intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng" nghiên cứu lý luận và thực trạng thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, luận án đề xuất những biện pháp giúp họ thích ứng tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Phan Thị Định THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội-2021 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Đức Sơn 2. TS Hoàng Anh Phước Phản biện 1: PGS. TS Đỗ Mạnh Tôn Phản biện 2: PGS, TS Nguyễn Thị Minh Hằng Phản biện 3: PGS, TS Lê Vân Anh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thích ứng có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là khả năng và phương thức đặc thù để con người có thể tồn tại và phát triển trong xã hội luôn biến đổi và nhiều thách thức. Với mọi người trong xã hội, thay đổi môi trường sống đã khó khăn, đối với người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng trở về tái hòa nhập cộng đồng lại càng khó khăn. Về lý luận, đây là giai đoạn có nhiều xáo trộn về mặt tâm lý, đang định hình nhân cách; lại là đối tượng đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội do tâm lý tiêu cực điều khiển. Về thực tiễn, những người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng khi trở về địa phương gặp rất nhiều trở ngại khi gia nhập vào các nhóm xã hội một phần do tự ti, mặc cảm; một phần là sự kỳ thị của cộng đồng. Từ những phân tích trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, luận án đề xuất những biện pháp giúp họ thích ứng tốt hơn. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Mức độ và biểu hiện thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. 3.2 Khách thể nghiên cứu 168 Người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường Giáo dưỡng. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, người chấp hành xong BPXLHC đưa vào TGD về địa phương sinh sống thích ứng với cuộc sống tại các cộng đồng xã hội chưa cao, biểu hiện ở các mặt nhận thức, thái độ, hành vi qua các hoạt động học tập, lao động, quan hệ xã hội và sinh hoạt thường ngày. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trong đó yếu tố thuộc về chủ quan và các yếu tố khách quan có ảnh hưởng lớn nhất. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng lý luận về thích ứng, tái hòa nhập cộng đồng và mức độ của thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD . 5.2. Nghiên cứu thực trạng mức độ và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. 5.3. Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao sự thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu 3
  4. Đề tài nghiên cứu mức độ và biểu hiện thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thông qua các mặt: nhận thức, thái độ, hành vi và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng đó. 6.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong 4 năm 2017 - 2020. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Nguyên tắc phát triển Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng được xem như là một phạm trù có sự thay đổi trong từng giai đoạn từ khi họ chấp hành xong Quyết định xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng về sinh sống tại địa phương. - Nguyên tắc hoạt động Xuất phát từ quan điểm cho rằng tâm lý con người được hình thành trong hoạt động và giao tiếp; có nguồn gốc từ môi trường sống. Do đó, muốn tìm hiểu rõ về thích ứng trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong Quyết định xử lý hành chính phải nghiên cứu thông qua hoạt động thực tiễn của họ. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Con người là một thực thể xã hội, hành vi của họ chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau- yếu tố tâm lý cá nhân và yếu tố xã hội. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.2. Phương pháp quan sát 7.2.3. Phương pháp chuyên gia 7.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, lý lịch 7.2.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.2.7. Phương pháp phỏng vấn sâu. 7.2.8. Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận - Xây dựng được cơ sở lý luận về thích ứng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường Giáo dưỡng và khẳng định sự cần thiết về thích ứng tâm lý trong tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính. 8.2. Về thực tiễn Xác định được các biểu hiện và mức độ thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. 4
  5. Chương 1. LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu về thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng 1.1.1. Hướng nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp, thích ứng lao động E. A. Ermolaeva năm 1969 nghiên cứu “Đặc điểm của sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm”. Năm 1979 A.I Serbacov và A.B. Mudric với công trình “Sự thích ứng nghề nghiệp của thầy giáo” cũng có quan điểm gần giống với E.A. Ermolaeva Năm 1979, A.E.Golomstooc khi nghiên cứu về “Sự lựa chọn nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh Nguyễn Thúy Bình với “Sự thích ứng của người giáo viên trẻ”, Nguyễn Thị Minh Huyền có “Sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên các trường sư phạm”, Nguyễn Nguyệt Cầm “Sự thích ứng với nghề chế biến ăn uống của học sinh ngành chế biến ăn uống trường trung học Thương mại và Du lịch” [dẫn theo 23]. “Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp của thanh niên- sinh viên” của tác giả Nguyễn Thạc 1.1.2. Hướng nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích ứng xã hội. H. Spencer (1820- 1903) khi nghiên cứu về sự thích ứng của con người với môi trường, K. Oberg, nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa”. Năm 1956, “ Colonial Studens” của Carey A.T Chu Văn Đức với luận án tiến sĩ về “Sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động tại trại giam”. Trần Hoàng Yến “Sự thích ứng học tập của học sinh lớp 1”, Hoàng Trần Doãn “sự thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên”, Nguyễn Minh Đức có “sự thích ứng hoạt động học tập của học sinh lớp 6”. Công trình của tác giả Phạm Thị Thục Oanh “Thích ứng tâm lý với quá trình chấp hành án tại trại giam của phạm nhân nữ”. Năm 2012, tác giả Vũ Dũng với cuốn sách “Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay” 1.1.3. Nghiên cứu về thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng Công trình "Offender Reentry: Correctional Statistics, Reintegration into the Community, and Recidivism" (Thống kê Người phạm tội: công tác tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa tái phạm của tác giả Nathan James Analyst in Crime Policy, tháng 1/ 2015 Đề tài “Những nhân tố quan trọng tác động đến sự tái hòa nhập cộng đồng thành công của người chấp hành xong hình phạt tù” của tác giả Anna Wilson Bài viết “Bài học thực tiễn của quá trình tái hòa nhập xã hội của người mãn hạn tù ở Nauy” của tác giả Stian Bonnvie Arntzen Tác giả chưa thấy có bất cứ nghiên cứu nào về thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường 5
  6. giáo dưỡng mà chỉ là những nghiên cứu tái hòa nhập cộng đồng ở góc độ quản lý nhà nước về An ninh trật tự. 1.2. Lý luận về thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng 1.2.1. Tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng 1.2.1.1. Người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng Người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD là người đã nhận được sự giúp đỡ, giáo dục lại để xóa bỏ tâm lý tiêu cực, hình thành tâm lý tích cực, thực hiện hành vi hợp chuẩn. Một số đặc điểm tâm lý phổ biến của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng - Tâm lý mặc cảm, tự ti - Nhu cầu của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa TGD - Ý thức pháp luật và nhận thức xã hội thấp kém Khó khăn tâm lý của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD Về chủ quan: tâm lý tự ti, không muốn giao tiếp Về phía khách quan: định kiến “đã có tì vết là xấu”, không thể gột rửa được. 1.2.1.2. Tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường Giáo dưỡng Tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD là quá trình cá nhân chủ động, tiếp nhận chuẩn mực xã hội sau một thời gian nhất định bị tách biệt với môi trường xã hội, hình thành tâm lý tích cực, xóa bỏ tâm lý tiêu cực, thực hiện hành vi hợp chuẩn, có ích cho xã hội. Nội dung tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD Tái hòa nhập về học tập Tái hòa nhập về hoạt động lao động Tái hòa nhập các quan hệ xã hội Tái hòa nhập trong sinh hoạt 1.2.2. Thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng 1.2.2.1. Khái niệm thích ứng tâm lý Thích ứng tâm lý là quá trình cá nhân chủ động, tích cực thay đổi, điều chỉnh bản thân để hòa nhập vào môi trường sống mới, khắc phục những khó khăn của sự thay đổi môi trường sống thể hiện ở sự cân bằng và phù hợp về nhận thức, thái độ và hành vi trong bối cảnh mới. Thích ứng tâm lý là quá trình cá nhân chủ động, tích cực thay đổi, điều chỉnh bản thân để hòa nhập vào môi trường sống mới, khắc phục những khó khăn của sự thay đổi môi trường sống thể hiện ở sự cân bằng và phù hợp về nhận thức, thái độ và hành động trong bối cảnh mới. Thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD có một số đặc điểm sau: 6
  7. - Thứ nhất, bản chất thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD là đạt được sự thay đổi và có sự hài hòa, cân bằng, thống nhất tâm lý ở cả ba thành phần nhận thức, thái độ và hành vi. - Thứ hai, thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD là sự thích ứng tâm lý đặc biệt. - Thứ ba, cơ chế thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD là cơ chế bắt buộc. Biểu hiện của nội dung thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng - Thích ứng về mặt nhận thức - Thích ứng về mặt thái độ - Thích ứng về mặt hành vi 1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng - Các yếu tố thuộc về chủ quan: Trầm cảm; Nhận thức (nhận thức sai lệch về các chuẩn mực xã hội); Hành vi tích cực (Tự ý thức của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD); mặc cảm - Các yếu tố thuộc về khách quan: Gia đình, hàng xóm, xã hội Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở phân tích nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một số khái niệm công cụ cho nghiên cứu như sau: Thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD là sự chủ động, tích cực thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi ở chủ thể của mình để thực hiện những hành vi phù hợp với cuộc sống và chuẩn mực xã hội hiện hành. Thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD biểu hiện ở nhận thức, thái độ và hành vi thông qua các hoạt động học tập, lao động, quan hệ xã hội và sinh hoạt của họ. Dự báo các yếu tố tác động thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD bao gồm các yếu tố thuộc về chủ quan và các yếu tố thuộc về khách quan. Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Tác giả nghiên cứu luận án tại một số tỉnh thuộc phía bắc của Việt Nam 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Được sự giới thiệu của địa phương, chúng tôi đã gặp trực tiếp các em là những người đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng để trình bày mục đích của nghiên cứu và đề nghị các em hỗ trợ. Sau khi nhận được sự đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi phát phiếu hỏi và trực tiếp hướng dẫn các em cách trả lời. Các em tự điền câu trả lời của mình vào phiếu hỏi. Tuy nhiên, việc tiếp cận khách thể rất khó khăn. Nhiều em tự ti về quá khứ của mình, không thích giao tiếp với ai… nên không hợp tác. Mặt khác, địa phương cư trú của các em nằm rải rác khắp các tỉnh 7
  8. thành trên cả nước, mỗi quận, huyện chỉ có một vài em... Vì vậy, tác giả chỉ thu thập được thông tin từ 168 khách thể. Trong số này, chúng tôi đã phỏng vấn sâu 12 em. Đặc điểm khách thể được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lượng Tỉ lệ % Giới tính Nam 154 91,7 Nữ 14 8,3 Quê quán Thành thị 15 91,1 Nông thôn 153 8,9 Dưới 6 tháng 83 49,4 Thời gian về địa phương 6- 12 tháng 31 18,5 Trên 12 tháng 54 32,1 6 tháng 1 0,6 Thời gian chấp hành ở TGD 12 tháng 26 15,5 18 tháng 58 34,5 24 tháng 83 49,4 Số lần vào TGD 1 lần 163 97,0 2 lần 5 3,0 Dư dả 19 11,3 Kinh tế của gia đình Đủ ăn 123 73,2 Khó khăn 26 15,5 Từ đủ 14 đến dưới 16 52 31,0 tuổi Độ tuổi Từ đủ 16 đến dưới 18 77 45,8 tuổi Từ đủ 18 tuổi trở lên 39 23,2 Như vậy, hầu hết người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD về địa phương trong mẫu nghiên cứu là nam giới, sống ở thành thị và mới vào trường giáo dưỡng một lần và có thời gian chấp hành ở trường giáo dưỡng từ 18 tháng trở lên. Sau khi chấp hành xong thời gian tại TGD, các em hầu hết ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. 2.2. Tổ chức nghiên cứu Luận án được tổ chức nghiên cứu qua 3 giai đoạn - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận - Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn - Giai đoạn 3: Viết luận án. 2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận - Xây dựng, hoàn thiện đề cương nghiên cứu 8
  9. - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. Thời gian: Từ 12/2016 - 5/2018 2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn - Xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo trong bảng hỏi của đề tài, trên cơ sở đó, chỉnh sửa các biến quan sát chưa đạt yêu cầu để hoàn thiện bảng hỏi. - Chỉnh sửa các phiếu phỏng vấn sâu, các phiếu thảo luận nhóm và bảng quan sát trước khi khảo sát chính thức. Thời gian, địa điểm - Thời gian: từ tháng 8/2018 - 3/2019. - Địa điểm: Một số xã của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; một số phường của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 2.2.3. Giai đoạn viết và hoàn thành luận án Thời gian: từ tháng12/2019 đến tháng 12/2020 2.3. Các phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản Tổng hợp, phân tích, hệ thống về mặt lý luận các nghiên cứu về thích ứng tâm lý, thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD ở trong và ngoài nước xác định những vấn đề cần nghiên cứu: các thành phần, biểu hiện và mức độ của thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Tìm hiểu thực trạng mức độ thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Thu thập, bổ sung, và làm rõ thông tin đã thu được từ phương pháp khác để có thể đánh giá trung thực, khách quan các biểu hiện và mức độ của thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng tâm lý đó. Các tình huống nảy sinh các cuộc trò chuyện hoặc phỏng vấn cũng hết sức phong phú dựa theo các mặt của đời sống xã hội, đôi khi là những câu chuyện, chia sẻ mang tính giải tỏa áp lực tâm lý cho các em. 2.3.4. Phương pháp quan sát Bổ sung thông tin cho các phương pháp khác, tìm hiểu biểu hiện thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý của họ... 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 9
  10. Phân tích, phác họa chân dung hai người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD với các mức độ thích ứng với tái hòa nhập khác nhau khác nhau nhằm góp phần khẳng định cơ sở lý luận của luận án và bổ sung cho kết quả nghiên cứu thực trạng. 2.3.6. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này nhằm xử lý số liệu thu được và chuẩn hóa thang đo sử dụng theo đặc điểm khách thể cho phù hợp. Các tiểu thang đo và thang đo Số item ban Số item sau khi đầu gồm kiểm tra độ tin cậy Tiểu thang đo thích ứng về nhận thức 20 15 Tiểu thang đo thích ứng về thái độ 20 16 Tiểu thang đo thích ứng về hành vi 24 19 Thang đo thích ứng chung 64 50 Trong mỗi tiểu thang đo, bên cạnh những item thuận chiều, còn có các item nghịch đảo. Mỗi item có 5 phương án trả lời từ hoàn toàn sai đến hoàn toàn đúng. Các item thuận chiều được cho điểm theo mức 4, 3, 2, 1, 0, tương ứng với các phương án trả lời “Hoàn toàn đúng”, “Đúng nhiều hơn sai”, “Nửa đúng nửa sai”, “Sai nhiều hơn đúng”, “ Hoàn toàn sai”. Các item nghịch đảo đều được đổi điểm trước khi tính điểm trung bình của tiểu thang đo và thang đo. Điểm trung bình càng cao, mức độ thích ứng càng lớn. Độ tin cậy của tiểu thang đo thích ứng về nhận thức là 0,75; của tiểu thang đo thích ứng về thái độ là 0,77; của tiểu thang đo thích ứng về hành vi là 0,87 và của toàn bộ thang đo thích ứng tâm lí là 0,91. 2.3.7 Phương pháp chuyên gia Phỏng vấn xin ý kiến về đặc điểm tâm lý đối tượng đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng; phân tích chia sẻ một vài trường hợp CHXBPXLHC đưa vào TGD 2.3.8. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, lý lịch Nắm được tiểu sử, nhân thân, lai lịch, nguyên nhân của những hành vi đã, đang và dự đoán hành vi của đối tượng. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, tác giả đã trình bày tiến trình tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu qua 3 giai đoạn và các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn. Các công cụ điều tra đã được tổ chức tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung và được hoàn thiện trước khi đưa vào điều tra chính thức. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG 3.1. Thực trạng thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường Giáo dưỡng 3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường Giáo dưỡng 10
  11. Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD Phân bố điểm thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD cho thấy điểm trung bình (Mean) = 3,21; trung vị (Median)= 3,31; điểm thấp nhất (Min) = 1,75; điểm cao nhất (Max) = 4,00; độ lệch chuẩn (SD) = 0,49; độ nghiêng (Skewness) = -0,86; độ dẹt (Kurtosis) = 0,29. Như vậy, phân phối điểm thích ứng tâm lý chung tiệm cận phân bố chuẩn, tuy nhiên điểm phân bố tập trung ở cực phải, phía bên trái biểu đồ có độ thoai thoải, nghiêng dốc ít hơn so với phía bên phải của biểu đồ và có độ nhọn rõ rệt; sự dao động của ĐTB khá rộng từ 1,75 đến 4,00 điểm. Bảng 3.1. Mức độ thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD Thấp Trung Cao Điểm Điểm ĐTB ĐLC (%) bình (%) (%) thấp cao nhất nhất Thích ứng chung 14,3 70,2 15,5 1,75 4,00 3,21 0,49 Thích ứng về nhận thức 13,3 79,1 7,6 1,60 4,00 3,36 0,50 Thích ứng về thái độ 15,5 66,7 17,9 1,75 4,00 3,15 0,54 Thích ứng về hành vi 20,2 60,7 19,0 0,63 4,00 3,13 0,64 Kết quả thu được cho thấy ĐTB của toàn bộ thang đo thích ứng tâm lí cũng như ba tiểu thang đo đều có ĐTB đạt hơn 3/4 điểm, trong đó thích ứng về nhận thức có ĐTB cao hơn thích ứng về thái độ và thích ứng về hành vi. Như vậy, sau khi trở lại địa phương, các thanh thiếu niên đã từng ở TGD đã tỏ ra thích ứng tương đối tốt với tái hòa nhập cộng đồng; trong đó thích ứng về nhận thức của các em tốt hơn thích ứng về thái độ và hành vi. Tuy nhiên, so sánh trên chính mẫu chọn của nghiên cứu này thì phần lớn người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD có mức thích ứng tâm lý ở mức trung bình (70,2%), tỉ lệ này cao gấp hơn 4,5 lần so với tỉ lệ người thích ứng tâm lý ở mức cao và gấp 4,9 người thích ứng tâm lý ở mức thấp. Khi so sánh theo các đặc điểm nhân khẩu, thích ứng chung của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc dù vậy, tỉ lệ có mức thích ứng thấp ở nữ cao hơn tỉ lệ này ở nam giới, ngược lại tỉ lệ có mức thích ứng cao ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Trong khi không có em nào ở thành thị có mức thích ứng thấp thì tỉ lệ các em ở nông thôn có mức thích ứng thấp là 16%; đồng thời tỉ lệ có mức thích ứng cao của các em sống ở thành thị cao hơn các em sống ở nông thôn (20% và 15%). Các em càng có nhiều thời gian ở trường giáo dưỡng thì tỉ lệ thích ứng ở mức độ thấp càng cao. Các em sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế càng khó khăn thì càng thích ứng thấp. 11
  12. Mặc dù, thích ứng về nhận thức có ĐTB cao nhất, nhưng tỉ lệ người thích ứng về nhận thức ở mức cao khá thấp so với tỉ lệ người thích ứng về thái độ và hành vi. Mặc dù tỉ lệ người thích ứng về hành vi khá cao, nhưng những người thích ứng về hành vi ở mức thấp cũng chiếm một tỉ lệ tương đương và chiếm tỉ lệ cao hơn người thích ứng thấp về thái độ và nhận thức. Điều này cho thấy có sự thích ứng chưa đồng đều trong từng mặt cũng như giữa các mặt. Thích ứng tâm lý của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD thể hiện đầu tiên là phải chấp nhận và tiến tới tự giác thực hiện những hành vi tuân theo các chuẩn mực của địa phương nói riêng và của xã hội nói chung. Trong quá trình đó có sự giám sát của gia đình và các tổ chức xã hội giúp họ có điều kiện tự nhìn nhận lại bản thân và hành vi của mình một cách căn bản. Vì vậy, sau đây, chúng tôi phân tích kĩ hơn từng mặt của sự thích ứng tâm lý này. 3.1.2. Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng về mặt nhận thức Việc chấp nhận thực hiện các nội quy cụ thể trong các hoạt động hàng ngày khi sinh sống tại địa phương như khi tham gia hoạt động học tập và hoạt động lao động, quan hệ xã hội, các sinh hoạt cá nhân.... Kết quả phân tích số liệu cho thấy nhận thức về lao động đạt điểm trung bình cao nhất (3,54); tiếp đến là nhận thức về học tập (3,35) và sau cùng là nhận thức về sinh hoạt và và về quan hệ xã hội (3,29 và 3,28). Điều này cho thấy của người chưa thành niên đã từng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là chưa nhận thức đồng đều về tất cả các khía cạnh. Dường như vấn đề sinh hoạt và quan hệ xã hội vẫn còn nhiều trở ngại với các em. Trong các biểu hiện cụ thể của nhận thức thì nhận thức về lợi ích của lao động, học tập và việc tham gia hoạt động với mọi người là tốt nhất (đạt điểm trung bình cao nhất, từ 3,69 trở lên). Phần lớn các em đều hiểu rằng lao động giúp các em hiểu về cuộc sống, lao động giúp rèn luyện sức khỏe và sự kiên trì; học tập giúp các em có được kiến thức và cơ hội làm việc; tham gia các hoạt động với mọi người là cách tốt nhất để hòa nhập. Chia sẻ của một số em tham gia phỏng vấn sâu đã khẳng định lại điều này: "Lao động đầy đủ và có hiệu quả giúp mọi người nhìn nhận chúng cháu theo hướng thiện cảm hơn, chúng cháu có điều kiện để chứng minh với mọi người về sự hướng thiện của chúng cháu. Hơn nữa, vì là thay đổi môi trường sống nên chúng cháu cũng chưa có được nhiều các quan hệ xã hội ở địa phương nên lao động giúp thời gian trôi nhanh hơn với chúng cháu mà chúng cháu cũng khuây khỏa đầu óc, bớt thời gian lo nghĩ về gia đình và những việc khác” (T.T.H- 21 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Một số khác cho rằng: "May có việc làm sớm chứ nếu không có việc làm thì cũng chẳng biết làm gì cô ạ" ( N.H.V, 18 tuổi, TP.Tam Điệp, Ninh Bình) Bảng 3.2. Thực trạng thích ứng về nhận thức Nội dung ĐTB ĐLC Nhận thức về học tập 3,35 Tôi thấy việc học tập pháp luật là cần thiết* 3,48 1,15 Tôi thấy nội dung học tập giáo dục công dân, đạo đức cũng lí thú* 3,20 1,26 Tôi thấy bắt buộc học tập văn hóa không quá khó khăn đối với tôi* 2,75 1,44 Học tập giúp tôi có được kiến thức và có cơ hội việc làm 3,70 0,82 Tôi thấy mình cần phải học để bổ sung kiến thức 3,61 0,78 12
  13. Nhận thức về lao động 3,54 Lao động giúp tôi rèn luyện sức khỏe và sự kiên trì 3,70 0,72 Lao động giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống 3,73 0,70 Tôi thấy phải lao động có ích đối với bản thân tôi* 3,20 1,18 Nhận thức về quan hệ xã hội 3,28 Để có bạn bè mới, tôi cần phải chủ động làm quen và thiết lập 3,13 1,22 quan hệ Tôi biết rằng cần phải có thời gian để hàng xóm chấp nhận 3,23 1,19 Tôi cần thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình 3,48 1,02 Nhận thức về sinh hoạt 3,29 Tham gia các hoạt động với mọi người là cách tốt nhất để tôi hòa 3,69 0,76 nhập Làm các việc (đi ngủ, xem tivi...) theo quy định là cần thiết 3,39 1,06 Tôi cần phải cố gắng tham gia các hoạt động tại địa phương 3,10 1,22 Tôi thấy mọi người xung quanh chấp hành tốt các quy định của địa 2,96 1,05 phương Ghi chú: * Item nghịch đảo đã được quy đổi điểm và thay đổi diễn đạt cho phù hợp. Vấn đề khó khăn nhất với các em là việc bắt buộc học văn hóa. Mặt khác, độ lệch chuẩn của các biểu hiện nhận thức khá cao, phần lớn đều lớn hơn 1. Kết quả này cho thấy người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD có sự thích ứng không đồng đều về mặt nhận thức. Trong khi một số em nhận thức rất tốt về học tập, lao động, quan hệ xã hội và sinh hoạt thì một số em chưa có nhận thức tốt về những vấn đề này. Như vậy, mặc dù nhiều em đã nhận thức được việc cần chấp nhận tuân theo các chuẩn mực xã hội khi về địa phương nhưng vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên chưa thực sự thay đổi nhiều về nhận thức. 3.1.3. Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD về mặt thái độ Mặc dù nhận thức về sinh hoạt không cao song thái độ về sinh hoạt của người người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD lại cao nhất, tiếp đến là thái độ đối với lao động; cuối cùng là thái độ đối với quan hệ xã hội và học tập. Tương tự thích ứng về mặt nhận thức, phần lớn các biểu hiện thích ứng về thái độ đều có sự phân tán ý kiến. Trong khi nhiều em tỏ ra phấn khởi, vui vẻ thì một số em vẫn cảm thấy buồn chán, khó chịu trong học tập, lao động, quan hệ xã hội cũng như sinh hoạt. Bảng 3.3. Thực trạng thích ứng thái độ Nội dung ĐTB ĐLC Thái độ về học tập 2,94 Tôi thích thú khi được học tập * 2,77 1,34 Tôi không cảm thấy buồn chán khi học pháp luật * 3,06 1,28 Việc học nghề làm tôi thấy dễ chịu 3,36 1,04 Tôi thích được học lại từ đầu 2,55 1,35 Thái độ về lao động 3,22 Tôi muốn lao động để mình có ích cho xã hội* 3,25 1,20 Tôi không cảm thấy khó chịu khi bị nhắc nhở trong quá trình lao 2,72 1,37 động* 13
  14. Tôi thấy vui khi tự mình làm ra sản phẩm mới 3,68 0,85 Thái độ về quan hệ xã hội 3,00 Tôi khá hài lòng với các bạn của tôi 2,92 1,13 Tôi không thấy khó chịu về sự dò xét của mọi người xung quanh 2,24 1,40 Tôi thấy thoải mái với mọi người trong gia đình 3,62 0,87 Mọi người đối xử tốt với tôi 3,23 1,00 Thái độ về sinh hoạt 3,39 Sinh hoạt chung với mọi người trong cộng đồng tôi thấy cũng ổn 2,98 1,14 Tôi dần quen với quy định về giờ giấc sinh hoạt (đi ngủ, xem ti 3,61 0,76 vi...) Tôi thấy yên tâm khi làm việc theo thời gian biểu 3,47 0,98 Tôi thấy hài lòng vì đã làm theo được quy định của địa phương 3,35 0,96 Tôi thấy khá ổn với cuộc sống hiện tại 3,52 0,99 Ghi chú: * Item nghịch đảo đã được quy đổi điểm và thay đổi diễn đạt cho phù hợp. Nhiều em cảm thấy vui khi tự mình làm ra sản phẩm mới, cảm thấy thoải mái với mọi người trong gia đình, dần quen với các quy định về giờ giấc sinh hoạt. Tuy nhiên, một bộ phận thanh thiếu niên vẫn khó chịu với sự dò xét của mọi người, không thích phải học lại từ đầu. Những mệnh đề thể hiện thái độ này, sau khi đã đổi điểm đều nhận được điểm trung bình thấp nhất 2,24 và 2,55. Điều này phản ánh thái độ chưa tích cực, thoải mái khi thực hiện hoạt động học tập, cũng như trong quan hệ với mọi người xung quanh. Cảm thấy áp lực, buồn chán, mệt mỏi là biểu hiện tâm lý thường thấy nhiều nhất trong tâm lý của người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Thực tiễn công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người CHXBPXLHC đưa vào TGD hiện nay ở một số địa phương đã bắt đầu chú trọng vào việc dạy văn hóa và giáo dục kiến thức xã hội nói chung, tuy nhiên công tác này chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi của xã hội còn chưa nói tới nhiều địa phương chưa để ý đến công tác này. Về khía cạnh tổ chức hoạt động giáo dục kiến thức xã hội cho các đối tượng là tù tha về, tác giả Vũ Văn Hòa cho rằng các địa phương hiện nay tổ chức cho các đối tượng chấp hành xong án về địa phương học tập chỉ dừng lại ở một số nội dung hạn chế, chưa cụ thể và chưa đi vào chiều sâu (10, tr. 112). Thực trạng này bắt nguồn một phần từ thái độ của những người xung quanh đối với đối tượng là người CHXBPXLHC đưa vào TGD. Qua trao đổi với một số người dân tại địa phương có người CHXBPXLHC đưa vào TGD, nhóm tác giả nghiên cứu cũng nhận thấy điều này. “...Bọn này tin sao được cô, chúng nó lại ngựa quen đường cũ mà.....” (VHH., Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc); “Bố mẹ chúng nó còn chẳng giáo dục được nữa là ra xã hội, cứ để pháp luật trừng trị” ( BKL.,Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói rằng một bộ phận người CHXBPXLHC đưa vào TGD chỉ chấp nhận và thay đổi thái độ ở mức độ thấp; các em không hoàn toàn thoải mái, cân bằng khi thực hiện các yêu cầu hay quy định địa phương. 3.1.4. Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD về mặt hành vi Trong 3 mặt thì thích ứng về mặt hành vi có dải điểm rộng nhất với điểm thấp nhất là 0,63 và điểm cao nhất là 4,00. Độ lệch chuẩn của các biểu hiện thích ứng về 14
  15. hành vi cũng rất cao; hầu hết các biểu hiện có độ lệch chuẩn lớn hơn 1. Các con số này cho thấy thích ứng về hành vi cũng không có sự đồng đều giữa các cá nhân. Bảng 3.4. Thực trạng thích ứng hành vi Nội dung ĐTB ĐLC Hành vi học tập 3,04 Tôi tích cực tham gia hoạt động học tập 3,15 1,12 Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên về nội dung học tập 2,70 1,32 Tôi tham gia đầy đủ các buổi học nghề 3,20 1,14 Tôi tham gia đầy đủ các buổi học văn hóa 3,13 1,29 Tôi hay trao đổi với mọi người về nội dung học được 3,04 1,19 Hành vi lao động 3,23 Tôi tham gia đầy đủ ngày công lao động 3,35 1,04 Tôi hoàn thành định mức lao động 3,36 0,98 Tôi thành thạo các thao tác lao động 3,27 1,08 Tôi không chủ động hay sáng tạo khi lao động, ai bảo gì làm đấy 2,95 1,28 Hành vi trong quan hệ xã hội 3,06 Tôi gặp và trò chuyện với hành xóm một cách bình thường 2,90 1,36 Tôi giữ quan hệ tốt với nhiều người 3,01 1,17 Mọi người giúp đỡ tôi nhiệt tình 3,02 1,19 Tôi ứng xử với mọi người trong gia đình bình thường 3,48 0,99 Tôi hay giúp đỡ mọi người xung quanh 2,90 1,13 Hành vi trong sinh hoạt 3,20 Tôi thực hiện tốt các quy định của địa phương 3,05 1,24 Tôi nhanh chóng hòa nhập với sinh hoạt tại địa phương 3,27 1,09 Tôi luôn cố gắng thực hiện một số yêu cầu cao trong sinh hoạt 3,50 0,85 Tôi luôn cố gắng ngủ dậy sớm đúng giờ 3,13 1,31 Tôi sinh hoạt theo mọi người trong gia đình 3,04 1,31 Ghi chú: * Item nghịch đảo đã được quy đổi điểm và thay đổi diễn đạt cho phù hợp. Tuy nhiên mức độ thích ứng về hành vi của các biểu hiện tương đối đồng đều. Một số hành vi có ĐTB thấp hơn các hành vi khác một chút là trao đổi với giáo viên về nội dung học tập, không chủ động hay sáng tạo khi lao động, ai bảo gì thì làm nấy, gặp và trò chuyện với hàng xóm một cách bình thường, hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Một số hành vi có ĐTB cao hơn cả là thực hiện một số yêu cầu cao trong sinh hoạt, đối xử bình thường với mọi người trong gia đình. Thích ứng về mặt sinh hoạt và lao động cao hơn thích ứng về học tập và quan hệ xã hội. Mặc dù vậy, thực tế quan sát cách thức sinh hoạt, lao động của người CHXBPXLHC đưa vào TGD trong quá trình tham gia lao động cho thấy một số em luôn lợi dụng những sơ hở của quy trình, cách thức quản lý của người quản lý để vi phạm những lỗi nhỏ, lao động một cách bị động, chứ không chủ động, kết quả lao động chưa như ý. Có thể thấy, những hành vi lao động dễ dàng bị giám sát đều được phần lớn người CHXBPXLHC đưa vào TGD tuân thủ, thực hiện tốt theo yêu cầu của lao động, còn những gì không hoặc khó có thể giám sát được chặt chẽ thì đa số họ làm việc theo kiểu cầm chừng. 15
  16. Đây có thể coi là những hành vi mang tính ứng phó với việc các em luôn nhìn nhận bị mọi người xa lánh, phản ứng với những khó khăn trong quá trình thiết lập các mối quan hệ và sinh hoạt theo nề nếp ở gia đình và địa phương. Xét về khía cạnh cân bằng tâm lý thì những hành vi ứng phó giúp cho người CHXBPXLHC đưa vào TGD phần nào cảm thấy đã tự trấn an được tâm lý của mình nhưng không phải tất cả hành vi ứng phó đều được cho là phù hợp với quy định của địa phương cũng như phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Đồng chí phó chủ tịch một phường ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) trao đổi với nhóm nghiên cứu những băn khoăn của mình khi thấy có sự khác biệt về nhận thức, thái độ và hành vi trong thích ứng tâm lý của người CHXBPXLHC đưa vào TGD với việc thực hiện các quy định của địa phương trong sinh hoạt tại địa phương như sau: "Quản lý, giáo dục cho người CHXBPXLHC đưa vào TGD tái hòa nhập cộng đồng là công việc đặc biệt. Bởi mình với tư cách là cán bộ quản lý, chỉ đạo trực tiếp anh em làm việc này phải luôn thật nhân văn, gần gũi, tôn trọng họ nhưng mặt khác cũng phải nghiêm túc quán triệt và chấp hành các nguyên tắc đảm bảo họ tin tưởng và nhận thức được mục đích của xã hội. Họ là những người được theo dõi để uốn nắn nên luôn có xu hướng bằng cách nào đó hạn chế tối đa những sự ảnh hưởng, chi phối của những người quan tâm đến họ”. Sự khác biệt về mức độ thích ứng tâm lý giữa các nhóm người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD chưa có ý nghĩa thống kê có thể do số lượng một số nhóm (nhóm nữ, nhóm sống ở thành thị...) chưa đủ lớn để so sánh. Vì vậy, sự khác biệt trong thích ứng của từng nhóm thanh thiếu niên này cần tiếp tục được kiểm tra trên các mẫu nghiên cứu lớn hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. 3.1.5 Tương quan giữa các khía cạnh thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD Bảng 3.5. Tương quan giữa các khía cạnh thích ứng tâm lý Thích ứng Mặt nhận thức Mặt thái Mặt hành vi chung độ Thích ứng 1 0,782 0,862 0,894 chung Mặt 0,782 1 0,534 0,524 nhận thức Mặt 0,862 0,534 1 0,675 thái độ Mặt 0,894 0,524 0,675 1 hành vi Hệ số tương quan Pearson của các mặt với nhau theo chiều thuận và ở mức độ trung bình đến tương quan chặt chẽ với r > 0,5 và p < 0,01. Tương quan giữa các yếu tố cấu thành của sự thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD đều diễn ra theo chiều thuận và hông đồng đều với các mức độ tương quan chặt chẽ khác nhau từ mức độ trung bình đến chặt chẽ (với r = 0,534 đến 0,894). Dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng các mặt của thích ứng không tồn tại độc lập mà có liên quan đến nhau, trong đó thích ứng thái độ và thích ứng hành 16
  17. vi có tương quan với nhau mạnh hơn so với tương quan giữa chúng với thích ứng nhận thức. Đây là điểm cho thấy sự thống nhất giữa các mặt này trên bình diện chung. Trong 3 mặt thì nhận thức được thích ứng cao nhất, tiếp đến là mặt thái độ và thấp nhất là mặt hành vi. 3.2. Dự báo các yếu tố tác động tới thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường Giáo dưỡng 3.2.1. Các yếu tố thuộc về chủ quan Bảng 3.15a. Dự báo từng yếu tố thuộc về chủ quan Nhân tố Thích ứng chung Mặt Nhận thức Mặt Thái độ Mặt Hành vi Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Trầm -0,40 000 1,000 -0,14 000 1,000 -0,32 000 1,000 -0,30 000 1,000 cảm R2= 0,62; sig=000; R2= 0,20;sig= 000; R2=0,53;sig= 000; R2= 0,29; sig=000; DW=1,539 DW=1,623 DW=1,570 DW=1,528 Nhận -0,36 000 1,000 -0,15 000 1,000 -0,28 000 1,000 -,33 000 1,000 thức R2=0,13; sig= 000; R2=0,19;sig= 000; R2=0,18; sig=000; R2=0,11;sig= 000; DW=1,513 DW=1556 DW=1,588 DW=1,546 Hành vi 0,53 000 1,000 0,42 000 1,000 0,42 000 1,000 0,50 000 1,000 tích cực R2=0,29; sig= 000; R2=0,18; sig=000; R2=0,17; sig=000; R2=0,25; sig=000; DW=1,627 DW=1,699 DW=1,624 DW=1,699 Mặc -0,41 000 1,000 -0,23 000 1,000 -0,38 000 1,000 -0,40 000 1,000 cảm R2=0,17;sig= 000; R2=0,16; sig=000; R2=0,15; sig=000; R2=0,16;sig= 000; DW=1,653 DW=1,642 DW=1,628 DW=1,625 Dự báo yếu tố Trầm cảm Kết quả bảng 3.15a cho thấy mô hình dự báo của trầm cảm đều có ý nghĩa thống kê với sig= 0,000, tức yếu tố trầm cảm (và các biến số của trầm cảm) có khả năng dự báo chính xác đến thích ứng tâm lý chung và các thành phần nhận thức, thái độ và hành vi của thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD theo chiều nghịch (giá trị Bêta ở tất cả các biến phụ thuộc đều âm). Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Hòa (2013) cũng cho thấy nhóm các yếu tố liên quan đến tâm lý của người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương thì có tới 23% liên quan tới căng thẳng tâm lý ở mức độ trầm cảm (tress). Tác giả cho rằng các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần và các quy trình liên quan đến điều trị các vấn đề tâm thần có dùng thuốc và can thiệp y khoa đều có sự ảnh hưởng tới tái hòa nhập của họ và các phản ứng chống đối của họ với các quy định của địa phương [58]. Mức độ dự báo của yếu tố trầm cảm tới các thành phần của thích ứng tâm lý của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD được được mô tả ở bảng 3.15a. Kết quả ở mô hình Hồi quy tuyến tính cho thấy yếu tố trầm cảm đều dự báo đến các thành phần của sự thích ứng tâm lý đạt mức có ý nghĩa về mặt thống kê với sig= 17
  18. 0,000. Trong đó trầm cảm có mức dự báo tác động cao nhất tới thích ứng về thái độ của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD (R2 = 0,53; và sig= 0,000), tiếp theo là dự báo tới thích ứng về mặt hành vi (sig = 0,000; R2 = 0,29). Tuy nhiên, từ bảng trên ta thấy người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD có vấn đề về trầm cảm và cũng cho thấy dự báo mức độ tác động của trầm cảm tới các thành phần của thích ứng tâm lý của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD, đặc biệt là về thích ứng nhận thức- những người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD có vấn đề về trầm cảm chỉ thích ứng được với 20% so với những người không có vấn đề về trầm cảm. Dự báo yếu tố Mặc cảm Theo bảng 3.15a thì yếu tố mặc cảm dự báo tác động đến thích ứng tâm lý chung và cả các thành phần thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD với R2 của thích ứng tâm lý chung = 0,17 và sig= 0,000; thích ứng nhận thức có R2= 0,16 và sig= 0,000; thích ứng về thái độ là 0,15 và sig= 0,000; thích ứng về hành vi là 0,16 và sig= 0,000. Giá trị Bêta ở tất cả các biến phụ thuộc đều âm tức là yếu tố mặc cảm tác động theo chiều nghịch đến tất cả các biến nghiên cứu và sig đều = 0,000 tức các giá trị đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Dự báo yếu tố Nhận thức (nhận thức sai lệch các chuẩn mực xã hội) Mô hình xem xét khả năng tác động của 5 biến số mô tả nhận thức sai lệch của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD về các chuẩn mực xã hội nhưng chỉ có 4 biến số có khả năng dự báo có ý nghĩa thống kê đối với thích ứng tâm lý của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD (xem thêm phụ lục 3.1; 3.2) với p sig= 0,000. Đó là các biến: "vẫn coi mọi chuyện như bình thường"; "mặc kệ mọi chuyện đến đâu thì đến"; "việc học tập hay lao động chẳng có ích gì" và "không thấy vấn đề gì về những sai trái trước đây của mình". Cụ thể dữ liệu nghiên cứu cho thấy các biến có ảnh hưởng theo chiều nghịch đến thích ứng tâm lý của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD (Bêta>0) với giá trị về tỉ số chênh từ 2,11. Kết quả ở bảng 3.15a cho thấy mức độ dự báo của các biểu hiện về nhận thức của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD tới các thành phần thích ứng tâm lý của họ có sự khác nhau; nhưng tất cả các biểu hiện đều đạt mức ý nghĩa thống kê (sig< 0,005) và biểu hiện đều có thể dự báo tới tất cả các thành phần của sự thích ứng tâm lý của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD với việc chấp hành nội quy của địa phương. Như vậy, yếu tố nhận thức sai lệch về chuẩn mực xã hội của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD có khả năng dự báo cao tới các thành phần của thích ứng tâm lý: thích ứng nhận thức, thích ứng thái độ và thích ứng hành vi. Dự báo yếu tố hành vi tích cực (Yếu tố tự ý thức) Kết quả bảng 3.15a cho thấy mô hình dự báo của trầm cảm (xem thêm phụ lục 3.3) đều có ý nghĩa thống kê với sig= 0,000, tức yếu tố hành vi tích cực (và các biến số của nó) có khả năng dự báo chính xác đến thích ứng tâm lý chung và các thành phần nhận thức, thái độ và hành vi của thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD theo chiều thuận (giá trị Bêta ở tất cả các biến phụ thuộc đều dương). Mô hình nghiên cứu xem xét khả năng tác động của các biến số khi chạy độ tin cậy đạt 0,63 điều này giải thích yếu tố hành vi tích cực có khả năng dự báo có ý nghĩa thống kê 18
  19. đối với thích ứng tâm lý chung và từng thành phần của thích ứng tâm lý đó là trầm cảm. Dữ liệu cho thấy những người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD) có xác xuất thích ứng tâm lý bằng 29,0% những người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD không thực hiện hành vi tích cực. Dự báo các yếu tố thuộc về chủ quan Bảng 3.15b. Dự báo các yếu tố thuộc về chủ quan tác động tới thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD Nhân Thích ứng chung Mặt Nhận thức Mặt Thái độ Mặt Hành vi tố Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Trầm -0,15 0,000 1,270 -0,19 0,002 1,270 -0,28 0,001 1,270 -0,18 0,001 1,270 cảm Nhận -0,18 0,001 1,294 --0,23 0,004 1,294 -0,29 0,002 1,294 -0,15 0,003 1,294 thức HV 0,43 0,000 1,041 0,37 0,000 1,041 0,31 0,000 1,041 0,40 0,000 1,041 tích cực Mặc -0,22 0,003 1,170 -0,10 0,001 1,170 -0,23 0,004 1,170 -0,22 004 1,170 cảm R2=0,39; sig=000; R2=0,24;sig= 000; R2=0,27; sig=000; R2=0,35 ; sig=000; DW=,1469 DW= 1,694 DW=1,654 DW=1,458 Các yếu tố thuộc về chủ quan tác động tới thích ứng tâm lý chung với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD đạt chỉ số R2= 0,39 với sig=0,000. Với hệ số tự tương quan (DW) là 1,469 tra trong bảng với n=10, k=3 ta có dL= 0,340 và dU = 1,733 vì Tự tương quan DW= 1,496 như bảng trên thì 0,340< 1,496< 1,733. Điều này phù hợp với R2 ở trên biến độc lập tác động và ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Với DW=1,496 là biến độc lập có ảnh hưởng nhưng không quyết định được biến độc lập. Giá trị với sig= 0,000 chứng tỏ R2 bình phương của tổng thể khác 0. Đồng nghĩa với mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể thực tế Cột hệ số Bêta ta thấy hệ số Bêta> 0 của yếu tố hành vi tích cực tác động theo chiều thuận đến biến thích ứng tâm lý chung, còn lại các yếu tố Trầm cảm, Mặc cảm, nhận thức có Bêta< 0, nghĩa là các biến đó tác động theo chiều nghịch đến Thích ứng tâm lý chung. Yếu tố Hành vi tích cực sẽ có ảnh hưởng và biến đổi biến phụ thuộc thích ứng tâm lý chung lớn nhất với Bêta= 0,43, tiếp theo là nhân tố Mặc cảm với Bêta= - 0,22; Nhận thức với hệ số B = -0,18; biến Trầm cảm lại có chỉ số Bêta nhỏ nhất với Bêta= -0,15. Khi kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị của hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) ta thấy theo bảng 3.15b tất cả các biến đều có VIF đều bé hơn 2, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Các yếu tố thuộc chủ quan dự báo ảnh hưởng thích ứng tâm lý về mặt nhận thức. Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số R2 của thích ứng nhận thức là 0,24 và sig= 19
  20. 0,000, các giá trị thu được có ý nghĩa thống kê và tin tưởng được, biến phụ thuộc thích ứng tâm lý chung được giải thích bởi các biến nhân tố độc lập. Các yếu tố thuộc chủ quan dự báo ảnh hưởng thích ứng tâm lý về mặt thái độ. Với bảng 3.15b, hệ số R2 của thích ứng thái độ là 0,27 với sig= 0,000. Với hệ số tự tương quan (DW) là 1,654 tra trong bảng với n=10, k=3 ta có dL= 0,340 và dU = 1,733 vì Tự tương quan DW= 1,654 như bảng trên thì 0,340< 1,654< 1,733.. Với DW=1,654 là biến độc lập có ảnh hưởng nhưng không quyết định được biến độc lập. Điều này sẽ lưu ý trong phần đề xuất giải pháp giúp người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng về mặt thái độ. Hệ số B của các nhân tố trầm cảm, mặc cảm, nhận thức đều âm với lần lượt là - 0,28; -0,23, -0,29, nghĩa là khi các biến này tác động theo chiều nghịch đến biến phụ thuộc Thích ứng về thái độ. Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị của hệ số phóng đại phương sai VIF thì tất cả các nhân tố đều có VIF đều bé hơn 2, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Các yếu tố thuộc chủ quan dự báo ảnh hưởng thích ứng tâm lý về mặt hành vi. Hệ số R2 của thích ứng hành vi là 0,35 và sig= 0,000 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu. Với hệ số tự tương quan (DW) là 1,458 tra trong bảng với n=10, k=3 ta có dL= 0,340 và dU = 1,733 vì Tự tương quan DW= 1,458 như bảng trên thì 0,340< 1,458< 1,733. Biến độc lập có ảnh hưởng nhưng không quyết định được biến phụ thuộc. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc về chủ quan có khả năng dự báo thích ứng tâm lý chung và các thành phần nhận thức, thái độ và hành vi của thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. 3.2.2. Dự báo yếu tố thuộc về khách quan tác động tới thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến số thuộc về khách quan như các yếu tố thuộc về gia đình, mối quan hệ với hàng xóm, bạn bè (gọi tắt là hàng xóm), Sự quan tâm của chính quyền, các tổ chức xã hội (chính quyền) đều có ý nghĩa thống kê với chỉ số sig< 0,005 (xem thêm phụ lục 3.3; 3.4; 3.5) cho thấy có khả năng dự báo tới thích ứng tâm lý chung và các thành phần của thích ứng tâm lý và khả năng dự báo chính xác cao. Điều đó có nghĩa là các yếu tố như gia đình, hàng xóm, chính quyền có khả năng dự báo thích ứng tâm lý chung và các thành phần thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. Kết quả nghiên cứu từ bảng 16a cho thấy các biến số thuộc về các yếu tố khách quan như yếu tố thuộc về gia đình, yếu tố hàng xóm, xã hội đều có ý nghĩa thống kê với chỉ số sig < 0,005 (xem thêm phụ lục 3.3; 3.4; 3.5) cho thấy có khả năng dự báo tới thích ứng tâm lý chung và các thành phần thích ứng tâm lý. Bảng 3.16a. Dự báo từng yếu tố thuộc về khách quan Nhâ Thích ứng chung Mặt Nhận thức Mặt Thái độ Mặt Hành vi n tố Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Bêta Sig VIF Gia 0,42 0.00 1,00 0,21 0,00 1000 0,36 0,00 1,00 0,47 0,00 1,00 đình 7 0 0 4 4 3 0 0 3 0 0 ARS= 0,224; ARS= 0,108; ARS= 0,126; ARS= 0,219; sig=0,000 sig=0,004 sig=0,000 sig=0,000 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2