intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:255

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên; Cơ sở lí luận về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên; Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÊ NGUYỄN ANH NHƯ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÊ NGUYỄN ANH NHƯ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC Ngành: Tâm lí học Mã số: 9310401 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Quang Sơn 2. PGS.TS. Trần Thị Thu Mai Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các kết quả nghiên cứu khác được trích dẫn trong luận án đều được trích nguồn rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN.................................................. 9 1.1. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ....................................................................................... 9 1.2. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc............................................................................ 20 1.3. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ................... 26 1.4. Nghiên cứu về các giải pháp tác động nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc dưới hình thức giáo dục tâm lí ............................................................................................ 40 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 46 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN .......................................................................... 47 2.1. Lí luận về trí tuệ cảm xúc ............................................................................................ 48 2.2. Lí luận về cảm nhận hạnh phúc ................................................................................... 62 2.3. Lí luận về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc .......................... 74 2.4. Lí luận về sinh viên ..................................................................................................... 77 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc 80 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................... 83 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 86 3.1. Tổ chức nghiên cứu ..................................................................................................... 86 3.2. Đặc điểm của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và khách thể nghiên cứu .. 88 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 90 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................. 114 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ................................... 116 4.1. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên .................................................................................... 116 4.2. Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ........................................................................... 122 4.3. Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ................... 131 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ............................................................................................................................ 137
  5. 4.5. Phương pháp giáo dục tâm lí nâng cao trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ................................................................................................................................... 141 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................................. 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 152 1. Kết luận chung .............................................................................................................. 152 2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 154 3. Hạn chế của luận án ...................................................................................................... 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 157 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 175
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung ĐHQG-HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn M Mean (Điểm trung bình) SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) CNHP Cảm nhận hạnh phúc TT Thứ tự TTCX Trí tuệ cảm xúc
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các lĩnh vực nghiên cứu của TTCX (Pearman, 2009) ....................................... 14 Bảng 1.2. Sự khác biệt trong đo lường TTCX giữa tự báo cáo và dựa trên hiệu suất ....... 15 Bảng 2.1. Các biến chủ quan của CNHP ............................................................................ 63 Bảng 2.2. Mô tả CNHP tâm lí của Carrol Ryff (2014) ...................................................... 66 Bảng 2.3. Mô tả Phương tiện CNHP (Engine Model of Well-being) ................................ 69 Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ......................................................................... 90 Bảng 3.2. Kết quả tóm tắt của điều tra thử nghiệm chuyển ngữ thang đo ......................... 94 Bảng 3.3. Nội dung bảng khảo sát “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên” ..................................................................................................................... 94 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo .................................................... 96 Bảng 3.5. Nội dung các thang đo sau quá trình chuyển ngữ và phân tích độ tin cậy, độ hiệu lực ....................................................................................................................................... 99 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tính chuẩn phân phối của các thang đo ................................ 100 Bảng 3.7. Tương quan giữa các thành tố trong thang đo ESAC ...................................... 100 Bảng 3.8. Tương quan giữa các thành tố trong thang đo CNHP Perma .......................... 100 Bảng 3.9. Nội dung dự kiến của chương trình “Hiểu cảm xúc, sống hạnh phúc” ........... 111 Bảng 4.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của sinh viên ......................................................... 117 Bảng 4.2. Sự khác biệt ý nghĩa về trí tuệ cảm xúc giữa các nhóm sinh viên (theo giới và năm học) ........................................................................................................................... 120 Bảng 4.3. Sự khác biệt ý nghĩa về trí tuệ cảm xúc giữa các nhóm sinh viên (theo Điều kiện kinh tế gia đình) ................................................................................................................ 120 Bảng 4.4. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ................................................ 123 Bảng 4.5: Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm sinh viên (Xét theo Giới, Năm học và Kiểu gia đình) ............................................................................................... 126 Bảng 4.6. Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm sinh viên (Xét theo trường học) ................................................................................................................................... 128 Bảng 4.7. Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm sinh viên ....................... 129 Bảng 4.8. Tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc .............................. 131 Bảng 4.9. Tương quan giữa thành phần TTCX và CNHP tổng quát ............................... 133 Bảng 4.10. Tương quan giữa thành phần TTCX và thành phần CNHP ........................... 134
  8. Bảng 4.11. Mô hình hồi qui đơn biến dự báo CNHP của TTCX ..................................... 135 Bảng 4.12. Mô hình hồi qui đa biến dự báo CNHP của TTCX ...................................... 135 Bảng 4.13. Tương quan giữa Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình và TTCX, CNHP................................................................................................................................ 137 Bảng 4.14. Bảng mô tả kết quả của mô hình biến điều tiết Tự trắc ẩn ............................ 138 Bảng 4.15. Bảng mô tả kết quả của mô hình biến điều tiết Lòng biết ơn ........................ 139 Bảng 4.16. Bảng mô tả kết quả của mô hình biến điều tiết Hỗ trợ của gia đình .............. 140 Bảng 4.17. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ..................................................................... 144 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định sự khác biệt của nhóm khách thể trước can thiệp ........... 146 Bảng 4.19. Kết quả kiểm định sự khác biệt của nhóm đối chứng .................................... 147 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định sự khác biệt của nhóm can thiệp ..................................... 147 Bảng 4.21. Kết quả so sánh của nhóm khách thể trước và sau can thiệp ......................... 148
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cấu trúc TTCX của Bar On (Book, 2009) ........................................................ 56 Sơ đồ 2.2. Cấu trúc Trí tuệ cảm xúc K-A-B ....................................................................... 57 Sơ đồ 2.3. Mô hình Phương tiện CNHP(Engine Model of Well-being) ............................ 71 Sơ đồ 2.4. Mối liên hệ giữa TTCX và Sức khỏe tâm lí, CNHP chủ quan (Zeidner, Matthews và Roberts, 2012) ................................................................................................................ 77 Sơ đồ 2.5. Mô hình lí thuyết “Mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên” .............. 84 Sơ đồ 4.1: Mô hình Biến điều tiết Tự trắc ẩn ................................................................... 138 Sơ đồ 4.2: Mô hình Biến điều tiết Lòng biết ơn ............................................................... 139 Sơ đồ 4.3: Mô hình Biến điều tiết Hỗ trợ của gia đình .................................................... 140
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làm thế nào để sống vừa hiệu quả, thành công và cũng hạnh phúc, mãn nguyện hơn là mục tiêu mà mỗi người đều hướng đến trong đời. Đây cũng có thể là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu, nhà tâm lí học dành thời gian để tìm hiểu nhằm cải thiện chất lượng đời sống cá nhân và giải quyết vấn đề của xã hội. Chính điều này mở ra nhiều chủ đề nghiên cứu trong tâm lí học và có rất nhiều bàn luận về nó. Lyubomirsky, King, và cộng sự (2005) đã thực hiện một phân tích tổng hợp toàn diện trên 225 bài báo về kết quả của hạnh phúc. So với người kém hạnh phúc hơn, những người hạnh phúc có nhiều khả năng: kiếm được thu nhập cao hơn, có được các mối quan hệ lứa đôi hoặc hôn nhân thỏa mãn hơn và nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ các đồng nghiệp tại nơi làm việc. Ngoài ra, những người hạnh phúc có nhiều khả năng sống lâu và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hạnh phúc và kết quả của nó không phải lúc nào cũng tuyến tính (Miao, Koo và Oishi, 2013). Proctor, Linley, Maltby (2009) thực hiện khảo sát các đặc điểm của thanh thiếu niên có mức độ hài lòng rất cao trong cuộc sống. Kết quả cho thấy nhóm thanh niên rất hạnh phúc có điểm số trung bình cao hơn đáng kể trên tất cả các biến bao gồm trường học (sự hài lòng với nhà trường, khát vọng học tập, thành tích học tập, thái độ với giáo dục), mối quan hệ liên cá nhân (quan hệ với cha mẹ, quan hệ đồng đẳng, sự chấp nhận của xã hội (social acceptance) và nội tại (ý nghĩa cuộc sống, lòng biết ơn, khát vọng, lòng tự trọng, hạnh phúc, ảnh hưởng tích cực, lối sống lành mạnh). Tiếp đến, về hạnh phúc, đây là chủ đề con người tìm hiểu từ thời cổ đại cho đến nay, tiếp tục phát triển mạnh mẽ và mở ra một trào lưu mới trong khoa học tâm lí với tên gọi tâm lí học tích cực (Positive Psychology). Theo Seligman & Csikszentmihalyi (2000): Mục tiêu của tâm lí học tích cực là bắt đầu thúc đẩy sự thay đổi về trọng tâm của tâm lí học, từ không chỉ thiên kiến trong việc sửa chữa những điều tệ hại trong cuộc sống mà còn xây dựng những phẩm chất tốt đẹp. Lĩnh vực của tâm lí học tích cực ở mức độ chủ quan là về những trải nghiệm chủ quan có giá trị: cảm nhận hạnh phúc (wellbeing), sự mãn nguyện (contentment) và sự thỏa mãn (satisfaction) (trong quá khứ); hi vọng (hope) và lạc quan
  11. 2 (optimism) (cho tương lai); dòng chảy (flow) và hạnh phúc (happiness) (trong hiện tại)”. Từ đó cho đến nay, trào lưu tâm lí học tích cực mới này tiếp tục phát triển, thiết lập hệ thống lí thuyết đồ sộ xung quanh vấn đề cảm nhận hạnh phúc và các chủ đề có liên quan. Theo Hart (2021), nội dung của tâm lí học tích cực là một ngành khoa học khám phá điều gì tạo nên một cuộc sống tốt đẹp và phổ biến các khái niệm, kết quả nghiên cứu và các giải pháp can thiệp có thể giúp chúng ta phát triển và thịnh vượng. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy trí tuệ cảm xúc và cảm nhân hạnh phúc có sự liên hệ với nhau. Kết quả xác minh tương quan thuận và có ý nghĩa giữa trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và sức khỏe tinh thần. Những sinh viên có trí tuệ cảm xúc cao có nhiều hạnh phúc và sức khỏe tinh thần (Sasanpour và cộng sự, 2012). Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm trí tuệ có mối tương quan tích cực với hai thành phần của cảm nhận hạnh phúc chủ quan (SWB - subjective well-being) và chiến lược cảm nhận tận hưởng. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thì thấy hạnh phúc hơn (Szczygie & Mikolajczak, 2017). Cụ thể, trí tuệ cảm xúc là “một cái gì đó” tồn tại trong mỗi con người. Nó ảnh hưởng đến cách con người kiểm soát hành vi, ứng xử với những vấn đề phức tạp của xã hội và đưa ra những quyết định cá nhân nhằm đạt được những kết quả tích cực (Bradberry & Greayes, 2012). Trí tuệ cảm xúc gồm các năng lực cảm xúc, cá nhân và xã hội – cái làm tăng khả năng của con người để đạt được hiệu quả cá nhân và năng suất chuyên nghiệp. Những kĩ năng này cần thiết hơn trong xã hội ngày nay và chúng giúp phân biệt ra những người đạt thành tích cao trong nhiều bối cảnh khác nhau (Bharwaney, 2009). Trí tuệ cảm xúc là một dạng trí thông minh, thể hiện việc nhận thức đúng về tình cảm và khả năng xử lí cảm xúc sẽ quyết định sự thành công và hạnh phúc của mọi người thuộc mọi tầng lớp. Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kĩ năng quản lí cảm xúc có được do tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống (Phan Trọng Ngọ, 2001). Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận thức, đánh giá và bày tỏ xúc cảm một cách chính xác; năng lực tạo điều kiện xúc cảm cho suy nghĩ; năng lực hiểu và phân tích xúc cảm, sử dụng những tri thức xúc cảm; và năng lực điều chỉnh xúc cảm một cách có suy nghĩ nhằm tăng cường sự phát triển xúc cảm và suy nghĩ (Nguyễn Văn Lũy và
  12. 3 Lê Quan Sơn, 2009). Như vậy, có thể thấy trí tuệ cảm xúc có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Về mặt hiệu quả công việc và thành công, trí tuệ cảm xúc không phải là trí thông minh IQ nhưng có thể là yếu tố dự đoán tốt nhất cho thành công trong cuộc sống và tái định nghĩa lại quan niệm về thông minh (Mayer và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, theo khảo sát của Bradberry và Greaves (2012), chỉ có 36% cá nhân có khả năng nhận diện chính xác những cảm xúc khi chúng xảy ra, nghĩa là 2/3 bị cảm xúc chi phối, chưa có khả năng xác định cũng như sử dụng chúng cho mục đích tích cực. Tóm lại, trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc (well-being) được xác định là thành phần quan trọng trong cuộc sống, cơ sở thành công trong các hoạt động, kể cả học tập. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc có mối liên hệ qua lại. Như vậy, có thể dự đoán về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc và từ đó, có thể giả định nếu tác động vào trí tuệ cảm xúc thì có thể gia tăng cảm nhận hạnh phúc. Một trong những cách thức tăng cường cảm nhận hạnh phúc chính là gia tăng trí tuệ cảm xúc. Do đó, việc giáo dục nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc cho người học là cần thiết và hữu ích. Điều này nâng cao cơ hội thành công, sống mãn nguyện cho cá nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc để phát triển 2 thành phần này cho sinh viên vẫn còn rất hạn chế tại Việt Nam. Tính đến thời điểm nghiên cứu được thực hiện, có rất ít công trình tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 yếu tố này trên nhóm đối tượng sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những lí do trên, người nghiên cứu quyết định tìm hiểu đề tài “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài vừa có ý nghĩa về mặt lí luận lẫn thực tế. Nó xây dựng cơ sở lí thuyết, mô tả thực trạng; làm rõ mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc và giúp các bạn sinh viên nâng cao trí tuệ cảm xúc, sống hạnh phúc hơn. Nghiên cứu đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục Việt Nam, chỉ đạo số: 6040/KH-SGDĐT do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành về Bộ tiêu chí và kế hoạch thực hiện mô hình Trường học hạnh phúc. 2. Mục đích nghiên cứu
  13. 4 Luận án tập trung khám khá mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tập trung xác định mức độ ảnh hưởng qua lại giữa trí tuệ cảm xúc đối với cảm nhận hạnh phúc, và xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như tự trắc ẩn, lòng biết ơn và sự hỗ trợ gia đình đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. Trên cơ sở khám phá mối liên hệ này, luận án đề xuất giải pháp can thiệp hướng đến nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống của sinh viên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Nghiên cứu về lí luận trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc, cảm hạnh phúc của sinh viên. 5.2. Khảo sát thực trạng trí tuệ cảm xúc, cảm hạnh phúc của sinh viên. 5.3. Phân tích, tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, các yếu tố tác động đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên 5.4. Xây dựng giải pháp gia tăng trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thông qua phương pháp giáo dục tâm lí; thử nghiệm, chứng minh tính hiệu quả của tác động can thiệp. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể khảo sát: Khách thể nghiên cứu dự kiến là khoảng 650 sinh viên tại một số trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Địa bàn nghiên cứu: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là các trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Bách khoa và đại học Kinh tế - Luật. 5.3. Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (sự tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, chủ yếu là mối liên hệ tác động từ trí tuệ cảm xúc đến cảm nhận hạnh
  14. 5 phúc; vai trò điều tiết của các yếu tố ảnh hưởng là Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc); can thiệp bằng phương pháp giáo dục tâm lí hướng đến nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc để gia tăng chỉ số cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên. Cụ thể, các hướng lí thuyết tiếp cận của nghiên cứu là: Mô hình trí tuệ cảm xúc K- A-B của tiến sĩ Emily A. Sterrett gồm 6 yếu tố Tự nhận biết, Tự tin, Tự kiểm soát, Thấu cảm, Động cơ và Năng lực xã hội cùng thang đo tương ứng với mô hình. Mô hình cảm nhận hạnh phúc mang tên PERMA do tác giả Martin Seligman đề xuất với 5 thành tố có thể đo lường được là Cảm xúc tích cực (Positive emotion), Dấn thân (Engagement), Các mối quan hệ (Relationships), Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose) và Thành tựu (Accomplishment) kèm thang đo tương ứng với mô hình. 5.4. Thời gian thực hiện: Dự kiến thời gian từ năm 2018 đến năm 2022. 6. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Thực trạng biểu hiện về trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? 2. Trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên ở sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ như thế nào? 3. Các yếu tố Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên? 4. Giải pháp can thiệp thông qua phương pháp giáo dục tâm lí có thể giúp nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc và có thể làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên hay không? 7. Giả thuyết khoa học - Sinh viên có điểm số đánh giá về trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc từ trung bình trở lên. Có sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên trong điểm số trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. - Trí tuệ cảm xúc có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Trí tuệ cảm xúc tăng thì cảm nhận hạnh phúc cũng tăng cao. - Các yếu tố Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình có ảnh hưởng điều
  15. 6 tiết đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. - Phương pháp can thiệp giáo dục tâm lí đề xuất trong đề tài với tên gọi “Hiểu cảm xúc - Sống hạnh phúc” có thể giúp nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc và làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên. 8. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Quan điểm tiếp cận Có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, người viết dựa trên các quan điểm tiếp cận sau: Tiếp cận Tâm lí học Tích cực: Tâm lí học tích cực tập trung vào việc nghiên cứu và thúc đẩy những khía cạnh tích cực của con người, bao gồm cảm nhận hạnh phúc và phúc lợi. Trong quan điểm này, trí tuệ cảm xúc không chỉ được xem xét như một yếu tố cá nhân mà còn như một phần quan trọng trong việc hình thành và duy trì cảm nhận hạnh phúc. Tiếp cận Tâm lí học Xã hội: Quan điểm này xem xét cách môi trường xã hội và mối quan hệ ảnh hưởng đến cả trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu có thể khám phá cách thức mà tương tác xã hội và hệ thống hỗ trợ tác động đến trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Tiếp cận Đa văn hóa và Xã hội học: Nghiên cứu từ quan điểm này khám phá cách văn hóa và ngữ cảnh xã hội ảnh hưởng đến cả trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. Điều này có thể bao gồm việc xem xét những khác biệt văn hóa trong cách hiểu và biểu hiện cảm xúc cũng như khái niệm cảm nhận hạnh phúc. Tiếp cận Sinh học và Thần kinh học: Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào cơ sở sinh học của cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, bao gồm cách thức hoạt động của não và hệ thống nội tiết tác động đến trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. Tiếp cận Tâm lí học Phát triển và Giáo dục: Điều này tập trung vào việc phát triển trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc có thể diễn ra qua các giai đoạn phát triển khác nhau và trong môi trường giáo dục. Các nhà nghiên cứu khám phá cách thức giáo dục và phát triển cá nhân ảnh hưởng đến và được ảnh hưởng bởi trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc. Từ đây, công trình này định hướng nghiên cứu trên đối tượng sinh viên, những người
  16. 7 vẫn còn tham gia vào hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi quan điểm tiếp cận mang lại những hiểu biết và kĩ thuật khác nhau để khám phá và hiểu rõ mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, từ đó cung cấp một bức tranh đa dạng và toàn diện. 8.2. Phương pháp nghiên cứu: Gồm các phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn:  Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu  Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi  Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia  Phương pháp thống kê và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0  Phương pháp giáo dục tâm lí 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về mặt lí luận: Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nó bao gồm các lí thuyết về đề tài đã được nghiên cứu trên thế giới và các phát hiện mới nhất ở Việt Nam. Cụ thể, luận án nghiên cứu trí tuệ cảm xúc theo mô hình K-A-B của tiến sĩ Emily A. Sterrett; cảm nhận hạnh phúc theo mô hình PERMA do tác giả Martin Seligman xây dựng. Đây đều là các lí thuyết chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam trên đối tượng sinh viên. Từ đây, luận án góp phần giới thiệu thêm một khung lí thuyết đặc thù trong việc nghiên mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. 9.2. Về mặt thực tiễn: Đề tài tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc: Xác định và đánh giá được chỉ số trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên; xác định cách thức và mức độ mà trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Điều này giúp làm sáng tỏ cơ sở và bản chất của mối liên kết giữa hai khía cạnh này. Nghiên cứu thể hiện số liệu khảo sát về thực trạng trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh
  17. 8 phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu này góp phần làm sáng tỏ thêm chủ đề nghiên cứu vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu chứng minh vai trò điều tiết của các yếu tố ảnh hưởng (Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn, Sự hỗ trợ của gia đình) tác động như thế nào đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Từ đây, cung cấp thông tin và hiểu biết về trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa chúng có thể giúp cải thiện kết quả học tập, làm việc; góp phần nâng cao khả năng thành công, chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Đề tài cũng phát triển giải pháp can thiệp: Xác định các giải pháp can thiệp và hỗ trợ dựa trên nghiên cứu để giúp sinh viên phát triển trí tuệ cảm xúc và tăng cường cảm nhận hạnh phúc (Điều này có thể bao gồm việc phát triển các chương trình đào tạo, tập huấn, giáo dục về trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc). Đó chính là phương pháp giáo dục tâm lí mới, mang tên “Hiểu cảm xúc - Sống hạnh phúc”. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá và chứng minh được tính hiệu quả của của phương pháp giáo dục tâm lí đề xuất trong đề tài để có thể ứng dụng trong thực tế. 10. Cấu trúc của đề tài: Mở đầu Nội dung Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Chương 2: Cơ sở lí luận về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  18. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN Tổng quan nghiên cứu là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nó giúp mang lại những hiểu biết về kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước. Nhờ đó, đề tài có thể thực hiện những khám phá mới dựa trên nền tảng khoa học được kế thừa vững chắc và rõ ràng. Nội dung của phần tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên gồm: 1. Nghiên cứu về TTCX (Nghiên cứu lí luận và công cụ đo lường, thực trạng về TTCX) 2. Nghiên cứu về CNHP (Nghiên cứu lí luận và công cụ đo lường, thực trạng về CNHP) 3. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP 4. Nghiên cứu về các giải pháp tác động nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc dưới hình thức giáo dục tâm lí 1.1. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc 1.1.1. Nghiên cứu lí luận về trí tuệ cảm xúc Thời hiện đại, vào thế kỉ 20, các nghiên cứu về trí thông minh nổ ra rầm rộ rồi tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến bây giờ. Một trong những khám phá có ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo ra sự đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng là: Các nhà nghiên cứu về cấu trúc, thành tố của trí thông minh đều thống nhất rằng nó đa dạng và có nhiều loại. Năm 1920, Thorndike quan niệm: Trí tuệ xã hội (Social Intelligence) là khả năng hành động khôn ngoan trong những giao tiếp xã hội, thấu hiểu bản thân lẫn mọi người xung quanh, để xây dựng mối liên hệ tốt giữa con người với nhau. Thorndike là nhà tiên phong trong việc nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về trí tuệ xã hội (Nguyễn Công Khanh, 2017). Đây chính là tiền đề cho các nghiên cứu liên quan đến TTCX vì sau bước tiến đầu tiên của Thorndike, quan điểm về trí thông minh đã được mở rộng ra ngoài lĩnh vực nhận thức, tư duy; trí thông minh rõ ràng còn có thể là một phương diện khác như cảm xúc, giao tiếp xã hội... Thập niên 1930 -1940 là giai đoạn có nhiều tranh cãi về chủ đề này. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc liệu TTCX có nên được phân loại là trí thông minh hay không và liệu
  19. 10 các cấu trúc của TTCX có đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường tâm lí tương tự như cấu trúc của trí thông minh thông thường hay không. Và để trả lời câu hỏi này, nhà tâm lí học David Wechsler đã nỗ lực để tích hợp TTCX vào các trắc nghiệm đo lường trí thông minh của mình và nhấn mạnh quan niệm về một bác sĩ lâm sàng giỏi sẽ giống như một bác sĩ lâm sàng thông minh về mặt cảm xúc. Từ đó, việc đo lường trí thông minh và trí thông minh không thuộc lĩnh vực nhận thức nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học nên có sự phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay (Kaufman & Kaufman, 2001). Howard Gardner (1983) công bố cuốn sách Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences, đánh dấu sự ra đời của lí thuyết trí thông minh đa dạng và được sự chấp thuận của đông đảo các nhà nghiên cứu, giới học thuật. Từ đó, lĩnh vực trí thông minh thật sự mở rộng vượt ra ngoài khuôn khổ của thông minh về nhận thức, tư duy. Gardner cho rằng các lí thuyết truyền thống về trí thông minh nhận thức (IQ) không đủ để đánh giá về trí tuệ của con người. Trong tác phẩm của mình, ông đề cập đến trí thông minh liên cá nhân (interpersonal) trong việc giao tiếp hiệu quả với người khác và trí thông minh nội tâm (intrapersonal) trong việc kết nối, hiểu chính mình. Năm 1985, lần đầu tiên thuật ngữ TTCX (Emotional Intelligence – EI) được đề cập đến bởi Wayne Payne trong luận án tiến sĩ mang tên A Study Of Emotion: Developing Emotional Intelligence (Tạm dịch: Một nghiên cứu về cảm xúc: Phát triển trí tuệ cảm xúc). Đến năm 1987, thuật ngữ TTCX được phổ biến rộng rãi đến mọi người nhờ công lao của Keith Beasley trong bài báo đăng trên tạp chí Mensa. (Jaafar, et al., 2015) Năm 1990, thuật ngữ TTCX mới lần đầu tiên được giới thiệu trong các tài liệu khoa học nhờ vào các nhà tâm lí học John D. Mayer, Peter Salovey. Sau đó, sự phát triển của các mô hình TTCX và nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tăng lên đáng kể. Ban đầu, sự quan tâm rộng rãi đến khái niệm này được thể hiện thông qua các chỉ số định tính và định lượng. Tiếp đến, nó đề cập đến các mô hình quan trọng của TTCX: mô hình khả năng tinh thần; mô hình Bar-On của Trí tuệ Cảm xúc-Xã hội; và mô hình TTCX của Goleman (Berrocal và Extremera, 2006). Cùng với đó, các tác giả cũng phát triển đa dạng các công cụ tương ứng với hệ thống lí luận của mình để đo lường TTCX của con người, tiêu biểu như thang
  20. 11 đo EQ - i ® (Emotional Quotient Inventory) của tác giả Bar-On; MSCEIT ® (Mayer, Salovey, Caruso Emotional Intelligence Test); ESCI (Emotional and Social Competency Inventory) và ECI 2.0 (Emotional Competency Inventory) do Boyatzis and Goleman phát triển… Trong cuốn sách đột phá về TTCX được xuất bản năm 1995 của mình, Daniel Goleman đã nhấn mạnh TTCX đóng vai trò quan trọng trong sự thành công tại nơi làm việc. Trong cuốn sách này, Goleman đã làm cho TTCX và các yếu tố liên quan của nó trong bối cảnh công sở trở nên dễ tiếp cận hơn với độc giả nói chung. Kết quả là, các trường kinh doanh và các CEO đã được tiếp xúc với TTCX dựa trên nền tảng khoa học và chứng cứ thực chứng cũng như và cách ứng dụng nó thành công trong vai trò lãnh đạo (Book, 2009). Goleman có công phổ biến TTCX đến với đông đảo người đọc. Đây là cột mốc đánh dấu cho sự phổ biến rộng rãi của khái niệm TTCX trong nghiên cứu khoa học và cuộc sống. Năm 1998, Daniel Goleman lại tiếp tục xuất bản sách về TTCX mang tên Working with Emotional Intelligence (Tạm dịch: Làm việc với TTCX). Dẫn lại theo Thompson (2009): Quan điểm “chung” nhất về TTCX là nó có thể được mô tả dưới dạng mô hình hai - hai (two - by - two) gồm Nhận thức (bản thân và những người khác) và Quản lí (bản thân và những người khác). Bốn góc của mô hình bao gồm Nhận thức bản thân (Self-Awareness), Nhận thức người khác (Other-Awareness), Quản lí bản thân (Self-Management) và Quản lí mối quan hệ (Relationship Management). Trong ấn bản năm 2000 của cuốn sách Handbook of Intelligence (Tạm dịch: Giáo trình về Trí tuệ), TTCX định nghĩa là khả năng nhận thức và thể hiện cảm xúc, đồng hóa cảm xúc trong suy nghĩ, thấu hiểu và suy luận về cảm xúc, và điều chỉnh cảm xúc trong bản thân và những người khác. Ngày nay, TTCX được nhiều nhà nghiên cứu quan niệm theo cùng một cách và đóng góp thêm nhiều hiểu biết tốt hơn về định nghĩa của TTCX, nó có thể được đo lường như thế nào và TTCX dự đoán những gì. Mặc dù có nhiều thuật ngữ được sử dụng thay thế cho TTCX, chúng có nhiều khả năng đề cập đến một nhóm các đặc điểm và năng lực tích cực đa dạng, không phải tất cả đều liên quan đến cảm xúc, trí thông minh hoặc giao điểm của chúng. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng thuật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0