Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Văn Đạt
lượt xem 24
download
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp nêu trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, các doanh nghiệp có thể xác định thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng mục tiêu cụ thể của mình. Thu lợi nhuận được coi là mục tiêu trung tâm số một của các doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Văn Đạt
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ =========o 0o========= BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP ThS. N GUYỄN VĂN ĐẠ T Đăk Lăk, năm 2001 1
- Chương I TỔNG QUAN VỀ Q UẢ N TR Ị DOANH NGHIỆP LÂ M NGHIỆP 1.1. DOANH NGHIỆP VÀ CÁC MỤC TIÊU CỦA DOAN H NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm doanh ng hiệ p Doanh nghiệp là một đ ơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện cá c hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu kinh tế xã hội 1.1.2 C ác mục tiêu của doanh nghiệp Hiện n ay còn tồn tại một số quan đ iểm khác nhau về mục t iêu củ a doanh nghiệp , tuy nhiên có thể khẳng đ ịnh, mọi doanh ngh iệp đều có một hệ thống các mục tiêu của mình , trong đó thu lợi nhuận là mục tiêu trung tâ m, cơ bản nhất của doanh nghiệp . Trong mỗi g iai đoạn phát triển khá c nhau, các doanh nghiệp có thể xác định thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng mục tiêu cụ thể củ a mình. Nhìn chung, hệ thống mục tiêu tổng qu át của các doanh nghiệp có thể như sau: 1.1.2.1 Mục tiêu lợi nhuậ n Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau kh i đã trang trải các chi phí t rong sản xuất kinh doanh và làm ngh ĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. Thu lợi nhuận được co i là mục tiêu trung tâ m số một của các doanh nghiệp bởi các lý do sau đây : - Doanh nghiệp là tổ ch ức chuyên thực h iện các hoạt động kinh doanh nên đương nh iên thu lợi nhuận phải là mục t iêu số một của doanh nghiệp , nếu không thu được lợi nhuận doanh ngh iệp sẽ bị phá sản. - Thu được lợi nhuận là điều kiện để đáp ứng lợi ích của các chủ đầu tư vốn vào doanh nghiệp, t ức là doanh nghiệp có thể thu hút vốn để tổ chức và mở rộng quá trình kinh doanh của mình . - Thu được lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có thể đầu tư tái s ản xuất mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh do anh của mình. 2
- - Thu được lợi nhuận là đ iều kiện để doanh nghiệp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. - Thu được lợi nhuận tạo điều kiện cho doanh ngh iệp thực hiện đầy đủ ngh ĩa vụ đóng góp của mình vào sự nghiệp phát t riển toàn diện kinh tế xã hội của đất nước. Để nâng cao lợi nhuận của do anh ngh iệp t rong quá trình s ản xu ất kinh doanh có hai con đường cơ bản sau đây: - Tiết kiệm chi ph í sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩ m. - Mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Trong các doanh nghiệp, t iết kiệm các khoản ch i ph í sản xu ất kinh doanh , hạ giá thành sản phẩm được co i là con đ ường cơ bản nh ất. 1.1.2.2 Mục tiêu phát t riển. Trong nền kinh tế thị trường , cạnh tranh được coi là h iện tượng lành mạnh và là yếu tố động lực thúc đẩy sự phát t riển củ a các doah ngh iệp. Trong đ iều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn, trường vốn thường có nh iều ưu thế h ơn trong tổ ch ức sản xuất kinh doanh và ch iếm lĩnh thị trường . Sự phát triển của do anh nghiệp có thể được đánh giá thong qu a các chỉ tiêu : - Doanh thu tiêu thụ sản phẩ m ngày càng cao. - Lợi nhu ận đạt được ngày càng lớn. - Vốn đầu t ư của doanh ngh iệp ngày càng nh iều . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao . - Máy móc thiết b ị và công nghệ ngày càng hiện đạ i. - Đời sống vật chất, t inh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. - Đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách ngày càng lớn. Để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, liên tục phát triển là mục t iêu rất quan trọng được đặt ra một cách thường xuyên đố i với mọ i doanh nghiệp , bởi tương quan g iữa các doanh nghiệp là một trạng thái th ường xuyên thay đổi theo thời g ian. Để có thể phát triển ổn định, bền vững , doanh nghiệp cần xây dựng và thực thi một ch iến lược kinh doanh khoa họ c, các ch ính sách và biện pháp kinh doanh linh hoạt, h iệu quả. 3
- 1.1.2.3 Mục tiêu cung ứng Cung cấp những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng, là lý do tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế . Trong cơ chế th ị trường, doanh ngh iệp phải tự tìm hiểu thị trường để tổ chức sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhất định. Nếu hàng hóa và dịch vụ của doanh ngh iệp tiêu thụ được t rên thị t rường có nghĩa là th ị trường đã chấp nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra trong một số trường hợp , doanh nghiệp phả i th ực hiện một số hoạt động do Nhà nước ch ỉ đ ịnh . Cung ứng những sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế vừa là mục tiêu vừa là ph ương t iện để doanh nghiệp đ ạt được mục t iêu lợi nhuận và các mục tiêu khác củ a mình . Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải tạo cho mình một phân đoạn thị t rường hợp lý và một lượng khách hàng đủ lớn để tồn tại và phát triển . 1.1.2.4 Mục tiêu trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp là một cơ sở sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, là một tế bào của xã hội, v ì thế phải đặt ra mục t iêu thực hiện các t rách nhiệm xã hộ i củ a mình . Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể h iện trên các khía cạnh sau đây : - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và d ịch vụ đưa ra thị trường , bảo đảm lợi ích chính đáng cho người t iêu dùng. Trước hết , doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm đã đăng ký, bên cạnh đó cần phấn đấu t ừng bước nâng cao chất lượng sản phẩ m và chất lượng phục vụ ng ười tiêu dùng . - Bảo vệ và cải thiện các đ iều kiện môi trường sinh thái trong khu vực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát và loại t rừ các yếu tố có thể gây ô nhiễm trong quá trình s ản xuất kinh do anh, từng bước t iến tới chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để cải th iện các điều kiện mô i trường s inh thái trên địa bàn hoạt động của mình. - Góp phần t ích cực vào sự ngh iệp ph át t riển toàn diện kinh tế xã hộ i, đảm bảo an n inh, quốc phòng trên t ừng địa bàn cụ thể. 4
- 1.2 DOAN H NGHIỆP LÂ M NGHIỆP (DNLN) 1.2.1 Khái niệm doanh ng hiệ p lâm ng hiệ p Doanh nghiệp lâm nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp với các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế. Với đặ c trưng cơ bản nhất là lấ y rừng và tài nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu. Theo quan n iệm phổ biến hiện nay, lâm nghiệp là một lĩnh vực sản xuất đặc biệt, bao gồm các hoạt động xây dựng rừng , kha i thác lợi dụng, chế biến các sản phẩm từ rừng và phát huy các chức năng phòng hộ, chức năng văn xã của rừng. Ngày nay vai trò phòng hộ v à văn xã của rừng ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn và ngày càng tỏ ra quan trọng hơn khi đánh g iá sự đóng góp của các doanh nghiệp lâm nghiệp đối với nền kinh tế. 1.2.2 Phân l oại doanh ng hiệp l âm nghiệp Doanh ngh iệp lâm nghiệp được phân chia th ành nh iều loạ i tùy thuộc vào mục tiêu ngh iên cứu khác nhau . Về cơ bản có thể chia doanh ngh iệp lâm nghiệp theo các phương ph áp sau đây. 1.2.2.1 Phân loại theo sở hữu vố n trong doa nh nghiệp Theo cách chia này, cũng g iống kh i phân loại các doanh nghiệp thông thường , người ta cũng ch ia doanh nghiệp lâm nghiệp thành các loại sau đ ây: Doanh ngh iệp lâm ngh iệp Nhà n ước Doanh ngh iệp lâm ngh iệp tư nhân Doanh ngh iệp lâm ngh iệp kiểu công ty 1.2.2.2 Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh Căn cứ vào t ính chuyên môn trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể ch ia thành các loại sau đây: Doanh ng hiệp xây dựng rừng 5
- Bao gồm các doanh nghiệp chỉ thực hiện các hoạt động trong khâu xây dựng rừng như: trồng, ch ăm sóc, quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp kha i thác và chế biến lâm sản. Doanh ng hiệp k hai thác vận chuyển l âm sản Bao gồ m các do anh nghiệp chuyên thực h iện các hoạt động khai thác vận chuyển và phân phối lâm sản. Doanh ng hiệp chế biến l âm s ản Bao gồm các doanh ngh iệp thực hiện các hoạt động gia công chế biến c ác loại lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dung của xã hội. Doanh ng hiệp cơ khí lâm ng hiệp Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành cơ kh í chế tạo, sửa chữa các loạ i máy mó c thiết bị, công cụ sản xuất… phục vụ cho s ản xuất lâm nghiệp . Doanh ng hiệp dịch vụ lâm nghiệp Bao gồm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động điều tra rừng, thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật t ư, giống cây rừng, chuyển g iao khoa học kỹ thuật … t rong lĩnh vực lâm nghiệp. Doanh ng hiệp l âm ng hiệp tổng hợp Bao gồm các doanh nghiệp lâm nghiệp thực hiện đồng thời nh iều hoạt động sản xuất kinh doanh t rong và ngoài lĩnh v ực lâm nghiệp. Thông th ường các doanh nghiệp này thực hiện các hoạt động khép kín từ khâu xây dựng rừng đến kh ai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản, tham gia lưu thong phân phối các hàng lâm sản và thực hiện một số hoạt động kinh do anh khác ngoài lĩnh vực lâm nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay , các doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp đang nagyf càng phổ biến hơn và tỏ ra có nh iều ưu thế trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài các cách phân loại t rên, trong thực t iễn, ng ười t a còn phân loại các doanh nghiệp lâm nghiệp theo quy mô (lớn, v ừa, nhỏ) theo mục t iêu kinh doanh (doanh ngh iệp kinh doanh đầy đủ hoặc doanh nghiệp công ích) và một số cách phân loại kh ác. 1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN X UẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH N GHIỆP LÂM NGHIỆP 6
- Với đặc trưng lấy rừng và tà i nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu, c ác doanh nghiệp lâm nghiệp có những đặc riêng biệt của mình. Những đặc đ iểm này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản trị của các doanh ngh iệp lâm ngh iệp . Đứng trên góc độ quản trị doanh ngh iệp, có thể nêu ra những đặc điểm chủ yếu trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp như sau: 1.3.1 Đ ặc điểm về chu kỳ sản xuất trong doanh ng hiệ p lâm ng hiệ p Chu kỳ sản xuất là khoảng thờ i g ian tính theo lịch kể t ừ kh i đ ưa đố i tượng vào gia công, chế b iến đến kh i hoàn thành công đoạn sản xuất cuố i cùng sản phaamrr được nhập kho thành phẩm, sẵn sang cung cấp cho thị trường . Hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản nhất trong doanh ngh iệp lâm nghiệp là gây trồng, kha i thác và chế b iến các lo ại lâm sản cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế. Trong toàn bộ các ho ạt động này , đố i tượng lao động chủ yếu là cây rừng – một thực thể sinh học có thời g ian sinh trưởng phát triển rất dài. Đối với cây rừng , thời gian từ khi b ắt đầu gieo t rồng đến kh i được khai thác có thể kéo dài nh iều n ăm, thong thường là hàng chục nă m, cá biệt có thể tới hàng trăm năm. Vì thế, chu kỳ sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp rất dài, đó là đặc đ iểm rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ ch ức quản t rị của doanh ngh iệp lâm nghiệp. Chu kỳ sản xuất dài làm cho vốn đầu tư trong các do anh nghiệp lâm nghiệp phải nằm rất lâu trong quá trình sản xuất dưới dạng sản phẩm dở dang, v ì thế vòng quay chậm , rất lâu được thu hồ i, d ẫn đến h iệu quả kinh tế trong kinh doanh lâm nghiệp thường thấp, độ rủi ro trong kinh doanh th ường cao . Đặc điểm này đòi hỏi các do anh nghiệp lâm nghiệp phải hết sức thận t rọng trong khi xác định cơ cấu cây trồng , phải chủ động áp dụng các tiến bộ khoa họ c kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất, mở rộng các hoạt động kinh doanh tổng hợp , lấy ngắn nuôi dài… để có thể tồn tại và phát t riển trong nền kinh tế thị t rường. Bên cạnh đó Nhà nước cần có những ch ính sách ưu đãi về đầu tư cho các hoạt động kinh doanh lâm ngh iệp. 1.3.2 Tí nh đa dạng, phức tạp trong hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp 7
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp lâm nghiệp nhnf chung rất đa dạng, phức t ạp, mang t ính khép kín từ khâu tạo rừng cho tới khâu kha i thác, v ận chuyển , chế biến và phân phố i lâm sản đ ến ng ười tiêu dùng . Tính đa dạng t rong sản xuất kinh doanh của doanh ngh iệp lâm nghiệp thể hiện ở chỗ, sản xu ất trong doanh nghiệp lâm nghiệp khép kín từ khâu tạo rừng đến khâu chế biến lâm sản. Các hoạt động trong doanh nghiệp lâm nghiệp cơ bản bao gồm các khâu sau đây: - Khâu xây dựng rừng gồm các hoạt động: Điều tra rừng , g ieo ươm cây con, t rồng mới, phục hồ i, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng , sản xuất nông lâm kết hợp … - Khâu khai thác vận chuyển bao gồm các hoạt động: khai thác gỗ và các loại lâm sản, vận xu ất, vận chuy ển lâm sản từ rừng đến các kho bãi ho ặc nơi tiêu thụ. - Khâu chế b iến lâm sản bao gồm các hoạt động: Gia công chế b iến gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ thành các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường . - Các hoạt động chuẩn bị và phục vụ sản xuất nh ư xây d ựng, sửa chữa đường vận xuất vận chuyển, sữa chữa bảo d ưỡng máy móc thiết b ị, th ực hiện các dịch vụ vật t ư kỹ thuật về lâm ngh iệp . 1.3.3 Đ ặc điểm về địa bàn hoạt động của doanh nghiệ p l âm nghiệ p Gắn liền v ới tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng và tà i nguyên rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp thường được phân bố ở các vùng núi xã xôi hẻo lánh , đ ịa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đặc điể m này đặt các do anh nghiệp lâm ngh iệp trước những khó khăn t rong việc tổ chức sản xuất, nh ư thiếu các điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ xã hộ i càn thiết cho các hoạt động của mình. Doanh ngh iệp thường phải ch ịu thêm các chi ph í để tự xây dựng v à duy trì các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tự tổ chức các dịch vụ đ ời sống vật chất và tinh thần … không thể phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn phục vụ s ự nghiệp phát t riển kinh tế xã hội của địa phương . Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp cần có ph ương án chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức các dịch vụ xã hội cần th iết nh ằm đáp ứng trực tiếp cho yêu cầu sản xuất kinh doanh cảu mình và góp phần phục vụ nhu cầu dân sinh kinh tế trong khu vực. 1.3.4 Tí nh mùa vụ của sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp 8
- Trong sản xuất lâm nghiệp có nh iều hoạt động mang tính mùa vụ ở các mức dộ khác nhau , làm nảy sinh những yêu cầu nhất định trong quá trình tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp . Tính mùa vụ của sản xu ất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp được quyết định bởi đối tượng lao động chủ yếu là cây rừng, là những thực thể sinh học , hơn nữa sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở đ iều kiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của yếu tố th ời tiết. Đặc điểm này làm cho công tác tổ ch ức sản xu ất của các doanh nghiệp lâm nghiệp gặp những khó khăn nhất định do t ính đều đặn nh ịp nhàng t rong sản xuất rất khó được thực h iện. Tính mùa vụ của sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp lâm nghiệp phải xây dựng được ph ương án tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hết sức linh ho ạt và khoa họ c để vừa tận dựng được nh ững điều kiện thuận lợi, tránh được những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết trong tổ chức sản xuất, đồng thời phả i chủ động áp dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của tính mùa vụ đối với sản xuất kinh doanh. 1.3.5 Sản xuất lâm ng hiệp mang tí nh xã hội sấu sắc Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp lâm ngh iệp ở các vùng trung du, miền núi cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân các địa phương. Nghề rừng cũng là một trong những ngh ề truyền thống lâu đờ i củ a các dân tộc miền nú i. Mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa ph ương và chịu ảnh h ưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy có thể thấy các hoạt động sản xuất lâm nghiệp luôn mang tính xã hội sâu sắc. Đặc điểm này đò i hỏi doanh ngh iệp lâm nghiệp phả i thu hút được sự tham gia chặt chẽ, đầy đủ của cộng đồng nhân dân địa phương vào quá trình s ản xuất kinh doanh của mình, đồng thời cũng phải có trách nhiệm tổ chức sản xuất, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của mình . 1.4 CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 1.4.1 Quá trình sản xuất trong doanh ng hiệ p Quá trình s ản xu ất theo nghĩa tổng quát là quá t rình kết h ợp các yếu tố nguồn lực để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của xã hộ i. 9
- Quá trình này bắt đầu từ khâu chuẩn b ị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức triển kha i gia công chế biến cho đến khi hoàn thành các sản phẩ m và dịch vụ . Quá trình sản xuất t rong doanh nghiệp bao gồm h ai mặt có mối liên hệ mật thiết với nhau , đó là mặt vật chất kỹ thuật và mặt kinh tế xã hộ i của sản xuất. + Mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất biểu h iện mố i quan hệ giữa lao dộng với các yếu tố vật chất khác như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, đất đai …. Để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của xã hộ i. + M ặt kinh tế xã hộ i của sản xuất thể hiện các quan hệ g iữa ng ười vớ i người trong quá trình sản xuất như hoạt động phân công, h iệp tác lao động , phân phối kết quả kinh do anh … cho các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất của doanh ngh iệp. 1.4.2 Cơ cấu s ản xuất của doanh nghiệp l âm ng hiệ p 1.4.2.1 khái niệm và ý nghĩa của cơ cấ u sản xuất trong doanh nghiệp Cơ cấu là kh ái niệm dùng để ch ỉ cấu trúc bên t rong, bao gồ m các yếu tố cấu thành và mối quan hệ cơ bản, tương đố i ổn đ ịnh của một đối tượng nào đó trong một thời gian nhất định. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp là kh ái n iệm phản ánh bố cục về chất và mối quan hệ về lượng bên t rongg của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp được tạo lập bởi các bộ phận nội bộ và mố i quan hệ giữa chúng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh củ a doanh nghiệp. Việc xác định cơ cấu hợp lý có ý nghĩa rất lớn đố i với v iệc tổ chức sản xuất và nâng cao h iệu quả sản xuất kinh do anh của mỗ i do anh nghiệp. Tầ m quan trọng của cơ cấu sản xuất thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Cơ cấu sản xuất thể h iện sự phân công, bố trí các nguồn lực vật chất kỹ thuật, kinh tế - tài ch ính, lao động … củ a doanh ngh iệp để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh . Nếu các việc trên bố trí hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung được s ức mạnh cho những hoạt động cần th iết , tạo những b ước đột phá th ích hợp trong hoạt động của doanh nghiệp t rong từng thời g ian thích hợp. - Cơ cấu sản xuất th ể h iện mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố sản xuất. Nếu mố i quan hệ này hợp lý sẽ tạo điều kiện sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đạt h iệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. 10
- Cơ cấu sản xuất là là cơ sở quan trọng nhất để xây d ựng và hoàn th iện bộ máy quản trị doanh nghiệp. Vì thế việc xác lập cơ cấu sản xu ất hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng bộ máy quản trị tinh g iản có hiệu lực cao trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp thường bao gồ m các bộ ph ận sau đây: Bộ phận sản xuất chí nh Sản xuất chính là bộ phận thực hiện nh iệm vụ cơ bản của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đó là tiến hành việc kha i thác, gia công , chế b iến đố i t ượng lao động để tạo ra các sản phẩ m và dịch vụ chính của doanh nghiệp. Bộ phận s ản xuất phù trợ Bộ phận sản xuất phù trợ là bộ ph ận thực h iện nh iệm vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính, sản phẩm của nó được sử dụng trực t iếp cho các hoạt động của sản xuất ch ính nhằm đảm bảo cho sản xuất ch ính diễn ra liên tục và đều đặn. Ví dụ, trong doanh nghiệp cơ kh í chế tạo, bộ phận lò hơi, hay máy phát điện, tạo và sửa chữa mẫu .. . là nh ững bộ phận sản xuất phù trợ. Bộ phận sản xuất phụ Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận đ ược tổ chức để tận dụng các phế liệu, phế ph ẩm, phụ phẩm của sản xuất ch ính để tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng tài nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . Bộ phận phục vụ s ản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận được tổ ch ức nhằ m đảm bảo v iệc cung ứng , cấp phát, bảo quản, vận chuyển các loại đố i tượng lao động, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết b ị, công cụ dụng cụ cho nhu cầu của các hoạt động sản xuất. Ngoài bộ phận phục vụ sản xuất, trong một số trượng hợp cần thiết ở các doanh nghiệp còn tổ chức các hoạt động phục vụ đờ i sống vật ch ất, tinh thần cho người lao động t rong doanh nghiệp. 1.4.2.2 Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghi ệp tổng hợp Doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp là doanh nghiệp lâm nghiệp t iến hành các hoạt động kinh doanh ở các kh âu: xây d ựng rừng , khai thác lợi dụng rừng, ch ế biến lâm sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. 11
- Do các đặc điểm riêng t rong sản xuất kinh doanh mà cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp bao gồm các bộ phận: Bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ, bộ phận phục vụ sản xuất, và bộ phận phục vụ đờ i sống. Bộ phận sản xuất chí nh Bộ phận sản xuất ch ính bao gồm nh iều hoạt động cụ thể có mố i liên hệ chặt chẽ với nhau, lấy v iệc sản xuất ra lâm sản hàng hóa làm nh iệm vụ chủ yếu. Bộ phận này bao gồ m các hoạt động xây dựng rừng , khai thác vận chuyển và chế biến lâm sản. - Xây dựng rừng: Xây dựng rừng là khâu sản xuất đầu t iên, quan t rọng nhất trong quá t rình sản xuất của doanh nghiệp lâm ngh iệp với nội dung chủ yếu là thực h iện các b iện pháp tái sinh rừng, tạo ra cơ sở nguyên liệu gỗ và các loại lâm sản khác phục vụ cho khâu khai thác và chế biến của doanh nghiệp . Khâu xây dựng rừng th ường đ ược t iến hành b ằng việc áp dựng 3 biên pháp tái sinh rừng chủ yếu sau đây: + Tái sinh tự nhiên: Tái sinh tự nhiên là biện pháp tái s inh hoàn toàn dựa vào điều kiện và yếu tố t ự nhiên, không cần những tá c động khấc của con người. H iện nay trong thực tiễn người ta th ường áp dụng biện pháp này với tên gọi khoanh nuôi phục hồi rừng. Biện pháp này tỏ ra tiết kiệm, có hiệu quả cao t rong t rương hợp các đ iều kiện tài nguyên cho phép, đặc b iệt là khi xây dựng các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tuy nhiên, đố i với rừng sản xuất khi áp dụng biện pháp này tổ thành rừng và mật độ cây mục đích thường không đáp ứng được mụ c tiêu kinh doanh. + Xúc tiến tái sinh tự nhiên : Xúc tiến tái sinh tự nhiên là b iện pháp chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố tự nhiên thuận lợi sẵn có của rừng để tái s inh rừng nhưng có tiến hành them một số taccs động tích cực của con người để nâng cáo ch ất lượng của rừng tái sinh, phục vụ cho mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp . Những biện pháp tác động thêm của con ng ười khi áp dụng b iện pháp này thường bao gồ m: Tra dặm hạt g iống, t rồng bổ sung cây con, điều chỉnh tổ thành cây rừng … 12
- Biện pháp này th ường đòi hỏi phải đầu tư thêm một số chi phí, nhưng h iệu quả đạt được th ường cao, có thể đ áp ứng được mụ c tiêu kinh doanh của rừng, vì thế biện pháp này cần được áp dụng rộng rãi ở những nơi điều kiện tự nh iên cho phép. + Tái sinh nhân tạo : Tái sinh nhân tạo là b iện pháp hoàn toàn dựa vào tác động của con người để trồng các khu rừng mới. Tái sinh nhân tạo cơ thể t iến hành ngay cả ở những đ iều kiện tự nhiên khắc nghiệt, không thể t iến hành được các biện pháp tái sinh tự nh iên . Biện pháp này thường cho phép tạo đ ược những khu rừng nguyên liệu đả m bảo các yêu cầu cảu công nghệ chế biến lâm sản , tuy nhiên chi phí tạo rừng thường lớn. - Khai thá c, vận chuyển lâm sản Khai thác vận chuyển lâm sản là hoạt động tiếp theo của khâu xây dựng rừng , bao gồm các nộ i dung thu hoạch các sản phẩm lâm sản đã đạt t iêu chuẩn th ành thục công nghệ và vận xuất, vận chuyển những sản phẩm này đến nơi gia công chế biến hoặc nơi t iêu thụ. Theo nộ i dung và tính chất của hoạt động kh ai thác, người ta ch ia quá trình khai thá c lâm sản thành hai loại sau đây : + Khai thác chính: Khai thác ch ính là hoạt động thu hoạch các loại lâm sản đã được đầy đủ các tiêu chuẩn thành thục công nghệ, có thể đưa v ào gia công ch ế b iến thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường. Khai thác chính có thể áp dụng phương thức khai thác trắng hoặc khai thác chọn. + Khai thác trung g ian: Khai thác trung gian là một trong những biện pháp nuôi dưỡng rừng áp dụng cho những khu rừng ch ưa đạt tiêu chuẩn thành thục với mụ c đích nâng cao năng suất, chất lượng của rừng . Sản phẩ m của khai thác trung g ian thường mang tính chất tận dụng. Tuy nh iên, vẫn có thể đ ưa vào gia công chế b iến, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. - Chế biến gỗ và các lâm sản khác Chế biến gỗ và các lâm sản khác là một khâu quan t rọng t rong bộ phận sản xuất hàng hóa củ a doanh nghiệp lâm nghiệp , bao gồm các hoạt động gia công , chế biến nguyên liệu gỗ tròn và các loại lâm sản khác thành các sản phẩm đáp ứng nhu 13
- cầu của xã hội. Các hoạt động chế b iến lâm sản trong do anh nghiệp lâm nghiệp thường bao gồm: cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ mộc, ván nhân tạo, sản xuất dăm, giấy và bột giấy … Tổ chức hoạt động chế biến lâm sản trong doanh nghiệp lâm nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ lợi dụng tài nguyên rừng , nâng cao giá trị của hàng lâm sản, nâng cao thu nhập cho doanh ngh iệp . Bộ phận sản xuất phụ Sản xuất phụ trong doanh nghiệp lâm nghiệp bao gồ m những hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở tận dụng các điều kiện thuận lợi của rừng và đất rừng để tạo việc làm, tăng them thu nhập cho người lao động và cho doanh nghiệp. Các hoạt động sản xuất phụ phổ biến trong doanh ngh iệp lâm nghiệp bao gồ m: sản xuất nông lâm kết hợp, kinh doanh các lâm sản ngoài gỗ , dược liệu, chế biến t inh dầu, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp … các hoạt động kinh doanh phụ trong doanh nghiệp lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, kinh doanh toàn d iện và lợi dụng tổng h ợp tài nguyên rừng. Bộ phận phục vụ s ản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn b ị và tạo điều kiện cho việc triển kha i các hoạt động sản xu ất kinh doanh của doanh ngh iệp . Bộ phận phục vụ sản xuất trong doanh ngh iệp lâm nghiệp thường bao gồ m các hoạt động sau đây: - Hoạt động sửa chữa cơ kh í, bao gồm công tác sữa ch ữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, sản xuất và sửa chữa các loại cộng cụ, dụng cụ sản xuất trong doanh nghiệp . - Hoạt động cung cấp vật tư, năng lượng cho nhu cầu sản xu ất của doanh nghiệp. - Hoạt động sửa chữa, bảo d ưỡng đ ường vận xuất, vận chuyển, hệ thống kho bãi trong phạm v i doanh nghiệp. Bộ phận phục vụ đời sống Với đặc điểm riêng củ a sản xuất lâm nghiệp, đa số các do anh nghiệp lâm nghiệp phải tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ cho đời sống vật chất cho lực lượng lao động của mình, đồng th ời góp ph ần phục vụ cho dân c ư đ ịa ph ương t rong điều kiện địa phương chưa phát t riển đ ược các d ịch vụ đó. Bộ phận phục vụ đ ời sống trong 14
- doanh nghiệp lâm nghiệp thường bao gồm những hoạt động: Tổ chức nhà ăn tập thể , Nhà trẻ, trường học, y tế, các hoạt động văn hóa tinh th ần… 1.4.3 Phương hướng hoàn thiện cơ cấu s ản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp Thường xuyên đ iều ch ỉnh , hoàn thiện cơ cấu sản xuất là công việc được đặt ra một cách thường xuyên đối với các doanh nghiệp nó i chung v à doanh nghiệp lâm nghiệp nó i riêng. Một cơ cấu sản xu ất được co i là tối ưu kh i sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt đ ược hiệu quả cao nhất, tài nguyên được sủ dụng một cách hợp lý và bền v ững nhất. Trong doanh ngh iệp lâm nghiệp , cơ cấu sản xuất cần được hoàn thiện theo các hướng cơ bản sau đ ây: - Tạo sự cân đố i bền vững giữa khâu xây dựng rừng v ới kh ai thác lợi dụng rừng trên cơ sỏ xây dựng được một cơ sở nguyên liệu ổn định, đủ cho nhu cầu phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời phát huy được chức năng phòng hộ của rừng đối vói mô i trường sinh thá i. - Mở rộng các hoạt động chế biến lâm sản nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng tài nguyên rừng, nâng cao g iá trị của lâ m sản, nâng cao thu nh ập cho doanh nghiệp . - Phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trên cơ sở lấy ngắn nuôi dài, kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, tạo the m việc làm vf thu nhập cho người lao động. - Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế để tổ chức các hoạt động sản xuất, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức các hình th ức khoán kinh doanh rừng lâu dài, liên doanh với các hộ g ia đình thành viên trong khâu xây dựng rừng . Sơ đồ 1.1: Tổ chức sản xuất của 1 doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh P. Phòng Phòng 15 Phòng Phòng Phòng QLBV kỹ KH TC Tài kinh rừng thuật vậtt tư HC vụ doanh
- 1.5 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOAN H NGHIỆP 1.5.1 Nguyên tắc xây dựng bộ máy 1.5.1.1 Thống nhất mục đích của tổ chức. Một mục đích chỉ tập hợp được sự hợp tác khi những người tham gia hiểu được bản ch ất và mối quan hệ mật th iết của mục đích đó là đố i tượng của sự hợp tác. Chú ý : Cần phân biệt rõ mục đích của tổ ch ức và động cơ cá nhân . Mục đích của tổ chức là đố i tượng của sự hợp tác, là cái bên ngoài, không thuộc cá nhân và là khách quan. Còn động cơ cá nhân là cái nộ i tại, là chủ quan, có những lợi ích riêng, động cơ riêng . 1.5.1.2 Bộ máy tổ chức p hải gắn với mục tiêu và phục vụ triệt để cho thực hiệ n mục tiêu . Nguyên tắc này khẳng định: Bao g iờ bộ máy tổ chức cũng phải phù hợp vớ i mục tiêu, từ mục tiêu mà đ ặt ra cấu trúc bộ máy , bao gồm : Cấu trúc các thành phần bộ máy, cách vận hành, con người chỉ huy, phối hợp , xác định động lực thúc đẩy . 1.5.1.3 Hiệu q uả . Bộ máy của tổ chức phải được xây dựng t rên nguyên tắc chuyên , tinh, gọn, nhẹ và giảm thiểu mọi ch i ph í. 1.5.1.4 Cân đối. Bộ máy của tổ chức phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, giữa ch ức vụ và quyền hành, cân đố i công v iệc giữa các bộ phận với nhau nh ằm tạo ra sự ổn đ ịnh vững chắc t rong tổ chức. 1.5.1.5 Linh hoạt. Bộ máy của tổ chức không thể cứng nhắc, cố định mà phải năng động, mềm dẻo để thích nghi và ứng phó kịp thời với những thay đổ i của môi trường . 1.5.1.6 Thứ bậc. Mỗi tổ chức đều có một hệ thống thần kinh của nó, đó là dây chuyền các nhà lãnh đạo sắp xếp theo chuỗi mắt xích th ứ bậc từ trên xuống dưới. Việc quản lý diễn ra theo nguyên tắc cấp d ưới nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp và nguyên tắc ván cầu. 16
- Nguyên tắc ván cầu nhằ m hạn chế chuỗi mắt xích quyền lực, tăng c ường g iao tiếp thông tin giữa nh ững người đồng cấp. Song chúng t a không tuyệt đối hóa nguyên tắc thứ bậc, vì như vậy sẽ làm tăng sự quan liêu và làm g iảm hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, phương pháp ván cầu cũng không th ể áp dụng đại t rà đ ược, v ì sẽ làm g iảm quyền lực quản lý tập trung trong bộ máy tổ chức. 1.5.2 Những hạn chế của quản trị tổ chức và hướng hoàn thiện 1.5.2.1 Những hạn chế của quản trị tổ chức - Quản trị tổ chức h iện t ại thường không phù hợp vớ i sự thay đổi của mô i trường. - Không xác đ ịnh rõ quan hệ về quy ền hành và trách nh iệm. - Không ủy quyền , hoặc ủy quyền cho cấp quản t rị không hiệu quả . - Tách rời hệ thống thông tin với hệ thống quyền hành. - Quyền hành ít kèm với t rách nh iệm và ng ược lại. - Áp dụng định chế tham mưu không rõ ràng . - Trùng lặp chỉ huy. - Tổ ch ức bộ máy cồng kềnh. - Ít quan tâ m đến công tác cải tiến tổ chức bộ máy . 1.5.2.2 Hoàn thiện quả n trị tổ chức. - Phương hướng quan trọng của hoàn thiện quản trị tổ chức là xác đ ịnh mục tiêu tổ chức một cách chính xác và từ đó xây dựng bộ máy tổ chức thích hợp. - Thực hiện nghiêm ngặt chế độ một thủ trưởng. - Tổ ch ức rõ ràng mố i quan hệ g iữa quyền hành và t rách nh iệm. - Cải t iến tổ chức là để quản trị có h iệu quả hơn. - Cơ cấu bộ máy của tổ chức phải được tất cả mọi người trong tổ chức thông hiểu. - Khi đ iều ch ỉnh không được bỏ s ót chức năng quản trị nào , càng không để tình t rạng cùng một chức năng lại được g iao cho nh iều bộ phận thực h iện . - Các mối quan h ệ phụ thuộc của các bộ phận và nh ân viên thừa hành nhất th iết phả i được xác đ ịnh rõ ràng, mỗ i nhân viên có một chỉ huy t rực tiếp để nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả công v iệc. 1.5.3 C ác kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh ng hiệ p 1.5.3.1 Cơ cấu tổ chức quản trị k hô ng ổn định: 17
- Là một loạ i cơ cấu tổ chức quản trị không có mô h ình cụ thể. Nó chỉ dựa vào cách tiếp cận theo hoàn cảnh, t iếp cận ngẫu nhiên, cho nên không có một cơ cấu tổ chức QT tối ưu cho mọ i DN. - Ðể xây dựng một cơ cấu tổ ch ức quản trị doanh ngh iệp phù hợp phụ thuộc vào: công nghệ, tính ổn định của môi trường và các nhân tố tác động khác. - Cách tiếp cận này , các b iến sau khác nhau đều ảnh h ưởng t ới hình thành cơ cấu tổ chức quản trị do anh ngh iệp : + Ch iến lược của DN + Mục tiêu của DN + Tính ổn định củ a mô i trường. + Tình hình công nghệ. + Môi trường văn hóa. + Sự khác biệt g iữa các bộ phận của DN + Qui mô DN. + Phương pháp và kiểu QT + Ðặc điểm của lực lượng lao động. - Ðể xây dựng, hình thành cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp : + Phải đánh g iá các biến này , sau đó mới lựa chọn tìm kiếm các mô h ình phù hợp. + Các b iến này là động , hay thay đổi n ên phải có những phân tích định kỳ về các biến và đánh giá xem cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp có phù hợp hay không. 1.5.3.2 Cơ cấu trực tuyến: Ðặc điểm của loạ i cơ cấu này là mố i quan hệ giữa các nh ân viên trong tổ chức được th ực hiện một đường thẳng : Người thừa hành chỉ nhận và thừa hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người phụ trách chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công v iệc của những người dưới quyền mình. Ưu điểm: + K iểu cơ cấu này thích hợp với chế độ một thủ trưởng , 18
- + Tăng cường trách nhiệm cá nhân , tránh tình trạng người thừa hành phải thi hành những chỉ thị, mệnh lệnh khác nhau, thậm ch í mâu thuẫn với nhau của người phụ trách. Nhược điểm: + Mỗi thủ trưởng phải có kiến thức toàn diện, thuộc nh iều lĩnh vực khác nhau. + Nó không tận dụng đ ược các chuyên gia có trình độ cao về t ừng ch ức năng quản trị. Trong th ực tế, nó ít được sử dụng, nếu có thì chỉ ở DN có qui mô và phạm v i hẹp. 1.5.3.3 Cơ cấu chức nă ng: Ðặc điểm củ a kiểu cơ cấu này là cho phép cán bộ phụ trách của phòng chức năng có quyền ra các mệnh lệnh và các vấn đ ề có liên quan đến chuyên môn của họ. Ưu điểm: + Nó thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo , + Giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo h ơn. + Giảm bớt gánh nặng cho cán bộ chỉ huy chung củ a DN. Nhược điểm: + Vi phạm chế độ một thủ trưởng . + Dễ s inh ra tình trạng thiếu trách nh iệm rõ ràng , th iếu kỷ luật chặt chẽ. 1.5.3.4 Cơ cấ u tổ chức trực tuyến - chức nă ng: Là kiểu cơ cấu kết hợp ha i kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng trên. Người thủ trưởng được sự giúp sức củ a các phòng chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên c ứu, bàn bạc t ìm giải pháp tố i ưu cho những vấn đề phức tạp, nh ưng quyền quyết định vẫn thuộc về thủ trưởng. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất kh i được thủ trưởng thông qua, b iến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã qu i định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tha m mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến, đặc biệt cần nhấn mạnh: các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng , các bộ phận sản xuất. 19
- Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng lực chuyên môn củ a các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy củ a hệ thống trực tuyến. 1.5.3.5 Cơ cấu quản trị phi hình thể: - Ðặc đ iểm của kiểu cơ cấu này là trong các nhó m nhân v iên có nh ững người nổi bật lên không phải do tổ chức ch ỉ đ ịnh. - Họ được anh em suy tôn coi là thủ lĩnh và ý kiến của họ có ảnh hưởng rất lớn đến các nhóm nhân viên . Vì v ậy, nh à kinh do anh cần phát hiện ra những người này và tá c động vào họ nhằm thu hút được những nhó m nhân viên làm v iệc có h iệu quả hơn. 1.6 CÔNG TÁ C LÃNH ĐẠO VÀ PHƯƠNG PHÁ P QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. 1.6.1 . Phương pháp phân quyền. Là phương pháp lãnh đạo tốt nhất để giám đốc duy trì và phát triển một tổ chức. Phân quyền thực chất là sự ủy quyền đ ịnh đoạt của giám đốc cho cấp dưới. Có 4 hình thức phân quyền. - Phân quyền dọ c : Là quy ền định đoạt cho cấp dưới theo ph ương ph áp quản lý trực tuyến . - Phân quy ền ngang : Là quyền đ ịnh đoạt được chia th eo cấp ch ức năng phù hợp với các phòng ban kh ác nhau. - Phân quyền chọn lọc : Một số công việc thật quan trọng do giám đốc quyết định , còn một số bộ ph ận công v iệc khác giao cho bộ phận khác đảm nhận. - Phân quyền toàn bộ : Một cấp quản trị có quyền quyết định toàn bộ công việc trong khung giới hạn nhất định. Chú ý : - Phân quyền không có nghĩa là chia quyền - Sau phân quyền g iám đốc không được thông tin trở lại là điều cực kỳ sai lầm và không đ ược coi phân quyền là khoán t rắng cho cấp dưới, phó mặc cho cấp dưới mọ i quyền đ ịnh đoạt mà không có thông tin phản hồi. - Phân quyền là phương pháp quản lý kho a học của giám đốc để giải phóng g iám đốc khỏ i nh ững v iệc mà người dưới quyền có thể làm được. 1.6.2. Phương pháp hành chí nh. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp – ThS. Trần Phi Hoàng
131 p | 939 | 284
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - GV. Trần Ngọc Tiến
104 p | 396 | 94
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 1 - Vương Văn Đức
13 p | 409 | 72
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Trương Thị Hương Xuân
212 p | 237 | 71
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 1 - Ths. Lương Thu Hà
64 p | 241 | 62
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 4 - Ths. Lương Thu Hà
22 p | 199 | 34
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 2
10 p | 249 | 33
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 13
10 p | 182 | 21
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Hồ Thị Diệu Ánh
30 p | 170 | 19
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 11
8 p | 155 | 14
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 16
11 p | 126 | 12
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại – Bài 6: Quản trị bán hàng trong kinh doanh thương mại
19 p | 39 | 5
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 7 - ThS. Đỗ Thiên Trà
25 p | 11 | 4
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 1 - Khái quát về doanh nghiệp truyền thông
25 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 2 - Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp truyền thông
20 p | 9 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 3 - Quản trị quan hệ khách hàng
30 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 4 - Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp truyền thông
37 p | 12 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 5 - Quản trị hoạt động sáng tạo
49 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn