Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2: Chương 6 - Nguyễn Xuân Dũng
lượt xem 2
download
Bài giảng "Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2: Chương 6 - Thị trường chứng khoán phái sinh" trình bày những nội dung chính sau đây: Chứng khoán phát sinh; Thị trường chứng khoán phát sinh; Phân loại thị trường chứng khoán phát sinh; Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2: Chương 6 - Nguyễn Xuân Dũng
- CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH GV Nguyễn Xuân Dũng Email : max.nxd@gmail.com
- Tài liệu tham khảo • [1] Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2, Bộ môn tài chính – tiền tệ, Khoa Tài chính ngân hàng. • [2] Frederic S.Mishkin, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 2015.
- Nội dung • 6.1. Chứng khoán phát sinh • 6.2. Thị trường chứng khoán phát sinh • 6.3. Phân loại thị trường chứng khoán phát sinh • 6.4. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh.
- 6.1. Chứng khoán phái sinh • 6.1.1. Khái niệm • Chứng khoán Phái sinh là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở • Các tính chất cơ bản của chứng khoán phát sinh Ø Tài sản cơ sở của Chứng khoán Phái sinh được chia thành 02 dạng chính: Hàng hóa ( thực phẩm, kim loại, năng lượng…) và công cụ tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất…) Ø Giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào, hoặc bắt nguồn từ của tài sản cơ sở.
- 6.1.2. Các loại chứng khoán phái sinh • Gồm có 4 loại chính: • Hợp đồng kỳ hạn • Hợp đồng tương lai • Hợp đồng quyền chọn • Hợp đồng hoán đổi
- 6.1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forward) • Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận/một hợp đồng giữa hai bên tham gia trong đó một bên mua và một bên bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay
- 6.1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forward) • Đặc điểm + Dạng đơn giản nhất của chứng khoán phái sinh + Thường được giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân, tổ chức hoặc gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian + Dạng phổ biến nhất
- 6.1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forward) + Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn gồm có: Bên mua (thường gọi là long position) và bên bán (short position). + Giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc + Khi xác lập trạng thái hợp đồng kỳ hạn, cả bên bán và bên mua giữ cam kết thông qua một khoản tiền cọc, thỏa thuận. + Hợp đồng kỳ hạn được thanh toán vào ngày đáo hạn.
- 6.1.2.2.Hợp đồng tương lai (future) • Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo một mức giá đã định trước • Hợp đồng Tương lai (HĐTL): là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán)
- 6.1.2.2.Hợp đồng tương lai (future) • Về bản chất, hợp đồng tương lai tương tự hợp đồng kỳ hạn • Hợp đồng tương lai có tính chuẩn hóa cao, trong đó các điều khoản về số lượng tài sản, giá cả, kỳ hạn giao hàng và các điều khoản khác đã được quy định cụ thể và thống nhất • Được niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán phái sinh • Khi xác lập trạng thái hợp đồng tương lai, cả bên bán và bên mua phải ký quỹ vào tài khoản bảo chứng theo quy định của sàn giao dịch
- 6.1.2.2.Hợp đồng tương lai (future) • Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường (marking to market daily) • Giao dịch với hợp đồng tương lai là giao dịch bắt buộc, tương tự như hợp đồng kỳ hạn, nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng • Đòn bẩy tài chính. Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khi hợp đồng đáo hạn.
- 6.1.2.3. Quyền chọn (option) • Quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định trong tương lai.
- 6.1.2.3. Quyền chọn (option) • Hợp đồng quyền chọn có thể giao dịch cả trên sàn giao dịch lẫn các thị trường OTC • Có hai loại hợp đồng quyền chọn: quyền chọn mua (call option – right to buy) và quyền chọn bán (put option – right to sell). • Hợp đồng quyền chọn theo chuẩn Mỹ có thể thực hiện trong bất kì thời điểm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- 6.1.2.3. Quyền chọn (option) • Hợp đồng quyền chọn theo chuẩn Châu Âu chỉ được thực hiện vào ngày hết hạn của chính nó • Giao dịch với hợp đồng quyền chọn không phải là giao dịch bắt buộc, mà là ngược lại, là giao dịch gắn với quyền lựa chọn • Giá của hợp đồng quyền chọn gắn với giá của tài sản cơ sở
- 6.1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (swap) • Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội n.d.).
- 6.1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (swap) • Tài sản cơ sở trong Hợp đồng hoán đổi có thể là tiền tệ, là lãi suất, là chứng khoán • Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một sự kết hợp giữa các giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn • Hợp đồng hoán đổi lãi suất góp phần làm thay đổi tính chất của một khoản nợ. • Đây là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào
- 6.2. Thị trường chứng khoán phái sinh • 6.2.1. Lịch sử và sự phát triển • Thị trường chứng khoán phái sinh có lịch sử phát triển lâu đời và rất phong phú qua nhiều thế kỷ • Ngay từ thời Trung cổ tại Châu Âu, đó có những thỏa thuận được hình thành giữa thương nhân và nông dân về các giao dịch tương lai – tiền đề của các hợp đồng kỳ hạn • Ngày 24/9/1730, Sàn giao dịch Hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại thành phố Osaka, mang tên Sàn giao dịch Gạo Dojima • Các sản phẩm chứng khoán phái sinh hầu hết đều khởi nguồn từ những sàn giao dịch tại Mỹ
- 6.2. Thị trường chứng khoán phái sinh • 6.2.2 Định nghĩa • Thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường diễn ra sự mua bán trao đổi các sản phẩm chứng khoán phái sinh. • 6.2.3. Cơ cấu tổ chức (1) Cơ quan quản lý trực tiếp: Ủy ban chứng khoán, có quyền cấp phép cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch chứng khoán phái sinh cũng như cho các sản phẩm phái sinh niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.
- (2) Đơn vị tổ chức thị trường • Sở GDCK là nơi thiết kế sản phẩm CKPS và thực hiện niêm yết, tổ chức giao dịch các sản phẩm đó sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận • Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ thực hiện bù trừ và thanh toán cho các giao dịch CKPS theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (Central Clearing Counterparty - CCP).
- (3) Thành viên giao dịch: • Các tổ chức như các tổ chức như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đủ điều kiện và được chấp thuận cung cấp các dịch vụ và tham gia giao dịch trên thị trường • Hoạt động tự doanh, tư vấn hoặc môi giới giao dịch CKPS cho nhà đầu tư; nhận và thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng - GV Nguyễn Kim Thoa
324 p | 206 | 64
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng - ĐH Kinh tế
85 p | 163 | 27
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 7: Tài chính quốc tế
24 p | 49 | 12
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 3: Tín dụng
10 p | 36 | 12
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 2: Lạm phát
36 p | 42 | 12
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 1: Tiền tệ
16 p | 43 | 12
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 6: Ngân hàng trung ương
14 p | 46 | 11
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 8: Ngân hàng thương mại
60 p | 29 | 11
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng (2 tín chỉ)
85 p | 110 | 11
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 10: Tài chính công
36 p | 40 | 10
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 1 - Chương 5: Hệ thống tài chính
38 p | 36 | 10
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng: Chương 8 - ThS. Vũ Hữu Thành
7 p | 102 | 7
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng: Chương 6 - ThS. Vũ Hữu Thành
15 p | 80 | 6
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng: Chương 7 - ThS. Vũ Hữu Thành
7 p | 75 | 5
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng: Chương 3 - ThS. Vũ Hữu Thành
9 p | 128 | 5
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng: Chương 4 - ThS. Vũ Hữu Thành
8 p | 114 | 5
-
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng - Trường ĐH Võ Trường Toản
32 p | 15 | 4
-
Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2: Chương 4 - Nguyễn Xuân Dũng
38 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn