intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Triết học phương Đông và triết học phương Tây

Chia sẻ: Trần Thị Duyên | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:61

205
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng nắm kiến thức trong bài giảng "Triết học phương Đông và triết học phương Tây" thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: triết học phương Đông, triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Hoa cổ đại. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Triết học phương Đông và triết học phương Tây

  1. Chương 2  TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG  VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY NỘI DUNG I Triết học phương Đông II 1 Triết học Ấn Độ cổ đại 2 Triết học Trung Hoa cổ đại
  2. 1. Triết học Ấn Độ cổ đại 1.1.  Điều  kiện  kinh  tế  ­  xã  hội  cho  sự  ra  đời  và  phát  triển của các học phái triết học ÂĐCĐ  1.2. Đặc  điểm của THÂĐCĐ 1.3. Triết học Phật giáo
  3. 1.1. Điều kiện kinh tế ­ xã hội cho sự ra đời và  phát  triển  của  các  học  phái  triết  học  AĐCĐ  ÂĐCĐ  là  một  bán  đảo  rộng  lớn  bao  gồm  toàn  bộ  lãnh  thổ  của  ÂĐ,  Băngladet,  Nêpan  và  một  phần  Pakixtan  ngày  nay.  Điều  kiện  địa  lý  tự  nhiên ở đây hết sức phong phú đa dạng với 2 con sông lớn là sông Ấn và  sông Hằng, là cơ sở tạo nên tính đa dạng về VH của Ân độ.  Sự  tồn  tại  rất  sớm  và  kéo  dài  của  mô  hình  “công  xã  nông  thôn”  dựa  trên sự quốc hữu hóa về TLSX, và chế độ phân chia đẳng cấp nghiệt ngã:  4 đẳng cấp lớn: Tăng lữ (Brahman­ những người làm nghề cầu cúng), Quý  tộc,  Bình  dân,  Nô  lê.  Ngòai  ra,  còn  có  một  bộ  phận  được  coi  là  ngoài  là  đẳng  cấp,  cùng  đinh,  hạ  đẳng.  Do  sự  thống  trị  của  đạo  Bàlamôn  lúc  đó  chủ  trương  một  hình  thức  định  mệnh:  sinh  ra  ở  giai  cấp  nào  thì  mãi  mãi  phải ở giai cấp ấy.
  4. 1.1. Điều kiện kinh tế ­ xã hội cho sự ra đời và  phát triển của các học phái triết học AĐCĐ  LS ÂĐCĐ được chia thành 3 thời kỳ: ­ Thời kỳ thứ nhất: khoảng giữa thiên niên kỷ thứ ba đến giữa thiên niên  kỷ thứ 2 TCN: Thời kỳ Văn minh sông Ấn (VM Harappa).  ­ Thời kỳ thứ 2: từ giữa thiên niên kỷ thứ 2TCN đến TK VII TCN: Thời kỳ  Văn minh Veđa.  ­  Thời  kỳ  thứ  ba:  từ  TK  VII  đến  TK  I  TCN:  Là  thời  kỳ  hình  thành  các  trường phái TH –TG.
  5. 1.1. Điều kiện kinh tế ­ xã hội cho sự ra đời và  phát triển của các học phái triết học AĐCĐ ­  Thời  kỳ  thứ  nhất:  khoảng  giữa  thiên  niên  kỷ  thứ  ba  đến  giữa  thiên  niên kỷ thứ 2 TCN: Văn minh sông Ấn (VM Harappa).  +  Thời  kỳ  này  xã  hội  ÂĐ  đã  vượt  qua  trình  độ  nguyên  thủy,  tiến  vào  giai đoạn  VM;  Chủ nhân  của nền VM này  là tộc  người  Đraviđa  sống chủ  yếu ở vùng lưu vực sông Ấn;  +  Nền  nông  nghiệp,  thủ  CN  và  thương  nghiệp  đã  phát  triển  tới  một  trình  độ  nhất  định,  đã  có  những  thành  phố  được  xây  dựng  theo  một  quy  hoạch thống nhất  
  6. 1.1. Điều kiện kinh tế ­ xã hội cho sự ra đời và  phát triển của các học phái triết học AĐCĐ + CN đúc đồng, dệt bông len, điêu khắc, đồ gốm sứ đạt tới trình độ khá tinh  xảo; đã có dấu hiệu chữ viết (được tìm thấy trên các di tích đồ đồng và đất  nung); đã có những phát minh quan trọng trong các lĩnh vực: toán học (chữ  số Ả rập), y học, thiên văn, lịch pháp…. + Đến thiên niên kỷ thứ 2 TCN, bộ lạc du mục Arya từ Trung Á xâm nhập  vào ÂĐ chinh phục nền VM sông Ấn của người Đraviđa, nhưng do nền VH  bản địa có trình độ cao hơn nên người Arya tuy là kẻ chiến thắng nhưng đã  bị VH của người Đraviđa đồng hóa trở lại: người Arya hòa nhập với dân bản  xứ sử dụng tiếng Phạn và theo tôn giáo đa thần, thờ các thần tự nhiên như:  thần Sấm; thần Lửa, thần Nước, thần Sông biển.
  7. 1.1. Điều kiện kinh tế ­ xã hội cho sự ra đời và  phát triển của các học phái triết học AĐCĐ ­ Thời kỳ thứ 2: từ giữa thiên niên kỷ thứ 2TCN đến TK VII TCN: Thời  kỳ VM Veđa.  + Veđa là tên của một bộ kinh cổ nhất ở ÂĐ có nghĩa là tri thức, hiểu  biết của đạo Bàlamôn (Ấn độ giáo). Đây vừa là một tác phẩm VH, vừa là  tác phẩm LS, TG, TH và là suối nguồn của toàn bộ tư tưởng của TH ÂĐ  sau này.  + Bộ kinh này sau bị chỉ trích vì chỉ chú trọng vào nghi lễ, nên một số  người  đã  đứng  ra  soạn  thảo  kinh  Upanisad  cho  đạo  Bàlamôn,  kinh  này  quan tâm nhiều hơn đến sự giải thoát cá nhân
  8. 1.1. Điều kiện kinh tế ­ xã hội cho sự ra đời và  phát triển của các học phái triết học AĐCĐ ­  Thời kỳ thứ ba: từ TK VII đến TK I TCN: Là thời kỳ hình thành các  trường phái TH –TG.  + Theo cách phân chia truyền thống gồm 9 trường phái:  6 trường phái chính thống (thừa nhận tư tưởng của kinh Vêda và đạo  Balamon) là: Samkhya, Mimansa, Vedanta, Yoga, Nyaya và Vaisesika;  3 trường phái không chính thống là Jaina, Lokayata và Buddha (PG)
  9. 1.2. Đặc điểm của THÂĐCĐ THÂĐ đã thể hiện tính BC và tinh thần khái quát khá sâu sắc. VD: “tính không” là khái niệm trung tâm của PG đem đối lập “không”  (không thực thể, tính vô ngã, vô thường, duyên khởi của SV) và “sắc” (có  – hình thái tổ hợp vật chất), quy cái có về cái không thể hiện một trình độ  TDTT cao. Chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng TG. Giữa TH và TG rất khó phân  biệt. Các hệ thống THTGÂĐ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn  đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh TG nhằm đạt tới sự “giải thoát”­  sự đồng nhất tinh thần cá nhân (Atman) với tinh thần vũ trụ (Brahman)
  10. 1.2. Đặc điểm của THÂĐCĐ  Đi sâu giải thích nhân sinh là một đặc điểm nổi bật và có ưu thế của  THÂĐCĐ, có xu hướng đi từ vô thần đến hữu thần, ít nhiều DV đến DT  hay nhị nguyên  Các  nhà  triết  học  thường  kế  tục  mà  không  gạt  bỏ  hệ  thống  TH  có  trước
  11. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)   PG du nhập vào VN theo 2 con đường: ­ Trực tiếp từ Ấn Độ (khoảng TK III TCN) nên từ Buddha (bậc giác ngộ)  được phiên âm trực tiếp thành "Bụt“.  ­ Vào  thế  kỷ  thứ  4­5,  do  ảnh  hưởng  của  Phật  giáo  Hán  hoá  đến  từ  Trung Quốc mà  từ  "Bụt"  bị  mất  đi  và  được  thay  thế  bởi  từ  "Phật".  Trong  tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồi được  rút gọn thành "Phật".  Toàn bộ tư tưởng PG được thể hiện trong kinh điển của PG bao gồm:  Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng
  12. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)   Đôi nét về người sáng lập: ­ Người sáng lập là Siddharta (Tất Đạt Đa Cồ Đàm) sinh vào rằm tháng  4  âm  lịch  năm  624  TCN  (Lễ  phật  đản:  ngày  sinh  của  đức  Phật;)  tại  Lumbini (nay thuộc Nêpan),  ­ Mất 544 TCN (nhập Niếtbàn ­ được tính là năm đầu của Phật lịch), tại  Kushinagar  (nay  thuộc  Ấn  độ),  thọ  80  tuổi,  người  thuộc  bộ  tộc  Shakya,  trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích­ca. 
  13. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)  Có nhiều truyền thuyết về thái tử Tất­đạt­đa. Có thuyết cho rằng một  đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào  người mình. Thái tử sinh ra từ hông bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước,  và dưới mỗi bước chân của thái tử phát sinh một đoá sen. một tay chỉ lên  trời,  tay  kia  chỉ  xuống  đất,  nói:  "Thiên  thượng  địa  hạ  duy  ngã  độc  tôn",  nghĩa là "Trên trời dưới đất chỉ có ta là người đáng tôn kính"
  14. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)  Các nhà tiên tri cho rằng Tất­đạt­đa sẽ trở thành hoặc một đại đế hay  một  bậc  giác  ngộ.  Vua  cha  Tịnh  Phạn  dĩ  nhiên  không  muốn  thái  tử  đi  tu  nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để Tất­đạt­đa tiếp xúc với  cảnh khổ.  Năm  lên  16  tuổi,  Tất­đạt­đa  kết  hôn  với  công  chúa  Da­du­đà­la.  Tuy  thế,  sau  bốn  lần  ra  bốn  cửa  thành  và  thấy  cảnh  người  già,  người  bệnh,  người  chết  và  một  vị  tu  sĩ,  thái  tử  phát  tâm  rồi  từ  biệt  hoàng  cung,  sống  cảnh không nhà. Thái tử thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ  trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của Tất­đạt­đa.
  15. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha) 
  16. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)  Năm  19  tuổi  thái  tử  rời  bỏ  hoàng  cung.  Sau  khi  giác  ngộ  ở  tuổi  31  được  tôn  vinh  là  Sakyamuni  (Thích  ca  Mâu  ni  –  bậc  thánh  của  bộ  tộc  Sakya, "Trí giả của dòng dõi Thích­ca"). 
  17. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)  Về bản thể luận:  ­ PG nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích  nhân  quả:  nhân  nào  quả  nấy,nhân  quả  là  một  chuỗi  liên  tục,  không  gián  đoạn, không hỗn loạn ­  Bằng  sự  phân  tích  nhân  quả  PG  cho  rằng:  không  thể  tìm  ra  một  NN  đầu tiên cho vụ trụ, tức là không có một tối cao (Brahman) nào sáng tạo ra  vũ trụ ­ PG cũng phủ định phạm trù Atman (vô ngã): PG CR tất cả SVHT xung  quanh con người cũng như bản thân con người không tồn tại thực, chỉ là ảo,  là giả, do vô minh (sự không sáng suốt của con người đưa lại). 
  18. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)  ­  Mọi  vật  đều  đc  cấu  tạo  từ  các  yếu  tố  VC  (Sắc)  và  tinh  thần  (Danh).  Sắc là yếu tố VC bao gồm tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong. Danh là cảm giác,  ấn tượng, TD nói chung gồm: thụ, tưởng, hành, thức ­ Thuyết vô thường:  +  Bản  chất  sự  tồn  tại  của  thế  giới  là  một  dòng  biến  chuyển  liên  tục,  không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, cũng không có kết qủa cuối cùng  (vô thủy, vô chung), không có gì là tồn tại vĩnh hằng, bất biến, mọi vật đều  biến  đổi  liên  tục,  (vạn  pháp  vô  thường),  không  có  gì  là  thường  định,  bởi  Danh  và  Sắc  chỉ  hội  tụ  với  nhau  trong  một  thời  gian  ngắn  rồi  lại  chuyển  sang trạng thái khác.
  19. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)  + Thế giới SVHT luôn ở trong một chu trình biến hóa không ngừng là  sinh – trụ ­ dị ­ diệt (hoặc thành – trụ ­ hoại – không), ở con người là sinh  – lão – bệnh – tử. Đó là quá trình biến hóa theo quy luật nhân quả mãi  mãi. Một SV ra đời là do có NN trước nó, nhưng đồng thời nó lại trở thành  NN của cái sau nó ­ Thuyết duyên khởi: Mọi hiện tượng tâm lý, vật lý tạo nên đời sống  đều nằm trong mối liên hệ với nhau, chúng là NN của một yếu tố này và  là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với 12 yếu tố, các  yếu tố này làm cho các loài sinh vật cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi  Tư  tưởng  bản  thể  luận  trong  THPG  có  tính  chất  nhị  nguyên  nhưng  trong đó chứa đựng những yếu tố BC khá sâu sắc
  20. 1.3. Triết học Phật giáo (Buddha)  Về triết lý nhân sinh ­ PG đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự “giải thoát” khỏi Luân  hồi và Nghiệp báo, đạt tới trạng thái Niết bàn. ­  PG  giải  thích  sự  Luân  hồi,  Nghiệp  báo  dựa  trên  luật  nhân  quả.  Sự  sống chết  của  con người  chỉ  là sự  hợp tan  của ngũ  uẩn. Sau khi  chết đi,  con người có thể tái sinh trở lại các kiếp khác: Trời, Người, Atula, Quỷ, Súc  sinh. .. Sự luân hồi giống như bánh xe quay tròn không dứt. Sự tái sinh trở  lại kiếp nào là quả là phụ thuộc vào nghiệp (nhân) mà con người tạo ra lúc  còn sống. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2