Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 1: Tiêu chuẩn Việt Nam về cách trình bày bản vẽ kỹ thuật
lượt xem 3
download
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 1: Tiêu chuẩn Việt Nam về cách trình bày bản vẽ kỹ thuật. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: khái niệm tiêu chuẩn; khổ giấy; khung vẽ, khung tên; tỷ lệ; các nét vẽ; chữ viết trên bản vẽ; các quy định ghi kích thước trên bản vẽ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 1: Tiêu chuẩn Việt Nam về cách trình bày bản vẽ kỹ thuật
- CHƯƠNG 1 Tiêu chuẩn Việt Nam về cách trình bày bản vẽ kỹ thuật
- 1. Khái niệm về tiêu chuẩn Hiện nay tiêu chuẩn Việt nam đã chấp nhận định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) như sau: Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng các thỏa thuận trong đó nêu ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay kết quả của các hoạt động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại nhằm đạt được mức độ tối ưu, trong một hoàn cạnh nhất định. Tiêu chuẩn Việt nam và tiêu chuẩn quốc tế về bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, các hình biểu diễn, các kí hiệu và quy ước...cần thiết cho bản vẽ kĩ thuật. Dưới đây là một số tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật.
- Mỗi bản vẽ và tài liệu kỹ thuật được thực hiện trên một khổ giấy có kích thước đã được quy định trong TCVN 274 khổ 2. Kh giấy. ổ giấy Khổ giấy được xác định bằng kích thước mép ngoài của bản vẽ Khổ giấy được chia thành 2 loại đó là: Các khổ giấy chính Các khổ giấy phụ
- 2.1. Khổ giấy chính Lấy kích thước lớn nhất của khổ giấy chính là 1189 x 841 mm, có diện tích bằng 1m2 được ký hiệu là A0 làm chuẩn, lần lượt chia đôi khổ giấy A0 ta được các khổ giấy chính (hình vẽ 2). Ký hiệu và kích thước các khổ giấy chính như bảng sau: Ký hiệu bằng số 44 24 22 12 11 Kích thước (mm) 1189x841 841x594 594x420 420x297 297x210 Kí hiệu bằng chữ A0 A1 A2 A3 A4
- 2.2. Khổ giấy phụ Ngoài các khổ giấy chính ra, còn cho phép dùng các khổ giấy phụ, các khổ giấy này cũng được quy định trong TCVN 274 tương ứng với tiêu chuẩn quốc tế ISO 54571999.
- 3. Khung vẽ, khung tên 3.1. Khung vẽ Mỗi bản vẽ phải có khung vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của khung vẽ và khung tên của bản vẽ dùng trong soản xuất được quy định trong TCVN 3821 83. Khung vẽ được kẻ bằng nét cơ bản, cách mép giấy một khoảng bằng 10mm đối với khổ giấy ( A0, A1) và 5mm đối với khổ giấy (A2, A3 và A4) . Nếu bản vẽ đóng thành tập thì cạnh trái của khung vẽ cách mép trái của khổ giấy là 25mm, như hình 1.3 sau:
- 3.2. Khung tên Trên các khổ giấy khác khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay ngắn của khổ giấy. Khung tên được bố trí ở góc phải phía dưới bản vẽ. Trên khổ A4 khung tên được đặt theo cạnh ngắn.
- Kích thước và nội dung của khung tên gồm có hai loại: Loại 1: dùng trong trường học (hình 1.4 ) 140 25 30 15 25 10 5 6 8 8 1 11 7 8 32 3 9 2 4 8 1. Đầu đề hay tên chi tiết 7. Họ và tên người kiểm tra 2. Vật liệu của chi tiết 8. Ngày kiểm tra 3. Tỷ lệ bản vẽ 9. Tên trường 4. Ký hiệu bản vẽ 10. Người vẽ 5. Họ tên người vẽ 11. Kiểm tra 6. Ngày vẽ
- Khung tên trên bản vẽ lắp:
- Loại dùng trong sản suất Ô 13. Ngày tháng năm kí vào tài li Ô 1. Tên gọi của sản phẩm hay ph ệuần cấu thành sản phẩm Ô 14. Kí hi Ô 6. T Ô 2. Kí hi ệ ỷ lủ ệu c u c ệa mi ủ ền t dùng đ a tài li ệểờ v gi u k ỹ ấy trên đó các ph ẽ thu ật ần tử được sử đổi (ô 14 đ ặt ở bên trái ô 15 và đ Ô 7. S Ô 3. Kí hi ố th ủa tờ ủượ ứ tựậ ct liêu c ệu v c lập khi c a chi ti ết ần thiết) Ô 15 đ Ô 8. T Ô 4. S ếốn ô 19: Các ô trong b ổ ố tờ ng sng c lượ ủ c ủa tài li a chi ti ệảung ghi s ết, nhóm b ộử ph ậổ a đ i đảượ n, s n phẩề c đi mn vào theo ịÔ 9. Tên hay bi nh của TCVN 382783 quy đ Ô 5. Kh ối lượệt hi ệủ ng c u c ủa xí nghi a chi ệp ộ phận, tiết, nhóm b Ô 20. S Ô 10. Ch ố hiứệc năng c u khác của nha cơữ quan thi ng ngườ ếi đã kí váo tài li t kế ( Tên gọi sệ ảun phẩm) Ô 21. H Ô 11. H ọ và tên c ủa nh ọ và tên nh ững ng ững ng ườườ i can bản vẽ ệu i đã kí vào tài li Ô 12. Chệữu c Ô 22. Kí hi kíủa khổ giấy theo TCVN 274
- 4. Tỷ lệ Trên các bản vẽ kỹ thuật tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà hình vẽ của vật thể được phóng to hay thu nhỏ theo tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ là số kích thước đo được trên hình biểu diễn của bản vẽ với kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Trị số kích thước ghi trên hình biểu diễn không phụ thuộc tỷ lệ của hình biểu diễn đó. Trị số kích thước chỉ giá trị thực của kích thước vật thể. Tỷ lệ hình vẽ = TL 1: 2 TL 1 : 1 TL 2: 1
- TCVN 7286: 2003 tương ứng với ISO 5455: 1979 qui định các hình biểu diễn trên các bản vẽ cơ khí phải trọn tỷ lệ trong dãy sau: Tỷ lệ thu nhỏ 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:15; 1:20; 1:25; 1:40;1:50; 1:75; 1:100 Tỷ lệ nguyên 1:1 hình Tỷ lệ phóng to 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; 15:1; 20:1; 25:1; 40:1;50:1; 75:1; 100:1 Kí hiệu của tỷ lệ là chữ TL. Ví dụ: TL 1:2; TL 1:1; TL 5:1 ….. Nếu tỷ lệ ghi ở ô dành riêng trong khung tên thì không cần ghi kí hiệu. Trong trường hợp cần thiết cho phép dùng tỷ lệ phóng to ( 100n ):1 với n là số nguyên dương.
- 5. Các nét vẽ Để biểu diễn các vật thể, trên bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét vẽ có hình dạng và kích thước khác nhau. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật TCVN 8 : 1993 tương ứng với tiêu chuẩn quốc tế ISO 128: 1982 qui định các loại nét vẽ và ứng dụng của chúng trên bản vẽ kỹ thuật như bảng sau:
- 5.1. Các nét vẽ Chiều rộng của nét vẽ cơ bản cần chọn sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ và được lấy trong dãy sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 và 2 mm
- 5.2. Quy tắc vẽ Khi vẽ hai hay nhiều nét vẽ khác loại trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau: Nét liền đậm loại A Nét đứt loại E hoặc F Nét gạch chấm mảnh có nét đậm ở hai đầu loại H Nét gạch chấm mảnh loại G Nét gạch chấm đậm loại K Nét liền mảnh loại B Các nét gạch chấm và hai chấm phải được bắt đầu và kết thúc bằng các gạch và kẻ qua đường bao một đoạn bằng 3 đến 5 lần chiều rộng của nét đậm. Hai trục vuông góc của đường tròn được vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Trong mọi trường hợp tâm đường tròn phải được xác định bằng hai nét gạch như hình 1.8 Nếu nét đứt nằm trên đường kéo dài của nét liền thì chỗ nối tiếp để hở, các trường hợp khác các đường nét khác nhau cần vẽ chạm vào nhau hình 1.9
- 6. Chữ viết trên bản vẽ Trên bản vẽ kỹ thuật ngoài hình vẽ ra, còn có những con số kích thước, những ký hiệu bằng chữ, những ghi chú bằng lời văn khác. Chữ và chữ số đó phải được viết rõ ràng, thống nhất dễ đọc và không gây ra nhầm lẫn. TCVN 6 – 85 Chữ viết trên bản vẽ quy định chữ viết gồm chữ, số và dấu dùng trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật. 6.1. Khổ chữ: Khổ chữ (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng minimét, có các khổ sau: 2.5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40. Chiều rộng nét chữ (d) phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao chữ.
- 6.2. Kiểu chữ: Có các kiểu chữ sau: Kiểu A đứng và A nghiêng 750 với d = 1/14h. Kiểu A nghiêng (hình 1.10)
- Kiểu A đứng (hình 1.11)
- Các thông số và chữ viết được quy định trong bảng sau:
- 7. Các quy định ghi kích thước trên bản vẽ Ghi kích thước trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn. Ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật là vấn đề rất quan trọng khi lập bản vẽ. Kích thước phải được ghi thống nhất, rõ ràng theo quy định của TCVN 57051993. Quy tắc ghi kích thước: 7.1. Quy tắc chung Kích thước ghi trên bản vẽ được thể hiện bằng con số ghi kích thước và đường kích thước. Các kích thước đó không phụ thuộc vào tỷ lệ hình biểu diễn. Dùng đơn vị đo mm làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn của nó. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. Nếu dùng đơn vị đo như centimét và mét thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số ghi kích thước hoặc trong phần ghi chú của bản vẽ. Dùng độ, phút và giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. Không được ghi kích thước dưới dạng phân số trừ kích thước dùng đơn vị đo độ dài là Inch. Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật: Bài mở đầu - Tổng quan về môn học Vẽ kỹ thuật
11 p | 251 | 52
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Chương 5 - Mối ghép then - chốt - vòng găng
28 p | 217 | 27
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Chương 1 - Các loại bản vẽ cơ khí
19 p | 125 | 18
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Chương 4 - Mối ghép tháo được ren vít
37 p | 116 | 16
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 6: Ổ trượt và ổ lăn
14 p | 123 | 16
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Chương 3 - Mối ghép hình trụ trơn dung sai chế tạo và lắp ghép
9 p | 115 | 14
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật 1A - Chương 1: Qui cách của bản vẽ
13 p | 70 | 10
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật
52 p | 63 | 8
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Bài 2 - Bộ truyền động bánh răng
45 p | 26 | 6
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật - ĐH SPKT Nam Định
113 p | 52 | 6
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 4: Biểu diễn các khối hình học (Hình chiếu của vật thể)
17 p | 31 | 5
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 7: Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp
11 p | 36 | 5
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 3: Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật
17 p | 26 | 4
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 5: Hình chiếu trục đo
14 p | 20 | 4
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 6: Hình cắt và mặt cắt
13 p | 48 | 4
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Bài 1 - Các mối ghép
28 p | 16 | 4
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 2: Vẽ hình học
9 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn