
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận về hành vi tự hủy hoại của vị thành niên; Thực trạng hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam; Biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI MỸ HẠNH HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA NAM, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI MỸ HẠNH HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA NAM, VIỆT NAM Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS HUỲNH VĂN SƠN 2. PGS. TS TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên các đô thị phía Nam, Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và khách quan. Ngoài ra, kết quả của đề tài chưa từng để bảo vệ bởi bất kỳ học vị nào khác. Tôi xin cam đoan rằng kết quả sản phẩm là trung thực và các số liệu cũng như thông tin sử dụng trong bài đều đã được trích dẫn cụ thể và nêu rõ nguồn gốc.
- MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN .......................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi tự huỷ hoại ................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu về biểu hiện và mức độ hành vi tự hủy hoại của vị thành niên .................................................................................................. 7 1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại ở vị thành niên ................................................................................................ 13 1.1.3. Các nghiên cứu về các chiến lược phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại ....... 19 1.2. Lý luận về hành vi tự huỷ hoại ........................................................................ 24 1.2.1. Khái niệm hành vi tự huỷ hoại ................................................................. 24 1.2.2. Phân loại các hành vi tự huỷ hoại............................................................. 27 1.2.3. Biểu hiện của hành vi tự huỷ hoại ............................................................ 29 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự huỷ hoại ........................................ 37 1.3. Đặc điểm tâm lý vị thành niên và các yếu tố nguy cơ tự huỷ hoại gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của vị thành niên ............................................................. 40 1.3.1. Đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên ............................................................... 41 1.3.2. Đặc điểm tâm lý tuổi đầu thanh niên ........................................................ 43 1.4. Biểu hiện và mức độ hành vi tự huỷ hoại ở vị thành niên ............................... 45 1.4.1. Biểu hiện bên trong của hành vi tự huỷ hoại ở vị thành niên................... 45 1.4.2. Biểu hiện bên ngoài của hành vi của tự huỷ hoại ở vị thành niên............ 47 1.4.3. Các mức độ hành vi tự huỷ hoại ở vị thành niên...................................... 48 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 53 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 54 2.1. Giới thiệu về khách thể và địa bàn nghiên cứu................................................ 54
- 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu................................................................................... 54 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 54 2.2. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................... 56 2.2.1. Nghiên cứu lý luận ................................................................................... 56 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn ................................................................................ 57 2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................................ 60 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu ........................................... 60 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ....................................................... 61 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................... 66 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình ....................................... 71 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 72 2.3.6. Phương pháp thống kê toán học ............................................................... 74 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 76 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở ĐÔ THỊ PHÍA NAM, VIỆT NAM ....................... 77 3.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam ..................................................................................... 77 3.1.1. Biểu hiện bên trong của hành vi tự huỷ hoại ........................................... 77 3.1.2. Biểu hiện bên ngoài của hành vi tự huỷ hoại .......................................... 86 3.1.3. Phương thức thực hiện hành vi tự huỷ hoại ............................................ 95 3.1.4. Tự đánh giá về mức độ nghiêm trọng của việc thực hiện hành vi tự huỷ hoại ............................................................................................. 100 3.1.5. Mối liên hệ giữa các kiểu hành vi tự hủy hoại bản thân với nhận thức, cảm xúc của VTN khi thực hiện hành vi tự huỷ.................................... 101 3.2. Kết quả nghiên cứu về mức độ hành vi tự huỷ hoại ...................................... 105 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự huỷ hoại ............................................. 107 3.3.1. Tự đánh giá của vị thành niên về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự huỷ hoại ............................................................................................. 107
- 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự huỷ hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam ............................................................................................... 111 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 116 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở ĐÔ THỊ PHÍA NAM, VIỆT NAM ............................................................................................................................... 117 4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam ................................................................................ 117 4.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 117 4.1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................... 119 4.1.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................ 120 4.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam ........................................................................ 122 4.2.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc ........................................................... 122 4.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ........................................................ 122 4.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn ........................................................................... 123 4.2.4. Đảm bảo tính khả thi .............................................................................. 123 4.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả............................................................................ 124 4.3. Biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam ..................................................................................................... 124 4.3.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về hành vi tự huỷ hoại ................ 124 4.3.2. Nhóm biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho vị thành niên .......... 129 4.3.3. Nhóm biện pháp tham vấn tâm lý cho HS có nguy cơ tự huỷ hoại........ 132 4.4. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam .......... 135 4.4.1. Mô tả khách thể khảo sát ....................................................................... 135 4.4.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết các biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam ................. 135
- 4.4.3. Kết quả khảo sát về tính khả thi các biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam ................. 137 4.4.4. Kết quả khảo sát về tính ưu tiên các biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam ................. 139 4.5. Thực nghiệm biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành viên các đô thị phía Nam, Việt Nam ............................................................................ 140 4.5.1. Tổ chức thực nghiệm biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành viên các đô thị phía Nam, Việt Nam ....................................... 140 4.5.2. Kết quả thực nghiệm biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại bản thân của vị thành viên các đô thị phía Nam, Việt Nam ......................... 142 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................. 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 154 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Cảm xúc CX Điểm trung bình ĐTB Độ lệch chuẩn ĐLC Đại học ĐH Học sinh HS Phần trăm % Thứ tự TT Thành phố TP Vị thành niên VTN
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Vài nét khách thể nghiên cứu sàng lọc ............................................... 55 Bảng 2.2. Khách thể nghiên cứu chính thức........................................................ 56 Bảng 2.3. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi chính thức ........................... 64 Bảng 2.4. Cách quy điểm cho mức độ................................................................. 65 Bảng 2.5. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi ............................................. 65 Bảng 2.6. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi thực nghiệm ........................ 74 Bảng 3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức liên quan đến hành vi tự huỷ hoại .......... 77 Bảng 3.2. Cảm xúc trước khi thực hiện hành vi tự hủy hoại............................... 81 Bảng 3.3. Cảm xúc trong khi thực hiện hành vi tự hủy hoại ............................... 83 Bảng 3.4. Cảm xúc sau khi thực hiện hành vi tự hủy hoại của vị thành niên ............................................................................................ 84 Bảng 3.5. Biểu hiện hành vi tự làm hại chính cơ thể mình ................................. 86 Bảng 3.6. So sánh biểu hiện hành vi tự làm hại cơ thể chính mình giữa nam và nữ vị thành niên ...................................................................... 88 Bảng 3.7. Biểu hiện hành vi bỏ bê bản thân ........................................................ 89 Bảng 3.8. So sánh biểu hiện hành vi tự bỏ bê bản thân giữa nam và nữ vị thành niên ............................................................................................ 92 Bảng 3.9. Biểu hiện gây tổn hại tâm lý có thể quan sát được của vị thành niên ............................................................................................ 93 Bảng 3.10. So sánh biểu hiện gây tổn hại tâm lý giữa nam và nữ vị thành niên ............................................................................................ 95 Bảng 3.11. Thời gian thực hiện hành vi tự hủy hoại ............................................. 95 Bảng 3.12. Thời điểm bắt đầu hành vi tự hủy hoại ............................................... 96 Bảng 3.13. Không gian thực hiện hành vi tự hủy hoại ......................................... 97 Bảng 3.14. Đối tượng cùng thực hiện hành vi tự hủy hoại ................................... 97 Bảng 3.15. Hành động sau khi thực hiện hành vi tự hủy hoại .............................. 98 Bảng 3.16. Tự đánh giá về mức độ nghiêm trọng của hành vi tự hủy hoại ........ 100 Bảng 3.17. ĐTB chung của hành vi tự hủy hoại ................................................. 106
- Bảng 3.18. So sánh giữa nam và nữ vị thành niên về mức độ hành vi tự huỷ hoại bản thân .............................................................................. 106 Bảng 3.19. Các mức độ cụ thể hành vi tự hủy hoại ............................................. 106 Bảng 3.20. Tự đánh giá của vị thành niên về yếu tố từ phía bản thân mình ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại ................................................... 107 Bảng 3.21. Tự đánh giá của vị thành niên về yếu tố từ phía gia đình ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại.......................................................... 109 Bảng 3.22. Tự đánh giá của vị thành niên về yếu tố từ phía bạn bè và yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi tự huỷ hoại bản thân ....................... 111 Bảng 3.23. Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu trên CG về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại của vị thành niên ............................. 113 Bảng 4.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết các biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại .................................................................................... 135 Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi các biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại .................................................................................... 137 Bảng 4.3. So sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước khi thực nghiệm ....................................................................................... 142 Bảng 4.4. So sánh trước và sau thực nghiệm ở nhóm đối chứng ...................... 143 Bảng 4.5. So sánh trước và sau thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm .................. 143 Bảng 4.6. So sánh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ........................................................................................................... 146
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Biểu hiện chu kỳ về mặt cảm xúc của hành vi tự hủy hoại (theo Mentalhealth) ........................................................................... 32 Sơ đồ 1.2. Cơ chế biểu hiện cảm xúc của hành vi tự hủy hoại ......................... 34 Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu sàng lọc khách thể chính của đề tài ............... 62 Biểu đồ 3.1. Tự đánh giá về mức độ nghiêm trọng của việc thực hiện hành vi tự huỷ hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam ............................................................................... 101 Biểu đồ 4.1. Đánh giá về tính ưu tiên các biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại ........................................................................................... 139 Biểu đồ 4.2. So sánh trước và sau thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm ................ 145 Biểu đồ 4.3. So sánh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm..................................................................................... 147
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hầu như bất kỳ người nào cũng đã từng thực hiện hành vi tự hủy hoại tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Hành vi này bao gồm: cố ý gây hại cho bản thân về mặt thể chất (cắt, đập đầu vào một thứ gì đó, tự đốt bản thân, đấm vào tường), tham gia vào hành động nguy hiểm (bài bạc, quan hệ tình dục không an toàn, và lạm dụng chất kích thích), sở hữu mối quan hệ tình cảm lệch lạc và bỏ bê sức khỏe của bản thân. Trên thế giới, các nghiên cứu cho thấy khoảng 4% người trưởng thành trong các mẫu phi lâm sàng cho biết đã từng tự gây thương tích vào một thời điểm nào đó trong đời, thì thanh thiếu niên cho biết tỷ lệ này cao hơn đáng kể (Klonsky ED, Oltmanns TF, Turkheimer E., 2003; Brown RC, Plener PL., 2017). Có bằng chứng cho thấy việc cố tình tự làm hại bản thân đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Một số nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ tự làm hại bản thân cao hơn ở những người thuộc thế hệ (E. David Klonsky và cộng sự, 2003). Báo cáo tóm tắt “Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và TP ở Việt Nam” của UNICEF cho thấy: Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ em và VTN. Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam, tỷ lệ tự tử của Việt Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những ước tính toàn cầu. Trong một nghiên cứu ở 90 quốc gia, trên tổng số ca tử vong ở VTN là 9,1% (Wasserman và cộng sự, 2005) trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ này là 2,3% (Blum và cộng sự, 2012). Các nghiên cứu cho thấy một yếu tố dự báo mạnh mẽ về khả năng tự sát trong tương lai khởi phát từ hành vi tự hủy hoại (Quan K, Fox KR, Prinstein MJ, 2012). Điều này cho thấy tính chất nghiêm trọng của hành vi tự hủy hoại bản thân tại Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định ban hành Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, HS giai đoạn 2022 - 2025. Mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, HS, cán bộ quản lý, GV, nhân viên y tế trường học, nhân viên phụ trách công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học và cha mẹ HS. Đồng thời tăng cường các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ ảnh hường đến sức khỏe tâm thần, hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em, HS. Có thể khẳng định rằng việc xác định các loại hành vi tự hủy hoại của trẻ VTN và
- 2 đánh giá mức độ, biểu hiện của các loại hành vi tự hủy hoại của các em và xây dựng cơ sở tâm lý - xã hội cho việc phát hiện và phòng ngừa hành vi tự hủy hoại cho là một việc làm cần thiết hiện nay. Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại rất ít nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này, các nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2017) nghiên cứu ở hai tỉnh Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương, Đánh giá khảo sát thanh niên Việt Nam (SAVY) I (2003 - 2004) (The Tổng cục Thống kê Việt Nam 2006) và II (2009 - 2010) (Tổng cục Thống kê Việt Nam 2011) và gần đây nhất là nghiên cứu của Thái Thành Trúc và cộng sự (2021) tại Tp. Hồ Chí Minh đã có những đóng góp ban đầu cho khung lý thuyết và khung đo lường cho hành vi tự hủy hoại ở Việt Nam. Tuy nhiên, với tính chất nguy hiểm và sự gia tăng hành vi này cùng với bối cảnh tác động của xã hội hiện đại, sự phát triển của mạng lưới internet khiến VTN có nguy cơ nghiện game onlines, nghiện mạng xã hội và tham gia nhóm kín tiêu cực, sử dụng chất kích thích... thì rất cần thêm các nghiên cứu để xác định biểu hiện, mức độ tự hủy hoại, các yếu tố ảnh hưởng ở VTN hiện nay. Nghiên cứu này góp phần chỉ ra bức tranh thực trạng về các thách thức sức khỏe tâm thần mà VTN Việt Nam đang đối diện. Từ đó, đề xuất các chiến lược phòng ngừa hành vi này ở VTN là rất cần thiết, đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho HS do Bộ giáo dục đào tạo ban hành trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, các đô thị phía Nam, Việt Nam là trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tài chính, ngân hàng, logistics, văn hóa, y tế và giáo dục của Việt Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng là khu vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước từ các dự án FDI, khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động. Hiện nay các đô thị phía Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân bị chậm lại kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, vị thành niên. Giáo dục là quốc sách hàng đầu để thúc đẩy một vùng lãnh thổ phát triển. Quan tâm nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sớm từ các vùng này là điều cần thiết vì cần liên kết với nhau chặt chẽ hơn giữa vấn đề phát triển con người và kinh tế bền vững để tạo ra sự đồng bộ với mục tiêu phát triển chung, hướng đến sự phát triển bền vững tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Căn cứ vào thực tiễn và tình hình nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam, đề tài “Hành vi tự huỷ hoại bản thân của vị thành niên
- 3 ở các đô thị phía Nam, Việt Nam” được xác lập. 2. Mục tiêu nghiên cứu Chỉ ra được thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Từ đó, đề xuất và thực nghiệm biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN. - Xác định thực trạng biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam và tiến hành thực nghiệm điển hình hai biện pháp dựa trên kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi từ các nhà giáo dục, nhà tâm lý học. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ hành vi tự hủy hoại ở VTN và các biện pháp phòng ngừa hành vi này ở VTN. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu chính: vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Khách thể nghiên cứu bổ trợ: giáo viên, cán bộ quản lý, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, phụ huynh. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Chỉ nghiên cứu biểu hiện về mặt hành vi tự hủy hoại theo tiếp cận hoạt động (hành vi bên trong, hành vi bên ngoài) và nghiên cứu biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tự sát. - Phạm vi về địa bàn: + Nghiên cứu thực trạng tiến hành trên một số đô thị, phía Nam dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. + Nghiên cứu thực nghiệm tiến hành tại khu vực TP. Hồ Chí Minh dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
- 4 - Phạm vi về khách thể: Chỉ nghiên cứu trên vị thành niên đang học tập tại các trường Trung học. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Thực trạng hành vi tự huỷ hoại của trẻ VTN ở đô thị phía Nam, Việt Nam ở mức trung bình. Biểu hiện ở suy nghĩ gây tổn tại tâm lý có mức độ cao hơn so với các hành vi tự làm hại chính cơ thể mình, hành vi bỏ bê bản thân của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại của VTN chủ yếu xuất phát từ các vấn đề liên quan đến việc giải tỏa những CX tiêu cực ở chính bản thân như sự thất vọng về bản thân, muốn mọi người chú ý hoặc hiểu nỗi đau của họ. - Các biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại có mức độ cao về tính cần thiết và tính khả thi. Hai biện pháp được tiến hành thực nghiệm minh chứng được tính khả thi của các biện pháp này trong thực tiễn. 7. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Hành vi tự hủy hoại bản thân được các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu dựa trên sự tiếp cận từ nhiều quan điểm để có thể phân tích toàn diện, hệ thống và cấu trúc về vấn đề này. Ngoài tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu khoa học như quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn thì luận án kế thừa và phối hợp chủ yếu các tiếp cận sau trong nghiên cứu này tại Việt Nam, bao gồm: 7.1.1. Quan điểm phát triển Tập trung vào những giai đoạn phát triển tâm lý cụ thể và những thách thức mà VTN gặp phải ở mỗi giai đoạn, phân tích những đặc trưng tâm lý ở tuổi VTN đặc biệt là những nét cấu tạo tâm lý mới có ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại như nhu cầu khẳng định bản thân, vươn lên thành người lớn, tính cách phát triển tăng đậm, xác định danh tính và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống... 7.1.2. Quan điểm nhận thức Nghiên cứu cách mà VTN suy nghĩ và cảm nhận về bản thân và thế giới xung quanh. Các quan niệm tiêu cực về bản thân, tương lai và môi trường có thể dẫn đến hành vi tự hủy hoại. Phân tích các nhận thức chưa phù hợp là cơ sở để đề xuất và lựa chọn biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại. 7.1.3. Quan điểm hành vi học
- 5 Tập trung vào việc học hỏi thông qua tiền thưởng và hình phạt, một kích thích từ môi trường xung quanh sẽ nảy sinh một phản ứng hành vi cụ thể. Hành vi tự hủy hoại có thể được xem như là kết quả của việc học hỏi những hành vi này qua sự tương tác với môi trường xung quanh, chẳng hạn như việc nhận sự chú ý từ người khác. Đồng thời, sử dụng quan điểm này để phân tích, lý giải các biểu hiện hành vi tự huỷ hoại bản thân và biện pháp giáo dục tâm lý để phòng ngừa hành vi này. Ngoài các tiếp cận chủ yếu trên, đề tài còn tham khảo thêm tiếp cận tâm lý động lực học, tiếp cận nhân văn, tiếp cận hệ thống gia đình, quan điểm xã hội học và quan điểm văn hoá nhằm chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại bản thân. Tuy nhiên các tiếp cận này chỉ sử dụng trong việc nghiên cứu lý luận. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp nghiên cứu lý luận để tham khảo, tổng hợp hóa, khái quát hóa các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, thông tin trên internet về các vấn đề nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại của VTN. Trên cơ sở đó, xây dựng tổng quan nghiên cứu, lý luận nghiên cứu đề tài và các minh chứng để phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu thực trạng. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp chính của đề tài dùng để xác định thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này trên cơ sở tự đánh giá của VTN. - Phương pháp phỏng vấn để bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát thực trạng, xác định diễn biến tâm lý của VTN khi thực hiện hành vi tự hủy hoại, giới hạn chỉ tập trung vào diễn biến CX trước, trong và sau khi thực hiện hành vi này. Là phương pháp chủ yếu để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại của vị thành viên. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để chỉ ra diễn biến tâm lý của VTN khi thực hiện hành vi tự hủy hoại, CX trước - trong và sau khi thực hiện hành vi tự hủy hoại, đặc biệt là các yếu tố dẫn đến hành vi này. - Phương pháp thực nghiệm được tiến hành để đánh giá hiệu quả của việc nâng cao nhận thức về việc nhận ra các dấu hiệu ban đầu tự hủy hoại, hậu quả của hành vi
- 6 này và các chiến lược ứng phó phù hợp khi bản thân và bạn bè có dấu hiệu tự hủy hoại. - Phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu định lượng thu được từ kết quả thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và kiểm nghiệm sự khác biệt, tương quan giữa các biến số. Dựa trên kết quả khảo sát từ bảng hỏi, người nghiên cứu nhập liệu và tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. 8. Những đóng góp mới của đề tài Luận án có những đóng góp mới trong vấn đề nghiên cứu này tại Việt Nam như sau: - Về cơ sở lý luận: hệ thống hóa được các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; trình bày được các biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân ở vị thành niên dựa trên tiếp cận của Tâm lý học hoạt động (hành vi bên trong và hành vi bên ngoài). - Về nghiên cứu thực trạng: luận án tiến hành nghiên cứu tại 6 tỉnh (Tp. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh) và 2 Tp. (Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ), trong đó hành vi tự hủy hoại của VTN lần đầu được nghiên cứu tại Sóc Trăng, Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh. - Về các biện pháp: có 7 biện pháp được đề xuất và 2 biện pháp được tiến hành thực nghiệm cho thấy có hiệu quả trong việc phòng ngừa hành vi này ở VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong bối cảnh hiện nay. 9. Cấu trúc luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1: Lý luận về hành vi tự hủy hoại của vị thành niên; Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Thực trạng hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam; Chương 4: Biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam.
- 7 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Chương này sẽ trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu về hành vi tự huỷ hoại trong và ngoài nước, trình bày cơ sở lý luận về hành vi tự huỷ hoại bản thân bao gồm khái niệm, phân loại, biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này, đặc điểm tâm lý ở VTN và biểu hiện hành vi tự huỷ hoại bản thân ở VTN. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi tự huỷ hoại Trong 20 năm qua, vấn đề nghiên cứu về tự hủy hoại được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm, nhiều công trình được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn có thể khái quát lại 3 nhóm nghiên cứu chính: 1.1.1. Các nghiên cứu về biểu hiện và mức độ hành vi tự hủy hoại của vị thành niên Trong vấn đề nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại, tiếp cận đầu tiên là các nhà nghiên cứu phân tích rõ các biểu hiện có liên quan và cố gắng phân biệt giữa hành vi tự sát và hành vi tự hủy hoại. Vào cuối những năm 1930, Karl Menninger đầu tiên đã mô tả một hiện tượng được gọi là “Hội chứng cắt cổ tay”. Năm 1952, Erwin Stengel đã giới thiệu khái niệm “cố gắng tự tử” nhưng phân biệt với “hành vi tự sát”, “có chủ ý tự đầu độc” và “cố ý tự gây thương tích”. Các quan điểm ban đầu cho thấy tự làm hại bản thân và cố gắng tự tử thường là được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, phần lớn của nghiên cứu cho thấy rằng tự hủy hoại trong hầu hết các trường hợp thường có không liên quan gì đến ý định tự tử. Một số tác giả phân biệt tự hủy hoại (Self - harm) với tự gây thương tích hay tự làm tổn thương (Non - suicidal self - injury), cho rằng bản thân tự gây thương tích là một danh mục con rời rạc về tự hủy hoại (Sebree và Popkess - Vawter, 1991). Trước đây, hành vi tự gây tổn thương thường được xem như một phần của Rối loạn nhân cách ranh giới, nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy tự làm tổn thương đi cùng nhiều vấn đề tâm lý khác bao gồm lo âu, trầm cảm, ý tưởng tự sát, cũng như nhiều rối loạn nhân cách (In - Albon, Ruf, và Schmid, 2013). Nói cách khác, bản thân tự làm tổn thương cần được xem xét như một vấn đề sức khỏe tâm thần độc lập. Vì lí do đó, Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các
- 8 rối loạn tâm thần DSM - 5 của APA đã đưa ra phân loại cùng các tiêu chuẩn chẩn đoán riêng biệt cho tự làm tổn thương. Trong phần tổng quan các nghiên cứu trên thế giới này, luận án sẽ chủ yếu tập trung vào tự hủy hoại (Self - harm) hoặc cố ý tự hủy hoại (Deliberate self - harm). 1.1.1.1. Nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại của vị thành niên Trên thế giới, nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại thường được nghiên cứu song hành với mục tiêu xác định mức độ tự hủy hoại bản thân. De Leo và Heller (2004) tiến hành một cuộc khảo sát trường học ở Úc cho thấy các phương pháp chính là tự cắt (59,2%) và dùng thuốc quá liều (29,6%). Khoảng 80% các vụ tự hủy hoại liên quan đến việc tự đầu độc. Phương pháp phổ biến nhất là dùng quá liều paracetamol, phổ biến ở nhóm tuổi trẻ hơn; thuốc chống trầm cảm ở nhóm tuổi trung niên; benzodiazepine và thuốc an thần ở các nhóm tuổi lớn hơn. Nghiên cứu này cũng góp phần làm rõ hơn vấn đề tự hủy hoại có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở lứa tuổi VTN (Hawton, Bergen, Casey, Simkin, Palmer, Cooper, J., ... và Owens, 2007). Hawton, Bergen, Kapur, Cooper, Steeg, Ness, và Waters (2012) cho thấy rằng sự lặp lại có liên quan đến tuổi tác, hành vi tự cắt, tự gây hại trước đó và điều trị tâm thần. Trong số 51 trường hợp tử vong ở những người xuất hiện từ năm 2000 đến năm 2007 và được theo dõi cho đến năm 2010) một nửa (49,0%) là tự tử. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu kết luận tự cắt tóc như một phương pháp tự gây hại ở trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ tự tử (và lặp lại) cao hơn so với việc tự đầu độc mặc dù các phương pháp khác nhau thường được sử dụng để tự sát. Người bệnh luôn có khuynh hướng làm chính bản thân mình bị đau. Họ sẵn sàng dùng dao cắt vào tay chân, bứt tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm tay vào tường… Kendall nhận định: “Khi một người với nhiều vết cắt, vết đốt trên cơ thể hay tóc của họ ngày một ít đi, rất có thể người đó đã bị mắc bệnh Self harm” (Kendall và cộng sự, 2011). Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đề cập đến các biểu hiện tự hủy hoại như cố tình đánh bản thân, tự cắn mình, giựt tóc, cắt da, làm bỏng da, làm trầy xước da (Huỳnh Văn Sơn và cs, 2017; Thái Thành Trúc và cs, 2021). Riêng với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn và cs (2017), còn nghiên cứu các biểu hiện tự hủy hoại theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả những suy nghĩ bi quan, tự hạ thấp bản thân và cho phép người khác làm tổn thương CX của mình… Đây là một tiếp cận mang tính tiếp cận từ góc độ sức khỏe tâm thần và góp phần trong việc
- 9 để xuất các chiến lược ứng phó với hành vi này từ góc độ nâng đỡ CX và giáo dục kỹ năng sống để điều chỉnh tư duy tiêu cực và các niềm tin phi lí ở bản thân VTN. Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến sức khỏe tâm thần cho HS thì hướng tiếp cận này ý nghĩa và đề tài tiếp tục kế thừa tiếp cận này. 1.1.1.1. Nghiên cứu về mức độ hành vi tự hủy hoại của vị thành niên Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc khái quát tỉ lệ % và có khá ít các công trình đề cập đến các mức độ cụ thể. Vì vậy, trong phần tổng quan này sẽ khái quát các nghiên cứu về mức độ VTN tự hủy hoại bản thân qua các số liệu %. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ VTN tự hủy hoại có mức độ từ 6% trở lên, mức độ thể hiện khác nhau trong các nghiên cứu trên nhiều quốc gia. Khảo sát tự báo cáo tại các trường học ở Anh được tiến tại Anh với 6020 HS từ 15 đến 16 tuổi có 398 (6,9%) tự hủy hoại (Hawton, Rodham, Evans và Weatherall, 2002). De Leo và Heller (2004) tiến hành một cuộc khảo sát trường học ở Úc về thực trạng tự hủy hoại. Cùng năm, một nghiên cứu khác khảo sát trên 3757 trong số 4097 HS lớp 10 và lớp 11 (91,7%) từ 14 trường trung học ở Gold Coast, Queensland cho thấy 233 HS (6,2%) đáp ứng các tiêu chí về hành vi tự làm hại mình 12 tháng trước. Một nghiên cứu vào năm 2003 của Klonsky, Oltmanns và Turkheimer (2003) nghiên cứu trên 1.986 người cho thấy có khoảng 4% người tham gia nghiên cứu có tiền sử tự hủy hoại. Đến năm 2005, Laye - Gindhu và Schonert - Reichl (2005) tiến hành khảo sát trên 424 thanh thiếu niên cho thấy có 15% thanh thiếu niên cho biết đã tham gia vào hành vi tự hủy hoại. McMahon, Reulbach, Corcoran, Keeley, Perry và Arensman (2010) với nghiên cứu thực hiện trên 3.881 thanh thiếu niên ở 39 trường học, có 53,1% HS 16 tuổi. Dựa trên các phân tích đa dạng, các yếu tố quan trọng liên quan đến tự hủy hoại ở cả hai giới là việc sử dụng ma túy và biết một người bạn đã tự làm hại bản thân. Sau 2005, một số nghiên cứu trên thế giới vấn tập trung vào mục tiêu chỉ rõ thực trạng của hành vi này. Các nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tự hủy hoại bản thân cao hơn dần so với những năm trước đó và mức độ thể hiện đa dạng trong những nền văn hóa khác nhau. Hawton, Bergen, Casey, Simkin, Palmer, Cooper, J., ... và Owens (2007) tiến hành nghiên cứu “Tự hủy hoại ở 3 Tp. tại nước Anh” cho thấy 57,0% tự

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p |
343 |
87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p |
252 |
56
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p |
160 |
30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p |
49 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p |
36 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p |
41 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
229 p |
19 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
241 p |
7 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p |
42 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
27 p |
15 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
27 p |
13 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p |
24 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p |
51 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh
30 p |
1 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam
27 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự hài lòng hôn nhân của người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh
219 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh
232 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
