Bài giảng Tài chính công: Bài 2
lượt xem 8
download
Bài 2 Các ứng dụng chính sách tài chính công với hàng hóa công và ngoại tác trong Tài chinh công trình bày lý thuyết cung cấp hàng hóa công, quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân, ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Bài 2
- BÀI 2: CÁC ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG VỚI HÀNG HÓA CÔNG VÀ NGOẠI TÁC Cung cấp hàng hóa công; Quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân Ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ
- 2.1 ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG Điểm khác biệt giữa quốc phòng và chiếc bánh nướng là gì? Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai lọai hàng hoá nói trên là hai người không thể cùng ăn một miếng bánh nướng ngay cùng một lúc, - nếu tôi ăn thì bạn không được ăn Ngược lại, việc hưởng thụ dịch vụ quốc phòng do quân đội cung cấp của bạn không hề ảnh hưởng gì đến sự tiêu thụ cùng dịch vụ này của tôi
- ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG(tt) Quốc phòng là một ví dụ của hàng hoá công thuần tuý, được định nghĩa như sau: Khi hàng hoá công thuần tuý được cung cấp, chi phí nguồn lực bổ sung của người khác để được hưởng hanøg hoá này là bằng không – sự tiêu thụ là không cạnh tranh Ngăn cản người khác sử dụng hàng hoá này là rất tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được. – sự tiêu thụ là không loại trừ Ngược lại hàng hoá tư nhân như cái bánh nướng nói trên là cạnh tranh và loại trừ được.
- 2.1 ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG(tt) Sự phân loại hàng hoá công là không mang tính tuyệt đối, nó phụ thuộc vào các điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ Trong nhiều trường hợp, ta có thể xét đến”tính công cộng” của hàng hoá theo từng mức độ. Hàng hoá công thuần tuý thoả mãn chính xác định nghĩa Sự tiêu thụ của hàng hoá công không thuần tuý là có sự mở rộng của tính cạnh tranh và tính loại trừ. Trong thực tế có không nhiều ví dụ của hàng hoá công thuần tuý
- ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG(tt) Liên quan chặt chẽ với quan điểm trên, một hàng hoá có thể thoả mãn một phần định nghĩa hàng hoá công. Nghĩa là, tính không loại trừ và tính cạnh tranh không nhất thiết phải đi cùng với nhau Cung cấp công một loại hàng hoá không nhất thiết có nghĩa là nó được tạo ra từ khu vực công. Xét dịch vụ thu gom rác, một vài cộng đồng tự thực hiện dịch vụ này – các nhà quản lý khu vực kinh tế công mua xe thu gom rác, thuê nhân công và tổ chức lịch trình làm việc
- CUNG CẤP HIỆU QUẢ HÀNG HOÁ CÔNG Giả sử rằng cộng đồng xã hội chỉ bao gồm hai người, Adam và Eva. Có hai loại hàng hoá tư nhân, đó là táo và lá nho. Trong hình 4.1A, số lượng lá nho (f) được tính trên trục hoành, và giá của mỗi lá nho (Pf) là theo trục tung.
- Hình 2.1: Tổng theo chiều ngang của các đường cầu Hình 2.1: Tổng theo chiều ngang của các đường cầu A B C Pf Pf Pf 5 5 5 DfA+E DfE DfA 1 f lá nho mỗi năm 2 f laù nho moãi 3 f laù nho moãi naêm naêm
- Hình 2.2: Phaân phoái hieäu quaû cuûa moät haøng hoaù tö nhaân Pf Pf Pf A B C Sf 5 5 5 4 4 4 DfA+E DfE DfA 1 1,5 2 3 3 4 1/2 f lá nho f lá nho f laù nho mỗi mỗi moãi năm năm naêm
- ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HIỆU QUẢ PARETO (tt) Bởi vì có sở thích khác nhau, thu nhập và các tính chất khác, Adam và Eva đòi hỏi số lượng lá nho khác nhau. Điều này là có thể bởi vì lá nho là hàng hoá tư Cân bằng trong hình 2.2C có một đặc tính quan trọng: phân phối của lá nho là hiệu quả Pareto. Theo lý thuyết người tiêu dùng, một cá nhân tối đa hoá giá trị hữu dụng đăït tỷ lệ thay thế biên tế của lá nho bởi táo (MRS fa) là bằng giá của lá nho (Pf) chia cho giá táo (Pa): MRS fa = Pf /Pa
- ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HIỆU QUẢ PARETO (tt) Tại điểm cân bằng trong hình 4.2C, cả hai Adam và Eva cùng đặt MRS fa bằng 4, và người sản xuất cũng đặt MRTfa=4. Do đó, tại cân bằng: MRS faAdam = MRS faEva= MRTfa (2.1) Biểu thức (2.1) là điều kiện cần cho hiệu quả Pareto từ chương 3 (theo sách). Khi thị trường là cạnh tranh và hoạt động tốt, Định lý Phúc lợi Thứ nhất (The First Welfare Theorem) đảm bảo rằng điều kiện này được thực hiện
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ Giả sử cả Adam và Eva cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Sự thưởng thức pháo hoa của Eva không làm giảm sự thưởng thức của Ađam và ngược lại. Và cũng không thể loại trừ bất cứ người nào ra khỏi việc xem trình diễn pháo hoa. Do vậy, buổi trình diễn pháo hoa là hàng hoá công Quy mô kích thước của pháo hoa cũng có thể khác nhau, và cả hai Adam và Eva đều thích các buổi trình diễn lớn hơn là các buổi trình diễn nhỏ, với các điều kiện khác không thay đổi
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt) Giả sử rằng buổi trình diễn bao gồm 19 quả pháo và có thể kéo dài ra với chi phí 5 đô la mỗi quả pháo. Adam sẵn sàng trả 6 đô la để kéo dài buổi biểu diễn bằng quả pháo khác còn Eva chỉ sẵn sàng trả 4 đô la. Vậy có hiệu quả không nếu kéo dài buổi trình diễn ra với thêm một quả pháo? Như thường lệ, chúng ta so sánh lợi ích biên tế với chi phí biên tế. Để tính lợi ích biên tế, chú ý rằng bởi vì sự tiêu dùng của buổi biểu diễn là không cạnh tranh, quả pháo hoa thứ 20 có thể được sử dụng bởi cả hai Adam và Eva. Do đó, lợi ích biên tế của quả pháo thứ hai mươi là tổng của những gì họ sẵn sàng chi trả là 10 đô la (=4+6).
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt) Bởi vì chi phí biên tế chỉ là 5 đô la để mua được quả pháo hoa thứ hai mươi, cho nên nếu tổng thiện ý chi trả của mọi người cho mỗi đơn vị hàng hoá công tăng thêm vượt quá chi phí biên tế, thì tính hiệu quả đòi hỏi rằng nên mua thêm đơn vị hàng hoá này; trường hợp ngược lại thì không nên mua Do vậy, tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cung cấp hàng hoá công được mở rộng cho đến khi đạt đến mức mà tại đó tổng giá trị biên tế trên đơn vị hàng hoá cuối cùng của mỗi người là bằng chi phí biên tế.
- Hình 2.3: Tổng theo chiều Hình 2.4: Cung cấp hiệu quả dọc của các đường cầu hàng hoá công Pr A Pr A 6 6 4 DrA DrA 20 r mỗi năm 20 45 r mỗi năm Pr Pr B B 4 4 Dr E 2 Dr E 20 r mỗi năm 20 45 r mỗi năm Pr C Pr C 10 10 Sr 6 DrA+E DrA+E 20 r mỗi năm 20 45 r mỗi năm
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt) Để tìm tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm cho pháo hoa, ta cộng những mức giá mà mỗi người sẵn sàng chi trả cho số lượng hàng cho trước Đường cầu trong hình 2.3A cho ta thấy Adam sẵn sàng chi trả 6 đô la mỗi quả với 20 quả pháo. Eva sẵn sàng chi trả 4 đô la mỗi quả pháo khi chị ta tiêu dùng 20 quả pháo. Tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm cho 20 quả pháo là 10 đô la mỗi quả pháo
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt) Đối với hàng hoá công, tổng thiện chí sẵn sàng chi trả được xác định bằng cộng tổng theo chiều dọc của các đường cầu của các cá nhân. Một lần nữa, các mức giá có thể được giải thích dưới dạng tỷ lệ thay thế biên tế Cũng lập luận như trên, thiện chí chi trả biên tế cho mỗi quả pháo của Adam là tỷ lệ thay thế biên tế (MRS raAdam ). Và thiện chí chi trả biên tế cho mỗi quả pháo của Eva là tỷ lệ thay thế biên tế (MRS raEva).
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt) Do đó, tổng mức giá mà hai người sẵn sàng chi trả là MRSraAdam +MRSraEva. Trên quan điểm người sản xuất, giá vẫn thể hiện tỷ lệ chuyển đổi biên tế MRTra. Do đó cân bằng trong hình 4.4C được xác định theo điều kiện sau: MRSraAdam +MRSraEva = MRTra (4.2)
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt) Động lực làm cho người khác chi trả trong khi bạn hưởng thụ được lợi ích còn gọi là vấn đề người đi xe miễn phí. Chúng ta có giải pháp nào khác không? Giả sử ta có hai điều kiện sau: (1) nhà doanh nghiệp biết được đường cầu của mỗi người đối với hàng hoá công; (2) rất khó hay không thể chuyển nhượng hàng hoá này từ một người sang người khác.
- MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt) Trong hai điều kiện này, nhà doanh nghiệp có thể thu tiền vé đối với mỗi người theo từng mức giá riêng dựa trên khả năng sẵn sàng chi trả của người đó, quy trình này còn được biết đến như là giá phân biệt hoàn hảo. Một số người cho rằng vấn đề người đi xe miễn phí nhất thiết dẫn đến mức không hiệu quả của hàng hoá công; do đó, tính hiệu quả đòi hỏi sự phân phối của chính phủ đối với các loại hàng hoá công này Người ta lập luận rằng chính phủ có thể bằng cách nào đó xác định được sở thích thực của mọi người, sau đó sử dụng sức mạnh ép buộc mọi người chi trả cho hàng hoá công. Nếu có thể thực hiện được điều này thì chính phủ có thể loại trừ được vấn đề người đi xe miễn phí và bảo đảm cung cấp hiệu quả hàng hoá công
- CÁC TRANH LUẬN VỀ TƯ NHÂN HOÁ Các nước trên thế giới đang tranh cãi về bản chất quá trình tư nhân hoá các chức năng của chính phủ. Tư nhân hoá có nghĩa là nắm lấy các dịch vụ và hàng hoá do nhà nước cung cấp trước đây và chuyển sang khu vực tư nhân để phân phối hay sản xuất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng qua về tài chính công
30 p | 440 | 142
-
Chương 11: Vai trò của chính phủ-chính sách tài khoá tiền tệ
8 p | 242 | 53
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - Đặng Văn Cường
40 p | 201 | 18
-
Bài giảng kinh tế công cộng - ĐH Kinh tế Quốc Dân
37 p | 118 | 15
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 2 - Hệ thống ngân sách nhà nước
20 p | 154 | 13
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 6: Chính phủ điện tử (tương lai)
14 p | 71 | 12
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Phần 2 - Trường ĐH Tài chính Marketing
78 p | 35 | 9
-
Bài giảng Tài chính đô thị: Phần 2 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
103 p | 22 | 8
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - Th.S Trần Tấn Hùng
15 p | 109 | 8
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 5: Quản lý công: Mới và cũ
15 p | 74 | 6
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 2: Những câu hỏi lớn về quản lý công
17 p | 49 | 6
-
Bài giảng 2: Chính sách công và tư duy phản biện
4 p | 114 | 5
-
Bài giảng Quản lý công - Chương 2: Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công (Chương trình Cao học)
15 p | 13 | 5
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
82 p | 60 | 4
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - ĐH Thương Mại
20 p | 50 | 4
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ
63 p | 11 | 4
-
Bài giảng Luật dân sự (Tập 2): Phần 2 - TS. Vũ Thị Lan Hương
150 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn