Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
lượt xem 12
download
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận về khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm; Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu thực tiễn về khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ THỦY KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG THỰC HÀNH CHỦ NHIỆM LỚP CỦA SINH VIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2023
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ THỦY KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG THỰC HÀNH CHỦ NHIỆM LỚP CỦA SINH VIÊN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huệ HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác”. Tác giả Đỗ Thị Thủy
- LỜI CẢM ƠN "Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Huệ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cô đã không quản ngại thời gian, công sức của mình để định hướng, hỗ trợ, động viên và khích lệ em vượt qua những khó khăn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập. Em xin trân trọng gửi đến Cô lời tri ân chân thành nhất. Em xin cảm ơn sâu sắc Ban Chủ nhiệm khoa, Bộ môn Tâm lý học đại cương, cùng các Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Tổ Bộ môn Tâm lý học – Công tác xã hội và các bạn đồng nghiệp ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện và hoàn thành luận án đúng quy định. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, giáo viên và sinh viên các trường ĐHSP Hà Nội, ĐH Thủ đô Hà Nội, ĐH Hồng Đức; Ban Giám hiệu và giáo viên các trường Phổ thông đã phối hợp và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè, luôn là điểm tựa vững chắc, động viên và khích lệ tôi thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng công trình khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, các anh, chị, em và đồng nghiệp để công trình được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn!” Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả
- Đỗ Thị Thủy
- MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1. ĐH Đại học 2. ĐLC Độ lệch chuẩn 3. ĐTB Điểm trung bình 4. KKTL Khó khăn tâm lý
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu.................................................................73 Bảng 2.2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các tiêu chí mức độ khó khăn tâm lý của sinh viên trong thực hành chủ nhiệm lớp.......................................79 Bảng 2.3. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các tiêu chí biểu hiện khó khăn tâm lý ở mặt nhận thức của sinh viên trong thực hành chủ nhiệm lớp 80 Bảng 2.4. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các tiêu chí biểu hiện khó khăn tâm lý ở mặt thái độ của sinh viên trong thực hành chủ nhiệm lớp .....81 Bảng 2.5. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các tiêu chí biểu hiện khó khăn tâm lý ở mặt hành vi của sinh viên trong thực hành chủ nhiệm lớp.....82 Bảng 3.1. Thực trạng mức độ khó khăn tâm lý sinh viên thường gặp trong thực hành chủ nhiệm lớp theo tự đánh giá của sinh viên sư phạm và đánh giá của giáo viên...................................................................................................92 Bảng 3.2. Biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên thể hiện qua mặt nhận thức......................................................................................................................101 Bảng 3.3. Biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên ....................................... 105 thể hiện qua mặt thái độ.................................................................................... 106 Bảng 3.4. Biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên ....................................... 110 thể hiện qua mặt hành vi....................................................................................110 Bảng 3.5. Các mặt biểu hiện khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm.......................................................................................115 Bảng 3.6. Tương quan giữa các mặt biểu hiện khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm................................................... 116 Bảng 3.7. Thực trạng khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm xét theo giới tính................................................................117 Bảng 3.8. Thực trạng khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm xét theo ngành học............................................................119 Bảng 3.9. Thực trạng khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm xét theo kết quả học tập................................................... 121 Bảng 3.10. Thực trạng khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm xét theo trường .................................................................124
- Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các yếu tố đến khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm.............................................................127
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang ................................................................................................................................ 99 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ % mức độ khó khăn tâm lý của sinh viên trong từng khó khăn cụ thể............................................................................................................99 Biểu đồ 3.2. Tần suất gặp khó khăn tâm lý qua mặt nhận thức .................... 105 Biểu đồ 3.3. Tần suất gặp khó khăn tâm lý qua mặt thái độ ..........................110 Biểu đồ 3.4. Tần suất gặp khó khăn tâm lý qua mặt hành vi......................... 115
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn, "là người chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện đối với lớp học mình phụ trách. Với tư cách là người đại diện cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng phổ biến các nhiệm vụ, các yêu cầu... của nhà trường đến tập thể học sinh, thực hiện mọi quyết định của Hiệu trưởng nhằm xây dựng tập thể lớp mình phụ trách vững mạnh và giáo dục học sinh trong lớp theo mục tiêu đã đề ra. Với tư cách là người đại diện cho tập thể học sinh mình phụ trách, giáo viên chủ nhiệm là người phản ánh tâm tư, nguyện vọng…của tập thể học sinh với nhà trường". Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải nỗ lực rất nhiều vì "lứa tuổi học sinh trung học phổ thông còn ít vốn kinh nghiệm sống, khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía xã hội, do đó các em đang rất cần có sự giúp đỡ và định hướng từ người lớn, đặc biệt là từ người giáo viên chủ nhiệm lớp" [50; tr.7-8]; hơn nữa, "Ý thức kỉ luật của học sinh yếu, phối hợp với gia đình nhiều khi không thuận lợi, môi trường sống phức tạp chứa đựng các yếu tố tiêu cực, rủi ro, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác hạn chế…" [3; tr.24]. Chủ nhiệm lớp là một trong những hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mà sinh viên ngành sư phạm được đào tạo trong quá trình học tập tại trường sư phạm. Người giáo viên chủ nhiệm được coi là người tiên phong trong đổi mới giáo dục. Chính vì vậy, "công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên, trong đó thực hành chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là một khâu cơ bản sau khi được học các môn nghiệp vụ sư phạm liên quan". Thực hành chủ nhiệm lớp là quá trình vận dụng những kiến thức căn bản về các môn nghiệp vụ (như tâm lý học, giáo dục học…) vào thực tiễn môi
- 2 trường học đường nhằm đạt được sự nhuần nhuyễn, thành thạo trong công tác chủ nhiệm lớp. Thực hành chủ nhiệm lớp được tiến hành ba lần trong quá trình đào tạo. Lần thứ nhất, sinh viên xuống trường phổ thông thực hành chủ nhiệm lớp với tư cách là thực hành các môn nghiệp vụ như tâm lí học, giáo dục học... Lần thứ hai, sinh viên thực hành làm công tác chủ nhiệm trong thực tập sư phạm lần 1 (kiến tập sư phạm). Lần thứ ba, sinh viên thực hành công tác chủ nhiệm trong đợt thực tập tốt nghiệp. Thông qua thực hành chủ nhiệm lớp, sinh viên sư phạm sẽ bắt đầu hình thành những kỹ năng căn bản cho hoạt động chủ nhiệm lớp trong tương lai, hoạt động này được coi là mối liên kết cần được ưu tiên giữa quá trình đào tạo và hoạt động nghề nghiệp sau này của người học, đem lại những trải nghiệm cho người học thông qua việc người học được đặt mình vào tình huống thật, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên. Hoạt động này không chỉ đem lại cho sinh viên sư phạm cơ hội được làm quen với thực hành chuyên môn, nghiệp vụ mà còn tạo điều kiện để năng lực của các em được phát huy và hội nhập vào thị trường lao động. Hiện nay, đào tạo giáo viên đã có nhiều đổi mới tích cực như chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tích hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, thời lượng thực hành nghiệp vụ sư phạm được tăng lên, nội dung thực hành và các tiêu chí đánh giá thực hành được xây dựng chi tiết, cụ thể, hoạt động thực hành chủ nhiệm lớp được coi trọng và là một phần không thể thiếu trong mỗi kì thực hành, thực tập của sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù sinh viên sư phạm đã được đào tạo những kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm… nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thực hành chủ nhiệm lớp, sinh viên sư phạm còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, thậm chí có sinh viên còn hoang mang không biết nên bắt đầu từ đâu, tiếp cận học sinh như thế nào cho hợp lý… Khi thực hành chủ nhiệm lớp, sinh viên phải tìm hiểu đặc điểm cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm, lập kế hoạch
- 3 chủ nhiệm lớp, tổ chức giờ sinh hoạt lớp định kỳ... Những hoạt động này là hết sức mới mẻ đối với sinh viên, vì vậy nhiều sinh viên sẽ gặp những khó khăn nhất định trong hoạt động này. Hơn nữa, sinh viên do mới ở giai đoạn đầu của sự trải nghiệm nghề nghiệp, lần đầu tiên các em được trải nghiệm hoạt động thực tiễn giáo dục, bước đầu thực hành chủ nhiệm lớp nên sinh viên có thể gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế triển khai công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp, bỡ ngỡ với cách thức làm việc ở trường phổ thông, bỡ ngỡ trong mối quan hệ với giáo viên hướng dẫn, với tập thể lớp chủ nhiệm. Những bỡ ngỡ này có thể dẫn đến những lúng túng, lo lắng, thiếu tự tin... Chính những khó khăn này gây cản trở đến kết quả thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên. Vấn đề khó khăn tâm lý (KKTL) nói chung và KKTL trong thực hành nghề nghiệp nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở nước ta nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm, nhất là ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu để chỉ rõ những KKTL mà sinh viên sư phạm gặp phải trong thực hành chủ nhiệm lớp, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến những khó khăn này để có những biện pháp hỗ trợ sinh viên giảm thiểu những KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức là rất cần thiết và cấp thiết. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : "Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm". 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm, trên cơ sở đó tác giả đề xuất biện pháp tác động nhằm hỗ trợ sinh viên giảm thiểu những KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
- 4 giáo viên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Khách thể khảo sát thực trạng: 628 sinh viên của: trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Hồng Đức và trường ĐH Thủ đô Hà Nội; 51 giáo viên phổ thông hướng dẫn thực hành (trường THPT Xuân Đỉnh; trường THPT Xuân Phương; trường THPT Yên Hòa; trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội; trường THPT Minh Khai; trường THPT Đại Mỗ; trường THPT Đông Sơn 1; trường THPT Quảng Xương 1). - Phỏng vấn sâu 10 sinh viên sư phạm đang học tập tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội, 10 sinh viên sư phạm đang học tập tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội. - Phỏng vấn sâu 10 giáo viên phổ thông hướng dẫn thực hành (trường THPT Xuân Đỉnh; trường THPT Xuân Phương; trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội). - Phỏng vấn sâu 06 giảng viên trường sư phạm hướng dẫn thực hành. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mức độ, biểu hiện KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm. 4. Giả thuyết khoa học Qua khảo sát sơ bộ lý luận và thực tiễn có thể giả định rằng: - Đa số sinh viên sư phạm đều gặp KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp ở mức độ “trung bình”. Sinh viên gặp KKTL nhiều nhất trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, việc xây dựng hồ sơ và lập kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt. Xét trong ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi trong việc tìm hiểu đặc điểm cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm, lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và tổ chức giờ sinh hoạt lớp định kỳ khi thực hành chủ nhiệm lớp tại trường phổ thông thì mặt hành vi biểu hiện khó khăn ở mức cao nhất. Có sự khác biệt rõ ràng về mức độ biểu hiện KKTL trong thực hành chủ
- 5 nhiệm lớp của sinh viên sư phạm theo kết quả học tập. - KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất thuộc về bản thân sinh viên là ý thức tự học hỏi, tự rèn luyện của bản thân sinh viên. - Để giảm thiểu những KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm có thể sử dụng các biện pháp tác động vào nhận thức, thái độ và tác động vào hành vi, thói quen liên quan đến thực hành chủ nhiệm lớp cho sinh viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tổng quan, xây dựng cơ sở lý luận về KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm; 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp và thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm; 5.3. Phân tích sâu các trường hợp điển hình ở các nhóm sinh viên có KKTL ở mức thấp và cao; Đề xuất biện pháp nhằm hỗ trợ sinh viên giảm thiểu những KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu Thực hành chủ nhiệm lớp là quá trình vận dụng những kiến thức căn bản về các môn nghiệp vụ vào thực tiễn môi trường học đường nhằm đạt được sự thành thạo trong công tác chủ nhiệm lớp. Thực hành chủ nhiệm lớp được tiến hành ba lần trong quá trình đào tạo. Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu thực hành chủ nhiệm lớp ở lần thứ nhất, sinh viên xuống trường phổ thông thực hành chủ nhiệm lớp với tư cách là thực hành các môn nghiệp vụ như tâm lí học, giáo dục học...
- 6 Luận án tập trung làm rõ mức độ, biểu hiện KKTL ở mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong việc tìm hiểu đặc điểm cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm, lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và tổ chức giờ sinh hoạt lớp định kỳ khi thực hành chủ nhiệm lớp tại trường phổ thông. “Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm gồm: Các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên như: ý thức tự học hỏi, tự rèn luyện của bản thân; hứng thú nghề nghiệp; động cơ chọn nghề và các yếu tố khách quan gồm: nội dung, chương trình đào tạo; bầu không khí tâm lý trong nhà trường phổ thông sinh viên đến thực hành; phong cách làm việc của giáo viên hướng dẫn; tập thể học sinh phổ thông sinh viên thực hành chủ nhiệm”. 6.2. Về thời gian khảo sát thực trạng Từ tháng 03 /2021 đến tháng 12 / 2022 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hoạt động, nhân cách Tâm lí học Mác xít đã khẳng định: Hoạt động vừa là nguồn gốc, vừa là động lực của sự phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Sản phẩm của hoạt động phản ánh bộ mặt tâm lí của chủ thể tạo ra nó. Nghiên cứu tâm lí con người phải nghiên cứu thông qua hoạt động. Thông qua hoạt động, những đặc điểm tâm lý của cá nhân được hình thành, phát triển và bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm tâm lý nào của con người cũng cần gắn chặt với hoạt động làm bộc lộ đặc điểm tâm lý đó. Khi nghiên cứu KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm, chúng tôi nghiên cứu thông qua các hoạt động cụ thể của sinh viên trong môi trường thực hành chủ nhiệm lớp tại trường phổ thông, qua đó, các KKTL trong thực hành chủ nhiệm
- 7 lớp của sinh viên sư phạm được bộc lộ. 7.1.2. Tiếp cận liên ngành Để xem xét KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm một cách sâu sắc, cần phải có sự kết hợp nghiên cứu ở các góc độ khác nhau của các lĩnh vực khoa học liên ngành: Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học sư phạm,Tâm lý học lao động, Giáo dục học… Nghiên cứu KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm được tiến hành trong môi trường lao động cụ thể ở trường học. Chính vì thế, để xem xét các KKTL đó nảy sinh, bộc lộ như thế nào trong quá trình thực hành chủ nhiệm lớp cần có sự kết hợp liên ngành, qua đó mới hiểu rõ hơn những KKTL của sinh viên. 7.1.3. Tiếp cận theo quan điểm hệ thống - cấu trúc KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm được coi là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Sự xuất hiện của các KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm được thể hiện trong quá trình thực hành các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động chủ nhiệm lớp. Do đó, khi tìm hiểu KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm thì cần xem xét nó trong mối tương quan nhiều mặt trong hệ thống và chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. 7.1.4. Tiếp cận theo quan điểm phát triển Theo quan điểm duy vật biện chứng, “mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, do đó, bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý là quá trình liên tục tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Khi nghiên cứu về KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm cần phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tác động qua lại với các hiện tượng tâm lý khác”. Cụ thể, nghiên cứu KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm cần phải đặt trong giai đoạn cụ thể (lứa tuổi, thời gian học) và không gian cụ thể để nhìn nhận những KKTL đó trong sự vận động, phát triển và biến đổi không chỉ ở hiện tại mà còn có
- 8 thể dự báo được ở tương lai. 7.2. Phương pháp nghiên cứu “7.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 7.2.2. Phương pháp chuyên gia 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.4. Phương pháp quan sát 7.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 7.2.7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 7.2.8. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học” 8. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 8.1. Về lý luận Luận án đã xây dựng được khung lý luận về KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm như: xây dựng khái niệm “Khó khăn tâm lí của sinh viên sư phạm trong thực hành chủ nhiệm lớp”; chỉ ra “các biểu hiện KKTL ở mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong việc tìm hiểu đặc điểm cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm, lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và tổ chức giờ sinh hoạt lớp định kỳ khi thực hành chủ nhiệm lớp tại trường phổ thông; các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của sinh viên sư phạm trong thực hành chủ nhiệm lớp. Đây là vấn đề còn chưa được nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống ở Việt Nam”. 8.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực trạng KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm cho thấy: Đa số sinh viên có khó khăn ở mức “trung bình”, không có sinh viên khó khăn ở mức “cao” và có ít sinh viên khó khăn ở mức “thấp”. Xét trong ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi trong việc tìm hiểu đặc điểm cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm, lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và tổ chức giờ sinh hoạt lớp định kỳ khi thực hành chủ nhiệm lớp tại trường phổ
- 9 thông thì mặt hành vi biểu hiện khó khăn ở mức cao nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa số sinh viên có kết quả học tập tốt ít gặp KKTL “hơn so với những sinh viên có kết quả học tập trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm, trong đó yếu tố tự học hỏi, tự rèn luyện của bản thân được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất”. Luận án cũng đã phân tích sâu các trường hợp điển hình ở các nhóm sinh viên có KKTL ở mức “thấp” và “trên trung bình” cận với mức “cao” (không có sinh viên gặp khó khăn ở mức cao); đề xuất được các biện pháp nhằm hỗ trợ sinh viên giảm thiểu những KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. “Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tạo cơ sở khoa học trong việc xây dựng chương trình đào tạo, khắc phục KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp cho sinh viên. Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH đào tạo giáo viên có các biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp hơn, hiệu quả hơn giúp sinh viên sư phạm hạn chế được các KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp”. 9. Cấu trúc của luận án “Luận án bao gồm: Mở đầu; 3 chương (Chương 1. Cơ sở lí luận về KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm; Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về KKTL trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm); Kết luận và kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục”.
- 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG THỰC HÀNH CHỦ NHIỆM LỚP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm “Trong tâm lý học, KKTL là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học xem xét dưới nhiều góc độ, trên nhiều loại khách thể và trong nhiều lĩnh vực khác nhau”. Trong số đó, các nghiên cứu liên quan đến KKTL, trở ngại tâm lý, hoạt động rèn luyện, thực hành nghề nghiệp đã được một số nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước thực hiện. Sau đây là các nghiên cứu liên quan đến khó khăn tâm lí trong hoạt động nghề giáo viên và thực hành, thực tập của sinh viên sư phạm. 1.1.1. Những nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động nghề giáo viên Tác giả Katz (1997) cho rằng giai đoạn đi làm đầu tiên được gọi là giai đoạn “sống sót”, nghĩa là có thể tiếp tục nghề giáo viên sau năm đầu tiên, có người mất cả năm để vượt qua, có người mất một vài tháng, nhưng cũng có người có thể vượt qua ngay từ ngày đầu tiên đi làm. Ở giai đoạn này, giáo viên đặt ra những câu hỏi như: “Tôi có thể vượt qua cả ngày không? Tôi có thể làm được cho đến cuối tuần/kỳ nghỉ tiếp theo không? Tôi có thể làm được giáo viên không? Liệu tôi có được đồng nghiệp chấp nhận không?...” [80]. Trong nghiên cứu của Lang (2001) về sự sẵn sàng giảng dạy của giáo viên mới tốt nghiệp ĐH cho kết quả, nhiều người cảm thấy gặp nhiều khó khăn trong năm đầu tiên đi làm, họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, khó tiếp cận nguồn lực hỗ trợ trong nhà trường, cho đến cuối năm đi làm đầu tiên, họ mới bắt đầu cảm thấy dễ dàng hơn một chút, cảm thấy đã bắt đầu vượt qua được những khó
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 850 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 327 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 212 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 145 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 35 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 167 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 57 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 31 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 35 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 39 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn