intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương" được nghiên cứu với mục đích: Nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng mức độ biểu hiện sức khỏe tâm thần (SKTT) của công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương. Đánh giá các yếu ảnh hưởng đến SKTT của công nhân, chỉ ra mối quan hệ giữa SKTT với tình trạng kiệt sức nghề nghiệp (KSNN), sự gắn kết với doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của công nhân từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp công nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước trong việc chăm sóc, hỗ trợ nâng cao SKTT cho công nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN THĂNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Tâm lý học Mã số: 9. 31 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội - 2024
  2. 1 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Đỗ Thị Lệ Hằng 2. TS Đồng Văn Toàn Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh Phản biện 2: PGS.TS. Phan Thị Mai Hương Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thị Thu Hương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi, 8 giờ 30 phút ngày 17 tháng 10 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Sức khỏe tâm thần (SKTT) là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của mỗi cá nhân. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm về SKTTcủa công nhân tại các doanh nghiệp. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2022) cho thấy, trong số hơn một tỷ người đang sống với các rối loạn tâm thần có tới 15% trong độ tuổi lao động. Tại Nhật Bản, 78% lực lượng lao động bị suy giảm SKTT(Kotera và cộng sự., 2022), cảm thấy đau khổ vì những căng thẳng liên quan đến công việc (42,5%), có rắc rối trong mối quan hệ công việc (35,0%) và nội dung công việc (30,9%) (Aranha và cộng sự., 2022). Tại Việt Nam, số liệu của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2014) cho thấy, tỷ lệ mắc mười chứng rối loạn tâm thần phổ biến là 14,2% trong đó phần lớn những chẩn đoán về rối loạn tâm thần được thực hiện với người đang trong độ tuổi lao động. Nhiều nghiên cứu SKTTtại nơi làm việc cũng chỉ ra hệ quả SKTTkém không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng năng suất lao động (Hapke và cộng sự., 2019). Không chỉ vậy, với cường độ lao động ngày càng cao, nguy cơ thất nghiệp, áp lực công việc… làm gia tăng nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở công nhân (Đoàn Ngọc Xuân, 2021), điều này gây ra thiệt hại không nhỏ về kinh tế và giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tại tỉnh Bình Dương, hàng năm có trên 1,2 triệu công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, nhiều công nhân đang gặp phải những vấn đề về SKTTnhư mất ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn CNXH, căng thẳng, mất tự tin... ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, những nghiên cứu về SKTTtrên công nhân nói chung, công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương nói riêng còn rất ít. Điều này đặt ra vấn đề cần có thêm các nghiên cứu về SKTTcủa công nhân làm cơ sở khoa học cho công tác chăm sóc, hỗ trợ SKTTcủa công nhân, nhất là trong bối cảnh họ phải chịu những tác động tiêu cực kép từ đại dịch Covid- 19 và suy thoái kinh tế hiện nay. Từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng mức độ biểu hiện sức khỏe tâm thần (SKTT) của công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương. Đánh giá các yếu ảnh hưởng đến SKTT của công nhân, chỉ ra mối quan hệ giữa SKTT với tình trạng kiệt sức nghề nghiệp (KSNN), sự gắn kết với doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của công nhân từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp công nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước trong việc chăm sóc, hỗ trợ nâng cao SKTT cho công nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về SKTT của công nhân; - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu SKTT của công nhân; - Phân tích, đánh giá thực trạng SKTT, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của công nhân và xem xét mối quan hệ giữa SKTT với một số hiện tượng tâm lý xã
  4. 2 hội của công nhân từ đó đè xuất kiến nghị nhằm nâng cao SKTT công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ SKTT của công nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của công nhân. 3.2. Khách thể nghiên cứu Tổng số khách thể gồm 434 công nhân và quản lý tại các doanh nghiệp ở 05 KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong đó khách thể khảo sát định lượng là 419 công nhân, khách thể định tính 15 người. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Về nội dung nghiên cứu SKTT có phạm vi nội hàm rộng với đa chiều cạnh, là một phổ trải từ các đau khổ tâm lý đến trạng thái an lạc, hạnh phúc của mỗi cá nhân. Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ lý luận, thực trạng biểu hiện SKTT tổng quát và bốn chiều cạnh tiềm ẩn SKTT của công nhân như: rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin, CNHP của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. Phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố: sự kỳ vọng, tự phục hồi, hỗ trợ xã hội (HTXH), lối sống đến SKTT của công nhân, chỉ ra những yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ SKTT của công nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phân tích, đánh giá tác động SKTT đến tình trạng KSNN, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 3.3.2. Về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 05 KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm: KCN Sóng Thần 1; KCN Mỹ Phước 3; KCN Đại Đăng; KCN Vsip 2 và KCN Đất Cuốc; thời gian khảo sát trong tháng 6/2023. 3.3.3. Về cách tiếp cận Luận án nghiên cứu SKTT của công nhân dưới góc độ tâm lý học, biểu hiện SKTT của công nhân được xem xét chủ yếu dựa trên quan điểm SKTT hai phổ liên tục kép. Các yếu tố ảnh hưởng dự trên quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với 3 nhóm yếu tố: sinh lý, tâm lý và xã hội. Các thang đo được sử dụng luận án là thang sàng lọc, thông qua các câu hỏi tự đánh giá của công nhân. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tâm lý học, đó là: nguyên tắc tiếp cận hoạt động; hệ thống và cấu trúc; tiếp cận thực tiễn và tiếp cận liên ngành. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp định tính và định lượng để thực hiện nghiên cứu này, bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát
  5. 3 - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình - Phương pháp thống kê toán học. 4.3. Giả thuyết khoa học Giả thuyết 1: Mức độ biểu hiện SKTT tổng quát và các chiều cạnh như rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin, CNHP của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương ở mức “Nhẹ”; Giả thuyết 2: Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện SKTT của công nhân theo các lát cắt giới tính, hôn nhân, trình độ và độ tuổi; Giả thuyết 3: Các yếu tố như: tự phục hồi, sự kỳ vọng, HTXH và lối sống có ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện các chiều cạnh SKTT của công nhân; Giả thuyết 4: SKTT của công nhân có ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng KSNN, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận Kết quả phân tích, tổng hợp lý luận của luận án góp phần làm rõ nội hàm SKTT là khái niệm đa chiều, đó không chỉ là trạng thái khỏe mạnh về tâm trí mà là một phổ trải dài từ các đau khổ tâm lý đến chiều cạnh tâm lý tích cực, an lạc, hạnh phúc của con người. Đây là đóng góp quan trọng về mặt lý luận để mở rộng nội hàm khái niệm SKTT. Bên cạnh đó, luận án xây dựng được các khái niệm như: SKTT; công nhân; SKTT của công nhân, SKTT tổng quát, rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin và CNHP góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về SKTT của công nhân từ góc độ tâm lý học. Luận án cũng chỉ ra biểu hiện SKTT của công nhân qua bốn chiều cạnh cơ bản đó là: rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin và CNHP. Các yếu tố như sự kỳ vọng, khả năng tự phục hồi, HTXH và lối sống có ảnh hưởng đến SKTT của công nhân. SKTT có mối quan hệ với một số hiện tượng tâm lý xã hội như KSNN, sự gắn kết với doanh nghiệp và CLCS của công nhân. 5.2. Về thực tiễn Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng SKTT tổng quát của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương và xem xét biểu hiện SKTT của công nhân qua bốn chiều cạnh: rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin, CNHP với các mức độ từ có SKTT “Tốt/khỏe mạnh”- không có rối loạn tâm thần đến mức có rối loạn tâm thần “Nghiêm trọng”. Luận án chỉ ra các yếu tố như: sự kỳ vọng, tự phục hồi, HTXH và lối sống có ảnh hưởng và là nhân tố bảo vệ SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận: mức độ nghiêm trọng của các rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC và mất tự tin làm gia tăng tình trạng KSNN ở công nhân; những công nhân có CNHP càng cao thường có xu hướng gắn kết hơn với doanh nghiệp và cảm nhận CLCS tốt hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận
  6. 4 Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án đã đóng góp cho chuyên ngành Tâm lý học, làm phong phú thêm hệ thống lý luận về SKTT nói chung, SKTT của công nhân nói riêng. Những tri thức lý luận này góp phần nâng cao nhận thức về SKTT và làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các chuyên ngành Tâm lý học, Công tác xã hội, Y tế công cộng tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu, đồng thời gợi mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo về SKTT của công nhân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu thực trạng SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương, thực trạng mức độ biểu hiện SKTT tổng quát của công nhân và bốn chiều cạnh tiềm ẩn gồm rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin, CNHP làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp chăm sóc, hỗ trợ SKTT cho công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương Thông qua việc phát hiện các yếu tố ảnh hưởng cũng như dự báo mức độ tác động của bốn yếu tố: sự kỳ vọng, khả năng tự phục hồi, HTXH, lối sống đến SKTT của công nhân - đây là các nhân tố góp phần bảo vệ SKTT công nhân. Luận án đã chứng minh SKTT của công nhân có tác động tiêu cực đến tình trạng KSNN, CNHP làm gia tăng sự gắn kết với doanh nghiệp và mức độ cảm nhận CLCS ở công nhân. SKTT kém không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi công nhân mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp. Đây là những gợi ý quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp can thiệp, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc SKTT của công nhân trong thực tiễn tại các KCN tại Bình Dương. Những kết luận và kiến nghị dựa trên bằng chứng khoa học giúp công nhân nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc SKTT, là căn cứ để lãnh đạo các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan quản lý trong việc xây dựng chính sách, mô hình chăm sóc SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu SKTTcủa công nhân; Chương 2: Cơ sở lí luận về SKTTcủa công nhân; Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về SKTTcủa công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN 1.1. Hướng nghiên cứu các chiều cạnh sức khỏe tâm thần của công nhân  Các nghiên cứu về những rối loạn sức khỏe tâm thần Trên thế giới, các nghiên của Solheim (1988); Sunde (1983) cho thấy nguồn tiềm ẩn của stress trên công nhân dầu khí. Các nghiên cứu của Cooper và Sutherland (1987), Gann và cộng sự (1990), Katharine và cộng sự (1993), Kristy Sanderson và Gavin Andrews (2006) đã chỉ ra rằng mức độ lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ công nhân tại nơi làm việc…, và làm giảm hiệu quả làm việc của công nhân.
  7. 5 Tại châu Á, nghiên cứu của Pieh và cộng sự (2020), Wong và Chang (2010), của Ting Li Jiang và cộng sự (2020) cho thấy những công nhân trải qua bốn nhóm triệu chứng tâm thần chính: nhạy cảm giữa các cá nhân, ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm và thù địch. Nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2021), Zhang và cộng sự (2021) cho thấy có mối liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp và các vấn đề về SKTT của công nhân. Tại Việt Nam, những nghiên cứu của các tác giả Lã Thị Bưởi (2006a; 2006b), Lã Thị Bưởi và Trần Viết Nghị (2006), Trần Viết Nghị và cộng sự (2005), của Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2006) trên công nhân cho thấy tỷ lệ lo âu, trầm cảm, stress là khá phổ biến. Nghiên cứu của nhóm tác giả Lã Thị Bưởi và Trần Viết Nghị (2005), Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2007) cho thấy tỷ lệ rối loạn liên quan đến SKTT trên công nhân là khá cao (gồm suy nhược, rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm. Tại phía Nam, nghiên cứu của Trần Văn Liêm và cộng sự (2008), Lê Minh Công (2016) và Hà Minh Trang và cộng sự (2021), Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2020), Nguyễn Văn Chất (2022), Phan Minh Trang (2021b), Trần Thị Thúy (2011) và Nguyễn Hữu Xuân (2012), Đậu Thị Tuyết (2013) ; Phan Minh Trang (2019; 2021), Đỗ Ngọc Hà và cộng sự (2020), Trần Anh Quân và cộng sự (2021) đã xem xét các rối loạn tâm thần như stress nghề nghiệp, lo âu, trầm cảm, stress và ý định tự tử trên công nhân tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.  Các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc Nghiên cứu của Othman và cộng sự (2018), Cropanzano và Wright (2001), Golden và Wiens-Tuers (2006) cho thấy mức độ gắn kết với tổ chức của người lao động ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của công nhân. Các nghiên cứu của Seligman và Csikszentmihalyi (2000), Bellet và cộng sự (2023; 2004), Othman và cộng sự (2018) trên công nhân cho thấy hạnh phúc ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả lao động. Tại Việt Nam, nhóm tác giả Đỗ Hữu Nghị và cộng sự (2015), Đinh Thị Thi và Lê Thái Phượng (2006); Bùi Văn Vân và Nguyễn Thị Hằng Phương (2018), Đỗ Thị Lệ Hằng và Phan Thị Mai Hương (2019), Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2020) cho thấy sự hài lòng trong công việc là nhân tố thúc đẩy SKTT ở công nhân. Các tác giả Nguyễn Văn Lượt và Bùi Thị Thu Hà (2016), Trịnh Thị Linh và Trương Thị Khánh Hà (2019), Lê Ngọc Vân (2018) đã nghiên cứu hạnh phúc người Việt Nam bằng các công cụ định lượng. 1.2. Hướng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công nhân  Sự kỳ vọng Nhóm tác giả Lovvik và cộng sự (2014), Graham và Shier (2014), của Moore và cộng sự (2015) đã xem xét kỳ vọng tại nơi làm việc. Nhóm tác giả Madal và cộng sự (2017), nghiên cứu của Yamauchi (2019), Tracy A và cộng sự (2009) đã khẳng định sự kỳ vọng và mức độ hài lòng trong công việc có ảnh hưởng đến tình trạng SKTT người lao động, mối quan hệ giữa kỳ vọng trong công việc và trầm cảm.  Khả năng phục hồi Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ít nhiều đã chỉ ra mối quan hệ giữa khả năng phục hồi và SKTT con người. Các nghiên cứu của Davydov và cộng sự (2010), Luthar và cộng sự (2000), Davydov và Ritchie (2009), Tugade và cộng sự (2004) đã xem khả năng phục hồi như một cơ chế phòng vệ giúp cá nhân để vượt
  8. 6 qua nghịch cảnh, sự phục hồi có thể làm thay đổi mối quan hệ các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống phục hồi là yếu tố bảo vệ SKTT. Nghiên của của Egeland và công sự (2021), của Lilley và cộng sự (2002), Karadaş và Duran (2022) cho thấy có mối tương quan tiêu cực giữa căng thẳng trong công việc và sự phục hồi ở người lao động.  Yếu tố môi trường tâm lý xã hội Kết quả nghiên cứu của Law và cộng sự (2011), Dollard và Bailey (2019). Dollard và Neser (2013) cho thấy môi trường an toàn tâm lý xã hội tồn tại như một nhân tố trung gian điều tiết, làm giảm tác động tiêu cực của các mối nguy hiểm tâm lý xã hội đối với SKTT. Kết quả nghiên của Wong và cộng sự (2008), Netterström và cộng sự (2008), Michie và Williams (2003), Egan và cộng sự (2007) đã chỉ ra ảnh hưởng của môi trường tâm lý xã hội đến trầm cảm, và các triệu chứng rối loạn tâm thần.  Hỗ trợ xã hội Các kết quả nghiên cứu của Peterson và cộng sự (2007), Zimet và cộng sự (1988), Feldman và cộng sự (2008), Phan Thị Mai Hương (2007), của Dupertuis và cộng sự (2001), Karadaş và Duran (2022), Hendrix và cộng sự (1988) và Loscocco và Spitze, (1990) cho thấy HTXH có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy SKTT tích cực. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra những nhân tố khác như sự suy nhược về thể chất, tính đơn điệu trong công việc, môi trường làm việc căng thẳng đã ảnh hưởng đến SKTT công nhân. Nhóm tác giả Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự (2006), Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng như nhu cầu, sự kiểm soát, sự hỗ trợ và môi trường làm việc liên quan đến mức độ stress ở công nhân.  Lối sống Nghiên cứu thực nghiệm của Cramer và Rea (2018) thấy tác động của lối sống ảnh hưởng đến SKTT, cụ thể khi giấc ngủ tăng 16% thì điểm số căng thẳng nhận thức cải thiện 5%. 1.3. Hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần với các vấn đề tâm lý xã hội ở công nhân  Sức khỏe tâm thần và kiệt sức nghề nghiệp Maslach và Jackson (1981), O’Connor và cộng sự (2018), Demerouti và cộng sự (2001), nghiên cứu của Demerouti và cộng sự (2001), Maslach và Leiter (2016), Schaufeli và Enzmann (1998) cho thấy tình trạng kiệt sức có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và SKTT của công nhân, giảm năng suất lao động và SKTT. Nghiên cứu của Pargov và Stoyanova (2023), Lu và cộng sự (2020) cho thấy có sự liên quan giữa tình trạng KSNN với SKTT người lao động. Tại Việt Nam các nghiên cứu của Nguyễn Huy Hoàng và Trịnh Thị Linh (2023), Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008), Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân (2021), Phạm Thị Mỹ Linh (2005), Nguyễn Ngọc Bích và Vũ Thái Sơn (2021) cho thấy KSNN làm giảm năng suất làm việc, mệt mỏi, mất ngủ, mất tập trung và hay quên.  Sức khỏe tâm thần và sự gắn kết với doanh nghiệp Mowday và cộng sự (1979), Mayer và Allen (1990), Benkhoff (1997), Tanriverdi (2008) xem sự gắn kết với doanh nghiệp là mức độ mà cá nhân xác định việc thực hiện trách nhiệm đối với công việc của họ thông qua giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp đó. Sohail và cộng sự (2011), Atak (2011) coi gắn kết là tìm mọi cách
  9. 7 để giữ chân công nhân ở lại ldoanh nghiệp. Meyer và cộng sự (2002), Meyer và Allen (1991) chỉ ra 3 yếu tố cơ bản cấu thành, gồm: gắn kết vì tình cảm; gắn kết để duy trì và cam kết gắn bó vì đạo đức.  Sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống Các nghiên cứu của Barbara Pocock và Sangheon Lee (2018), Wang và cộng sự (2021), Lei Song và cộng sự (2021) cho thấy có sự tác động đáng kể SKTT đến CLCS công nhân. Nghiên cứu của Abdin và cộng sự (2020) cũng cho thấy tỷ lệ ngày càng tăng của các vấn đề SKTT như LÂ-TC đã được xác định, có liên quan đến CLCS. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự (2020) cho thấy CLCS liên quan đến sức khỏe của công nhân. Các nghiên cứu trên tập trung vào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS công nhân. Có rất ít các nghiên cứu quan tâm đến mối liên hệ trực tiếp giữa SKTT với CLCS công nhân. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN 2.1. Lý luận về sức khỏe tâm thần 2.1.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh tổng thể về nhận thức, cảm xúc và hành vi của cá nhân, được thể hiện qua việc nhận ra năng lực bản thân, làm chủ cảm xúc, xây dựng mối quan hệ xã hội hiệu quả và khả năng thích ứng với những thách thức trong cuộc sống, tạo sự cân bằng trong tâm trí, làm việc hiệu quả và đóng góp tích cực cho xã hội. 2.1.2. Các mô hình về sức khỏe tâm thần - Mô hình sức khỏe tâm thần một nhân tố (mô hình truyền thống) - Mô hình SKTThai nhân tố (Modual-factor of mental health) - Mô hình SKTThai phổ liên tục kép (Two Continua Model) Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình thứ ba để luận giải cho kết quả nghiên cứu trên mẫu công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. 2.1.3. Biểu hiện của sức khỏe tâm thần SKTT thể hiện ở nhiều khía cạnh (nhận thức, cảm xúc, các hoạt động) và chúng bao gồm cả những biểu hiện tích cực, lành mạnh và những biểu hiện tiêu cực, có vấn đề. Trong đời sống tâm thần của mỗi cá nhân luôn luôn tồn tại những trạng thái tích cực và tiêu cực. Có thể khái quát thành các lĩnh vực biểu hiện cơ bản của SKTT gồm: Thứ nhất: khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân; Thứ hai, sự linh hoạt, khả năng ứng phó với tình huống khó khăn; Thứ ba, thực hiện các CNXH và chức năng tâm lý của cá nhân; Thứ tư, có khả năng thiết lập quan hệ xã hội và trong công việc; Thứ năm, tồn tại cả trạng thái đau khổ tâm lý và sức khỏe tâm lý.
  10. 8 2.2. Lý luận về công nhân 2.2.1. Khái niệm công nhân 2.2.2. Một số đặc điểm tâm lý xã hội của công nhân 2.3. Lý luận sức khỏe tâm thần của công nhân 2.3.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần của công nhân Sức khỏe tâm thần của công nhân là trạng thái khỏe mạnh tổng thể về nhận thức, cảm xúc và hành vi của người công nhân, được thể hiện qua khả năng nhận ra năng lực bản thân, làm chủ cảm xúc, xây dựng mối quan hệ xã hội hiệu quả và thích ứng với những thách thức trong công việc, cuộc sống, tạo sự cân bằng trong tâm trí, làm việc hiệu quả, đóng góp tích cực cho doanh nghiệp, xã hội. 2.3.2. Biểu hiện sức khỏe tâm thần của công nhân Trong luận án này chúng tôi tiếp cận SKTT của công nhân ở 2 chiều cạnh là sức khỏe tâm lý và đau khổ tâm lý. Bao gồm: rối loạn CNXH, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, mất tự tin và CNHP. 2.3.3. Mức độ biểu hiện sức khỏe tâm thần của công nhân Mức 1, SKTT “Khỏe mạnh” - không có vấn đề về SKTT Mức 2, có “Nguy cơ” mắc các vấn đề về SKTT Mức 3, có các vấn đề về SKTT ở mức “Nhẹ” Mức 4, có vấn đề về SKTT “Nghiêm trọng” 2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công nhân 2.4.1. Nhóm yếu tố tâm lý cá nhân - Sự kỳ vọng - Khả năng tự phục hồi 2.4.3. Nhóm yếu tố môi trường xã hội - Hỗ trợ xã hội - Lối sống 2.5. Mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và một số hiện tượng tâm lý xã hội của công nhân 2.5.1. Sức khỏe tâm thần với kiệt sức nghề nghiệp 2.5.2. Sức khỏe tâm thần và sự gắn kết với doanh nghiệp 2.5.3. Sức khỏe tâm thần với chất lượng cuộc sống Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ chức nghiên cứu 3.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu  Địa bàn nghiên cứu Bình Dương là tỉnh công nghiệp, nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Bộ, hàng năm có khoảng 1,2 triệu công nhân đang làm việc tại 29 KCN trong tỉnh. Địa bàn khảo sát tại KCN Sóng Thần 1, KCN Đại Đăng, KCN Mỹ Phước 3, KCN VSip-2 và KCN Đất Cuốc trên địa bàn tỉnh Bình Dương  Khách thể nghiên cứu Mẫu khách thể gồm 434 công nhân, trong đó mẫu khảo sát định lượng gồm 419 công nhân tại 5 KCN, trong thời gian tháng 6/2023. Trong số công nhân thực
  11. 9 hiện khảo sát đa phần có tuổi đời còn khá trẻ, trung bình là 27,3 tuổi (ĐLC=8,74), trong đó tuổi từ 16 đến 25 tuổi chiếm 59,7%, từ 26 đến 45 tuổi là 24,8% và trên 45 tuổi là 15,5%. Tỷ lệ nam nữ lần lượt là 48,7% và 51,3%, trình độ trung học trở xuống chiếm 37,0%, trung cấp- cao đẳng 27,2% và đại học trở lên 35,8%. 3.1.2. Tổ chức nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị - Giai đoạn 2: Khảo sát chính thức - Giai đoạn 3: Phân tích và xử lý dữ liệu - Giai đoạn 4: Viết luận án 3.3. Các phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp, sử dụng các phương pháp định lượng và định tính sau: - Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp chân dung tâm lý điển hình; - Phương pháp thống kê toán học. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương 4.1.1. Kết quả sàng lọc sức khỏe tâm thần tổng quát của công nhân Kết quả sàng lọc SKTT tổng quát của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương (bảng 4.1) có ĐTB của toàn thang đo là 15,3 điểm (ĐLC= 6,0). Phân tích thống kê mô tả trên cho thấy đa số (58,2%) công nhân đang không có các vấn đề về SKTT. SKTT tổng quát mức “Tốt/khỏe mạnh” chiếm tỷ lệ (22,2%), đây là những công nhân không có vấn đề về SKTT. Bên cạnh đó tỷ lệ 36,0% công nhân có SKTT ở mức “Nguy cơ”, mức “Nhẹ” chiếm 21% và “Nghiêm trọng” là 20,8%. Chúng ta có thể thấy rõ hơn tại biểu đồ 4.2. Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ mức độ sức khỏe tâm thần tổng quát của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
  12. 10 Kết quả thống kê điểm trung bình các chiều cạnh SKTT của công nhân được thể hiện trong biểu đồ 4.3 sau: 50 45 40 35 30 25 20 15 10 15.3 5 9.1 4.31 1.91 0 1. SKTT tổng quát 2. Rối loạn CNXH 3. Lo âu và trầm cảm 4. Mất tự tin Biểu đồ 4.3. Điểm trung bình các chiều cạnh SKTT của công nhân Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy, SKTT của công nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở chiều đau khổ tâm lý thì “rối loạn CNXH” là vấn đề nghiêm trọng hơn cả, với ĐTB = 9,10/18,0 điểm (ĐLC = 3,25) ở mức “Nhẹ”, tiếp đến là rối loạn hỗn hợp “LÂ-TC” ở mức “Nhẹ” với ĐTB = 4,31/12,0 điểm (ĐLC = 2,63) và “Mất tự tin” cũng ở mức “Nhẹ” với ĐTB = 1,91/6,0 điểm (ĐLC = 1,74). Bên cạnh đó, ở chiều cạnh SKTT tích cực, CNHP của công nhân có số ĐTB chung là 47,11/100 điểm tương ứng với mức “Không hạnh phúc” – đây là điểm số sát cận dưới của mức “Hạnh phúc thấp” và cho thấy đa số công nhân chưa cảm thấy hạnh phúc 4.1.2. Biểu hiện sức khỏe tâm thần của công nhân theo chiều cạnh  Rối loạn chức năng xã hội Với điểm trung bình chung (ĐTB= 9,1; ĐLC= 3,25) cho thấy mức độ rối loạn CNXH của công nhân các KCN tỉnh Bình Dương đang ở mức “Nhẹ”. Biểu đồ 4.4. Mức độ rối loạn chức năng xã hội của công nhân Phân tích tỷ lệ mức độ rối loạn CNXH tại biểu đồ 4.4 cho thấy, đa số (60,1%) công nhân đang bị rối loạn CNXH, trong đó mức “Nhẹ” chiếm số lượng nhiều nhất (39,1%) và 21,0% công nhân bị rối loạn CNXH ở mức “Nghiêm trọng”.
  13. 11 Với những công nhân bị rối loạn CNXH mức “Nghiêm trọng” họ thường mất kiểm soát hành vi trong công việc và đời sống xã hội một cách tự phát do phản ứng với môi trường tiêu cực, căng thẳng hoặc hậu quả các thất bại trong cuộc sống. Đây là những người đang rất cần sự hỗ trợ để có SKTT tốt hơn. Bên cạnh đó, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (4,8%) công nhân hoàn toàn khỏe mạnh về tâm lý - không có rối loạn CNXH, trong khi đó cần lưu ý đến (35,1%) số công nhân đang có “Nguy cơ” bị rối loạn CNXH, đây là nhóm tiềm ẩn, rất dễ bị các rối nhiễu cũng cần có sự quan tâm hỗ trợ nâng cao SKTT. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu trước đó của Phan Minh Trang (2021b) trên 425 công nhân da giày tại miền Nam với tỉ lệ công nhân có triệu chứng rối loạn hành vi xã hội là 20,3% [42].  Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm Biểu hiện rối loạn hỗn hợp LÂ-TC của công nhân trong hai tuần qua tại các biến quan sát ở bảng 4.4 cho thấy, có 35,8% công nhân cảm thấy “căng thẳng kéo dài” từ “ít hơn thường lệ” (26,7%) đến “kém hơn thường lệ” (9,1%) và 30,3% công nhân “mất ngủ vì quá lo lắng” ít hơn hoặc kém hơn thường lệ. Đáng nói là 27% công nhân đang cảm thấy “bất hạnh và buồn chán” với các mức từ “ít hơn thường lệ” (20,3%) đến “kém hơn thường lệ” (6,7%). Những số liệu trên cho thấy thực trạng SKTT của công nhân nói chung, rối loạn hỗn hợp LÂ-TC ở công nhân khá quan ngại. Đây là những chỉ báo quan trọng dự báo vấn đề vấn đề về SKTT của công nhân. Để đánh giá mức độ rối loạn hỗn hợp LÂ-TC của công nhân theo 4 mức từ “Tốt/khỏe mạnh” đến “Nghiêm trọng”, kết quả tại biểu đồ 4.5 sau: Biểu đồ 4.5. Mức độ rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm của công nhân Nhìn vào biểu đồ 4.5 ta thấy, đa số (68,8%) công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương không có trải nghiệm với rối loạn hỗn hợp LÂ-TC, trong đó 36,8% công nhân đang ở mức “Tốt/khỏe mạnh” – hoàn toàn không bị rối loạn tâm thần và 32,0% công nhân đang có “Nguy cơ” - đây là những nhóm có SKTT tương đối tốt. Kết quả trên cũng xác nhận, tỷ lệ 23,2% công nhân có thể đang bị rối loạn hỗn hợp LÂ-TC ở mức 4 - mức “Nghiêm trọng”, đây là mức cao nhất với sự xuất hiện các rối loạn tâm thần mức nghiêm trọng. Đây là nhóm công nhân có SKTT kém, họ sẽ liên tục cảm thấy lo sợ, hoang mang và phiền muộn về những vấn đề nhỏ nhặt hoặc thậm chí là căng thẳng không rõ nguyên nhân. Những công nhân ở mức “Nghiêm trọng” rất cần có sự chăm sóc SKTT chuyên biệt với sự hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ
  14. 12 tâm thần và chuyên gia tâm lý và làm thêm các chuẩn đoán lâm sàng chuyên sâu để đánh giá và hỗ trợ chăm sóc hiệu quả hơn.  Mất tự tin Với điểm trung bình chung (ĐTB= 1,9; ĐLC= 1,73) cho thấy sự mất tự tin ở công nhân ở mức “Nguy cơ”. Trong đó công nhân tự đánh giá đang bị “Mất tự tin vào bản thân” với ĐTB là 0,99 (ĐLC = 0,92) và “Cho rằng bản thân là người vô dụng” có ĐTB là 0,92 (ĐLC = 0,95) cho thấy thể hiện công nhân chưa thực sự tin tưởng vào khả năng bản thân. Kết quả thể hiện cụ thể tại biểu đồ 4.6. Biểu đồ 4.6. Mức độ mất tự tin của công nhân Dữ liệu biểu đồ 4.6 cho thấy, đa phần (71,2%) công nhân đang tự tin vào bản thân, trong đó 38,7% cảm thấy tự tin ở mức “Tốt” và 32,5% đang có “Nguy cơ” rơi vào trạng thái mất tự tin. Bên cạnh đó, với tỷ lệ 28,9% công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương có dấu hiệu mất tự tin ở các mức độ từ “Nhẹ” đến “Nghiêm trọng”, trong đó tỷ lệ mất tự tin ở mức “Nhẹ” là 19,1% và ở mức “Nghiêm trọng” là 9,8%. Những công nhân mất tự tin ở mức “Nghiêm trọng” thường lo lắng hay tự ti về bản thân. Họ luôn đánh giá thấp khả năng bản thân, có cảm giác rằng mình sẽ thất bại mặc dù bản thân có khả năng. Kết quả nghiên cứu này góp phần gợi mở sự cần thiết phải chăm sóc SKTT (nâng cao sự tự tin) ở công nhân.  Cảm nhận hạnh phúc Phân tích dữ liệu với điểm CNHP có điểm trung bình dưới dưới mức đề xuất là có hạnh phúc của WHO (47,11/50 điểm) chiếm tỷ lệ cao hơn, nghĩa là đa số công nhân chưa cảm thấy hạnh phúc.
  15. 13 Biểu đồ 4.7. Mức độ cảm nhận hạnh phúc ở công nhân Biểu đồ 4.7 cho thấy đa số công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương đang không hạnh phúc. Chỉ một tỷ lệ nhỏ (12,6%) công nhân cảm thấy mình đang hạnh phúc ở mức cao và 29,1% cảm thấy hạnh phúc mức thấp. 4.1.3. Phân tích sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương theo lát cắt nhân khẩu xã hội  Sức khỏe tâm thần của công nhân theo lát cắt giới tính Kết quả kiểm định Independent Sample T-test tại bảng 4.10 cho thấy không có sự khác biệt trung bình giữa các chiều cạnh SKTT ở nhóm công nhân nam và nữ.  Sức khỏe tâm thần của công nhân theo lát cắt trình độ Kết quả phân tích Anova với Sig (levene) ở SKTT tổng quát (p= 0,54 > 0,05); rối loạn CNXH (p= 0,31> 0,05); CNHP (p= 0,76>0,05) đối chiếu Anova có p lần lượt là 0,76; 0,20 và 0,67 đều lơn hơn 0,05 nên không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê mức độ giữa các nhóm trình độ công nhân (bảng 4.11).  Sức khỏe tâm thần của công nhân theo lát cắt hôn nhân Kết quả phân tích Anova tại bảng 4.12 ta thấy 4/5 chiều cạnh đều có p >0,5 bao gồm SKTT tổng quát, rối loạn CNXH, LÂ-TC và mất tự tin (p= 0,95; 0,38; 0,91 và 0,37) do vậy không có sự khác biệt ý nghĩa mức độ SKTT giữa nhóm công nhân chưa kết hôn hay đang trong hôn nhân hoặc đã ly hôn. Với p= 0,03 cho thấy nhóm công nhân đang trong hôn nhân cảm thấy hạnh phúc hơn (ĐTB= 51,47; ĐLC= 22,47) so với nhóm đã ly hôn (ĐTB= 50,73 ĐLC= 23,82) và thấp nhất là nhóm chưa kết hôn (ĐTB= 45,10, ĐLC= 23,55).  Sức khỏe tâm thần của công nhân theo độ tuổi Kết quả kiểm nghiệm Anova tại bảng 4.13 cho kết quả thấy, các nhân tố SKTT tổng quát, rối loạn CNXH, lo âu trầm cảm và CNHP đều có p >0,05 (từ 0,08 đến 0,56) nên gần như không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê mức độ SKTT giữa các nhóm tuổi. Tro khi có sự khác biệt sự “Mất tự tin” (p= 0,02< 0,05) giữa các nhóm tuổi. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương 4.2.1. Kiểm định sự phù hợp của các biến độc lập: phục hồi, kỳ vọng, hỗ trợ xã hội và lối sống với sức khỏe tâm thần của công nhân Phân tích tương quan Pearson các chiều cạnh SKTT cho kết quả bảng 4.14 cho thấy: - Khả năng tự phục hồi: với ĐTB là 3,09, độ nghiêng 0,322, độ nhọn là 1,742 cho thấy tự phục hồi chung của công nhân đang ở mức trên trung bình. - Sự kỳ vọng: có ĐTB chung là 3,17/5,00 điểm (ĐLC= 0,85) cho thấy mức độ kỳ vọng chung của công nhân ở mức “Trung bình”. - HTXH: ĐTB= 39,53 (ĐLC= 9,93) và nhận được đủ cả ba nguồn hỗ trợ từ gia đình, bạn bè đồng nghiệp và những người đặc biệt. - Lối sống: với ĐTB là 6,47, độ nghiêng -0,29 và độ nhọn là 0,104 cho thấy lối sống của công nhân ở mức trung bình.
  16. 14 4.2.2. Ảnh hưởng yếu tố tâm lý cá nhân đến sức khỏe tâm thần của công nhân  Ảnh hưởng phục hồi đến sức khỏe tâm thần của công nhân Kết quả kiểm nghiệm tương quan peasson tại bảng 4.16 cho thấy: khả năng tự phục hồi của mỗi công nhân đã tác động tích cực, là nhân tố bảo vệ SKTT của công nhân các KCN tỉnh Bình Dương. Trong đó tự phục hồi tác động lớn nhất, mạnh mẽ nhất đến SKTT tích cực (CNHP) của công nhân (r = 0,31) và ít nhất là chiều cạnh mất tự tin (r = -0,11).  Ảnh hưởng sự kỳ vọng đến sức khỏe tâm thần của công nhân Kết quả bảng 4.17 cho thấy, sự kỳ vọng của công nhân có tương quan nghịch thấp với SKTT tổng quát (r = -0,21; p = 0,01), với rối loạn CNXH (r = -0,22; p = 0,01), LÂ-TC (r = -0,11; p = 0,01) và mất tự tin ở công nhân (r = -0,15; p = 0,01). Bên cạnh đó, kỳ vọng cá nhân có sự tương quan thuận ở mức cao với SKTT tích cực (CNHP) với r = 0,56 (p = 0,01), trong đó kỳ vọng mục tiêu (r = 0,54; p = 0,01) và kỳ vọng cách thức (r = 0,51; p = 0,01) cũng đều ở mức độ cao, có nghĩa là sự kỳ vọng ở công nhân càng cao thì mức độ CNHP của công nhân càng cao và ngược lại. 4.2.3. Ảnh hưởng của môi trường xã hội đến sức khỏe tâm thần của công nhân  Ảnh hưởng hỗ trợ xã hội đến đến sức khỏe tâm thần của công nhân Kết quả bảng 4.18 cho thấy, HTXH mà công nhân nhận được có tương quan nghịch yếu với SKTT tiêu cực (với rối loạn CNXH (r = -0,21; p = 0,01)) và tương quan thuận mạnh mẽ với SKTT tích cực (CNHP) ở công nhân (r = 0,52; p = 0,01). Trong đó hỗ trợ từ gia đình có tương quan thuận mạnh mẽ nhất đến CNHP của công nhân (r= 0,49; p= 0,01) và tương quan nghịch yếu với SKTT tổng quát (r= -0,20; p< 0,01), với rối loạn CNXH (r= -0,19; p < 0,01), với LÂ-TC (r = -0,11; p < 0,05) và với mất tự tin (r = - 0,16; p < 0,01). Như vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh HTXH là yếu tố bảo vệ SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương. Trong đó nổi lên vai trò quan trọng của hỗ trợ từ gia đình có ảnh hưởng lớn nhất đến SKTT của công nhân, góp phần làm suy giảm mức độ nghiêm trọng SKTT tiêu cực ở công nhân và thúc đẩy, nâng cao SKTT tích cực (CNHP) của công nhân. Kết quả này góp phần củng cố quan điểm của Dupertuis và cộng sự (2001) khi xác nhận HTXH có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy SKTT tích cực ở công nhân [69] và nâng cao hạnh phúc tâm lý của công nhân (Loscocco và Spitze, 1990).  Ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe tâm thần của công nhân Việc kiểm nghiệm Chi-Square mối quan hệ giữa lối sống với SKTT của công nhân, kết quả bảng 4.19 cho thấy yếu tố giấc ngủ, luyện tập thể chất không có tác động đến các chiều cạnh SKTT của công nhân. Bên cạnh đó, việc công nhân có sử dụng chất kích thích có ảnh hưởng tới SKTT tổng quát, với rối loạn CNXH, với LÂ- TC và với CNHP đều ở mức vừa phải. Các biến được mô tả nêu trên (kỳ vọng, tự phục hồi, HTXH có tương quan với các chiều cạnh SKTT của công nhân) sẽ được tham gia vào mô hình kiểm định hồi quy tuyến tính để dự báo ảnh hưởng giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (SKTT) tại mục 4.2.4.
  17. 15 4.2.4. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương Để dự báo ảnh hưởng của các biến độc lập đến SKTT của công nhân, chúng tối tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đơn và đa biến giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả như sau:  Mô hình hồi quy tuyến tính đơn dự báo tác động của yếu tố phục hồi và sự kỳ vọng đến sức khỏe tâm thần của công nhân Số liệu bảng 4.20 cho thấy, yếu tố phục hồi có ý nghĩa dự báo đến các chiều cạnh của SKTT công nhân như sau: Yếu tố tự phục hồi tác động nghịch chiều (B = -0,020) đến SKTT tổng quát của công nhân: với hệ số xác định R2 = 0,059 (F = 26,117; p = 0,001) cho thấy trong mô hình này yếu tố tự phục hồi có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích 5,9% sự biến thiên của SKTT tổng quát của công nhân. Yếu tố phục hồi tác động nghịch chiều (B = -0,029) đến rối loạn CNXH: với hệ số xác định R2 = 0,036 (F = 15,549; p = 0,001) cho thấy mô hình này yếu tố phục hồi có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 3,6% sự biến thiên rối loạn CNXH ở công nhân. Yếu tố phục hồi tác động nghịch chiều (B = -0,042) đến rối loạn hỗn hợp LÂ-TC: với hệ số xác định R2 = 0,047 (F = 20,652; p = 0,001) cho thấy mô hình này yếu tố phục hồi của công nhân có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 4,7% sự biến thiên rối loạn CNXH ở công nhân. Yếu tố phục hồi tác động nghịch chiều (B = -0,045) đến mất tự tin: với hệ số xác định R2 = 0,024 (F = 10,169; p = 0,002) cho thấy yếu tố phục hồi của công nhân có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 2,4% sự biến thiên của mất tự tin ở công nhân. Yếu tố phục hồi tác động thuận chiều (B = 0,007) đến CNHP: với hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,101 (F = 47,079; p = 0,001) cho thấy mô hình này yếu tố phục hồi của công nhân có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 10,1% sự biến thiên của CNHP ở công nhân. Như vậy, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến cho phép xác nhận yếu tố tự phục hồi (biến độc lập) có tác động tích cực, là nhân tố bảo vệ SKTT của công nhân các KCN tỉnh Bình Dương. Mặc dù tỷ lệ giải thích sự biến thiên SKTT của công nhân không cao nhưng kết quả trên là hàm ý gợi mở những biện pháp chăm sóc SKTT cho công nhân thông qua các biện pháp nâng cao khả năng tự phục hồi ở công nhân tại các KCN. - Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đơn giữa biến độc lập (sự kỳ vọng) và biến phụ thuộc (SKTT) cho kết quả tại bảng 4.21như sau: Yếu tố kỳ vọng tác động nghịch chiều (B = -0,30) đến SKTT tổng quát: với R2 = 0,045 (F = 19,768; p = 0,001) và có ý nghĩa dự báo (p < 0,05), giải thích được 4,5% sự biến thiên SKTT tổng quát của công nhân. Yếu tố kỳ vọng tác động nghịch chiều (B = -0,57) đến rối loạn CNXH: với R2 = 0,047 (F = 20,778; p = 0,001) và có ý nghĩa dự báo (p < 0,05), giải thích được 4,7% sự biến thiên rối loạn CNXH ở công nhân.
  18. 16 Yếu tố kỳ vọng tác động nghịch chiều (B = -0,36) đến rối loạn hỗn hợp LÂ-TC: với R2 = 0,012 (F = 5,180; p = 0,023) và có ý nghĩa dự báo (p < 0,05), giải thích được 1,2% sự biến thiên rối loạn hỗn hợp LÂ-TC ở công nhân. Yếu tố kỳ vọng tác động nghịch chiều (B = -0,77) đến mất tự tin: với hệ số xác định R2 hiệu chỉnh = 0,024 (F = 10,266; p = 0,001) và có ý nghĩa dự báo (p < 0,05), giải thích 2,4% sự biến thiên của mất tự tin ở công nhân. Yếu tố kỳ vọng tác động thuận chiều (B = 0,21) đến CNHP: với R2 = 0,322 (F = 47,079; p = 0,001) cho thấy yếu tố kỳ vọng có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 32,2% sự biến thiên CNHP ở công nhân. Kết quả phân tích trên cho phép xác nhận yếu tố kỳ vọng có tác động tích cực làm suy giảm mức độ vấn đề về SKTT tiêu cực và gia tăng SKTT tích cực (CNHP) của công nhân các KCN tỉnh Bình Dương, điều này cho phép kết luận rằng, khi mức độ kỳ vọng càng cao càng giảm mức độ nghiêm trọng các vấn đề về SKTT của công nhân và gia tăng mức độ CNHP ở họ.  Mô hình hồi quy tuyến tính đơn dự báo ảnh hưởng yếu tố môi trường xã hội đến SKTT của công nhân - Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đơn giữa biến độc lập (HTXH) và biến phụ thuộc (SKTT) cho kết quả tại bảng 4.22 cho thấy, yếu tố HTXH có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) đến 3 chiều cạnh SKTT của công nhân các KCN tỉnh Bình Dương như sau: Yếu tố HTXH tác động nghịch chiều (B = -0,023) đến SKTT tổng quát: với R2 là 0,028 (F = 12,061; p = 0,001) cho thấy mô hình có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích 2,8% sự biến thiên SKTT tổng quát của công nhân. Yếu tố HTXH tác động nghịch chiều (B = -0,529) đến rối loạn CNXH: với R2 = 0,042 (F = 18,473; p = 0,001) và có ý nghĩa dự báo (p < 0,05), giải thích 4,2% mức độ biến thiên rối loạn CNXH ở công nhân. Yếu tố HTXH tác động thuận chiều (B = 0,222) đến CNHP: với hệ số R2 = 0,274 (F = 157,748; p = 0,001) cho thấy yếu tố HTXH có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 27,4% sự biến thiên của CNHP ở công nhân. Như vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn trên đã chứng minh HTXH có ảnh hưởng tích cực, là nhân tố bảo vệ SKTT của công nhân theo hướng tác động nghịch chiều đế SKTT tiêu cực và tác động thuận chiều đến SKTT tích cực (CNHP) của công nhân các KCN tỉnh Bình Dương. - Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đơn giữa biến độc lập (lối sống) và biến phụ thuộc (SKTT) cho kết quả tại bảng 4.23 cho thấy việc công nhân thường xuyên sử dụng các chất kích thích/gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, cafe có tác động nghịch chiều (B = -0,019) và giải thích được 2,3% sự biến thiên SKTT tổng quát, tác động nghịch chiều (B = -0,225) lên biến rối loạn CNXH và phần giải thích tỷ lệ nhỏ khoảng 2,7% sự biến thiên rối loạn CNXH ở công nhân. Yếu tố lối sống cũng tác động nghịch chiều với rối loạn hỗn hợp LÂ-TC (B = - 0,153) và góp phần giải thích được 1,8% sự biến thiên rối loạn LÂ-TC của công nhân. Yếu tố sử dụng chất kích thích hay gây nghiện lại có tác động thuận chiều (B = 0,003) với mức độ CNHP của công nhân. Mặc dù tỷ lệ giải thích rất ít (1,2%) sự
  19. 17 biến thiên của CNHP ở công nhân có thể thấy việc sử dụng chất kích thích ở công nhân ít nhiều có tác động đến thực trạng SKTT của công nhân.  Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến giữa các biến độc lập với sức khỏe tâm thần của công nhân Để xem xét tác động đa chiều từ yếu tố phục hồi, kỳ vọng và HTXH tác động đến các chiều cạnh SKTT của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương, chúng tối tiến hành phép phân tích hồi quy tuyến tính bội với phương pháp Enter qua các mô hình sau: Mô hình 1: Sự phục hồi và sự kỳ vọng tác động đến SKTT Để đánh giá sự biến đổi SKTT của công nhân được dự báo dưới tác động từ 2 biến độc lập là khả năng tự phục hồi và sự kỳ vọng, chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Biến tự phục hồi và sự kỳ vọng được đưa vào đồng thời kiểm định hồi quy tuyến tính bội với vai trò là biến dự báo. Kết quả bảng 4.24 cho thấy: - Mô hình 1a: ước lượng hồi quy đa biến gồm yếu tố kỳ vọng và khả năng tự phục hồi tác động đến tình trạng SKTT tổng quát ở công nhân: Với R2 = 0,077 (F = 18,55; p = 0,001) cho thấy các yếu tố kỳ vọng và tự phục hồi có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích 7,7% sự thay đổi của SKTT tổng quát. Khả năng tự phục hồi và sự kỳ vọng có tác động ngược chiều lên sự thay đổi của của SKTT tổng quát của công nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương với các chỉ số thống kê lần lượt β = -0.158 và -0,199 (p = 0.001). Có thể thấy khả năng tự phục hồi có tác động mạnh hơn sự kỳ vọng tới SKTT. - Mô hình 1b: ước lượng hồi quy đa biến gồm yếu tố kỳ vọng và khả năng tự phục hồi tác động đến tình trạng rối loạn CNXH ở công nhân: Hệ số xác định R2 = 0,061 (F = 14,60; p = 0,001) cho thấy trong mô hình này các yếu tố kỳ vọng và khả năng tự phục hồi của công nhân có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) đến tình trạng rối loạn CNXH của công nhân theo chiều nghịch (β lần lượt là -0.179 và -0,160). Mức độ giải thích ở mô hình là 6,1% sự biến thiên của tình trạng rối loạn CNXH ở công nhân. - Mô hình 1c: ước lượng hồi quy đa biến yếu tố kỳ vọng và khả năng tự phục hồi tác động đến tình trạng rối loạn lo âu và trầm cảm ở công nhân: Với R2 = 0,045 (F = 10,940; p = 0,001) cho thấy mô hình này các yếu tố kỳ vọng và khả năng phục hồi của công nhân có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 4,5% sự biến thiên của LÂ-TC ở công nhân. Chỉ số β cho thấy đây là tác động nghịch chiều và yếu tố tự phục hồi có tác động mạnh hơn yếu tố kỳ vọng và làm giảm mức độ rối loạn LÂ-TC ở công nhân. - Mô hình 1d: ước lượng hồi quy đa biến yếu tố kỳ vọng và khả năng tự phục hồi tác động đến tình trạng mất tự tin ở công nhân: R2 = 0,033 (F = 8,098; p = 0,001) cho thấy trong mô hình 1d các yếu tố kỳ vọng và khả năng tự phục hồi có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 3,7% sự biến thiên của tình trạng mất tự tin ở công nhân. Tỷ lệ này là nhỏ và có tác động nghịch chiều (với β lần lượt là -0,122 và -0,121; p = 0.001) cho thấy mức độ tác động của cả hai yếu tố đến sự mất tự tin ở công nhân là tương đương nhau.
  20. 18 - Mô hình 1e: ước lượng hồi quy đa biến yếu tố kỳ vọng và khả năng tự phục hồi tác động đến CNHP ở công nhân: Với R2 = 0,347 (F = 112,008; p = 0,001) cho thấy các yếu tố kỳ vọng và tự phục hồi có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích 34,7% sự biến thiên CNHP ở công nhân. Chỉ số β = 0,519 và 0,175 (p = 0.001) cho thấy tác động thuận chiều mạnh mẽ của kỳ vọng và tự phục hồi khi cùng lúc tác động lên SKTT của công nhân. * Mô hình 2: Tự phục hồi và HTXH tác động đến SKTT của công nhân Một phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp Enter được thực hiện với sự tham gia đồng thời của hai biến độc lập (tự phục hồi và HTXH) với biến phụ thuộc là các chiều cạnh SKTT của công nhân. Kết quả bảng 4.25 như sau: - Mô hình 2a: ước lượng hồi quy đa biến tác động tự phục hồi và HTXH đến SKTT tổng quát của công nhân: Với R2 = 0,071 (F = 17,003; p = 0,001) cho thấy các yếu tố tự phục hồi và HTXH tác động nghịch chiều có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) sự biến thiên của SKTT tổng quát của công nhân và giải thích được 7,1% sự biến thiên của SKTT tổng quát. - Mô hình 2b: ước lượng hồi quy đa biến tự phục hồi và HTXH tác động đến rối loạn CNXH của công nhân: Với R2 = 0,063 (F = 14,986; p = 0,001) cho thấy trong mô hình 2b các yếu tố tự phục hồi và HTXH có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 6,3% sự biến đổi rối loạn CNXH của công nhân. - Mô hình 2c: ước lượng hồi quy đa biến tự phục hồi và HTXH tác động đến CNHP của công nhân: Với R2 = 0,326 (F = 102,168; p = 0,001) cho thấy trong mô hình 2c các yếu tố tự phục hồi và HTXH có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 32,6% sự biến thiên CNHP công nhân. * Mô hình 3: Kỳ vọng và HTXH tác động đến SKTT của công nhân Phép kiểm định hồi quy tuyến tính bội được thực hiện với biến độc lập gồm yếu tố kỳ vọng và HTXH được đồng thời đưa vào giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc (SKTT). Kết quả tại bảng 4.26 như sau: - Mô hình 3a: ước lượng hồi quy đa biến yếu tố kỳ vọng và HTXH tác động đến SKTT tổng quát của công nhân: Với R2 = 0,041 (F = 9,861; p = 0,001) cho thấy trong mô hình 3a các yếu tố kỳ vọng và HTXH tác động nghịch chiều đến SKTT tổng quát và có ý nghĩa dự báo (p < 0,05), giải thích được 4,1% sự biến thiên SKTT tổng quát của công nhân. - Mô hình 3b: ước lượng hồi quy đa biến yếu tố kỳ vọng và HTXH tác động đến rối loạn CNXH của công nhân: Với R2 = 0,046 (F = 11,096; p = 0,001) cho thấy trong mô hình 3b các yếu tố kỳ vọng và HTXH có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và giải thích được 4,6% sự biến đổi rối loạn CNXH ở công nhân. Sự kỳ vọng và HTXH có tác động tích cực theo chiều nghịch lên sự biến đổi rối loạn CNXH của công nhân trong đó yếu tố kỳ vọng có tác động mạnh mẽ hơn HTXH. Tỷ lệ giải thích 4,6% là nhỏ nhưng cũng cho thấy tác động tích cực của kỳ vọng và HTXH trong việc giảm rối loạn CNXH của công nhân. - Mô hình 3c: ước lượng hồi quy đa biến yếu tố kỳ vọng và HTXH tác động đến CNHP của công nhân: Với R2 = 0,335 (F = 106,088; p = 0,001) cho thấy trong mô hình này các yếu tố kỳ vọng và HTXH có ý nghĩa dự báo (p < 0,05) và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2