Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
lượt xem 3
download
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu sức khỏe tâm thần của công nhân; Cơ sở lí luận về sức khỏe tâm thần của công nhân; Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN THĂNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Đỗ Thị Lệ Hằng 2. TS Đồng Văn Toàn HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Thăng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN .................................................................................................. 8 1.1. Hướng nghiên cứu các chiều cạnh sức khỏe tâm thần của công nhân ................ 8 1.2. Hướng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công nhân.......... 16 1.3. Hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần với các vấn đề tâm lý xã hội ở công nhân ........................................................................................................ 22 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN .................................................................................................................................. 29 2.1. Lý luận về sức khỏe tâm thần ............................................................................ 29 2.2. Lý luận về công nhân ........................................................................................ 38 2.3. Lý luận sức khỏe tâm thần của công nhân ........................................................ 41 2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công nhân ................................. 52 2.5. Mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và một số hiện tượng tâm lý xã hội của công nhân ................................................................................................................. 58 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 61 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 63 3.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................... 63 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 65 Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 80 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 81 4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ....................................................................................................................... 81 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ......................................................................................... 108
- 4.3. Mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần với một số hiện tượng tâm lý xã hội của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ..................................................... 135 4.4. Phân tích chân dung tâm lý điển hình ............................................................. 141 Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 152 1. Kết luận............................................................................................................... 152 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 158 CÁC PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt, ký hiệu Bảng Phân loại bệnh Quốc tế ICD Cảm nhận hạnh phúc CNHP Chức năng xã hội CNXH Số lượng SL Chất lượng cuộc sống CLCS Độ lệch chuẩn ĐLC Điểm trung bình ĐTB Hỗ trợ xã hội HTXH Khu công nghiệp KCN Kiệt sức nghề nghiệp KSNN Phần trăm % Lo âu và trầm cảm LÂ-TC Sức khỏe tâm thần SKTT Tổ chức Y tế Thế giới WHO Thang đo Sức khỏe tâm thần tổng quát GHQ-12 Thang đo Cảm nhận hạnh phúc WHO-5T Thang đo Sự kỳ vọng SHS Thang đo khả năng tự phục hồi BRS-2-VN Thang đo Hỗ trợ xã hội MSPSS Thang đo Kiệt sức nghề nghiệp MIB-HSS Thang đo Sự gắn kết với doanh nghiệp ISA Thang đo Chất lượng cuộc sống WHOQOL-BREF
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu định lượng ............................................ 64 Bảng 3.2. Điểm cắt phân loại mức độ sức khỏe tâm thần của công nhân ................ 69 Bảng 3.3. Điểm cắt phân loại mức độ cảm nhận hạnh phúc ở công nhân ............... 71 Bảng 3.4. Điểm cắt phân loại mức độ kiệt sức nghề nghiệp ở công nhân ............... 72 Bảng 3.5. Điểm cắt phân loại mức độ gắn kết với doanh nghiệp............................. 73 Bảng 3.6. Phân loại mức độ chất lượng cuộc sống .................................................. 74 Bảng 4.1. Phân bố điểm thang đo sức khỏe tâm thần tổng quát của công nhân ...... 81 Bảng 4.2. Dảỉ điểm các biến quan sát sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương theo GHQ-12 ........................................................... 82 Bảng 4.3. Biểu hiện rối loạn chức năng xã hội của công nhân ................................ 86 Bảng 4.4. Biểu hiện rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở công nhân .................... 89 Bảng 4.5. Biểu hiện mất tự tin ở công nhân ............................................................. 91 Bảng 4.6. Các thông số liên quan đến cảm nhận hạnh phúc của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương .................................................................................. 93 Bảng 4.7. Dải điểm cảm nhận hạnh phúc của công nhân ......................................... 94 Bảng 4.8. Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc ở công nhân ........................................... 96 Bảng 4.9. Mối tương quan giữa các chiều cạnh của sức khỏe tâm thần .................. 97 Bảng 4.10. Sức khỏe tâm thần của công nhân theo lát cắt giới tính ........................ 99 Bảng 4.11. Sức khỏe tâm thần của công nhân theo trình độ .................................. 100 Bảng 4.12. Sức khỏe tâm thần của công nhân xét theo lát cắt hôn nhân ............... 103 Bảng 4.13. Sức khỏe tâm thần của công nhân xét theo lát cắt độ tuổi ................... 105 Bảng 4.14. Mô tả biểu hiện yếu tố phục hồi, kỳ vọng, hỗ trợ xã hội và lối sống .. 108 Bảng 4.15. Đặc điểm lối sống của công nhân ........................................................ 110 Bảng 4.16. Mối tương quan giữa yếu tố tự phục hồi với các chiều cạnh sức khỏe tâm thần của công nhân ..................................................................................................111 Bảng 4.17. Mối tương quan giữa sự kỳ vọng với sức khỏe tâm thần của công nhân113 Bảng 4.18. Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội với sức khỏe tâm thần của công nhân ................................................................................................................................ 114
- Bảng 4.19. Kết quả kiểm định Chi-Square giữa lối sống với sức khỏe tâm thần của công nhân ................................................................................................................ 116 Bảng 4.20. Mô hình dự báo ảnh hưởng yếu tố phục hồi với các chiều cạnh sức khỏe tâm thần của công nhân .......................................................................................... 118 Bảng 4.21. Mô hình dự báo ảnh hưởng yếu tố kỳ vọng với sức khỏe tâm thần của công nhân ........................................................................................................................ 119 Bảng 4.22. Mô hình dự báo ảnh hưởng yếu tố HTXH với SKTT của công nhân . 120 Bảng 4.23. Mô hình hồi quy tuyến tính đơn dự báo ảnh hưởng lối sống đến sức khỏe tâm thần của công nhân .......................................................................................... 122 Bảng 4.24. Mô hình dự báo ảnh hưởng yếu tố kỳ vọng và phục hồi đến sức khỏe tâm thần của công nhân ................................................................................................. 124 Bảng 4.25. Mô hình dự báo ảnh hưởng yếu tố phục hồi và hỗ trợ xã hội đến sức khỏe tâm thần của công nhân .......................................................................................... 126 Bảng 4.26. Mô hình dự báo ảnh hưởng của yếu tố kỳ vọng và hỗ trợ xã hội đến sức khỏe tâm thần của công .......................................................................................... 128 Bảng 4.27. Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của phục hồi, kỳ vọng và hỗ trợ xã hội đến sức khỏe tâm thần của công nhân.................................................... 129 Bảng 4.28. Các hệ số mô hình sức khỏe tâm thần tổng quát của công nhân ......... 132 Bảng 4.29. Mô tả tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của công nhân ......................... 135 Bảng 4.30. Kiểm định tương quan giữa các chiều cạnh sức khỏe tâm thần với kiệt sức nghề nghiệp của công nhân .................................................................................... 136 Bảng 4.31. Mức độ gắn kết với doanh nghiệp của công nhân ............................... 137 Bảng 4.32. Kiểm định mối tương quan giữa các chiều cạnh sức khỏe tâm thần với sự gắn kết doanh nghiệp của công nhân ...................................................................... 139 Bảng 4.33. Biểu hiện chất lượng cuộc sống của công nhân ................................... 140 Bảng 4.34. Kiểm định mối tương quan giữa các chiều cạnh sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của công nhân.............................................................................. 141
- DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1. Mô hình sức khỏe tâm thần hai phổ liên tục kép ..................................... 36 Hình 2.2. Mô hình lý thuyết nghiên cứu sức khỏe tâm thần công nhân................... 61 Biểu đồ 4.1. Mô tả sức khỏe tâm thần tổng quát của công nhân .................................. Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ mức độ sức khỏe tâm thần tổng quát của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ........................................................................................... 84 Biểu đồ 4.3. Điểm trung bình sức khỏe tâm thần của công nhân theo chiều cạnh .. 85 Biểu đồ 4.4. Mức độ rối loạn chức năng xã hội của công nhân ............................... 88 Biểu đồ 4.5. Mức độ rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm của công nhân................ 90 Biểu đồ 4.6. Mức độ mất tự tin của công nhân ........................................................ 92 Biểu đồ 4.7. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của công nhân ....................................... 95 Biểu đồ 4.8. Chiều hướng biểu hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của công nhân theo trình độ .................................................................................................................... 101 Biểu đồ 4.9. Chiều hướng phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần của công nhân theo tình trạng hôn nhân ................................................................................................. 104 Biểu đồ 4.10. Xu hướng phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần theo độ tuổi ..... 106
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của mỗi cá nhân. Nó không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, hiểu được cảm xúc và hành vi của người khác, là trạng thái cân bằng cả bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc đã chỉ ra hệ quả sức khỏe tâm thần kém không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng năng suất làm việc của người lao động (Hapke và cộng sự., 2019) [76]. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2022) cho thấy, trong số hơn một tỷ người đang sống với các rối loạn tâm thần có tới 15% trong độ tuổi lao động. Tại Nhật Bản, 78% lực lượng lao động bị suy giảm sức khỏe tâm thần (Kotera và cộng sự., 2022) [88], có những căng thẳng liên quan đến công việc (42,5%) và gặp rắc rối mối quan hệ trong công việc (35,0%) (Aranha và cộng sự., 2022) [49]. Tại Vương quốc Anh, gần 50% số người có vấn đề sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc (Ike và cộng sự., 2021) [80], khoảng 80 triệu ngày công lao động (tương đương 2 triệu bảng Anh) và Hoa Kỳ khoảng 200 triệu ngày công (tương đương 30 đến 40 triệu USD Mỹ) bị mất đi mỗi năm liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Ở Việt Nam, theo khảo sát của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2014) cho thấy 14,2% những người đang trong độ tuổi lao động đang có các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Không chỉ vậy, với cường độ lao động ngày càng cao, nguy cơ thất nghiệp, áp lực công việc… làm gia tăng nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở công nhân (Đoàn Ngọc Xuân, 2021), điều này gây ra thiệt hại không nhỏ về kinh tế và giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tại tỉnh Bình Dương, hàng năm có trên 1,2 triệu công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, nhiều công nhân đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần như mất ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn chức năng xã hội, căng thẳng, mất tự tin... Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe tâm thần của công nhân nói chung, công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương nói riêng còn ít được nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các chiều cạnh sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, đề xuất các kiến nghị cho công tác chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe tâm thần của công nhân, nhất là trong bối cảnh họ 1
- phải chịu những tác động tiêu cực kép của đại dịch Covid- 19 và suy thoái kinh tế hiện nay là rất cần thiết. Từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương”, là việc làm vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa góp phần giải quyết vấn đề lý luận sức khỏe tâm thần của công nhân. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng mức độ các chiều cạnh sức khỏe tâm thần (SKTT) của công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương. Đánh giá các yếu ảnh hưởng đến SKTT của công nhân, chỉ ra tác động SKTT với một số hiện tượng tâm lý xã hội của công nhân từ đó đưa ra những kiến nghị giúp công nhân, doanh nghiệp trong việc chăm sóc, hỗ trợ nâng cao SKTT cho công nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về SKTT của công nhân; - Xây dựng cơ sở lý luận – khung lý thuyết nghiên cứu SKTT của công nhân; - Phân tích, đánh giá thực trạng SKTT tổng quát và các chiều cạnh SKTT của công nhân. Phân tích các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến SKTT của công nhân và tác động SKTT với một số hiện tượng tâm lý xã hội từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ SKTT của công nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của công nhân. 3.2. Khách thể nghiên cứu Tổng số khách thể gồm 434 công nhân và quản lý tại 05 KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong đó khách thể khảo sát định lượng là 419 công nhân, khách thể phỏng vấn định tính 15 người. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Về nội dung nghiên cứu 2
- SKTT có nội hàm rộng với đa chiều cạnh, là một phổ trải từ các đau khổ tâm lý đến trạng thái an lạc, hạnh phúc của mỗi cá nhân. Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ lý luận, thực trạng SKTT tổng quát và bốn chiều cạnh SKTT của công nhân gồm: rối loạn chức năng xã hội (CNXH), rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (LÂ-TC), mất tự tin, cảm nhận hạnh phúc (CNHP) của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. Phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố: sự kỳ vọng, tự phục hồi, hỗ trợ xã hội (HTXH), lối sống đến SKTT của công nhân, chỉ ra những yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ SKTT của công nhân. Phân tích, đánh giá tác động SKTT đến tình trạng KSNN, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 3.3.2. Về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 05 KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm: KCN Sóng Thần 1; KCN Mỹ Phước 3; KCN Đại Đăng; KCN Vsip 2 và KCN Đất Cuốc; thời gian khảo sát trong tháng 6/2023. 3.3.3. Về cách tiếp cận Luận án nghiên cứu SKTT của công nhân dưới góc độ tâm lý học, các chiều cạnh SKTT của công nhân được xem xét chủ yếu dựa trên quan điểm SKTT hai phổ liên tục kép, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của công nhân dựa trên quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với 3 nhóm yếu tố: sinh lý, tâm lý và xã hội, trong đó luận án chỉ xem xét ở khía cạnh tâm lý xã hội. Các thang đo được sử dụng luận án là thang sàng lọc, thông qua các câu hỏi tự đánh giá của công nhân. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Khi nghiên cứu SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương, chúng tôi dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tâm lý học, đó là: - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Các câu hỏi trong phiếu khảo sát, phỏng vấn, quan sát các chiều cạnh SKTT của công nhân được xem xét thông qua các hoạt động sống, lao động sản xuất, các quan hệ xã hội của công nhân [26]. - Tiếp cận theo nguyên tắc hệ thống và cấu trúc: Khi nghiên cứu SKTT của công nhân, chúng tôi xem xét nhiều mặt (biểu hiện qua nhận thức, cảm xúc, hành vi), mức độ 3
- và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của công nhân. Xem xét tác động SKTT của công nhân đến tình trạng KSNN, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS của họ. Các vấn đề về SKTT của công nhân được đặt trong sự vận động khách quan và trong mối quan hệ với điều kiện sống, lao động, môi trường văn hóa xã hội cụ thể tại các KCN tỉnh Bình Dương. - Tiếp cận thực tiễn: Khi nghiên cứu SKTT của công nhân, chúng tôi xem xét sự hình thành, phát triển và biến đổi SKTT của công nhân trong quá trình sóng, lao động sản xuất, lấy kết quả khảo sát thực tiễn làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng mức độ các chiều cạnh SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. Luôn tôn trọng số liệu khảo sát thực tiễn, các kết qủa phân tích từ phần mềm SPSS, biện giải các khía cạnh SKTT của công nhân dựa trên số liệu nghiên cứu thực tiễn, qua quan sát, phỏng vấn sâu đời sống công nhân, điều kiện kinh tế xã hội tại tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hiện nay. - Nguyên tắc tiếp cận liên ngành: Trong luận án này, dựa trên cách tiếp cận liên ngành để xây dựng cơ sở lí luận, tìm hiểu thực trạng SKTT của công nhân. Trong đó những khái niệm như: công nhân, SKTT, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, CNHP, CLCS… từ những lĩnh vực khoa học lao động, triết học, xã hội học, luật học, tâm thần học... với tâm lý học để xây dựng các khái niệm cũng như phân tích, đánh giá các các chiều cạnh SKTT ở công nhân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp định tính và định lượng để thực hiện nghiên cứu này, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp quan sát Phương pháp chuyên gia Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình Phương pháp thống kê toán học Mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện các phương pháp này được trình bày cụ thể ở chương 3 của luận án. 4
- 4.3. Giả thuyết khoa học Giả thuyết 1: Mức độ SKTT tổng quát và các chiều cạnh như rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin, CNHP của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương ở mức “Nhẹ”; Giả thuyết 2: Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện các chiều cạnh SKTT của công nhân theo các lát cắt giới tính, hôn nhân, trình độ và độ tuổi; Giả thuyết 3: Các yếu tố như: tự phục hồi, sự kỳ vọng, HTXH và lối sống cá nhân có ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện các chiều cạnh SKTT của công nhân; Giả thuyết 4: SKTT của công nhân kém có tác động tiêu cực đến tình trạng KSNN, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận Kết quả phân tích, tổng hợp lý luận của luận án cho thấy SKTT không chỉ là trạng thái khỏe mạnh về tâm trí mà là một phổ trải dài từ các đau khổ tâm lý đến chiều cạnh tâm lý tích cực, an lạc, hạnh phúc của con người. Đây là đóng góp quan trọng về mặt lý luận để mở rộng nội hàm khái niệm SKTT khi xem xét SKTT ở cả chiều cạnh đau khổ tâm lý và hạnh phúc tâm lý. Luận án đã xây dựng được các khái niệm như: SKTT; SKTT của công nhân, SKTT tổng quát, rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ- TC, mất tự tin và CNHP góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về SKTT của công nhân từ góc độ tâm lý học. Luận án cũng chỉ ra các chiều cạnh SKTT của công nhân là: rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin và CNHP. Các yếu tố như sự kỳ vọng, khả năng tự phục hồi, HTXH và lối sống có ảnh hưởng đến SKTT của công nhân. SKTT có tác động đến một số hiện tượng tâm lý xã hội ở công nhân như KSNN, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS. 5.2. Về thực tiễn Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng SKTT tổng quát, các chiều cạnh SKTT của công nhân gồm bốn chiều cạnh: rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin, CNHP với các mức độ từ có SKTT “Khỏe mạnh”- không có rối loạn tâm thần đến mức có rối loạn tâm thần “Nghiêm trọng”. 5
- Luận án chỉ ra các yếu tố như: sự kỳ vọng, tự phục hồi, HTXH và lối sống có ảnh hưởng và là nhân tố bảo vệ SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận: mức độ nghiêm trọng của các rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC và mất tự tin làm gia tăng tình trạng KSNN ở công nhân; những công nhân có mức độ CNHP càng cao thường có xu hướng gắn kết hơn với doanh nghiệp và cảm nhận CLCS tốt hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án đã đóng góp cho chuyên ngành Tâm lý học, làm phong phú thêm hệ thống lý luận về SKTT nói chung, SKTT của công nhân nói riêng. Những tri thức lý luận này góp phần nâng cao nhận thức về SKTT và làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các chuyên ngành Tâm lý học, Công tác xã hội, Y tế công cộng tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu, đồng thời gợi mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo về SKTT của công nhân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực trạng, chỉ ra các yếu tố bảo vệ, yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp chăm sóc, hỗ trợ SKTT cho công nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận án đã chứng minh SKTT của công nhân kém có tác động tiêu cực đến tình trạng KSNN, CNHP, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS ở công nhân. Đây là những gợi ý quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp can thiệp, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc SKTT của công nhân trong thực tiễn tại các KCN tại Bình Dương. Những kết luận và kiến nghị dựa trên các bằng chứng khoa học giúp công nhân nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc SKTT, là căn cứ để lãnh đạo các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan quản lý trong việc xây dựng chính sách, mô hình chăm sóc SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu sức khỏe tâm thần của công nhân; 6
- Chương 2: Cơ sở lí luận về sức khỏe tâm thần của công nhân; Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. 7
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN 1.1. Hướng nghiên cứu các chiều cạnh sức khỏe tâm thần của công nhân Các nghiên cứu về những vấn đề sức khỏe tâm thần Tại châu Âu, các nghiên cứu ban đầu tập trung vào các công nhân làm việc trong lĩnh vực dầu khí với môi trường khắc nghiệt ngoài biển khơi. Những báo cáo mô tả về công việc ngoài giàn khoan bao gồm môi trường làm việc và cách thức sống liên quan đến công việc đã xuất hiện trong một số ấn phẩm như của Solheim (1988); Sunde (1983) cho thấy nguồn tiềm ẩn của stress bao gồm công việc và điều kiện sống bị hạn chế, tù túng; thiếu sự cách biệt riêng tư, sống chung trong một cộng đồng rất nhiều kiểu người khác nhau; tiếng ồn và những tiếng căng thẳng khác của môi trường vật lý như những rủi ro tiềm ẩn, những kiểu ca kíp; công việc đơn điệu trong đó có những chu kỳ buồn tẻ xen kẽ chu kỳ hoạt động tích cực và ít có cơ hội phát triển kỹ năng mới [144]. Kết quả nghiên cứu định lượng của Cooper và Sutherland (1987) nhằm khảo sát mức độ lo âu và ám ảnh trên 194 công nhân dầu khí tại Anh và Hà Lan đã cho thấy công nhân giàn khoan ngoài biển có tỷ lệ triệu chứng lo âu và ám ảnh cao hơn so với nhóm trong bờ [63]; trong khi đó kết quả nghiên cứu của Gann và cộng sự (1990) trên 796 công nhân dầu khí tại tại Biển Bắc cho thấy không có sự khác nhau giữa công nhân ngoài biển và trong bờ về các triệu chứng lo âu và trầm cảm [76]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Katharine và cộng sự (1993) khi khảo sát 172 công nhân phụ trách trong buồng điều khiển ở trong bờ và ngoài biển Bắc Hải, các tác giả đã so sánh những đo lường về SKTT và sự nhận thức về môi trường lao động của nhóm công nhân trong bờ và ngoài biển, trong đó chú ý kiểm tra vai trò của nhận thức công việc, nhân cách trong mối quan hệ giữa môi trường và SKTT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ giữa công nhân trong bờ và ngoài biển [158]. Trên cơ sở đánh giá có cấu trúc các nghiên cứu dịch tễ học trong dân số nói chung hoặc tại nơi làm việc, nhóm tác giả Kristy Sanderson và Gavin Andrews (2006) đã tiến hành đánh giá các rối loạn tâm thần tại nơi làm việc bao gồm trầm cảm, lo âu và ám ảnh sợ hãi, kết quả cho thấy trầm cảm và ám ảnh sợ hãi là những rối loạn phổ biến nhất 8
- trong nhóm 6264 công nhân tại Úc cho thấy yếu tố trầm cảm và lo âu có liên quan và giảm năng suất lao động của công nhân [140]. Tại Mỹ, dựa vào các nghiên cứu liên quan đến nhiều nghề nghiệp, chính quyền Liên bang Hoa Kỳ (1979) ước tính có tới 100.000 công nhân chết hàng năm do các bệnh liên quan đến stress và 390.000 người phát sinh một bệnh nào đó liên quan đến nghề nghiệp. Các nghiên cứu gần đây về SKTT dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt trong môi trường số cho thấy các vấn đề SKTT là một trong những vấn đề sức khỏe trầm trọng nhất. Nghiên cứu của Rafi và Rafi (2018) cho thấy gần 20% người trưởng thành ở Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên có rối loạn tâm thần [136]. Trong khi đó, Carolyn và cộng sự (2016) khi xem xét SKTT ở khía cạnh đau khổ về cảm xúc cho thấy nhóm lao động trẻ có nhiều vấn đề hơn về SKTT, điều này cho thấy, độ tuổi có ảnh hưởng lớn đến SKTT nhất là nhóm lao động trẻ mới vào nghề [63]. Tại châu Á, báo cáo của Ủy ban Năng suất Chính phủ Úc (2019) về lợi ích kinh tế và xã hội của việc cải thiện SKTT cho thấy những tác động của SKTT đối với năng suất lao động của công nhân tại nơi làm việc trong đó tỷ lệ 48% công nhân tại Úc có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu sau đó liên tục chứng minh các vấn đề SKTT ở công nhân ngày một gia tăng về tần suất kể từ năm 2001 (Safe Work Australia, 2017) [146]. Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Pieh và cộng sự (2020) trên công nhân cũng cho thấy 25% công nhân có biểu hiện lo âu, trong đó tình hình công việc, thu nhập, giới tính và tình trạng mối quan hệ có tương quan với SKTT [133]. Ở Trung Quốc, Wong và Chang (2010) khi nghiên cứu tình trạng SKTT của 852 công nhân nhập cư tại các nhà máy ở Thâm Quyến đã xem xét tác động của căng thẳng di cư và năng lực xã hội tác động đến SKTT bằng thang đo căng thẳng di cư và thang đo năng lực xã hội. Kết quả cho thấy những công nhân nhập cư đã trải qua bốn nhóm triệu chứng tâm thần chính (nhạy cảm giữa các cá nhân, ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm và thù địch) [165]. Một nghiên cứu lát cắt ngang của Ting Li Jiang và cộng sự (2020) về các yếu tố rủi ro với SKTT của công nhân dầu mỏ ở Tân Cương cho thấy tỷ lệ mắc các rối nhiễu SKTT ở nhóm nghề này ngày càng nghiêm trọng, các căng thẳng tâm lý sẽ tác động nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc của công nhân và gây tổn hại đến sức khỏe cơ thể của họ. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề về SKTT của công nhân có sự khác biệt về tuổi tác, quốc tịch, loại công việc, thâm niên công tác, chức danh nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân [97]. Việc đánh giá các yếu tố rủi ro về SKTT cũng cho 9
- thấy làm việc theo ca, căng thẳng nghề nghiệp và mức lương cao/thấp có ảnh hưởng đến SKTT công nhân (Jiang và cộng sự., 2020) [97]. Các kết quả nghiên cứu sau đó của Jiang và cộng sự (2021) tiếp tục khẳng định có mối liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp với các vấn đề SKTT của công nhân dầu mỏ khi họ làm việc ở môi trường sa mạc khô cằn tại Tân Cương, đồng thời nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ với SKTT như: giới tính; độ tuổi (45 tuổi trở lên bị cao hơn so với người dưới 30 tuổi); căng thẳng nghề nghiệp; nỗ lực bên ngoài; đầu tư nội bộ; nỗ lực cao, lợi nhuận thấp và các yếu tố bảo vệ SKTT như: Quốc tịch Trung Quốc; vị trí công việc; khả năng tự phục hồi cá nhân. Tương tự, nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2021) cũng tại Trung Quốc còn cho thấy công nhân nhập cư có vị trí yếu thế về mặt xã hội dễ bị căng thẳng và có vấn đề SKTT cao hơn các nhóm còn lại và họ thuộc nhóm nguy cơ cao dễ dẫn đến có ý định tự tử (7,5%) [168]. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về SKTT của công nhân bắt đầu được quan tâm từ thập niên 80 của thế kỷ XX, ban đầu tập trung ở những nghiên cứu lâm sàng trong lĩnh vực y khoa và tâm thần học chuyên sâu. Những nghiên cứu trên bình diện tâm lý học còn ít và chủ yếu đề cập đến một hoặc một số rối nhiễu tâm trí. Các nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện sức khỏe tâm thần Trung ương về các đặc điểm dịch tễ lâm sàng như stress nghề nghiệp, lo âu, trầm cảm trên các nhóm công nhân dệt may, da giày tại Hà Nội và Đồng Nai của các tác giả Lã Thị Bưởi (2006), Lã Thị Bưởi và Trần Viết Nghị (2006a), Trần Viết Nghị và cộng sự (2005) [2], [5], [32] cũng như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2006) trên công nhân ngành nghề chế biến thuỷ sản đông lạnh ở Quảng Ninh và Cà Mau cho thấy tỷ lệ lo âu, trầm cảm, stress là khá phổ biến [44]. Kết quả nghiên cứu bằng các thang sàng lọc rối loạn tâm thần của Lã Thị Bưởi và cộng sự (2006) trên 1489 công nhân tại các ga đường sắt, lái tàu tuổi từ 22 đến 55 cho thấy tỷ lệ lo âu là 0,8% và trầm cảm là 0% [7]. Cùng khoảng thời gian này, Lã Thị Bưởi và Trần Viết Nghị (2006b) nghiên cứu trên 81 công nhân làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như bị tiếng ồn, độ ẩm cao, cách biệt với bên ngoài, có trách nhiệm cao tại nhà máy thủy điện Hòa Bình và công trình ngầm Lăng Bác bằng thang đo lo âu, trầm cảm của Beck và Zung cho thấy tỷ lệ rối loạn liên quan đến SKTT là 7,6%, trong đó 3,9% là rối loạn giấc ngủ, 2,6% suy nhược, 0,9% lo âu, 0,2% trầm cảm, tỷ lệ rối loạn tâm thần tăng theo tuổi đời, tuổi nghề [6]. Nghiên cứu trước đó của Trần Viết Nghị và cộng sự (2005) trong đề tài khoa học cấp Nhà nước về 10
- SKTT con người Việt Nam trên mẫu lớn 9209 công nhân thuộc 10 nhóm ngành nghề cơ bản để xem xét yếu tố stress và ảnh hưởng của stress đến sức khỏe thể chất và các nguy cơ gây stress theo từng lĩnh vực nghề nghiệp cho thấy tỷ lệ công nhân bị stress trên toàn bộ nhóm 10 ngành nghề rất cao (59,2%), trong đó 10,7% công nhân có dấu hiệu bị các vấn đề SKTT liên quan đến lo âu, trầm cảm và suy nhược thần kinh [32]. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Lã Thị Bưởi và Trần Viết Nghị (2005) trên 870 công nhân gang thép Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ rối loạn liên quan đến SKTT là khá cao (20,6%) trong đó suy nhược 9,3%, rối loạn giấc ngủ 7,1%, lo âu 2,2%, trầm cảm 2,0%, tỷ lệ này tăng theo tuổi đời, tuổi nghề và trình độ văn hóa thấp [4]. Các nghiên cứu tiếp sau đó của Lã Thị Bưởi (2006, 2007) trên công nhân may mặc, da giày tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng cho thấy các vấn đề SKTT ở công nhân là khá phổ biến, cụ thể mức độ suy nhược và stress ở công nhân với đặc điểm lâm sàng là rối loạn suy nhược rất điển hình cả về tần số và cường độ (tỷ lệ suy nhược chung là 8%) [2], [3]. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2007) khi tiến hành khảo sát trên 700 công nhân tại Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã cho thấy có sự khác biệt về triệu chứng lo âu và trầm cảm, rối loạn CNXH giữa nhóm công nhân làm việc trong bờ và ngoài khơi (số công nhân ngoài khơi cao hơn). Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở cả hai nhóm từ 15 đến 17%, loạn thần kinh chức năng khoảng 65%, trầm cảm khoảng 1,4 đến 7%, lo âu là 4,3% và các rối loạn tâm thần khác khoảng 1,6%. Cũng khoảng thời gian này, tại phía Nam, nghiên cứu của Trần Văn Liêm và cộng sự (2008) trên 200 nữ công nhân làm việc trong các nhà máy tại KCN Biên Hoà tỉnh Đồng Nai cho thấy tỷ lệ công nhân nữ mắc chứng trầm cảm và lo âu cao hơn so với nhóm cộng đồng bình thường. Các yếu tố như: lương thấp, điều kiện sống thiếu thốn, tiếng ồn, chế độ ca kíp, thiếu thốn tình cảm là những nguy cơ có mối quan hệ với các rối loạn tâm thần, nhất là trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, suy nhược [12]. Tác giả Lê Minh Công (2016) khi nghiên cứu tỷ lệ các rối loạn tâm thần ở công nhân KCN Biên Hòa 2 tỉnh Đồng Nai bằng thang đánh giá trầm cảm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (PHQ- 9) và thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh cho thấy tỷ lệ rối loạn chung là 14,29%, trong đó đa phần là trầm cảm, suy nhược thần kinh và rối loạn giấc ngủ [9]. Nhóm tác giả Hà Minh Trang và cộng sự (2021) khi nghiên cứu mức độ lo âu, trầm cảm, stress trên 406 công nhân tại Hưng Yên bằng thang đo DASS-21 cho thấy tỷ lệ rối loạn chung khá cao (38,7%) trong đó stress là 16,7%, trầm cảm 21,2%,; lo âu 33,3% [43]. Nghiên 11
- cứu của Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2020) trên công nhân nhà máy điện ở Trà Vinh cũng cho thấy tỷ lệ stress là (8,3%) [30]. Trong khi đó, một nghiên cứu định tính gần đây của Nguyễn Văn Chất (2022) trên nhóm lao động ngành lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid-19 cũng chỉ ra các biểu hiện tiêu cực về SKTT như căng thẳng do tác động tình trạng mất việc làm và hạn chế đi lại. [61]. Tác giả Phan Minh Trang (2021b) trong một nghiên cứu cắt ngang dựa vào bảng câu hỏi DASS-21, để thu thập thông tin về các triệu chứng tâm thần ở 425 công nhân da giày tại miền Nam cho thấy, tỉ lệ công nhân có triệu chứng rối loạn hành vi xã hội chiếm 20,3%, trong đó 9,9% trầm cảm, 17,9% rối loạn lo âu, và 7,3% căng thẳng [42]. Các nghiên cứu Trần Thị Thúy (2011) và Nguyễn Hữu Xuân (2012) trên công nhân tại miền Bắc nước ta cũng cho thấy tỷ lệ công nhân bị stress, lo âu, trầm cảm là khá cao (lần lượt là 16,8%, 31,1% và 12,6%) [37]. Tỷ lệ này khá tương đồng với những nghiên cứu sau đó về tỷ lệ stress, lo âu và trầm cảm ở công nhân (Đậu Thị Tuyết, 2013; Phan Minh Trang, 2019; 2021) [45], [40], [43]. Khi xem xét mức độ phổ biến của các triệu chứng trầm cảm và ý định tự tử trên nhóm 1200 công nhân tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, nhóm tác giả Đỗ Ngọc Hà và cộng sự (2020) đã xác nhận tỷ lệ 30,5% công nhân có các triệu chứng trầm cảm, 33,6% có ý định tự tử [15], tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm và ý định tự tử ở công nhân tại Việt Nam như vậy là rất đáng báo động (Đỗ Ngọc Hà và cộng sự, 2020; Le và cộng sự, 2020) [87], [107]. Nhóm tác giả Hoàng Thị Giang và cộng sự (2020) khi nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe công nhân ngành may tại Nghệ An đã chỉ ra mối quan hệ giữa các vấn đề SKTT với điều kiện lao động và tình trạng sức khỏe bệnh tật của công nhân như là yếu tố gây sự mệt mỏi của công nhân trong quá trình lao động [15]. Tác giả Trần Anh Quân và cộng sự (2021) đã tiến hành xem xét sự căng thẳng nghề nghiệp trên 311 công nhân tại Đồng Nai trong bối cảnh họ đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 hoành hành cũng cho thấy 13,5% công nhân trong tình trạng căng thẳng nghề nghiệp mức “cao” [34]. Tại Bình Dương, nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2018) tiến hành trên 394 công nhân da giày về các rối loạn tâm thần cho thấy tỷ lệ khá cao (26.9%) công nhân dày gia bị stress nghề nghiệp [14]. Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên đã ít nhiều cho thấy bức tranh đa dạng về SKTT của công nhân. Những nghiên cứu cho thấy các vấn đề SKTT có thể xuất hiện ở công nhân trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau với tỷ lệ không 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 337 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 231 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 43 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 59 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 23 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 37 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 28 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
229 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 43 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 41 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
27 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn