CÂU HỎI ÔN TẬP
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
L1
Câu 1: Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các thời kỳ nào?
-Thời kỳ bệnh: Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào thể cho đến trước khi
xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
-Thời kỳ khởi phát: những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện
nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất.
-Thời kỳ toàn phát: Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất thể hiện đầy đủ
các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất.
-Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của thể người bệnh tốt, mặt khác do
tác động của điều trị mầm bệnh các độc tố của chúng dần dần được loại
trừ ra khỏi cơ thể.
-Thời kỳ hồi phục: Sau khi mầm bệnh độc tố được loại trừ ra khỏi thể
người bệnh thì cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động
hầu như bình thường, chỉ còn những rối loạn không đáng kể.
Câu 2: Chuẩn đoán bệnh truyền nhiễm thường dựa vào những căn cứ nào?
Dịch tễ:
- Khai thác những người cùng sống đã ai mắc bệnh tương tự chưa, nhất
việc tiếp xúc với những bệnh nhân có căn căn bệnh đã được chẩn đoán.
- Động vật nơi sống đặc biệt( bệnh lây từ súc vật sang người như bệnh
than, bệnh dịch hạch
- Khu vực sống hoặc đến công tác dịch lưu hành( sốt rét, dịch hạch, dịch
tả…)
- Yếu tố dịch tể chỉ là yếu tố tham khảo, gởi ý hướng chẩn đoán.
Lâm sàng
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng nổi bật đặt trưng cho từng bệnh. Đây
căn cứ có ý nghĩa khoa học và trong thực tế lâm sàng đôi khi là quyết định.
Xét nghiệm
- Xét nghiệm không đặc hiệu: công thức máu, tốc độ máu lắng, xét nghiệm
nước tiểu và các xét nghiệm chức phận liên quan.
- Xét nghiệm đặc hiệu: yếu tố quyết định chẩn đoán. Xác định được mầm
bệnh hoặc các dấu ấn của mầm bệnh( kháng nguyên, kháng thể).
Câu 3: Phân loại bệnh truyền nhiễm theo đường lây?
Gồm 5 nhóm:
- Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa.
- Bệnh lây truyền theo đường hô hấp.
- Bệnh lây truyền theo đường máu.
- Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc.
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường khác nhau.
Câu 4: Tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi điều trị bệnh bạch hầu?
- Bệnh nhân ổn định sau 2-3 tuần điều trị
- Soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính và không có biến chứng
- Phải tiêm phòng bạch hầu sau khi xuất viện.
- Theo dõi tiếp ngoại trú đủ 60-70 ngày
Câu 5: Ba bệnh cảnh lâm sàng chính của bệnh dịch hạch?
- Thể phổi
- Thể nhiễm khuẩn huyết
- Thể hạch
Câu 6: Chẩn đoán phân biệt bệnh dịch hạch?
- Viêm hạch do các căn nguyên khác.
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm phổi.
Câu 7: Các thể lâm sàng khác của bệnh ho gà?
- Theo lứa tuổi:
oHo gà ở trẻ sơ sinh: thường diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao.
oHo người lớn: Ít gặp. Biểu hiện lâm sàng thường nhẹ, ho
dai dẳng nhưng thở vào không rít lắm, ít nôn.
- Theo mức độ:
oThể thô sơ: Không ho, chỉ hắt hơi nhiều
oThể nhẹ: Cơn ho nhẹ, ngắn không điển hình, không khạc đàm
nhiều. Thường trẻ em đã tiêm vacxin phòng ho nhưng
kháng thể thấp và tồn lưu ngắn. Thể này thường khó chẩn đoán.
Câu 8: Chẩn đoán xác định lỵ trực trùng?
-Lâm sàng:
oSốt và triệu chứng toàn thân.
oHội chứng lỵ: Đau quặn bụng, mót rặn, phân nhầy máu.
-Cận lâm sàng:
- Phân lập được trực khuẩn Shigella từ phân người bệnh.
L2.
1.Đường lây của bệnh do Leptospirae?
- Đường da niêm mạc: Do tiếp xúc với nước bùn đất
nhiễm xoắn khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phủ
tạng, súc vật bị bệnh. Đây là đường lây chủ yếu
- Đường tiêu hóa: Qua thức ăn, nước uống (không đun sôi, nấu
chín) bị ô nhiễm.
- Đường hấp: Do hít phải các giọt nước nhiễm khuẩn dạng
khí dung
2.Chẩn đoán xác định thể thông thường bệnh nhiễm Leptospirae trên lâm
sàng gồm?
- Hội chứng nhiễm độc đau cơ.
- Xung huyết, da niêm mạc, thiếu máu tán huyết, vàng da.
- Hội chứng tổn thương gan, thân.
- Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng cao.
3..Các thể lâm sàng bệnh não mô cầu?
- Thể viêm mũi họng.
- Thể nhiễm khuẩn huyết:
oNhiễm khuẩn huyết đơn thuần
oNhiễm khuẩn huyết kịch phát.
- Thể viêm màng não:
oViêm màng não đơn thuần, điển hình.
oViêm màng não- não (viêm màng não thể phù kịch phát).
- Các thể lâm sàng khác:
oViêm màng não và nhiễm khuẩn huyết
o Viêm màng não với hội chứng giảm áp lực nội sọ
- Thể hiếm gặp: thể phổi, thể viêm khớp, thể viêm móng mắt thể mi
4. Các triệu chứng lâm sàng thời kỳ lui bệnh hồi phục của bệnh thương
hàn?
- Thời kỳ lui bệnh và hồi phục (tuần thứ ba)
- Sốt giảm dần rồi hết.
- Đỡ mệt, tỉnh táo dần trở lại.
- Hết tiêu chảy, bụng đỡ chướng dần.
- Ăn ngon miệng
L3
1. Các điều kiện phát sinh bệnh uốn ván?
Bệnh uốn ván phát sinh phải đủ 3 điều kiện.
- Không được tiêm vác xin phòng uống ván, hoặc được tiêm nhưng không
đúng cách nên không có miễn dịch.
- Có vết thương ở da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván.
- tình trạng thiếu oxy nặng nề vết thương: miệng vết thương bịt kín,
tổ chức hoại tử nhiều, thiếu máu, dị vật vết thương, vi khuẩn gây
mủ khác kèm theo.
2. Chẩn đoán xác định uốn ván?
- Chủ yếu dựa vào lâm sàng:
oCó vết thương nghi ngờ là cửa vào.
oKhởi bệnh đầu tiên cứng hàm, sau đó co cứng các theo thứ tự: đầu,
mặt, thân mình và tứ chi.
oCơn giật cứng kịch phát trên nền các cơ co cứng.
oChưa được tiêm phòng vacxin phòng uốn vàn.
3. Chẩn đoán phân biệt nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do
Samonella?
oThủng dạ dày, viêm ruột thừa cấp, viêm đường mật cấp.