intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Trung thất: bệnh lý và điều trị - GS. BS. Văn Tần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:69

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Trung thất: bệnh lý và điều trị" cung cấp cho người học những kiến thức như: giải phẫu học; sinh lý học; tràn khí trung thất; viêm trung thất cấp; xuất huyết trung thất;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Trung thất: bệnh lý và điều trị - GS. BS. Văn Tần

  1. TRUNG THẤT: BỆNH LÝ & ĐIỀU TRỊ GS BS Văn Tần Nguyên Chủ nhiệm Bô Môn Ngoại Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
  2. GỈAI PHẪU HỌC • Người ta chia trung thất làm 3 vùng hay 4 vùng: - Trung thất trên-trước : Bướu Bướu giáp thòng, Bướu tuyến ức, teratoma, Lao - Trung thất giữa : U nang - Trung thất sau : U thần kinh
  3. Gìải phẫu
  4. Giải phẫu
  5. SINH LÝ HỌC • Vách ngăn 2 phổi-màng phổi: không cho 2 phổi-màng phổi liên hệ, gây lây nhiễm. • TT bình thường có thể di động • Khi áp suất trong lồng ngực một bên tăng, có thể đẩy TT lệch về bên kia và chèn ép tim, phổi. Khi bị đẩy lệch nhiều có thể gây xoắn tĩnh mạch chủ dưới, làm cản trở máu về tim gây ra hậu quả nghiêm trọng
  6. BỆNH LÝ TRUNG THẤT VÀ ĐIỀU TRỊ (Trừ Tim và Thực quản)
  7. Tràn khí TT- Định bệnh • Tràn khí dưới da ở ngực cổ, mặt, bụng. - Sờ nghe lạo xạo, phù ra, da căng. - Khi tràn khí nhiều thì có thể gây khó thở. - Nghe vùng màng tim thấy dấu hiệu Hamman, là tiếng ma sát tăng khi tim bóp. - Chụp hình ngực có thể thấy khí tràn dưới da, thấy ở phần trên cơ thể, ở trung thất.
  8. Tràn khí TT: Nguyên nhân • Do chấn thương kín, do ép mạnh, do dẫm đạp, do nổ mạnh, do sườn gãy • Do chấn thương hở: vật bén nhọn, do đạn, • Do nội soi, do mổ làm thủng hay xì dò các tạng ở TT và ở cổ: thực quản, khí quản, phế quản, phổi. • Do tự nhiên: vỡ nang thủng ở phổi dính vào màng phổi khi ho mạnh hay hít thở sâu.
  9. Tràn khí TT: Điều trị • Điều trị chính là điều trị nguyên nhân. - Trong TH tràn khí gây khó thở thì có thể có xẹp phổi, do đàm nhớt làm nghẹt phế quản hoặc do dập phổi. - Nếu tràn khí nhiều, phải xẻ da ở cổ cho khí thoát ra. - Khi bị trán khí do ép, gãy nhiều sườn cần gíup thở, có khi phải dẫn lưu lồng ngực, nếu có TKMP.
  10. Viêm TT cấp: Định bệnh • BN bị sốc nhiễm trùng nặng: sốt cao, mạch nhanh, đau ngực, lưng, cổ. • Bạch cầu cao • Viêm mô tế bào và xương ức hở có thể xẩy ra, nhất là ở trong hậu phẫu.
  11. Viêm TT cấp: Định bệnh • Chụp hình ngực với tư thế thẳng, nghiêng thấy TT dãn rộng, có tràn khí, có khi thấy ổ apxe với mức nước-hơi và TD màng phổi. • Chụp thực quản có thể thấy chất cản quang ra TT qua lổ thủng. • Nội soi TQ, nội soi phế quản có thể thấy được chỗ thủng hay vỡ.
  12. Viêm TT cấp: Nguyên nhân • Viêm TT cấp: - Thủng thực quản do chấn thương, do nội soi, do nuốt vật lạ, do xì dò chỗ nối, - Thủng khí-phế quản từ vết thương cổ, từ phổi, từ màng phổi, từ thành ngực, từ mổ tim qua đường xương ức hay tự nhiên.
  13. Viêm TT cấp: Điều trị • Điều trị gồm cắt lọc mô hoại tử, dẫn lưu, kháng sinh mạnh xuống thang. • Khi sụn xương bị nhiễm, cần cắt lọc cho đến chỗ chảy máu. • Viêm TT hậu phẫu sau khi chẻ xương ức, cần dùng cơ chèn ép để cho tim và mạch máu khỏi thoát ra.
  14. Viêm TT mãn & Định bệnh • Là viêm nhiễm kinh niên do lao, nấm, xơ cứng bì…, gây xơ hóa và chèn ép các tạng, đặc biệt là chèn ép TM gây phù áo khoác, chèn ép TQ gây nuốt nghẹn…. • Định bệnh nhờ khai thác lâm sàng và hình ảnh. • Sinh thiết để biết tổn thương.
  15. Viêm TT mãn & Điều trị • Dùng KS đặc hiệu và thuốc để điều trị lâu dài các tác nhân gây nhiễm và xơ hoá. Khi các tạng bị chèn ép, mổ để giải phóng hay nối tắt.
  16. Xuất huyết TT- Định bệnh • LS: Đau ngực sau xương ức, cổ và lưng. Nếu máu chảy nhiểu, TT bị chèn ép gây khó thở, tĩnh mạch nổi lên nhanh, bầm máu ở cổ. • Định bệnh: - Dựa trên sinh hiệu, công thức máu, HC chèn ép, - Trên hình ảnh như X quang ngực: TT rộng, mất viền ĐMC. CT scan, MRI: khối tụ máu ở ĐMC. - Chụp hình ĐMC sẽ thấy chỗ nứt, cản quang lọt ra ngoài mạch.
  17. Xuất huyết TT: Nguyên nhân • Do chấn thương làm vỡ các mạch máu lớn, • Do vỡ ĐMC bóc tách, vỡ túi phình. • Vỡ các khối u ở trung thất, như cao huyết áp cấp.
  18. Xuất huyết TT: Điều trị • Điều trị theo nguyên nhân. - Giải ép TT và khâu tốt mạch máu bị tổn thương. - Ở BN bị vết thương xuyên với dấu hiệu tụt huyết áp, cấn mở ngực cấp cứu, khâu mạch máu mà không cần chụp hình động mạch.
  19. HC chèn ép TMC trên: Định bệnh • Lâm sàng: - Khó thở, nhức đầu, xanh tím và lẫn lộn. - Phù áo khoác, hệ TM cổ, ngực, phần đầu chi trên dãn, - HC thường hình thành từ từ, nhưng cũng có TH bị nghẹt cấp gây hôn mê do phù não và có thể tử vong.
  20. HC chèn ép TMC trên: Định bệnh • Định bệnh: - Chụp hình phổi, trung thất rộng - CT scan, MRI: thấy được khối u - CVP: Áp suất TM lên cao, > 15 cm nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0