intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục đích: Luận án tập trung khám khá mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên ĐHQG - TPHCM. Trong đó, tập trung xác định mức độ ảnh hưởng qua lại giữa trí tuệ cảm xúc đối với cảm nhận hạnh phúc, và xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như tự trắc ẩn, lòng biết ơn và sự hỗ trợ gia đình đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- Lê Nguyễn Anh Như MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số: 9310401 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Quang Sơn 2. PGS.TS. Trần Thị Thu Mai Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Hảo Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Phương Duy Phản biện 3: TS. Đỗ Tất Thiên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: vào …………giờ……….ngày……….tháng………năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Nguyễn Anh Như, Ngô Xuân Điệp (2021), Một số vấn đề lí luận về phát triển hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc cho người học trong bối cảnh học đường, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Nhận Diện, Lượng Giá Và Can Thiệp Tâm Lí Cho Trẻ Em Gặp Rối Loạn Chuyên Biệt Học Tập Trong Bối Cảnh Học Đường”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 11/2021, ISBN: 978-604-73-8668-0, tr.541 2. Nhu Nguyen Anh Le, Oanh Thi To Phan (2022), Happiness, Well-Being Of Students In Some Universities In Ho Chi Minh City, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế The 2nd International Conference on Advanced Technology and Sustainable Development – 2022 (ICATSD 2022), NXB Đại học Công nghiệp, ISBN 978-604-920-167-7, tr.507 3. Lê Nguyễn Anh Như, Trần Thị Thu Mai (2023), Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu khoa học cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trường Đại học Sư phạm TP.HCM năm 2022 - 2023, ISBN 978-604-367-110-0, tr.252 4. Lê Nguyễn Anh Như (2023), Vai trò điều tiết của tự trắc ẩn đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, hạnh phúc của sinh viên, Tạp chí Giáo dục & Xã hội, Số 149 (210), Tháng 8/2023 ISSN 1859-391, tr.87 5. Lê Nguyễn Anh Như (2023), Trí tuệ cảm xúc (theo mô hình K- A-B) của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục & Xã hội, số đặc biệt tháng 10/2023, ISSN 1859- 3917, tr.162
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhiều nghiên cứu cho thấy trí tuệ cảm xúc (TTCX) và cảm nhân hạnh phúc (CNHP) có liên hệ với nhau. Kết quả xác minh tương quan thuận, có ý nghĩa giữa TTCX, CNHP và sức khỏe tinh thần. Những sinh viên có TTCX cao có nhiều hạnh phúc và sức khỏe tinh thần (Sasanpour và cộng sự, 2012). Như vậy, có thể dự đoán về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP; từ đó, có thể giả định nếu tác động vào TTCX thì có thể gia tăng CNHP. Do đó, việc giáo dục nâng cao chỉ số TTCX cho người học là cần thiết và hữu ích. Điều này giúp nâng cao cơ hội thành công, sống hạnh phúc cho cá nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP để phát triển 2 thành phần này cho đối tượng sinh viên vẫn còn rất hạn chế tại Việt Nam. Tính đến thời điểm nghiên cứu được thực hiện, có rất ít công trình tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 yếu tố này trên nhóm đối tượng sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những lí do trên, người nghiên cứu quyết định tìm hiểu đề tài “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài vừa có ý nghĩa về mặt lí luận lẫn thực tế. Nó xây dựng cơ sở lí thuyết, mô tả thực trạng; làm rõ mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc và giúp các bạn sinh viên nâng cao trí tuệ cảm xúc, sống hạnh phúc hơn. Nghiên cứu đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục Việt Nam, chỉ đạo số: 6040/KH-SGDĐT do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành về Bộ tiêu chí và kế hoạch thực hiện mô hình Trường học hạnh phúc. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung khám khá mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên ĐHQG - TPHCM. Trong đó, tập trung xác định mức độ ảnh hưởng qua lại giữa trí tuệ cảm xúc đối với cảm nhận hạnh
  5. 2 phúc, và xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như tự trắc ẩn, lòng biết ơn và sự hỗ trợ gia đình đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. Trên cơ sở khám phá mối liên hệ này, luận án đề xuất giải pháp can thiệp hướng đến nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống của sinh viên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Nghiên cứu về lí luận trí tuệ cảm xúc, cảm hạnh phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc, cảm hạnh phúc của sinh viên. 5.2. Khảo sát thực trạng trí tuệ cảm xúc, cảm hạnh phúc của sinh viên. 5.3. Phân tích, tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, các yếu tố tác động đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên 5.4. Xây dựng giải pháp gia tăng trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thông qua phương pháp giáo dục tâm lí; thử nghiệm, chứng minh tính hiệu quả của tác động can thiệp. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể khảo sát: Khách thể nghiên cứu là khoảng 650 sinh viên tại một số trường đại học. 5.2. Địa bàn nghiên cứu: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là các trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Bách khoa và đại học Kinh tế - Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu mối liên
  6. 3 hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (sự tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, chủ yếu là mối liên hệ tác động từ trí tuệ cảm xúc đến cảm nhận hạnh phúc; vai trò điều tiết của các yếu tố ảnh hưởng là Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc); can thiệp bằng phương pháp giáo dục tâm lí hướng đến nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc để gia tăng chỉ số cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên. Cụ thể, các hướng lí thuyết tiếp cận của nghiên cứu là: Mô hình trí tuệ cảm xúc K-A-B của tiến sĩ Emily A. Sterrett gồm 6 yếu tố Tự nhận biết, Tự tin, Tự kiểm soát, Thấu cảm, Động cơ và Năng lực xã hội cùng thang đo tương ứng với mô hình. Mô hình cảm nhận hạnh phúc mang tên PERMA do tác giả Martin Seligman đề xuất với 5 thành tố có thể đo lường được là Cảm xúc tích cực (Positive emotion), Dấn thân (Engagement), Các mối quan hệ (Relationships), Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose) và Thành tựu (Accomplishment) kèm thang đo tương ứng với mô hình. 5.4. Thời gian thực hiện: Dự kiến thời gian từ năm 2018 đến năm 2022. 6. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Thực trạng biểu hiện về trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? 2. Trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên ở SV ĐHQG- HCM có mối quan hệ như thế nào? 3. Các yếu tố Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên? 4. Giải pháp can thiệp thông qua phương pháp giáo dục tâm lí có thể giúp nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc và có thể làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên hay không? 7. Giả thuyết khoa học
  7. 4 - Sinh viên có điểm số đánh giá trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc từ trung bình trở lên. Có sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên trong điểm số trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. - Trí tuệ cảm xúc có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Trí tuệ cảm xúc tăng thì cảm nhận hạnh phúc cũng tăng cao. - Các yếu tố Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình có ảnh hưởng điều tiết đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. - Phương pháp can thiệp giáo dục tâm lí đề xuất trong đề tài với tên gọi “Hiểu cảm xúc - Sống hạnh phúc” có thể giúp nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc và làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên. 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp tiếp cận Có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, người viết dựa trên các quan điểm tiếp cận sau: Tiếp cận Tâm lí học Tích cực, tiếp cận Tâm lí học Xã hội, tiếp cận Đa văn hóa và Xã hội học, tiếp cận Sinh học và Thần kinh học, tiếp cận Tâm lí học Phát triển và Giáo dục. Mỗi quan điểm tiếp cận mang lại những hiểu biết và kĩ thuật khác nhau để khám phá và hiểu rõ mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, từ đó cung cấp một bức tranh đa dạng và toàn diện. 8.2. Phương pháp nghiên cứu: Gồm các phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể, gồm: Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp thống kê và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và phương pháp giáo dục tâm lí 9. Đóng góp mới của đề tài Về mặt lí luận: Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và
  8. 5 cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ĐHQG Tp.HCM. Về mặt thực tiễn: Đề tài tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc: Xác định và đánh giá được chỉ số trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên; xác định cách thức và mức độ mà trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Điều này giúp làm sáng tỏ cơ sở và bản chất của mối liên kết giữa hai khía cạnh này. Nghiên cứu thể hiện số liệu khảo sát về thực trạng trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ĐHQG Tp.HCM. Số liệu này góp phần làm sáng tỏ thêm chủ đề nghiên cứu vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu chứng minh vai trò điều tiết của các yếu tố ảnh hưởng (Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn, Sự hỗ trợ của gia đình) tác động như thế nào đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Đề tài cũng phát triển giải pháp can thiệp: Đó chính là phương pháp giáo dục tâm lí mới, mang tên “Hiểu cảm xúc - Sống hạnh phúc” nhắm nâng cao trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá và chứng minh được tính hiệu quả của của phương pháp giáo dục tâm lí đề xuất trong đề tài để có thể ứng dụng trong thực tế. 10. Cấu trúc của đề tài: Mở đầu, Chương 1, Chương 2, Chương 3, Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo và Phụ lục CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 1.1. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc 1.1.1. Nghiên cứu lí luận về trí tuệ cảm xúc Các nghiên cứu lí luận về TTCX ở nước ngoài và trong nước vô cùng đa dạng và phong phú. Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc
  9. 6 khám phá ra một thuật ngữ mới cũng như làm sáng tỏ thành phần, cấu trúc, định nghĩa TTCX. TTCX trải qua các giai đoạn nghiên cứu chính như sau: Giai đoạn khái niệm TTCX mới ra đời (1983 - 1990); Giai đoạn khái niệm TTCX trở nên phổ biến và phát triển không ngừng về lí luận, đo lường lẫn ứng dụng vào cuộc sống (1995 - nay). Thêm vào đó, hiện nay, khái niệm TTCX bắt đầu nhận được sự tranh luận và phản biện để thay bằng thuật ngữ khác, đó chính là thuật ngữ Năng lực cảm xúc. Đây có thể coi là giai đoạn phát triển thứ 5 của lịch sử nghiên cứu về TTCX khi nó được kế thừa và cải tiến, bổ sung. 1.1.2. Nghiên cứu về công cụ đo lường và thực trạng trí tuệ cảm xúc Các nghiên cứu về xây dựng thang đo và chuẩn hóa, sử dụng để đo lường TTCX thực tế tại địa phương nghiên cứu được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới. Các tác giả đã thành công trong việc xây dựng và chuyển hóa các thang đo TTCX để sử dụng nó vào mục đích đánh giá, phân tích thực trạng TTCX của con người. Các thang đo được chia làm 2 loại chính là thang đo tự báo cáo (self-report protocol) và thang đo dựa trên hiệu suất (performance-based). Thang đo TTCX tự báo cáo phù hợp với các nghiên cứu TTCX trên diện rộng, còn thang đo TTCX dựa trên hiệu suất sử dụng tốt trong trường hợp đo lường TTCX như một loại hình trí thông minh cho cá nhân. Trong nghiên cứu này, vì mục đích đo lường TTCX của sinh viên trên diện rộng nên chúng tôi sử dụng thang đo tự báo cáo về TTCX. 1.2. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc 1.2.1. Nghiên cứu lí luận về cảm nhận hạnh phúc CNHP (well-being) được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như triết học, thần học, tâm lí học… và có liên đới với nhiều khái niệm khác như cảm nhận hạnh phúc chủ quan, hạnh phúc (happiness), chất lượng cuộc sống (quality of life), thịnh vượng (flourishing), hài lòng trong cuộc sống (life satisfaction), …và những thuật ngữ khác trong khoảng thời gian vô cùng dài, từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại. Khoa học tâm lí ngày nay,
  10. 7 đặc biệt là trường phái tâm lí học tích cực vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về CNHP với rất nhiều công trình nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu của đề tài CNHP để lại hệ thống lí thuyết đồ sộ về định nghĩa, các yếu tố cấu thành và con đường để đạt được hạnh phúc. Nội dung chính của các nghiên cứu về CNHP chủ yếu tập trung vào việc xác định định nghĩa, các thành tố của CNHP. Chủ đề CNHP có tính ứng dụng rất cao trong mọi lĩnh vực cuộc sống của cá nhân lẫn cộng đồng, xã hội và sự phát triển của toàn nhân loại. 1.2.2. Nghiên cứu về công cụ đo lường và thực trạng CNHP Từ nửa sau thế kỷ 20, đặc biệt là trong những năm gần đây, các nghiên cứu về CNHP đang có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc tìm hiểu về CNHP chủ quan theo hướng đo lường, phát triển các thang đo và phân tích dữ liệu của nó. Có thể nói, trào lưu nghiên cứu CNHP theo hướng đo lường, phân tích CNHP chủ quan đang rất thịnh hành. Chúng giúp mô tả thực trạng CNHP ở các khách thể nghiên cứu khác nhau, đo lường và thích ứng thang đo về hạnh phúc cũng như đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao CNHP của con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc biệt quan tâm tìm hiểu về CNHP của sinh viên ĐHQG - HCM vì đối tượng này chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. 1.3. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc Mối liên hệ giữa TTCX và CNPH của người học, sinh viên đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài tìm hiểu và chứng minh. Kết quả cho thấy có mối liên hệ ý nghĩa giữa chúng, TTCX có tác động đến CNHP, cá nhân có TTCX cao có thể có CNHP cao hơn. Tuy nhiên, đề tài mối liên hệ giữa TTCX và CNHP ở Việt Nam chưa có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Đặc biệt, đề tài “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” còn mới mẻ nên nó có tính cần thiết và ứng dụng cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này ở sinh viên Việt Nam sẽ góp phần mở rộng thêm về chủ đề này và
  11. 8 lấp đầy khoảng trống nghiên cứu. * Khoảng trống nghiên cứu Có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa TTCX và CNHP trên thế giới. Do đó, khoảng trống nghiên cứu về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP có thể nằm trong vấn đề về địa bàn nghiên cứu: Vì hiện nay chưa có nhiều đề tài về chủ đề này được thực hiện ở sinh viên tại Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Nghiên cứu về các giải pháp tác động nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc dưới hình thức giáo dục tâm lí Các công trình nghiên cứu đã chứng minh có thể nâng cao TTCX cho cá nhân và cũng có thể thông qua hình thức giáo dục, tập huấn ngắn hạn để đạt được mục tiêu này. Việc cải thiện chỉ số TTCX có thể mang lại sự phát triển CNHP vì chúng có mối liên hệ với nhau. Để có thể gia tăng TTCX, điều thiết yếu là cá nhân phải làm việc, nhận biết cảm xúc của chính mình. Mặt khác, phương pháp đơn giản, khả thi (đã được chứng minh về mặt khoa học) có thể giúp nâng cao CNHP đó chính là PAIs, bao gồm các chiến lược nhận thức hoặc hành vi tự thực hiện đơn giản theo hướng tích cực như viết thể hiện lòng biết ơn, thực hiện hành động tử tế … Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu các vấn đề sau: (1) Hệ thống cơ sở lí luận về TTCX, CNHP (định nghĩa, mô hình và thang đo); (2) Nghiên cứu, đo lường TTCX và CNHP của sinh viên cũng như tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 biến số này; (3) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên; (4) Xây dựng chương trình can thiệp nâng cao TTCX và CNHP thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
  12. 9 2.1. Lí luận về trí tuệ cảm xúc 2.1.1. Khái niệm trí tuệ cảm xúc Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quan điểm về TTCX theo tiếp cận hỗn hợp. Cụ thể, theo Sterret (2000): TTCX đề cập đến một loạt các kĩ năng xã hội và quản lí cá nhân - cái cho phép một người thành công ở nơi làm việc và cuộc sống nói chung. TTCX bao gồm trực giác, tính cách, tính chính trực và động cơ. Nó cũng bao gồm các kĩ năng giao tiếp và quan hệ tốt. Trí tuệ cảm xúc thực sự có khả năng thu thập thông tin từ trung tâm cảm xúc của não bộ một cách thích hợp và cân bằng thông tin đó với thông tin từ trung tâm lí trí của não bộ. Đây cũng là hướng nghiên cứu TTCX chưa được tìm hiểu nhiều tại Việt Nam. 2.1.2. Cấu trúc trí tuệ cảm xúc Cấu trúc Trí tuệ cảm xúc K-A-B (Sterrett, 2000): gồm có khía cạnh bản thân của TTCX (Self Dimension of Emotional Intelligence) và khía cạnh xã hội của TTCX (Social Dimension of Emotional Intelligence). Cấu trúc TTCX này bao gồm 6 yếu tố: Tự nhận biết, Tự tin, Tự kiểm soát, Thấu cảm, Động cơ và Năng lực xã hội. Về khía cạnh bản thân, TTCX của con người một phần đến từ sự hiểu biết và chấp nhận bản thân họ trong ba lĩnh vực: 1. Kiến thức (Knowledge) = Tự nhận biết (Self-Awareness); 2. Thái độ (Attitude) = Tự tin (Self-Confidence); 3. Hành vi (Behavior) = Tự kiểm soát (Self-Control): Khía cạnh xã hội liên quan đến trải nghiệm và tương tác với người khác (các mối quan hệ xã hội của con người): 4. Kiến thức (Knowledge) = Thấu cảm (Empathy); 5. Thái độ (Attitude) = Động cơ (Motivation); 6. Hành vi (Behavior) = Năng lực xã hội (Social Competency). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận cấu trúc TTCX K-A-B theo hướng hỗn hợp của tiến sĩ Emily A. Sterrett. Đây là một cấu trúc TTCX chưa được tìm hiểu nhiều tại Việt Nam. Việc tìm hiểu về cấu trúc TTCX này có thể góp phần làm phong phú thêm cho các nghiên cứu về chủ đề.
  13. 10 2.1.3. Thang đo trí tuệ cảm xúc Thang đo trí tuệ cảm xúc EQ Self-Assessment Checklist (Tạm dịch: Danh mục tự đánh giá EQ - ESAC) dựa trên mô hình K-A-B sáu khía cạnh của TTCX (Sterrett, 2000, tr.22-24). Thang đo gốc gồm 30 câu, phân chia thành 6 lĩnh vực TTCX như sau: (1) Lĩnh vực Tự nhận biết gồm các câu: 1, 7, 13, 19, 25; (2) Lĩnh vực Tự tin gồm các câu: 2, 8, 14, 20, 26; (3) Lĩnh vực Tự kiểm soát gồm các câu: 3, 9, 15, 21, 27; (4) Lĩnh vực Thấu cảm gồm các câu: 4, 10, 16, 22, 28; (5) Lĩnh vực Động cơ gồm các câu: 5, 11, 17, 23, 29 và (6) Lĩnh vực Năng lực xã hội gồm các câu: 6, 12, 18, 24, 30. 2.2. Lí luận về cảm nhận hạnh phúc 2.2.1. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc Trong giới hạn của nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận khái niệm CNHP theo định nghĩa của tác giả Martin Seligman: “CNHP có năm yếu tố có thể đo lường (PERMA) gồm: Cảm xúc tích cực (Positive emotion), Dấn thân (Engagement), Các mối quan hệ (Relationships), Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose), Thành tựu (Accomplishment). Không có một yếu tố nào định nghĩa CNHP, nhưng mỗi yếu tố đều đóng góp vào đó. Một số khía cạnh của năm yếu tố này được đo lường một cách chủ quan bằng cách tự báo cáo”. Đây là một khái niệm được cụ thể hóa và có thể đo lường được cùng với thang đo tương ứng với khái niệm. 2.2.2. Mô hình cảm nhận hạnh phúc Là một trong những người tiên phong và sáng lập nên trường phái tâm lí học tích cực, Martin Seligman (2011) mô tả CNHP là một cấu trúc có năm yếu tố có thể đo lường (PERMA): Cảm xúc tích cực (Positive emotion); Dấn thân (Engagement); Các mối quan hệ (Relationships); Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose); Thành tựu (Accomplishment). 2.2.3. Thang đo cảm nhận hạnh phúc Có nhiều thang đo CNHP được các chuyên gia xây dựng và khuyến cáo. Trong giới hạn của nghiên cứu này, dựa trên cơ sở nghiên cứu lí
  14. 11 thuyết, chúng tôi sử dụng thang đo CNHP sau: The PERMA Profiler (Tạm dịch: Thang đo CNHP Perma). Công cụ này do các tác giả Julie Butler & Margaret L. Kern (Đại học Pennsylvania) xây dựng dựa trên thuyết 5 trụ cột CNHP - Cảm xúc tích cực (Positive emotion), Dấn thân (Engagement), Các mối quan hệ (Relationships), Ý nghĩa và mục đích (Meaning and Purpose), Thành tựu (Accomplishment) (PERMA) của Martin Seligman. Thang đo CNHP Perma gồm 23 câu hỏi dùng để đo lường 5 thành tố CNHP này cùng với một số yếu tố khác (Butler & Kern, 2015). Các câu hỏi về sức khỏe, cảm xúc tiêu cực, sự cô đơn và hạnh phúc tổng thể đóng vai trò như những câu hỏi bổ sung và cung cấp thêm thông tin. 2.3. Lí luận về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc Nhiều nghiên cứu thực tiễn và lí thuyết đề cập đến mối liên hệ giữa TTCX và CNHP. Trong đó, TTCX góp phần nâng cao CNHP của cá nhân. Người có TTCX cao có khả năng đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống cũng như giải quyết những khó khăn, thử thách trong công việc, đời sống cá nhân để từ đó, cảm thấy hạnh phúc, hài lòng. 2.4. Lí luận về những đặc điểm tâm lí lứa tuổi sinh viên 2.4.1. Định nghĩa sinh viên Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học. Sinh viên có hoạt động chủ đạo là học tập chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. Do đó, sinh viên là thế hệ trẻ có trình độ chuyên môn cao, là nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển xã hội. Tại Việt Nam, lứa tuổi sinh viên thông thường nằm trong khoảng 18 – 25 tuổi tùy theo chuyên ngành. 2.4.2. Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi sinh viên Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lí của sinh viên là điều cần thiết để hỗ trợ các bạn nâng cao TTCX và CNHP. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sinh viên có các khó khăn về mặt cảm xúc (stress, căng
  15. 12 thẳng), thích ứng với môi trường học tập mới, vấn đề học tập và nhiệm vụ về lứa tuổi của các bạn là nhận dạng bản thân (sở thích, năng lực…) cũng như xây dựng mối quan hệ cặp đôi tốt đẹp, phát triển sự nghiệp riêng. Đây là những thông tin hữu ích cho phần tác động nâng cao TTCX và CNHP thông qua phương pháp giáo dục tâm lí cho sinh viên của đề tài. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc Chúng tôi cũng nhận thấy đây là một mảng còn nhiều hướng để tìm hiểu vì chưa được nghiên cứu nhiều. Trong giới hạn của nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tác động của Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn (các yếu tố chủ quan) và Sự ủng hộ của gia đình (yếu tố khách quan) đối với mối liên hệ giữa CNHP và TTCX của các bạn sinh viên. Đây sẽ là đóng góp mới của đề tài cho lĩnh vực này: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của tự trắc ẩn, lòng biết ơn, sự ủng hộ của gia đình với vai trò là biến điều tiết cho mối liên hệ giữa CNHP và TTCX ở sinh viên ĐHQG TP.HCM. Tiểu kết chương 2 Đúc kết từ quá trình nghiên cứu lí luận, chúng tôi xây dựng mô hình lí thuyết của đề tài và dự kiến nghiên cứu khung lí thuyết như sau: Sơ đồ 2.5. Mô hình lí thuyết “Mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên”
  16. 13 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ chức nghiên cứu Nghiên cứu này được chia làm 2 phần là nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn, với 4 giai đoạn: nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, xây dựng công cụ nghiên cứu phù hợp với đề tài, điều tra thực trạng và cuối cùng là xử lí số liệu thu thập được để viết báo cáo, rút ra kết luận cho đề tài. 3.2. Đặc điểm của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và khách thể nghiên cứu 3.2.1. Đặc điểm của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Có thể thấy ĐHQG-HCM là một trong những trường đại học trọng điểm của quốc gia, hằng năm đào tạo rất nhiều sinh viên, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở ĐHQG- HCM là rất quan trọng vì nó góp phần xây dựng đất nước, phát triển xã hội. Như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài, tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận, các tìm hiểu về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên ĐHQG TP.HCM chưa được nghiên cứu nhiều. Vì thế, việc thực hiện khám phá chủ đề này ở đối tượng là sinh viên thuộc địa bàn ĐHQG TP.HCM sẽ giúp sáng tỏ thêm về vấn đề. Mặt khác, đề tài còn có tính ứng dụng cao khi xây dựng thành công chương trình tập huấn “Hiểu cảm xúc – Sống hạnh phúc” để nâng cao chỉ số TTCX và CNHP cho sinh viên. 3.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện dựa theo tỉ lệ xác suất bằng hình thức khảo sát online trong thời gian từ đầu tháng 3/2022 đến giữa tháng 4/2022, chúng tôi thu được kết quả hợp lệ về 687 khách thể nghiên cứu (không trùng lặp với 74 sinh viên trong đợt khảo sát thử). Như vậy, theo quan điểm của Gill và cộng sự (2010), số lượng 687 sinh viên được chọn làm mẫu khảo sát có thể đại diện cho tổng số hơn 80.000 sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu này là phù hợp và có thể sự dụng để khái quát cho các sinh viên còn lại.
  17. 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu: Gồm phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp xử lí số liệu (thống kê và đánh giá); phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp giáo dục tâm lí Tiểu kết chương 3 Nghiên cứu này được thực hiện theo một qui trình khoa học chặt chẽ. Từ cơ sở nghiên cứu lí luận và tình hình thực tiễn, các thang đo được lựa chọn làm công cụ để đo lường TTCX, CNHP, mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng là: (1) Thang đo trí tuệ cảm xúc ESAC - EQ Self-Assessment Checklist; (2) Thang đo CNHP Perma; (3) Thang đo lòng tự trắc ẩn – bản rút gọn (Dr. Kristin Neff); (4) Thang đo lòng biết ơn (GQ – 6) và (5) Thang đo sự hỗ trợ của gia đình (family support scale (FSS) Các thang đo đều được dịch thuật, chuyển ngữ theo đúng qui trình khoa học cũng như kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các thang đo đều có độ tin cậy cao và có thể dùng để đo lường TTCX, CNHP của sinh viên. Đây là cơ sở để đề tài thu thập các thông tin về thực trạng nghiên cứu, xây dựng chương trình can thiệp một cách khoa học và khách quan. Các kết quả nghiên cứu mà đề tài đúc kết ra có giá trị về mặt khoa học. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 4.1. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên 4.1.1. Đánh giá chung về trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khi tự đánh giá TTCX theo hướng tiếp cận hỗn hợp bằng thang đo ESAC, sinh viên tự nhận định điểm ở mức 71.45/100, ở mức khá. Các thành tố Tự tin, Tự kiểm soát và Năng lực xã hội là điều mà các chuyên gia
  18. 15 cần chú ý nhiều hơn vì chúng có ĐTB đánh giá thấp nhất trong các thành tố TTCX. Bảng 4.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của sinh viên TT Trí tuệ cảm xúc Số biến * M SD Hạng 1 Thang đo TTCX ESAC 20 71.45 11.27 1.1 Tự nhận biết 3 11.05 2.44 2 1.2 Tự tin 3 10.69 2.37 4 1.3 Tự kiểm soát 3 10.51 2.47 5 1.4 Thấu cảm 4 14.93 2.95 1 1.5 Động cơ 4 14.45 3 3 1.6 Năng lực xã hội 3 9.83 2.3 6 (* Sau quá trình chuyển ngữ thang đo) 4.1.2. Sự khác biệt về trí tuệ cảm xúc của sinh viên theo một số biến nhân khẩu học Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong ĐTB tự đánh giá TTCX giữa các nhóm sinh viên xét theo các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, sự chệnh lệch giữa các nhóm không đáng kể. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến yếu tố Điều kiện kinh tế của gia đình sinh viên. Vì kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt lớn hơn về ĐTB đánh giá TTCX và có sự khác biệt ý nghĩa trong hầu hết các thành tố của TTCX. Các sinh viên đến từ các gia đình có điều kiện kinh tế dưới mức trung bình tự đánh giá TTCX thấp hơn hẳn so với các nhóm khác. 4.2. Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 4.2.1. Đánh giá chung về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Bảng 4.4. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên TT CNHP M SD Ý nghĩa 1 CNHP Perma 6.81 1.39 6.81/10 1.1 Cảm xúc tích cực (P) 6.76 1.88 6.76/10
  19. 16 1.1 Dấn thân (E) 6.84 1.8 6.84/10 1.3 Mối quan hệ (R) 6.9 1.94 6.9/10 1.4 Ý nghĩa (M) 6.7 1.95 6.7/10 1.5 Thành tích (A) 6.76 1.72 6.76/10 1.6 Cảm xúc tiêu cực (N) 6.19 1.85 6.19/10 1.7 Sức khỏe (H) 6.69 1.79 6.69/10 1.8 Cô đơn (Lon) 6.33 2.46 6.33/10 1.9 Hạnh phúc tổng thể (Hap) 7.08 1.85 7.08/10 Số liệu thống kê mô tả của thang đo PERMA-Profiler thể hiện kết quả: Điểm đánh giá của Hạnh phúc tổng thể (Hap) (M = 7.08, SD = 1.85) cao nhất, luôn cao hơn đánh giá các thành phần chi tiết. Điều này cho thấy có thể các sinh viên cảm thấy hài lòng, hạnh phúc với toàn bộ cuộc đời của mình hơn. Trong đó, xét các tiêu chí cụ thể, sinh viên đánh giá Mối quan hệ (R) (M = 6.9, SD = 1.94), Dấn thân (E) (M = 6.84, SD = 1.81) cao nhất. Ngược lại, Ý nghĩa (M) (M = 6.7, SD = 1.95), Thành tích (A) (M = 6.76, SD = 1.72) là các thành tố có điểm số thấp hơn; đây có thể là các lĩnh vực cần chú trọng để nâng cao chỉ số CNHP của sinh viên. 4.2.2. Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo một số biến nhân khẩu học Kết quả nghiên cứu sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nhóm sinh viên cho thấy cần chú ý hỗ trợ các sinh viên đến từ gia đình khó khăn về kinh tế, sinh viên trường Đại học KHXH & NV vì ĐTB CNHP của các bạn thấp nhất. Ngoài ra, chú ý hỗ trợ sinh viên Bách khoa và nam sinh trong vấn đề chia sẻ cảm xúc, cô đơn, cảm xúc tiêu cực. Cuối cùng, vấn đề cần chú ý với các sinh viên giàu có chính là về Ý nghĩa (M) và Thành tích (A) trong cuộc sống cá nhân. 4.3. Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
  20. 17 4.3.1. Tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Kết quả nghiên cứu về tương quan giữa TTCX và CNHP tổng quát thể hiện trong bảng bên dưới. Số liệu nghiên cứu cho thấy: TTCX có tương quan thuận với CNHP (chỉ số tương quan r = .535** ). Các số liệu nghiên cứu chứng minh được mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên. Mối liên hệ theo hướng tương quan thuận cho thấy nếu TTCX tăng thì CNHP cũng tăng theo. 4.3.2 Tương quan giữa các thành phần trí tuệ cảm xúc và thành phần cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Kết quả nghiên cứu về tương quan giữa thành phần TTCX và thành phần CNHP thể hiện trong bảng bên dưới. Nhìn vào bảng số liệu: Các thành phần của TTCX đều có tương quan thuận với CNHP. Trong đó, thành phần Động cơ, Tự nhận biết và Tự tin có tương quan thuận mạnh nhất với CNHP (r = .490**; r = .432**; r = .377**). Bảng 4.9. Tương quan giữa thành phần TTCX (ESAC) và CNHP 1 TTCX (ESAC) CNHP Perma 1.1 Tự nhận biết .432** 1.2 Tự tin .377** 1.3 Tự kiểm soát .349** 1.4 Thấu cảm .352** 1.5 Động cơ .490** 1.6 Năng lực xã hội .309** (Ghi chú: * là khi p < 0.05; ** là khi p < 0.01) Mặt khác, xét tương quan giữa thành phần TTCX và thành phần CNHP: TTCX tương quan mạnh nhất với thành tố Hạnh phúc tổng thể (Hap) (r = .491**). Tiếp theo, TTCX tương quan thuận mạnh nhất với Cảm xúc tích cực – P, Ý nghĩa – M với r ≥ .402**; tiếp theo là Dấn thân - E,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1