intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam" dành cho các em học sinh lớp 11 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Năm học 2022-2023) MÔN: CÔNG NGHỆ 11 A- TRẮC NGHIỆM: BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT Câu 1:Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng? A. B. C. D. Câu 2: Đường bao khuất và cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét A. liền đậm. B. đứt mảnh. C. liền mảnh. D. lượn sóng. Câu 3: Muốn ghi kích thước phải có A. đường gióng kích thước, chữ số kích thước. B. đường kích thước. C. đường kích thước, đường gióng kích thước, chữ số kích thước. D. chữ số kích thước. Câu 4: Từ khổ giấy A0 chia được mấy khổ giấy A4? A. 4 B. 16 C. 6 D. 8 Câu 5: Tỉ lệ 2:1 là tỉ lệ gì? A. Tỉ lệ nguyên hình. B. Tỉ lệ riêng. C. Tỉ lệ phóng to. D. Tỉ lệ thu nhỏ. Câu 6: Kích thước của khổ giấy A0 là A. 1189×841. B. 1918×418. C. 1198×481. D. 1198×841 Câu 7: Nếu chữ kĩ thuật có chiều cao 7 mm thì chiều rộng của nét chữ là A. 0,5 mm. B. 0,7 mm. C. 1,4 mm. D. 0,35 mm. Câu 8: Nét liền đậm dùng để vẽ A. đường bao thấy, cạnh thấy B. đường bao khuất, cạnh khuất C. đường kích thước,đường gióng D. đường giới hạn một phần hình cắt Câu 9: Trong các cách ghi sau, theo TCVN 5705: 2003, cách nào đúng để ghi kích thước đường kính của đường tròn có đường kính 4cm A. R20. B. R2. C. ∅40. D. ∅4. Câu 10: Chiều rộng của nét chữ thường lấy bằng A. B. C. D. Câu 11: Đường kích thước thường được vẽ như thế nào so với phần tử ghi kích thước? A. Song song. B. Vuông góc. C. Nghiêng 750 D. Nghiêng 450 Câu 12: Khi ghi kích thước, đường gióng kích thước vượt qua đường kích thước một đoạn là A. 3mm đến 4mm. B. 1mm đến 3mm. C. 2mm đến 5mm. D. 2mm đến 4mm. BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC Câu 13: Hình chiếu đứng cho biết A. chiều rộng và chiều cao. B. chiều dài, chiều rộng, chiều cao. C. chiều dài và chiều cao. D. chiều dài và chiều rộng. Câu 14: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, mặt phẳng hình chiếu đứng được đặt ở đâu so với vật thể? A. Đặt sau. B. Đặt trước. C. Đặt trên. D. Đặt dưới. Câu 15: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu bằng ta nhìn từ A. trước vào. B. trên xuống.C. trái sang. D. dưới vật thể.
  2. Câu 16: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất hình chiếu cạnh đặt ở A. bên trái hình chiếu đứng. B. phía dưới hình chiếu đứng. C. bên phải hình chiếu đứng. D. phía trên hình chiếu đứng. Câu 17: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất mặt phẳng hình chiếu đứng đặt ở A. bên trái vật thể. B. phía trên vật thể. C. bên phải vật thể. D. phía sau vật thể. Câu 18: Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, thì mặt phẳng hình chiếu bằng sẽ được xoay như thế nào so với mặt phẳng hình chiếu đứng? A. Xuống dưới 900 B. Sang trái 900 C. Lên trên 900 D. Sang phải 900 Câu 19: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất mặt phẳng hình chiếu bằng đặt ở A. bên trái vật thể. B. phía trên vật thể. C. bên phải vật thể. D. phía dưới vật thể. Câu 20: Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, thì mặt phẳng hình chiếu cạnh sẽ được xoay như thế nào so với mặt phẳng hình chiếu đứng? A. Sang phải 900. B. Lên trên 900. C. Xuống dưới 900. D. Sang trái 900. BÀI 3: THỰC HÀNH VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN Câu 21: Trong khổ giấy A4, đường bao bên trái của khung vẽ cách cạnh trái khổ giấy A. 30mm. B. 20mm. C. 5mm. D. 15mm. Câu 22: Kích thước khung tên vẽ trên khổ giấy A4 là A. 140×32. B. 142×23. C. 143×22. D. 142×32. Câu 23: Một vật thể có chiều dài thực một cạnh là 4cm được vẽ vào bản vẽ với tỉ lệ 2:1, con số ghi kích thước vật thể đó trên bản vẽ là A. 40. B. 20. C. 4. D. 80. Câu 24: Trong khổ giấy A4, đường bao bên trái của khung vẽ cách cạnh trái khổ giấy A. 30mm. B. 20mm. C. 5mm. D. 15mm. Câu 25: Trong khổ giấy A4, đường bao bên phải của khung vẽ cách cạnh phải khổ giấy bao nhiêu? A. 10mm. B.5mm. C.15mm. D. 30mm. Câu 26:Vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật là ở góc A. trái phía trên bản vẽ. B. phải phía dưới bản vẽ. C. phải phía trên bản vẽ. D. trái phía dưới bản vẽ. Câu 27: Một thùng đựng hàng bằng gỗ có chiều cao 1,5m. Khi biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật thì chiều cao là 50mm. Tỉ lệ nào sau đây đã được dùng để vẽ? A. 30:1. B. 1: 30. C. 50:1. D. 1:50. Câu 28: Hình chiếu bằng của hình trụ là hình tròn thì hình chiếu đứng là hình gì? A. Hình thoi. B. Hình tròn. C. Hình chữ nhật. D. Hình tam giác. BÀI 4: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT Câu 29: Khi vẽ hình cắt cục bộ phải có nét nào sau đây? A. Nét gạch chấm mảnh.B. Nét lượn sóng.C. Nét đứt mảnh.D. Nét liền mảnh. Câu 30: Hình cắt là A. hình chiếu của vật thể. B. hình biểu diễn các đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt. C. hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể phía trước mặt phẳng cắt. D. hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể phía sau mặt phẳng cắt. Câu 31: Khi vẽ mặt cắt, nét vẽ không xuất hiện trên hình biểu diễn là nét nào? A. Đứt mảnh. B. Liền đậm. C. Gạch chấm mảnh. D. Liền mảnh. Câu 32: Mặt cắt được thể hiện bằng A. nét chấm gạch. B. miền tô đậm. C. đường lượn sóng. D. đường gạch gạch. Câu 33: Mặt cắt nào được vẽ ở ngoài hình chiếu? A. Mặt cắt chập. B. Mặt cắt rời. C. Mặt cắt cục bộ. D. Mặt cắt một nửa. Câu 34: Mặt cắt nào được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng?
  3. A. Mặt cắt một nửa. B. Mặt cắt rời. C. Mặt cắt cục bộ. D. Mặt cắt chập. Câu 35: Đường gạch gạch trên mặt cắt có đặc điểm nghiêng bao nhiêu độ so với đường bao? A. 300 . B. 600 . C. 750. D. 450 Câu 36: Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện A. song song với hình chiếu của vật thể. B. vuông góc với hình chiếu của vật thể. C. vuông góc của vật thể. D. song song của vật thể. Câu 37:Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể được biểu diễn bởi hình A. chiếu trục đo. B. cắt một nửa. C. chiếu vuông góc và hình cắt cục bộ. D. chiếu phối cảnh. Câu 38: Vì sao phải sử dụng hình cắt và mặt cắt trong bản vẽ kỹ thuật? A. Để biết rõ kích thước của vật. B. Để xác định đúng các loại hình chiếu. C. Để biết rõ hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể. D. Để xác định vị trí của vật thể. BÀI 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Câu 39: Thông số nào sau đây không phải là thông số của hình chiếu trục đo? A. Mặt phẳng hình chiếu. B. Góc trục đo, hệ số biến dạng. C. Hệ số biến dạng. D. Góc trục đo. Câu 40: Hình chiếu trục đo nào có hệ số biến dạng theo trục O’Y’ là 0,5? A. Vuông góc đều. B. Xiên góc cân. C. Vuông góc cân. D. Xiên góc đều. Câu 41:Các hệ số biến dạng theo trục O’Z’ và O’X’ ở hình chiếu trục đo xiên góc cân có giá trị bằng A. 0.5. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 42: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có các góc trục đo là A. . B. . C. . D. . Câu 43: Khi xây dựng hình chiếu trục đo, người ta chọn phương chiếu như thế nào? A. Không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và song song với một trục của hệ trục tọa độ O ’X’Y’Z’. B. Vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và song song với một trục của hệ trục tọa độ O ’X’Y’Z’. C. Song song với mặt phẳng hình chiếu và song song với một trục của hệ trục tọa độ O ’X’Y’Z’. D. Không song song với các trục của hệ trục tọa độ O’X’Y’Z’ và mặt phẳng hình chiếu. Câu 44: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể, được vẽ bằng phép chiếu A. vuông góc và xuyên tâm. B. song song. C. vuông góc.D. xuyên tâm. Câu 45.Hình chiếu trục đo vuông góc đều có các góc trục đo là A. . B. . C. . D. . Câu 46: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có các hệ số biến dạng là p q r p q =r p =q r p=q=r A. . B. . C. . D. . Câu 47: Sự khác nhau giữa h/chiếu trục đo xiên góc cân và h/chiếu trục đo vuông góc đều là A. góc trục đo, hệ số biến dạng, phương chiếu B. góc trục đo, phương chiếu. C. góc trục đo, hệ số biến dạng. D. hệ số biến dạng, phương chiếu. Câu 48. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có A. q = r = 1; p = 0,5 B.p = r = 1; q = 0,5 C. p = r = 0,5; q = 1 D. p = q = 1; r = 0,5 Câu 49: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có A. phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. B. p = q = r = 0,5
  4. C. ba hệ số biến dạng khác nhau. D. phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Câu 50:Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều thì các góc trục đo có cùng chung giá trị là: A. 600. B. 900. C. 1200. D. 1800. BÀI 7: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Câu 51: Mặt phẳng tầm mắt là A. mặt phẳng nằm ngang đặt vật thể B. mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn C. mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng D. mặt phẳng hình chiếu Câu 52: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về hình chiếu phối cảnh? A. Hình chiếu phối cảnh tạo ra cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần vật thể. B. Hình chiếu phối cảnh được chia làm 2 loại là h/chiếu phối cảnh một điểm tụ và hai điểm tụ. C. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt vật thể. D. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt vật thể. Câu 53: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi A. mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể. B. mặt tranh tuỳ ý. C. mặt tranh song song với một mặt của vật thể. D. mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể. Câu 54: Trong hình chiếu phối cảnh, mặt phẳng hình chiếu đặt thẳng đứng tưởng tượngđược gọi là gì? A. Mặt phẳng tầm mắt. B. Mặt tranh. C. Mặt phẳng vật thể. D. Điểm nhìn. Câu 55: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về đường chân trời trong hình chiếu phối cảnh? A. Luôn nằm trong hình chiếu phối cảnh. B. Có thể nằm trong hoặc nằm ngoài hình chiếu phối cảnh. C. Là giao điểm giữa mặt phẳng tầm mắt và mặt tranh. D. Là nơi chứa điểm tụ. Câu 56: Đường chân trời là A. giao tuyến của mặt phẳng hình chiếu và mặt tranh. B. giao tuyến của mặt phẳng tầm mắt và mặt tranh. C. giao tuyến của mặt phẳng tầm mắt và mặt phẳng hình chiếu. D. giao tuyến của mặt phẳng vặt thể và mặt tranh. Câu 57: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi A. mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể B. mặt tranh tuỳ ý C. mặt tranh song song với một mặt của vật thể D. mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể Câu 58: Vẽ phác hình chiếu phối cảnh được thực hiện qua A. 4 bước B. 7 bước C. 6 bước D. 5 bước Câu 59: Trong vẽ kĩ thuật, hình chiếu nào được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm? A. Hình chiếu trục đo. B. Hình chiếu bằng. C. Hình chiếu phối cảnh. D. Hình chiếu vuông góc. Câu 60: Trong phương pháp chiếu để vẽ hình chiếu phối cảnh, tâm chiếu còn được gọi là A. đường chân trời. B. điểm nhìn. C. mặt phẳng vật thể. D. mặt phẳng tầm mắt. ----Hết tự luận---- B- TỰ LUẬN: Câu 1: Tại sao phải qui định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật? Gợi ý đáp án.
  5. Vì bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật. Vì vậy nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật. Để bất cứ người dù ở quốc gia hay lãnh thổ khác nhau đều có thể hiểu được. Câu 2:Trình bày nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất Gợi ý đáp án. Vật thể đặt trong một góc tạo thành bởi ba mặt phẳng ( mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh) đôi một vuông góc với nhau. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải. Câu 3: Trình bày nội dung phương pháp góc chiếu thứ ba Gợi ý đáp án. Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bở csc mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh đôi một vuông góc với nhau. Mặt phẳng chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên, mặt phẳng hình chiếu bằng ở bên trái vật thể. Câu 4: So sánh với cách xây dựng hình chiếu trục đo và cách xây dựng hình chiếu phối cảnh. Gợi ý đáp án. Hình chiếu trục đo Hình chiếu phối cảnh Giống nhau Sử dụng phép chiếu để vẽ vật thể. Sử dụng phép chiếu để vẽ vật thể. Khác nhau - Hình được xây dựng bằng phép chiếu - Hình được xây dựng bằng phép chiếu song song. xuyên tâm. - Có 2 loại: Vuông góc, xuyên góc cân. - Có 2 loại 1 điểm tụ, 2 điểm tụ. Câu 5: Thế nào là mặt phẳng cắt, hình cắt, mặt cắt. Gợi ý đáp án. - Mặt phẳng cắt là măt phẳng song song với mặt phẳng chiếu, đi qua tâm của vật thể, chia vật thể ra làm 2 phần. - Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt. - Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt. Câu 6: Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào? Gợi ý đáp án. - Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh. Còn mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm. - Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản. Còn mặt cắt rời được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. Câu 7:Việc quy định chiều rộng các nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ không? Gợi ý đáp án. Ta cần sử dụng bút vẽ phù hợp với nét muốn vẽ, để thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng bút vẽ. Vd: Ta không thể sử dụng có chiều rộng bằng 1.4mm để vẽ nét mảnh bằng 0.25mm được. Câu 8:So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba. Gợi ý đáp án.
  6. PP góc chiếu thứ nhất PP góc chiếu thứ ba Vị trí vật thể Nằm trước mặt phẳng chiếu Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình đối với người quan sát. chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng. Vị trí các hình Nằm sau mặt phẳng chiếu đối Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu với người quan sát. chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng. Câu 9: Điểm tụ là gì? Khi xây dựng hình chiếu phối cảnh một điểm tụ, mặt tranh được đặt ở vị trí nào? Gợi ý đáp án. - Điểm tụ là điểm gặp nhau của các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu. - Trong hình chiếu phối cảnh một điểm tụ, mặt tranh được song song với một mặt của vật thể. -------------Hết-------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2