intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuế: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thuế - Chương 8: Thuế tài nguyên, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về thuế tài nguyên; đối tượng chịu thuế; đối tượng nộp thuế (người nộp thuế); căn cứ tính thuế; phương pháp tính thuế tài nguyên; Kê khai nộp thuế tài nguyên; Miễn thuế tài nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuế: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

  1. CHƯƠNG 8: THUẾ TÀI NGUYÊN 1
  2. NỘI DUNG 1. Khái quát 2. Đối tượng chịu thuế 3. Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) 4. Căn cứ tính thuế 5. Phương pháp tính thuế 6. Kê khai nộp thuế 7. Miễn thuế 8. Tóm tắt các ý quan trọng 9. Câu hỏi 10. Bài tập 2
  3. 1. Khái quát 1.1 Thuế tài nguyên là khoản thu của NSNN nhằm điều tiết một phần giá trị tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tạo nguồn thu NSNN, đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của Nhà nước. 3
  4. 1. Khái quát 1.2 Vai trò của thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là một công cụ hiệu quả được Nhà nước sử dụng, là căn cứ pháp lý đảm bảo việc tổ chức quản lý thu thuế tài nguyên thống nhất trong cả nước, chống lãng phí, huỷ hoại các nguồn tài nguyên, thực hiện cho mục tiêu chung của toàn xã hội. ­ Tạo nguồn thu quan trọng cho NSNN ­ Góp phần tăng cường quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. 4
  5. 1. Khái quát 1.3 Đặc điểm của thuế tài nguyên ­ Thuế tài nguyên là một khoản thu của NSNN đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên. ­ Thuế tài nguyên đánh trên sản lượng tài nguyên thực tế khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. ­ Thuế tài nguyên được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên. ­ Đối tượng nộp thuế tài nguyên là: Mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên, không phụ thuộc mục đích sử dụng tài nguyên. 5
  6. 2. Đối tượng chịu thuế • Các loại tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đối tượng chịu thuế tài nguyê, bao gồm: 1. Khoáng sản kim loại. 2. Khoáng sản không kim loại, kể cả khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và đất khai thác để san lấp, xây đắp công trình, làm nguyên liệu và các mục đích khác; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc đối tượng quy định tại Luật khoáng sản. 3. Dầu mỏ là dầu thô theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Dầu khí. 4. Khí đốt là khí thiên nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Dầu khí. 6
  7. 2. Đối tượng chịu thuế (tt) 5. Khí than theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí. 6. Sản phẩm của rừng tự nhiên bao gồm: các loại thực vật, động vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên. 7. Hải sản tự nhiên bao gồm: các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển. 8. Nước thiên nhiên gồm: nước mặt, nước dưới đất, yến sào thiên nhiên. 9. Các loại tài nguyên thiên nhiên khác. 7
  8. 3. Người nộp thuế ­ Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: + Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế. + Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên, thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Trường hợp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên, hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác dianh doanh. + Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai nộp thuế tài nguyên cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. 8
  9. 3. Người nộp thuế (tt) ­ Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là nhà thầu) tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu thô và khí thiên nhiên tại Việt Nam theo quy định của Luật Dầu khí thì người nộp thuế được xác định từng trường hợp như sau: + Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm, người nộp thuế là người điều hành thực hiện hợp đồng. + Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung, người nộp thuế là công ty điều hành chung. + Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh, người nộp thuế là doanh nghiệp liên doanh. 9
  10. 3. Người nộp thuế (tt) + Đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, người nộp thuế là Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. + Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi được đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc NSNN hoặc có một phần vốn NSNN để phát điện, là đơn vị phải nộp thuế tài nguyên và tiền sử dụng nước theo quy định. + Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra, thì tổ chức được giao bán phải nộp thuế tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định. 10
  11. Sản lượng tài nguyên tính thuế 1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế. 2. Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên được xác định trong một số trường hợp như sau: • Đối với tài nguyên khai thác phải chuyển qua khâu sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại. Tài nguyên qua sàng tuyển, phân loại vẫn ở trạng thái quặng, chưa thành sản phẩm khai thác. Đối với đất, đá, phế thải, bã xít … thu được qua sàng tuyển nếu bán ra thì xác định sản lượng tính thuế tài nguyên theo từng loại chất tương ứng. • Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau nhưng không qua sàng, tuyển, phân loại và không xác định được sản lượng từng chất khi bán ra, thì sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định theo sản lượng tài nguyên thực tế khai thác và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên đã được kiểm định theo mẫu quặng tài nguyên khai thác. 11
  12. Sản lượng tài nguyên tính thuế 3. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác, thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế, và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm. 4. Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện, thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện, hoặc sản lượng điện giao nhận. Trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện, được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận. 5. Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp, thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam. 12
  13. 4. Căn cứ tính thuế 1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác, chưa bao gồm thuế GTGT 2. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. Giá tính thuế tài Giá bán chưa thuế = nguyên GTGT Sản lượng tài nguyên Sản lượng tài nguyên = x Tỷ lệ sử dụng thương phẩm khai thác nguyên khai 3. Thuế suất. (Điều 7-Luật số 45/2009/QH12) 13
  14. 5. Phương pháp tính thuế Thueá taøi Saûn löôïng Soá thueá Giaù tính nguyeân taøi nguyeân Thue taøi nguyeân thueá ñôn phaûi = thöông x x á - ñöôïc mieãn vò taøi noäp trong phaåm thöïc suaát giaûm (neáu nguyeân kyø teá khai thaùc coù) 14
  15. 6.Kê khai nộp thuế  Phải nộp tờ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế hàng tháng trong thời hạn 20 ngày đầu của tháng sau cho kết quả khai thác tài nguyên của tháng trước, dù trong tháng không phát sinh thuế tài nguyên cơ sở vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế Tài nguyên.  Thực hiện nộp thuế chậm nhất không được quá ngày 20 của tháng tiếp theo. 15
  16. 7. Miễn thuế 1. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp kỳ sau. 2. Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên. 3. Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt. 4. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt. 5. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt. 6. Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều. 7. Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 16
  17. 8. Tóm tắt các ý quan trọng  Đối tượng chiu thuế Tài nguyên.  Thuế Tài nguyên đối với nhà đầu tư nước ngoài.  Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác  Giá tính thuế tài nguyên  Phương pháp tính thuế Tài nguyên 17
  18. 9. Câu hỏi và bài tập Câu 1: Một xí nghiệp khai thác quặng mỏ, trong tháng san luong khai thác (nguyên khai ) được 800 tấn quặng thiếc, bán ra 300 tấn, dùng vào sản xuất tại xí nghiệp là 100 tấn, còn tồn trữ trong kho 240 tấn, cho biết:  Giá bán: 550.000 đồng/tấn (chưa thuế GTGT )  Chi phí sàn lọc: 50.000 đồng/tấn  Tỷ lệ sử dụng: 80%  Sản lượng khai thác: 800 tấn Yêu cầu: ­ 1/ Tính thuế Tài nguyên ? ­ 2/ Tính thuế GTGT ? ­ Thuế suất: Thuế Tài nguyên = 7%, Thuế GTGT = 18 10%
  19. Câu hỏi và bài tập Câu 2: Thuế Tài nguyên được thu vào hoạt động nào kể ở đây như: a. Mua bán tài nguyên b. Sản xuất tài nguyên c. Khai thác tài nguyên 19
  20. Câu hỏi và bài tập Câu 3: Tổ chức cá nhân khai thác tài nguyên trái phép khi bị bắt giữ tịch thu (nếu có), sẽ bị: a. Xử phạt VPHC b. Truy thu thuế tài nguyên c. a + b đúng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2