intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành bài tập đề cương. Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG. TỔ TOÁN LÝ Đề cương thi giữa kì 1, năm học 2019 – 2020 Môn: Vật lý 11 I. Lý thuyết. 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu Lông. Nêu điều kiện áp dụng định luật. 2. Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và do tiếp xúc với vật đã nhiễm điện. 3. Nêu định nghĩa và đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường. 4. Nêu đặc điểm công của lực điện. 5. Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun – Lenxo. II. Bài tập. Phần 1: (Cơ bản ) Bài 1. Đặt hai điện tích điểm q1= 9.10-8C và q2= - 4.10-8C cách nhau một khoảng r = 6cm trong không khí. a. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích b. Khoảng cách giữa hai điện tích phải bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng có độ lớn là 20,25.10-3N Bài 2. Hai quả cầu kim loại nhỏ như nhau mang các điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau R = 2cm, đẩy nhau một lực F = 2,7.10-4N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa về vị trí cũ, thì chúng đẩy nhau bằng lực F' = 3,6.10-4N. Tính q1, q2. Bài 3. Đặt hai điện tích điểm q1= 8.10-8C và q2= -8.10-8C tại A, B trong không khí (AB = 6cm). Xác định lực điện tác dụng lên điện tích điểm q3= 8.10-8C đặt tại C, nếu: a, C là trung điểm của AB b, AC = 4cm, BC = 2 cm c, AC = 4cm, BC = 10cm. d, AC = BC = AB = 6cm. Bài 4. Đặt điện tích điểm q1 tại điểm O trong không khí 1. q1 = 10-5 C a, Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M cách q1 một đoạn 10cm b, Xác định vị trí có cường độ điện trường bằng 3.104 ( V/m ) c, Xác định lực điện tác dụng lên điện tích điểm q2 = -10-7C đặt tại M. Suy ra lực điện do điện tích điểm q2 tác dụng lên điện tích điểm q1 2. q1 phải bằng bao nhiêu để cường độ điện trường do nó gây ra tai điểm A ( OA = 5cm ) gấp 2 lần EM? Bài 5. Một điện tích q = 10-7C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 0,003N. Tìm cường độ điện trường tại điểm đặt q và tìm độ lớn của điện tích Q, biết rằng hai điện tích ở trong không khí và cách nhau 30cm. Bài 6. Đặt hai điện tích điểm q1, q2 tại A, B trong không khí ( AB = 10cm ). Xác định vị trí tại đó, cường độ điện trường tổng hợp bằng không. a, q1= 2.10-8C và q2= -8.10-8C b, q1= 10-9C và q2= 9.10-9C Bài 7. Một electron chuyển động từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s cùng hướng và dọc theo đường sức của điện trường đều có cường độ 364V/m. Tính quãng đường mà electron đi được cho đến lúc dừng lại? Bài 8: Một proton dịch chuyển theo các cạnh của một tam giác đều ABC cạnh 20cm, đặt trong điện trường đều có cường độ 3000V/m. Tính công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển điện tích dọc theo AB, C1 C2 M BC, AC, ABCA. Biết E  BC Bài 9: Trên vỏ của một tụ điện có ghi 20μF- 220V. Người ta nối hai bản tụ vào hiệu điện thế 120V a. Tính điện tích và năng lượng của tụ điện khi mắc vào hiệu điện thế trên A B b.Tính điện tích tối đa mà tụ có thể tích được Bài 10: Cho bộ tụ như hình vẽ trong đó C3 N C4 C1 =2 μF; C2 =3 μF; C3 = 6μF ; C4= 12μF; UAB = 800V a.Tính điện dung của bộ tụ b.Hiệu điện thế mỗi tụ và giữa hai điểm M và N Bài 11. Cho mạch điện như hình vẽ: Biết nguồn điện có  = 7,8V và r = 0,4  . R1 = R2 = R3 = 3  , R4 = 6  . Tính:
  2. a, Điện trở mạch ngoài, cường độ dòng điện trong mạch. b, công suất nguồn điện, công suất mạch ngoài, hiệu suất của  ,r nguồn. c, Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 30 phút. d, Hiêu điện thế hai đầu mỗi điện trở. R1 M R2 e, UMN = ? Để đo hiệu điện thế này phải mắc cực dương của vôn A B kế vào điểm nào? R3 R4 Bài 12. Cho mạch điện thắp sáng đèn như hình, Nguồn có suất điện N động 24V điện trở trong r = 5. Đèn loại 6 V – 12 W. 1.Điều chỉnh R để đèn sáng bình thường. Đ  a. Tính công của nguồn điện trong khoảng thời gian 1h? b. Tính hiệu suất của mạch chứa đèn khi sáng bình thường? 2. Điều chỉnh R để công suất tỏa nhiệt trên R lớn nhất. Tính giá trị R khi đó? Phần 2: ( Nâng cao ) Bài 1: Quả cầu nhỏ có khối lượng m=0,25g mang điện tích q=2,5.10-9C được treo bởi một sợi dây và được đặt vào trong một điện trường đều E có phương nằm ngang và E =106V/m. Tính góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng. Cho g=10m/s2 Bài 2: Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36V/m , tại B bằng 9V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm của AB? Cho biết A, B cùng nằm trên một đường sức Bài 3: Cho hai điện tích q1= 2.10-8 C và q2=8.10-8 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 9cm trong không khí. a. Đặt điện tích q0 tại đâu để q0 cân bằng b. Dấu và độ lớn của q0 để q1 và q2 cũng cân bằng Bài 4: Hai quả cầu nhỏ kim loại giống nhau mỗi quả có khối lượng m =5g treo bởi hai dây cùng chiều dài = 10cm vào cùng một điểm O. Hai quả cầu tiếp xúc nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc   600 . Cho g = 10m/s2. Tính điện tích đã truyền cho quả cầu Bài 5. Một nguồn điện có  = 24V, r = 6  được dùng để thắp sáng các bóng đèn.  ,r a. Có 6 đèn 6V – 3W, phải mắc cách nào để các đèn sáng bình thường? Cách nào lợi nhất? R1 b. Với nguồn trên ta có thể thắp sáng tối đa bao nhiêu bóng đèn loại 6V – 3W? Nêu cách mắc các đèn khi đó? Bài 6. Cho mạch điện như hình 3:  =15V, r = 1  , R1 = 2  . Tìm R2 để: R2 a. Công suất mạch ngoài lớn nhất? Tính công suất đó? Hình 3 b. Công suất trên R2 lớn nhất? Bài 7. Cho mạch điện như hình 4. Biết  = 12V, r = 2  , R1 = 4  , R2 = 2  .  , r  Tính R3 để công suất mạch ngoài lớn nhất và R1 tính giá trị công suất đó. A B R2 R3 Hình 4 Phần 3. (Các bài toán trong SGK và sách bài tập vật lí 11). Các em phải tham khảo thêm các bài toán về cân bằng và chuyển động của điện tích trong điện trường trong khoảng giữa hai tấm kim loại phẳng tích điện trái dấu ( tụ điện ) trong sách bài tập vật lý 11 ( Cơ bản và nâng cao – chương 1+2 ) Chúc các em ôn tập thật tốt để đạt được kết quả cao nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2