt Nam. Trong đó: Phong cách giáo dục của cha mẹ tác động tới hành vi hung tính của trẻ theo hướng: cha mẹ càng sử dụng phong cách giáo dục dân chủ thì trẻ càng ít có biểu hiện hành vi hung tính, nhưng cha mẹ càng sử dụng phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do thì trẻ càng có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ cao và ngược lại. Hành vi hung tính của trẻ cũng tác động tới phong cách giáo dục của cha mẹ nhưng ở mức độ yếu hơn, theo hướng: trẻ càng có biểu hiện hành vi hung tính cao thì cha mẹ càng có xu hướng sử dụng phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do nhiều hơn so với phong cách giáo dục dân chủ và ngược lại. - Tìm ra một số yếu tố đóng vai trò là biến kiểm soát (giới tính của cha mẹ, giới tính của con, văn hoá vùng miền) và biến điều tiết (mối quan hệ cha/mẹ - con) trong mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 4
  7. - Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý nhằm giúp cha mẹ sử dụng phong cách giáo dục phù hợp, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các công trình nghiên cứu liên quan tới luận án đã được công bố và phụ lục, luận án gồm có ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 5
  8. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ Dưới góc độ tâm lý học và giáo dục học, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam tập trung tìm hiểu về phong cách giáo dục của cha mẹ. Những nghiên cứu đó có thể khái quát thành ba hướng nghiên cứu chính: Hướng thứ nhất: Nghiên cứu mô hình và công cụ đánh giá phong cách giáo dục của cha mẹ Những nghiên cứu lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ chủ yếu quan tâm tìm hiểu hai vấn đề: Một là, mô hình phong cách giáo dục của cha mẹ. Dựa vào các khía cạnh hành vi giáo dục (sự hỗ trợ/đáp ứng và sự kiểm soát/đòi hỏi), phong cách giá dục của cha mẹ được chia thành các kiểu: dân chủ/có thẩm quyền, độc đoán, tự do/dễ dãi và bỏ mặc (Baumrind, 1991), (Maccoby và Martin 1983)... Hai là, xây dựng các công cụ để đánh giá phong cách giáo dục của cha mẹ như: bộ câu hỏi về phong cách và chiều kích giáo dục của cha mẹ (Parenting styles and dimentions questionnaire - PSDQ) của Clyde C. Robinson và cộng sự (1995, 2001), thang đo hành vi của cha mẹ (Parental Behavior Scale - PBS) của Van Leeuwen và Vermulst (2004)... Bên cạnh đó, có một số công cụ được thiết kế để đánh giá phong cách giáo dục của cha mẹ theo các khía cạnh hành vi giáo dục (hỗ trợ, kiểm soát hành vi, kiểm soát tâm lý) như: thang đánh giá về chất lượng quan hệ giữa cha mẹ và con (Parent-Child Subsystem Quality Scale - PCSQS) của Daniel T.L. Shek và cộng sự (2016), thang Child’s Report of Parent Behavior Inventory - CRPBI của Schaefer (1965)... Hướng thứ hai: Nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ ở các nền văn hóa khác nhau Nghiên cứu của R.K. Chao (1994), X. Chen và cộng sự (1997), F. Chen và T. Luster (2002), N.T.T. Hang và T.N.T.M. Tam (2003), Tatyana Mestechkina và cộng sự (2014) cho thấy: cha mẹ ở các nền văn hóa khác nhau có xu hướng sử dụng các kiểu phong cách giáo dục khác nhau. Trong đó, ở các nước châu Âu, cha mẹ chủ yếu sử dụng phong cách giáo dục dân chủ. Còn ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam... cũng đang chuyển dần từ phong cách giáo dục độc đoán sang phong cách giáo dục dân chủ, ít dùng các hình phạt (nhất là các hình phạt mang tính làm nhục trẻ), và chấp nhận giá trị riêng của con nhiều hơn. Hướng thứ ba: Nghiên cứu sự tác động của phong cách giáo dục của cha mẹ tới sự phát triển tâm lý của con Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phong cách giáo dục của cha mẹ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của con trên khía cạnh nhận thức (Jaipaul L. Roopnarine và cộng sự, 2006), (P. Estrada và cộng sự, 1987), (Uddin, 2011); ảnh hưởng tới hành vi xã hội của con (Jaipaul L. Roopnarine và cộng sự, 2006), (Gonzalez - Mena, 2006), (R.M.Gupta và F.L. Theus, 2006)... Trong đó, phong cách giáo dục dân chủ có ảnh hưởng tích cực, còn phong cách giáo dục tự do có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. 1.1.2. Những nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ 6
  9. Hành vi hung tính của trẻ là một vấn đề đang được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng quan tâm nghiên cứu. Trong đó, các nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ chủ yếu theo hai hướng như sau: Hướng thứ nhất: Nghiên cứu mô hình và lý thuyết về hành vi hung tính của trẻ Lý thuyết về hành vi hung tính của trẻ: Một số tác giả tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới hành vi hung tính của trẻ và cho rằng đó là một bản năng bẩm sinh (S. Freud, 1920), (Loenz, 1966); hoặc đó là đó là sự đáp lại với những hẫng hụt, đau đớn, thất vọng (Jonh Dollard và cộng sự, 1939); hoặc do bắt chước, học tập theo người khác (A. Bandura, 1963); do ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, bệnh tật, môi trường sống (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2012), các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là sự giáo dục của cha mẹ (Trần Hằng Ly, 2019)... Mô hình về hành vi hung tính của trẻ: Một số nghiên cứu của các tác giả Crick, N. R. và cộng sự (1995, 1997, 2006), Spencer C. Evans và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Như Mai và Trương Thu Trang (2020)..... tập trung mô tả những biểu hiện hành vi hung tính của trẻ. Các hình thức hung tính cơ bản trong hành vi của trẻ như: hành vi hung tính ngôn ngữ/lời nói (verbal aggression), hành vi hung tính phi ngôn ngữ/thể chất (physical aggression), hành vi hung tính bằng mối quan hệ (relational aggression), hành vi hung tính trực tiếp (direct aggression), hành vi hung tính gián tiếp (indirect aggression) Để đánh giá hành vi hung tính, có thể sử dụng một số công cụ như: Bảng kiểm hành vi trẻ em (CBCL: Child Behavior Checklist) do Thomas Achenbach xây dựng, Thang đo hành vi hung tính công khai (OAS: Overt Aggression Scale) của Yudofsky và cộng sự (1986), thang đo hành vi xã hội của trẻ mẫu giáo thông qua đánh giá của giáo viên (PSBS - T: Preschool Social Behavior Scale - Teacher form) do N. R. Crick và cộng sự đã xây dựng năm 1997, thang đo sự hung tính của trẻ (CAS: Children’s Aggression Scale) của Jeffrey M. Halperin và cộng sự (2002)... Hướng thứ hai: Nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ trên các khách thể và theo các biến số khác nhau Trên bình diện thực tiễn, các nghiên cứu chủ yếu hướng đến tìm hiểu thực trạng hành vi hung tính của trẻ. Kết quả của các nghiên cứu đã chỉ ra: Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ/lời nói và phi ngôn ngữ/thể chất một cách trực tiếp và gián tiếp (Hồ Thị Thúy Hằng, 2018), (Nguyễn Thị Như Mai và Trương Thu Trang, 2020), (Nguyễn Thị Trâm Anh, 2012). Có sự ổn định tương đối theo thời gian về các hình thức biểu hiện hành vi hung tính (bằng thể chất và bằng mối quan hệ) của trẻ, (Persson, 2005), (N.R. Crick và cộng sự, 2006), (Dianna Murray-Close và Jamie M. Ostrov, 2009), (Spencer C. Evans và cộng sự, 2018) và các chức năng của hành vi hung tính như chủ động và phản ứng (P.J. Fite và C.R. Colder, 2007), (Spencer C. Evans và cộng sự, 2018). Có sự khác biệt về giới tính trong các hình thức biểu hiện và chức năng hành vi hung tính của trẻ. Trong đó, bé gái thể hiện hành vi hung tính bằng mối quan hệ nhiều hơn so với các bé trai, còn bé trai lại thể hiện hành vi hung tính bằng thể chất nhiều hơn các bé gái (Hawley, 2003), (Sebanc, 2003), (Hồ Thị Thúy Hằng, 2018), (Nguyễn Thị Như Mai và Trương Thu Trang, 2020).... 7
  10. 1.1.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ chủ yếu tập trung vào 3 độ tuổi của trẻ: thanh thiếu nhiên, tiểu học và mầm non. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra: việc chăm sóc, giáo dục con, đặc biệt là phong cách giáo dục của cha mẹ có thể làm gia tăng hoặc làm giảm bớt hành vi hung tính của trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên (Jessica M. Miller và cộng sự, 2002), (C. Ho và cộng sự, 2008), (Vandana Kumari and Tejpreet Kaur Kang, 2017), (Lê Thanh Hà, 2019)...) và của trẻ tiểu học (K.Lewin và cộng sự, 1939), (Leonard D. Eron và L. Rowell Huesmann, 1984), (X. Chen, K.H. Rubin, 1994), (E.T. Gershof, 2010)...). Ở lứa tuổi mầm non, mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ càng trở nên chặt chẽ hơn. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, khi cha mẹ sử dụng phong cách giáo dục độc đoán, thường xuyên trừng phạt con bằng đòn roi có thể dự báo mức độ cao về hành vi hung tính của trẻ như: Judith S. Brook và cộng sự (2001), R.M.Gupta và cộng sự (2006), Michael J. MacKenzie và cộng sự (2014)... Kết quả nghiên cứu của một số công trình khác còn chỉ ra, bên cạnh phong cách giáo dục độc đoán thì việc cha mẹ sử dụng phong cách giáo dục tự do cũng khiến trẻ dễ có biểu hiện hành vi hung tính hơn (Rikuya Hosokawa và Toshiki Katsura, 2019), (Juan F. Casas và cộng sự, 2006), (Antonio Fe’lix Raya Trenas và cộng sự, 2013), (Doaa Kadry và cộng sự, 2017)... Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chủ yếu tìm hiểu mối quan hệ theo chiều hướng phong cách giáo dục của cha mẹ tác động tới hành vi hung tính của trẻ. Còn chiều tác động ngược lại từ hành vi hung tính của con tới phong cách giáo dục của cha mẹ, hoặc các yếu tố đóng vai trò kiểm soát, điều tiết mối quan hệ này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ, nhất là trẻ mầm non còn khá ít ỏi. Các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng (2012), Nguyễn Văn Đồng (2012), Hồ Thị Thúy Hằng (2018) mới chủ yếu dừng lại ở cơ sở lí luận, đưa ra các đề xuất. Hiện nay, chưa tìm thấy công trình nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ mầm non trên khách thể là người Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu “mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi” là cần thiết. Việc này có thể góp phần hoàn thiện hơn về mặt lý luận, cũng như xác định được mối quan hệ theo cả hai chiều giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ở Việt Nam. 1.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ 1.2.1. Khái niệm “phong cách” Phong cách là toàn bộ những nét riêng biệt tạo thành sắc thái đặc trưng trong hoạt động, trong ứng xử của mỗi cá nhân và được thể hiện thông qua hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời nói… của cá nhân đó. 8
  11. 1.2.2. Khái quát về phong cách giáo dục của cha mẹ Phong cách giáo dục của cha mẹ là toàn bộ những nét riêng biệt tạo thành sắc thái đặc trưng của mỗi người, được thể hiện thông qua hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời nói… trong quá trình chăm sóc, giáo dục con. Dựa vào các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ (sự hỗ trợ, sự kiểm soát hành vi và sự kiểm soát tâm lý), luận án tìm hiểu phong cách giáo dục của cha mẹ theo ba kiểu sau: độc đoán, dân chủ và tự do. 1.3. Hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi 1.3.1. Hành vi hung tính Hành vi là những phản ứng của con người trong những tình huống nhất định, được biểu hiện ra bên ngoài bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói. Hung tính là khuynh hướng sẵn sàng tấn công trong hành vi của con người, hướng đến gây tổn hại cho đối tượng khác về thể chất hoặc tinh thần. Hành vi hung tính là những phản ứng thể hiện sự tấn công của cá nhân, hướng đến gây tổn hại cho đối tượng khác về thể chất hoặc tinh thần trong những tình huống nhất định. 1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 3 - 6 tuổi Một số đặc điểm phát triển tâm lý đặc trưng của trẻ 3 - 6 tuổi có thể ảnh hưởng tới hành vi hung tính của trẻ như: hoạt động vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo, ngôn ngữ, các quá trình nhận thức, tự ý thức, động cơ hành vi, đời sống tình cảm, ý chí… 1.3.3. Khái niệm hành vi hung tính của trẻ 3 – 6 tuổi Trên cơ sở khái niệm về hành vi hung tính và đặc điểm phát triển của trẻ ở lứa tuổi 3 - 6 tuổi, hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi được hiểu là những phản ứng thể hiện sự tấn công của trẻ, hướng đến gây tổn hại cho đối tượng khác về thể chất hoặc tinh thần trong những tình huống nhất định. 1.3.4. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi Hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi được tìm hiểu dưới ba hình thức biểu hiện gồm: Hành vi hung tính bằng thể chất (physical aggression), hành vi hung tính bằng lời nói (verbal aggression), hành vi hung tính bằng mối quan hệ (relational aggression). 1.4. Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi 1.4.1. Khái niệm mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi được hiểu là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Khi phong cách giáo dục của cha mẹ thay đổi thì sẽ có thể dẫn tới sự thay đổi hành vi hung tính của con ở độ tuổi 3 - 6 tuổi và ngược lại. 1.4.2. Tác động phong cách giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi Theo quan điểm của một số nhà tâm lý học như S.Freud, E.H. Erikson, A. Bandura, B.F. Skinner..., phong cách giáo dục của cha mẹ có thể tác động tới hành vi hung tính của con theo nhiều cơ chế khác nhau: đồng nhất, củng cố hành vi, học tập thông qua quan sát, bắt chước... 9
  12. Mỗi kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ có thể ảnh hưởng tới hành vi hung tính của con theo những chiều hướng khác nhau. Điều này cũng đã được chứng minh bằng kết quả của nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn như: Dobson, (2002), Juan F.Casas và cộng sự (2006), Gonzalez - Mena (2006), R.M. Gupta và F.C. Theus (2006), Xu (2007). Evis Fili (2016), Doaa Kadry, Salwa Abbas Ali, Amany Sobhy Sorour (2017)... Trong đó, phong cách giáo dục độc đoán và tự do của cha mẹ có xu hướng làm gia tăng hành vi hung tính của con. Ngược lại, trẻ em trong những gia đình mà cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ có xu hướng ít bộc lộ hành vi hung tính hơn. 1.4.3. Tác động hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi tới phong cách giáo dục của cha mẹ Phong cách giáo dục của cha mẹ được hình thành trong quá trình cha mẹ tương tác, chăm sóc, giáo dục con. Do đó, hành vi hung tính của con cũng có thể ảnh hưởng nhất định tới phong cách giáo dục của cha mẹ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, khi con có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, ít có biểu hiện hung tính trong hành vi thì cha mẹ càng có sự cân bằng trong cảm xúc, hành vi (Maccoby, E. E. và Martin, J. A, 1983). Khi đó, cha mẹ và con có nhiều cơ hội trò chuyện, chia sẻ để hiểu nhau hơn, rất dễ thiết lập được mối quan hệ gần gũi. Nhờ vậy, cha mẹ không chỉ dễ dàng kiểm soát con mà còn có thể hỗ trợ con một cách thường xuyên. Đồng thời, cha mẹ cũng sẽ cảm thấy tin tưởng con, tôn trọng con hơn. Đây chính là cơ sở để cha mẹ hình thành phong cách giáo dục dân chủ. Ngược lại, khi trẻ có những hành vi không mong muốn, đặc biệt là những biểu hiện hành vi hung tính sẽ khiến cho cha mẹ dễ có cảm xúc tiêu cực, khó kiểm soát cảm xúc của bản thân (Maccoby, E. E. và Martin, J. A, 1983), (Gupta, R. M. và Theus, F. C., 2006). Cha mẹ thường phản ứng theo hai xu hướng sau: Một là, cha mẹ tăng cường sử dụng phong cách giáo dục độc đoán nhằm khẳng định uy quyền của mình đối với con. Hai là, cha mẹ cảm thấy “bất lực”, chấp nhận thỏa hiệp, nuông chiều theo ý muốn của trẻ và có xu hướng sử dụng phong cách giáo dục tự do. 1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi Phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi hung tính của trẻ có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể đóng vai trò là biến điều tiết, biến kiểm soát trong mối quan hệ này. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án xem xét vai trò điều tiết của các yếu tố như: giới tính của cha mẹ, giới tính của trẻ, mối quan hệ cha/mẹ - con và yếu tố vùng miền. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương một, nghiên cứu đã tổng quan những công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Đồng thời, xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu với những khái niệm công cụ như: Phong cách giáo dục của cha mẹ, hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi, mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Nghiên cứu về mặt lý luận cho thấy, giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ có mối quan hệ với nhau. 10
  13. CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Nội dung nghiên cứu Luận án tiến hành thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra 2.1.2. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu Khách thể gồm: 365 trẻ từ 3 - 6 tuổi, 365 cha/mẹ của những trẻ và 14 giáo viên mầm non đang dạy ở 14 lớp có trẻ được nghiên cứu Bảng 2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu là trẻ 3 - 6 tuổi Hà Nội Nam Định Tổng chung Các tiêu chí (n1 = 174) (n2 = 191) (n = 365) SL % SL % SL % 3 - 4 tuổi 64 36,8 59 30,9 123 33,7 4 - 5 tuổi 74 42,5 62 32,5 136 37,3 Độ tuổi 5 - 6 tuổi 36 20,7 70 36,6 106 29,0 Tuổi trung bình 4,5 4,7 4,6 Nam 95 54,6 101 52,9 196 53,7 Giới tính Nữ 79 45,4 90 47,1 169 46,3 Con thứ nhất 81 46,6 75 39,3 156 42,7 Con thứ hai 79 45,4 97 50,8 176 48,2 Thứ tự sinh của trẻ Con thứ ba 12 6,9 17 8,9 29 7,9 Con thứ tư trở lên 2 1,1 2 1,0 4 1,1 Bảng 2.2. Mẫu khách thể nghiên cứu là cha/mẹ của trẻ 3 - 6 tuổi Hà Nội Nam Định Tổng Các tiêu chí (n1 = 174) (n2 = 191) (n = 365) SL % SL % SL % Cha 60 34,5 39 20,4 99 27,1 Quan hệ với trẻ Mẹ 114 65,5 152 79,6 266 72,9 Dưới 25 tuổi 5 2,9 7 3,7 12 3,3 Độ tuổi 25 - 35 tuổi 98 56,3 148 77,5 246 67,4 Trên 35 tuổi 71 40,8 36 18,8 107 29,3 Phổ thông 25 14,4 129 67,6 154 42,2 Trình độ Trung cấp nghề 15 8,6 18 9,4 33 9,0 Cao đẳng, đại học 134 77,0 44 23,0 178 48,8 Công, viên chức 43 24,7 16 8,4 59 16,1 Kinh doanh 55 31,6 15 7,8 70 19,2 Nghề nghiệp Ngành nghề khác 76 43,7 160 8,8 236 64,7 11
  14. 2.1.3. Địa bàn nghiên cứu - Trường mầm non Hoa Hướng Dương (Cầu Giấy - Hà Nội) - Trường mầm non Mỹ Trung (Mỹ Lộc - Nam Định) 2.1.4. Tiến trình nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu thực trạng (nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức) 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 đã hệ thống và khái quát toàn bộ tiến trình thực hiện và nghiên cứu của luận án. Số liệu và thông tin thu được thông qua các phương pháp nghiên cứu được xử lý theo phương pháp định lượng bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả thu được cho thấy các công cụ nghiên cứu đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học. 12
  15. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI 3.1. Thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ có con từ 3 - 6 tuổi 3.1.1. Phong cách giáo dục điển hình của cha mẹ Trong thực tế quá trình giáo dục con, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, cảm xúc của cha mẹ tại thời điểm đó, mức độ và tính chất hành vi của con…, các bậc cha mẹ có thể sử dụng đan xen các kiểu phong cách giáo dục khác nhau. Nhưng kiểu phong cách giáo dục nào tương đối ổn định, được cha mẹ thường xuyên sử dụng trong các tình huống giáo dục thì được coi là phong cách giáo dục điển hình của cha mẹ. Thông qua bảng câu hỏi phong cách giáo dục của cha mẹ, mỗi cha mẹ tự đánh giá về kiểu phong cách giáo dục con của mình. Dựa vào điểm trung bình mà mỗi cha mẹ đạt được, phong cách giáo dục điển hình của mỗi bậc cha mẹ được xác định ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 như sau: Bảng 3.1. Phong cách giáo dục điển hình của cha mẹ Phong cách giáo dục Cha Mẹ Chung của cha mẹ SL % SL % SL % Độc đoán 11 11,1 23 8,6 34 9,3 Dân chủ 76 76,8 213 80,1 289 79,2 Tự do 12 12,1 30 11,3 42 11,5 Tổng 99 100 266 100 365 100 Phần lớn cha mẹ có con từ 3 - 6 tuổi tham gia khảo sát đều tự đánh giá phong cách giáo dục điển hình của họ là phong cách dân chủ (289 cha/mẹ - chiếm 79,2%). Những bậc cha mẹ có phong cách giáo dục kiểu này thường có sự cân bằng giữa hỗ trợ con với kiểm soát con. Cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ thường thể hiện mối quan hệ ấm áp, gần gũi với con; luôn động viên, khuyến khích, nâng đỡ con; luôn tôn trọng con, đối xử bình đẳng với con và sẵn sàng chấp nhận con. Kiểu phong cách giáo dục điển hình được cha mẹ lựa chọn xếp thứ hai là phong cách tự do chiếm 11,5%. Những cha mẹ có phong cách giáo dục tự do thường mất cân bằng giữa hỗ trợ và kiểm soát con nhưng theo hướng hỗ trợ con nhiều mà khó kiểm soát con. Họ không thiết lập được các hướng dẫn và ranh giới rõ ràng đối với hành vi của con mình, có xu hướng nhượng bộ, bỏ qua hành vi sai trái của con Và trong số 365 bậc cha mẹ tham gia khảo sát thì chỉ có 34 người - chiếm 9,3% có phong cách giáo dục độc đoán. Những cha mẹ có phong cách giáo dục độc đoán thường bị mất cân bằng giữa hỗ trợ và kiểm soát. Trong đó, họ quan tâm nhiều tới thẩm quyền của mình, đặt ra yêu cầu cao với con, có xu hướng kiểm soát cao, đặc biệt là kiểm soát tâm lý của con nhưng lại ít có sự hỗ trợ con. So sánh về phong cách giáo dục của cha và mẹ cho thấy: Những người cha có xu hướng sử dụng phong cách giáo dục độc đoán nhiều hơn so với những người mẹ. Điều đó thể hiện ở điểm trung bình trong phong cách giáo dục độc đoán của người cha (ĐTB = 3,12, ĐLC = 0,70) cao hơn 0,18 điểm so với điểm này ở người mẹ (ĐTB = 2,94, ĐLC = 0,72). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với t = 2,08 và p = 0,03. 13
  16. 3.1.2. Phong cách giáo dục và các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ Phong cách giáo dục của cha mẹ được nghiên cứu theo ba kiểu cơ bản là dân chủ, độc đoán và tự do. Các kiểu phong cách giáo dục này của cha mẹ được hình thành trên cơ sở kết hợp các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ như: hỗ trợ, kiểm soát hành vi và kiểm soát tâm lý. Vì vậy, nghiên cứu còn tìm hiểu phong cách giáo dục của cha mẹ bằng cách tiếp cận các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ. Kết quả thu được cho thấy: Trong số các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ, các bậc cha mẹ tham gia khảo sát đánh giá về phong cách giáo dục của mình thiên về sự hỗ trợ con với điểm trung bình lớn nhất là 4,26 (ĐLC = 0,57). Bên cạnh sự hỗ trợ con thì các bậc cha mẹ cũng có sự kiểm soát cao đối với hành vi của con với ĐTB = 4,00 và ĐLC = 0,58. Khía cạnh mà cha mẹ ít thể hiện nhất là sự kiểm soát tâm lý của con với ĐTB = 2,99, ĐLC = 0,95. 3.2. Thực trạng hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi 3.2.1. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi Thông qua phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi, cha mẹ và giáo viên mầm non đã đánh giá về mức độ hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Kết quả thu được ở bảng 3.6 như sau: Bảng 3.6. Đánh giá của cha mẹ và giáo viên mầm non về mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ Mức độ hành Đánh giá của cha mẹ Đánh giá của GVMN t p vi hung tính SL % ĐTB ĐLC SL % ĐTB ĐLC Chưa rõ 95 26,03 122 33,43 Khá rõ 183 50,14 152 41,64 Rất rõ 87 23,83 1,93 0,59 91 24,93 1,91 0,63 0,53 0,60 Tổng 365 100 365 100 Ghi chú: Min = 1, Max = 5, ĐTB càng cao thì mức độ hành vi hung tính càng rõ Cha mẹ và giáo viên mầm non có đánh giá khá tương đồng với nhau về mức độ hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi (p > 0,05). Đa số trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi được nghiên cứu có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ chưa rõ và khá rõ (76,17% - cha mẹ đánh giá và 75,07% - giáo viên đánh giá). Bên cạnh đó, vẫn còn một số trẻ được nghiên cứu có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ rất rõ (23,83% - cha mẹ đánh giá và 24,93% - giáo viên đánh giá). Những trẻ này thường xuyên có những hành vi như: đánh hoặc doạ đánh người khác, nói tục với người khác, nói những lời khiêu khích với người khác. Kết quả này khá tương đồng với kết quả thu được trong nghiên cứu của Hồ Thúy Hằng (2019). Với kết quả này đặt ra yêu cầu cho các nhà giáo dục là cần có sự quan tâm đúng mức và có biện pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế hành vi hung tính của trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Trong nghiên cứu này, kết quả đánh giá của giáo viên mầm non được sử dụng như là căn cứ cơ bản để xác định mức độ hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi; còn kết quả đánh giá của cha mẹ về hành vi hung tính của trẻ được sử dụng để tham khảo, so sánh, đối chứng, làm sâu sắc hơn kết quả thu được từ khảo sát ý kiến của giáo viên. 3.2.2. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi Theo đánh giá của giáo viên mầm non, hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, trẻ 3 - 6 tuổi có xu hướng thể hiện hành vi 14
  17. hung tính bằng mối quan hệ cao hơn 0,05 điểm so với hành vi hung tính bằng thể chất và cao hơn 0,13 điểm so với hành vi hung tính bằng lời nói. Bằng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way anova) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hành vi hung tính bằng mối quan hệ và mức độ hành vi hung tính bằng lời nói của trẻ 3 - 6 tuổi với p = 0,015. 3.2.3. So sánh mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi theo các yếu tố khác nhau Luận án đã so sánh mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi theo các yếu tố: giới tính, độ tuổi và nơi ở của trẻ. Kết quả cho thấy: Trẻ nam có xu hướng bộc lộ hành vi hung tính cao hơn so với trẻ nữ (t = 3,37 và p = 0,001), nhất là ở hình thức hành vi hung tính bằng thể chất và hành vi hung tính bằng lời nói. Trẻ 4 - 5 tuổi có mức độ hành vi hung tính cao hơn so với trẻ 3 - 4 tuổi (p = 0,00) và trẻ 5 - 6 tuổi (p = 0,01). Trẻ 3 - 6 tuổi được nghiên cứu ở tỉnh Nam Định có xu hướng bộc lộ hành vi hung tính bằng thể chất cao hơn hẳn so với trẻ cùng độ tuổi được nghiên cứu ở Hà Nội (p = 0,001). 3.3. Chiều hƣớng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi 3.3.1. Tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ Để xác định mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi, nghiên cứu đã tìm hiểu mối tương quan giữa các kiểu phong cách giáo dục, các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ và thu được kết quả ở bảng 3.11. Bảng 3.11. Tƣơng quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ Kiểu hành vi hung tính HVHT của Tƣơng quan Mối quan trẻ Thể chất Lời nói hệ ** ** ** Phong Độc đoán 0,336 0,237 0,308 0,235** cách giáo Dân chủ - 0,240** - 0,175** - 0,215** - 0,166** dục Tự do 0,340** 0,232** 0,320** 0,239** Hỗ trợ - 0,200** - 0,143** - 0,134** - 0,191** Hành vi Kiểm soát hành vi 0,317** 0,231** 0,240** 0,270** giáo dục Kiểm soát tâm lý 0,260** 0,232** 0,179** 0,190** **. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01. Phong cách giáo dục cũng như hành vi giáo dục của cha mẹ có tương quan với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi, tuy nhiên mức độ tương quan không cao. Trong đó, phong cách giáo dục dân chủ và sự hỗ trợ của cha mẹ có tương quan nghịch với hành vi hung tính của con (p < 0,01). Nghĩa là, cha mẹ càng sử dụng phong cách dân chủ, càng hỗ trợ cao trong quá trình giáo dục con thì con càng ít có biểu hiện hành vi hung tính hơn và ngược lại. Còn phong cách giáo dục độc đoán và tự do, cùng với sự kiểm soát hành vi, kiểm soát tâm 15
  18. lý của cha mẹ có tương quan thuận với hành vi hung tính của con (p < 0,01). Điều này cho thấy, cha mẹ càng thể hiện phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự ba, càng kiểm soát con bao nhiêu thì con càng có xu hướng biểu hiện hành vi hung tính bấy nhiêu và ngược lại. 3.3.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ tác động tới hành vi hung tính của trẻ Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi, nhưng trong phạm vi nghiên của, luận án sử dụng phép toán hồi quy đơn biến và đa biến trong SPSS để tìm hiểu tác động của phong cách giáo dục của cha mẹ đến hành vi hung tính của con. Kết quả thu được ở bảng 3.12: Bảng 3.12. Dự báo tác động phong cách giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ Hành vi hung tính của trẻ Phong cách giáo dục của Hồi quy đơn biến Hồi quy đa biến cha mẹ 2 Beta R hiệu chỉnh Beta R2 hiệu chỉnh Độc đoán 0,336** 0,110 0,260** Dân chủ -0,240** 0,055 - 0,237** 0,182 Tự do 0,340** 0,113 0,132* *: p < 0,05; **: p < 0,01 Kết quả hồi quy tuyến tính bậc nhất cho thấy: Phong cách giáo dục của cha mẹ có thể dự báo 18,2% hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi (p < 0,05). Trong đó, phong cách giáo dục độc đoán của cha mẹ có tác động mạnh nhất tới hành vi hung tính của trẻ với hệ số beta là /0,260/ (p < 0,01), tiếp đến là phong cách giáo dục dân chủ với hệ số beta là /- 0,237/ (p < 0,01) và tác động yếu nhất là phong cách giáo dục tự do với hệ số beta là /0,132/ (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy: Mỗi kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ tác động tới hành vi hung tính của trẻ theo những hướng khác nhau. Cha mẹ càng độc đoán hoặc càng tự do trong quá trình giáo dục con thì mức độ hành vi hung tính của trẻ càng cao và ngược lại (tác động theo chiều thuận với hệ số beta mang giá trị dương). Còn cha mẹ càng dân chủ khi giáo dục con thì mức độ hành vi hung tính của trẻ càng thấp và ngược lại (tác động theo chiều nghịch với hệ số beta mang giá trị âm). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tìm hiểu tác động của phong cách giáo dục của cha mẹ tới từng hình thức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ và thu được kết quả ở bảng 3.13 như sau: Bảng 3.13. Dự báo tác động phong cách giáo dục của cha mẹ tới các hình thức hành vi hung tính của trẻ. Hình thức hành vi hung tính của trẻ Phong cách Thể chất Lời nói Mối quan hệ giáo dục 2 2 R hiệu R hiệu R2 hiệu của cha mẹ Beta Beta Beta chỉnh chỉnh chỉnh Độc đoán 0,196** 0,225** 0,179* Dân chủ -0,176** 0,087 -0,210** 0,152 -0,164** 0,085 Tự do 0,075 0,139* 0,096 *: p < 0,05; **: p < 0,01 Phong cách giáo dục của cha mẹ dự báo mức độ cao nhất đối với hình thức hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi bằng lời nói là 15,2%, tiếp đến là bằng thể chất (8,7%) và bằng 16
  19. mối quan hệ (8,5%). Trong đó, phong cách giáo dục dân chủ của cha mẹ có tác động theo chiều nghịch tới các hình thức hành vi hung tính của trẻ (Beta > 0); còn phong cách giáo dục độc đoán và tự do tác động theo chiều thuận tới các hình thức hành vi hung tính của trẻ (Beta < 0). Tuy nhiên, mức độ tác động của phong cách giáo dục tự do tới hành vi hung tính bằng thể chất và bằng mối quan hệ là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Phong cách giáo dục của cha mẹ được thể hiện thông qua các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ. Do đó, nghiên cứu đã tìm hiểu khả năng dự báo tác động của các khía cạnh hành vi giáo dục tới hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi và thu được kết quả ở bảng 3.14. Bảng 3.14. Dự báo tác động hành vi giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ Hành vi giáo dục Hành vi hung tính của trẻ của cha mẹ Hồi quy đơn biến Hồi quy đa biến 2 Beta R hiệu Beta R2 hiệu chỉnh chỉnh Hỗ trợ -0,200** 0,037 -0,252** Kiểm soát hành vi 0,317** 0,098 0,329** 0,197 Kiểm soát tâm lý 0,260** 0,065 0,190** **: p < 0,01 Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy: Các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ thì có thể dự báo hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi lên đến 19,7%. Trong đó, sự kiểm soát của cha mẹ cả về hành vi và tâm lý đều tác động tới hành vi hung tính của trẻ theo chiều thuận; còn sự hỗ trợ của cha mẹ lại tác động tới hành vi hung tính của trẻ theo chiều nghịch. Kết quả này là cơ sở thực tế để khi tìm kiếm các giải pháp nhằm hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi thì cần quan tâm tới việc tăng cường phong cách giáo dục dân chủ cũng như sự hỗ trợ của cha mẹ và hạn chế sử dụng phong cách giáo dục độc đoán, phong cách giáo dục tự do cũng như sự kiểm soát của cha mẹ. 3.3.3. Hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi tác động tới phong cách giáo dục của cha mẹ Phong cách giáo dục của cha mẹ được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tìm hiểu sự tác động của yếu tố hành vi hung tính của con tới phong cách giáo dục của cha mẹ. Kết quả thu được ở bảng 3.16: Bảng 3.16. Dự báo tác động hành vi hung tính của trẻ tới phong cách giáo dục của cha mẹ Kiểu phong cách giáo dục Hành vi hung Độc đoán Dân chủ Tự do 2 2 tính R hiệu R hiệu R2 hiệu Beta Beta Beta chỉnh chỉnh chỉnh HVHT bằng thể 0,112* -0,089 0,099 chất HVHT bằng lời - 0,212** 0,109 0,051 0,230** 0,114 nói 0,143* HVHT bằng mối 0,104 -0,074 0,105 quan hệ *: p < 0,05; **: p < 0,01 17
  20. Hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi có thể dự báo các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ với mức độ khác nhau. Cụ thể, phong cách giáo dục của cha mẹ được dự báo thông qua hành vi hung tính của trẻ là 11,4% ở phong cách tự do, 10,9% ở phong cách độc đoán và 5,1% ở phong cách dân chủ. Tuy nhiên, mỗi kiểu hành vi hung tính của trẻ có tác động khác nhau đối với từng kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ. Trong đó, hành vi hung tính bằng lời nói của trẻ tác động mạnh nhất tới phong cách tự do (beta = /0,230/, p < 0,01), tiếp đến là phong cách độc đoán (beta = /0,212/, p < 0,01) và phong cách dân chủ (beta = /- 0,143/, p < 0,05). Kết quả này cho thấy, khi con có biểu hiện hành vi hung tính bằng lời nói càng cao thì cha mẹ càng ít thể hiện phong cách giáo dục dân chủ mà có xu hướng thể hiện phong cách giáo dục tự do hoặc độc đoán ở mức cao hơn và ngược lại. Hành vi hung tính bằng thể chất của trẻ chỉ tác động theo chiều thuận tới phong cách giáo dục độc đoán của cha mẹ (beta = /0,112/, p < 0,05) mà không có tác động tới các kiểu phong cách khác (p > 0,05). Nghĩa là, sự hung tính trong hành vi về thể chất của con càng cao thì cha mẹ càng có xu hướng sử dụng phong cách độc đoán trong giáo dục con và ngược lại. Còn hành vi hung tính bằng mối quan hệ của trẻ tác động không mạnh tới phong cách giáo dục của cha mẹ, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 nên bị loại khỏi mô hình tác động. Phỏng vấn cha mẹ của một số trẻ nhận thấy, nhiều cha mẹ (22/36 người) thường có xu hướng bỏ qua, không can thiệp khi trẻ có biểu hiện như không chơi cùng bạn, loại bạn ra khỏi nhóm, xúi giục người khác không chơi với bạn để buộc bạn phải làm theo yêu cầu của mình. Vì họ cho rằng, đây không phải là biểu hiện hành vi hung tính. Do đó, những hành vi hung tính bằng mối quan hệ của trẻ ít gây ra cảm xúc tiêu cực cho cha mẹ và cũng ít ảnh hưởng tới phong cách giáo dục của cha mẹ. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm hiểu sự tác động hành vi hung tính của trẻ tới các khía cạnh giáo dục của cha mẹ. Kết quả thu được ở bảng 3.17: Bảng 3.17. Dự báo tác động hành vi hung tính của trẻ tới các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ Hành vi giáo dục Kiểm soát Hỗ trợ Kiểm soát hành vi Hành vi hung tính tâm lý 2 2 R hiệu R hiệu R2 hiệu Beta Beta Beta chỉnh chỉnh chỉnh HVHT bằng thể -0,082 0,129* 0,172** chất HVHT bằng lời nói -0,030 0,037 0,101 0,097 0,052 0,112 HVHT bằng mối - 0,184** 0,112 quan hệ 0,151* *: p < 0,05; **: p < 0,01 Hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi cũng có sự tác động tới hành vi giáo dục của cha mẹ, tuy nhiên mức độ tác động không lớn và không đồng đều ở các khía cạnh hành vi giáo dục. Trong đó, sự hỗ trợ con của cha mẹ chỉ chịu tác động theo chiều nghịch của hành vi hung tính bằng mối quan hệ của trẻ với beta = - 0,151 (p < 0,05). Nghĩa là, trẻ càng thể hiện 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2