intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tin học đại cương 2 - Chương 2: Nhập xuất dữ liệu và các lệnh điều khiển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Tin học đại cương 2 - Chương 2: Nhập xuất dữ liệu và các lệnh điều khiển" được biên soạn với các nội dung nhập/xuất dữ liệu; các lệnh điều khiển; hàm xuất có định dạng Printf; đặc tả định dạng; các kí tự điều khiển và kí tự đặc biệt; hàm xuất kí tự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tin học đại cương 2 - Chương 2: Nhập xuất dữ liệu và các lệnh điều khiển

  1. Hàm xuất có định dạng: printf Hàm nhập có định dạng: scanf Nhập/xuất dữ liệu Hàm nhập/xuất kí tự NỘI Hàm xuất/nhập chuỗi: puts và gets DUNG CHÍNH Câu lệnh rẽ nhánh: if, switch Các lệnh điều khiển Câu lệnh lặp: while, do…while, for Câu lệnh nhảy: break, continue, goto 2 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  2. 2.1. Nhập xuất dữ liệu Thiết bị xuất (màn hình) Thiết bị nhập (bàn phím) Ở chương này chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu các lệnh nhập/xuất với các thiết bị tương ứng là bàn phím và màn hình. Để sử dụng các lệnh xuất/nhập dữ liệu thì cần khai báo tiền xử lý #include ở đầu chương trình. 3 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  3. 2.1.1 Hàm xuất có định dạng printf  Cú pháp sử dụng : printf(“chuỗi định dạng”, danh sách đối số); -Chuỗi định dạng có thể bao gồm: kí tự văn bản, kí tự điều khiển và đặc tả định dạng. VD: printf(“Hello World\n”);/*In ra mà hình Hello World sau đó đưa con trỏ xuống dòng kế tiếp bằng kí tự điều khiển \n*/ - Danh sách đối số là tùy ý, có thể không có đối số nào cả. Nếu có nhiều đối số thì chúng phải được viết tách nhau bởi dấu phẩy. VD: printf(“ 3+4 = %d “, 3+4); printf(“ %d + %d = %d”, 3, 4, 3+4); 4 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  4. Các kí tự điều khiển và kí tự đặc biệt - \n : Nhảy xuống dòng kế tiếp canh về cột đầu tiên; - \t : Canh cột tab ngang; - \b : Backspace xóa lùi một kí tự trước vị trí con trỏ; - \r : Nhảy về đầu dòng, không xuống dòng; - \a : Âm thanh báo; - \\ : In ra dấu \ - \" : In ra dấu " - \' : In ra dấu ' - %%: In ra dấu % 5 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  5. Đặc tả định dạng Mô tả cách thức hiển thị giá trị của các đối số trong phần “danh sách đối số”. Khi in ra màn hình thì vị trí của đặc tả sẽ được thay thế bằng giá trị của các đối số. Dạng tổng quát của đặc tả định dạng: %[cờ_hiệu][độ_rộng][.độ_chính_xác]kí_tự_định_kiểu Một số kí tự định kiểu: - c : Kí tự đơn ; - s : Chuỗi ; - d, ld : Số nguyên thập phân có dấu: char(dạng số), int, long; - f, lf, Lf: Số thực dạng dấu phẩy tĩnh:float,double,long double ; - e, le,Le : Số thực có mũ: float,double,long double; - X, x : Số nguyên hệ 16 không dấu ; - u, lu : Số nguyên không dấu ( unsigned int, unsigned long) ; - o : Số nguyên bát phân không dấu . 6 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  6. Cờ hiệu Cờ hiệu Ý nghĩa Nếu không Mặc định dữ liệu được canh lề phải có - Dữ liệu được canh lề trái + In dữ liệu với dấu tương ứng (+ hoặc -) Phụ thuộc vào kí tự định kiểu, nếu: • o : Chèn thêm 0 trước giá trị > 0. # • X, x : Chèn thêm 0X hoặc 0x trước số này. • e, f : Luôn có dấu chấm thập phân kể cả khi không cần thiết. 7 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  7. Độ rộng Độ rộng Ý nghĩa n Dành ra tối thiểu n vị trí, điền khoảng trắng vào vị trí còn trống 0n Dành ra tối thiểu n vị trí, điền số 0 vào vị trí còn trống * Số vị trí tối thiểu sẽ được xác định dựa vào đối số tương ứng 8 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  8. Độ chính xác . Độ chính xác Ý nghĩa .m - d, ld, u, lu, o, x, X: chỉ ra số chữ số tối thiểu cần in ra. - e, f: chỉ ra số chữ số cần in ra sau dấu chấm thập phân. Độ chính xác mặc định là 6. - s: chỉ ra số kí tự tối đa có thể in ra được của một chuỗi. .* Độ chính xác dựa vào đối số tương ứng. 9 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  9. Ví dụ : Kết quả khi chạy chương trình : ---------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------- 10 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  10. 2.1.2 Hàm nhập có định dạng scanf Cú pháp sử dụng: scanf (“ chuỗi định dạng”, danh sách đối số); Các đối số là địa chỉ của các biến dùng để lưu trữ dữ liệu khi nhập vào được viết sau toán tử “&”, các đối số viết tách nhau bởi dấu phẩy; Ví dụ: Nhập dữ liệu cho biến nguyên x và y như sau: scanf(“%d%d”, &x, &y); Chú ý: Để tránh lỗi nhập dữ liệu không đúng khi nhập chuỗi thì trước khi dùng lệnh nhập, ta nên thêm vào dòng lệnh “fflush(stdin) ; ” để xóa toàn bộ dữ liệu trong bộ nhớ đệm. 11 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  11. 2.1.3 Hàm nhập kí tự  Hàm getch(): Đọc ngay một kí tự nhập từ bàn phím. Không hiển thị kí tự nhập trên màn hình;  Hàm getche(): Đọc ngay một kí tự nhập từ bàn phím. Hiển thị kí tự khi nhập trên màn hình;  Hàm getchar(): Đọc một kí tự sau khi đã bấm enter. Hiển thị kí tự nhập trên màn hình. Cú pháp sử dụng: Tên_biến = getch() ; Tên_biến = getche() ; Tên_biến = getchar() ; Lưu ý: Để sử dụng hàm getch() và hàm getche() cần phải khai báo tiền xử lý #include, biến sử dụng thuộc kiểu kí tự. 12 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  12. 2.1.4 Hàm xuất kí tự Hàm putch() và hàm putchar() dùng để hiển thị một kí tự ra màn hình. Riêng hàm putch() để sử dụng thì cần khai báo #include Cú pháp sử dụng: putch(Tên_biến); putchar(Tên_biến); 13 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  13. 2.1.5 Hàm xuất/nhập chuỗi - Hàm nhập chuỗi gets(): Nhập 1 chuỗi từ bàn phím kể cả khoảng trắng, hàm dừng đọc khi ấn phím enter. gets(Tên_biến_kiểu_chuỗi) ; Chú ý: Để tránh xảy ra trường hợp không nhập được chuỗi, cần thêm lệnh fflush(stdin); trước khi gọi hàm gets(). - Hàm xuất chuỗi puts() : hiển thị một chuỗi kí tự ra màn hình và sau đó đưa con trỏ lệnh xuống dòng mới. Mỗi lần nó chỉ có thể hiển thị một chuỗi duy nhất. puts(Tên_biến_kiểu_chuỗi) ; Hoặc: puts(“ Chuỗi ”) ; 14 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  14. Ví dụ về xuất nhập chuỗi : Kết quả khi chạy chương trình : ---------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------- 15 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  15. 2.2 Các lệnh điều khiển Nội dung chính : 16 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  16. 2.2.1 Lệnh điều kiện if Dạng đầy đủ if…else: Cách thức hoạt động: Bắt đầu if ( Điều_kiện ) { lệnh_1 ; Điều_kiện Sai } Đúng else { Lệnh_1 Lệnh_2 lệnh_2 ; } Kết thúc 17 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  17. 2.2.1 Lệnh điều kiện if Dạng thiếu if : Cách thức hoạt động : Bắt đầu if ( Điều_kiện ) { lệnh ; Sai Điều_kiện } Đúng Lệnh Kết thúc 18 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  18. Ví dụ 1: Sử dụng if dạng đầy đủ Kết quả chạy chương trình khi nhập vào số -3: ----------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------- 19 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
  19. Ví dụ 2: Sử dụng if lồng nhau Kết quả chạy chương trình khi nhập vào 3 số 2, 3, 4: ----------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------- 20 Khoa CNTT - Bài giảng THDC - Khối ngành kỹ thuật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1