Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II (2022-2023) MÔN CÔNG NGHỆ 10 TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT Câu 1: Trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật, có mấy khổ giấy chính? A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 2: Từ khổ giấy A2 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A3 ta làm như thế nào? A. Chia đôi chiều rộng khổ giấy. B. Chia đôi khổ giấy. C. Chia đôi chiều dài khổ giấy. D. Cả 3 đều sai. Câu 3: Khổ giấy A1 có kích thước là bao nhiêu (mm)? A. 841 x 594. B. 420 x 297. C. 594 x 420. D. 297 x 210. Câu 4: Khổ giấy A3 có kích thước là bao nhiêu (mm)? A. 841 x 594. B. 420 x 297. C. 594 x 420. D. 297 x 210. Câu 5: Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A4? A. 4 lần B. 6 lần C. 8 lần. D. 16 lần Câu 6: Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3? A. 4 lần B. 6 lần C. 8 lần. D. 16 lần Câu 7: Khổ giấy A2 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A4? A. 4 lần B. 6 lần C. 8 lần. D. 16 lần Câu 8: Khổ giấy A0 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3? A. 4 lần B. 6 lần C. 8 lần. D. 16 lần Câu 9: Cách ghi kích thước nào sau đây là chưa đúng: A. B. C. D. Câu 10: Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ phóng to: A. 10:1; 1:5; B. 1:2; 1:20 C. 2:1; 1:1 D. 2:1; 5:1 Câu 11: Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ thu nhỏ: A. 100:1; 1:10; B. 1:5; 1:20 C. 10:1; 1:1 D. 10:1; 50:1 Câu 12: Từ khổ giấy A1, muốn có khổ giấy A4 ta chia thành mấy phần? A. 16 lần. B. 8 lần. C. 4 lần. D. 6 lần. Câu 13: Cho biết vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật: A. Góc trái phía trên bản vẽ. B. Góc phải phía dưới bản vẽ. C. Góc phải phía trên bản vẽ. D. Góc trái phía dưới bản vẽ. Câu 14: Tỉ lệ là: A. Gồm tỉ lệ phóng to, tỉ lệ thu nhỏ và tỉ lệ nguyên hình. B. Là một số được thể hiện trên bản vẽ, và có thể là số thập phân. C. Tỉ số giữa kích thước trên hình biểu diễn và kích thước thực của vật thể. D. Tỉ số giữa kích thước thực của vật thể và kích thước trên hình biểu diễn. Câu 15: Nét liền đậm dùng để vẽ: A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 16: Nét liền mảnh dùng để vẽ: A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất.
- C. Đường tâm, đường trục đối xứng D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 17: Nét đứt mảnh dùng để vẽ: A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 18: Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ: A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 19: Theo TCVN, kiểu chữ dùng trong bản vẽ kĩ thuật là: A. Kiểu chữ ngang. B. Kiểu chữ đứng C. Kiểu chữ nghiêng C. Tùy ý Câu 20: Đường gióng vẽ vượt qua đường kích thước một khoảng: A. Từ 4 đến 6mm B. Từ 2 đến 3mm C. Từ 2 đến 4mm D. Từ 2 đến 6mm Câu 21: Đường kích thước được vẽ bằng: A. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước. B. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước. C. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước. D. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước. Câu 22: Đường gióng kích thước được vẽ bằng: A. Nét liền mảnh, song song với phần tử cần ghi kích thước. B. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử cần ghi kích thước. C. Nét liền đậm, song song với phần tử cần ghi kích thước. D. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử cần ghi kích thước. Câu 23: Kích thước của khung tên là kích thước nào? A. Dài 140mm x rộng 32mm. B. Dài 140mm x rộng 22mm. C. Dài 140mm x rộng 42mm. D. Dài 130mm x rộng 32mm. Câu 24: Chọn câu sai khi nói về “đặc điểm của đường kích thước” A. Ở 2 đầu mút có vẽ mũi tên. B. Vẽ bằng nét liền mảnh, nét vẽ 0,25 mm. C. Vẽ bằng nét đứt mảnh, nét vẽ 0,25 mm. D. Kẻ song song với phần tử cần ghi kích thước. Câu 25: Các khổ giấy được phân chia dựa vào khổ giấy… A. A4 B. A3 C. A1 D.A0 Câu 26: Khổ chữ (h) được xác định bằng: A. Chiều cao của chữ hoa tính bằng milimet. B. Chiều cao của chữ thường tính bằng milimet. C. Chiều cao của chữ hoa tính bằng met. D.Chiều ngang của chữ hoa tính bằng milimet. Câu 27: chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng: A. 10h B. C. D. 0,5h Câu 28: Đường bao khuất và cạnh khuất được vẽ bằng nét vẽ: A. Đứt mảnh. B. Lượn sóng. C. Liền mảnh. D. Liền đậm. Câu 29: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị: A. m. B. cm. C. mm. D. dm. Câu 30: Trên con số kích thước đường kính đường tròn và bán kính của cung tròn
- ghi các kí hiệu lần lượt sau: A. M và R. B. M và T. C. và R. D. và M. Câu 31: Đường kích thước và đường gióng kích thước được vẽ bằng nét: A. Lượn sóng. B. Liền đậm. C. Đứt mảnh. D. Liền mảnh. Câu 32: Đường tâm và đường trục đối xứng được vẽ bằng nét vẽ: A. Gạch chấm mảnh. B. Liền mảnh. C. Liền đậm. D. Đứt mảnh. Câu 33: Tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ gì? A. Nguyên hình B. Phóng to C. Nâng cao D. Thu nhỏ Câu 34: Đường bao thấy và cạnh thấy được vẽ bằng nét vẽ: A. Liền đậm. B. Đứt mảnh. C. Liền mảnh. D. Lượn sóng. Câu 35: Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong kĩ thuật? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC Câu 36: Hình chiếu bằng của hình trụ là hình tròn thì hình chiếu đứng là hình: A. Hình chữ nhật B. Hình tròn C. Hình tam giác D. hình thoi Câu 37: Hình chiếu cạnh của hình cầu là hình? A. Hình vuông B. Hình chữ nhật C. Hình tròn D. Cả 3 đều sai Câu 38: Hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng? A. Bên trái B. Ở trên C. Ở dưới D. Bên phải Câu 39: Hình chiếu cạnh được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng? A. Bên trái B. Ở trên C. Ở dưới D. Bên phải Câu 40: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trên xuống ta được: A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng. Câu 41: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trước vào ta được: A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng. Câu 42: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ bên trái ta được: A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng. Câu 43: Hình chiếu đứng thể hiện chiều nào của vật thể: A. Chiều dài và chiều cao. B. Chiều dài và chiều rộng. C. Chiều rộng và chiều ngang. D. Chiều cao và chiều rộng. Câu 44: Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể: A. Chiều dài và chiều cao. B. Chiều dài và chiều rộng. C. Chiều rộng và chiều ngang. D. Chiều cao và chiều rộng. Câu 45: Hình chiếu cạnh thể hiện chiều nào của vật thể: A. Chiều dài và chiều cao. B. Chiều dài và chiều rộng. C. Chiều rộng và chiều ngang. D. Chiều cao và chiều rộng. Câu 46: Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất thì: A. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay phải 900. B. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay 0 trái 90 .
- C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay lên 900.D. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay xuống 900. Câu 47: Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất thì: A. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay phải 900. B. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay 0 trái 90 . C. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay lên 900.D. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay xuống 900. Câu 48: Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng : A. Nét đứt mảnh B. Nét lượn sóng C. Nét liền đậm D. Nét liền mảnh Câu 49: Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng : A. Nét đứt mảnh B. Nét lượn sóng C. Nét liền đậm D. Nét liền mảnh MẶT CẮT – HÌNH CẮT Câu 50: Mặt cắt chập được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng: A. Bên trái hình chiếu. B. Ngay lên hình chiếu. C. Bên phải hình chiếu. D. Bên ngoài hình chiếu. Câu 51: Mặt cắt rời được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng: A. Bên trái hình chiếu. B. Ngay lên hình chiếu. C. Bên phải hình chiếu. D. Bên ngoài hình chiếu. Câu 52: Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn: A. Vật thể đối xứng. B. Hình dạng bên trong của vật thể. C. Hình dạng bên ngoài của vật thể. D. Tiết diện vuông góc của vật thể. Câu 53: Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn: A. Vật thể đối xứng. B. Hình dạng bên trong của vật thể. C. Hình dạng bên ngoài của vật thể. D. Tiết diện vuông góc của vật thể. Câu 54: Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể: A. sau mặt phẳng cắt. B. nằm trên mặt phẳng cắt. C. nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt. D. trước mặt phẳng cắt. Câu 55: Mặt cắt là: A. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt. B. Hình biểu diễn các đường gạch gạch và đường bao bên ngoài vật thể. C. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. D. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt. Câu 56: Mặt cắt nào được vẽ ngoài hình chiếu: A. Mặt cắt rời. B. Mặt cắt một nửa. C. Mặt cắt toàn bộ. D. Mặt cắt chập. Câu 57: Điền vào chỗ trống: “Mặt cắt là hình biểu diễn các ....................của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt”. A. đường bao thấy. B. đường bao khuất, C. đường bao. D. đường giới hạn. Câu 58: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể được biểu diễn bởi A hình chiếu. B hình cắt toàn phần. C hình cắt một nửa. D hình cắt cục bộ. Câu 59: Mặt cắt rời có thể đặt ở đâu?
- A. Bất kì chỗ nào trên bản vẽ C. Bên phải hình chiếu B. Bên trong hình chiếu. D. Bên trái hình chiếu. Câu 60: Quan sát hình dưới đây và cho biết đâu là hình biểu diễn đúng mặt cắt? A B C D Câu hỏi mức độ vận dụng cao: Cho 2 h×nh chiÕu, vÏ h×nh chiÕu thø 3 vµ h×nh chiÕu trôc ®o cña vËt thÓ. …………………………………………………………………………………………… ……………. MÔN CÔNG NGHỆ 11 Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra Phạm vi kiến thức: Bài 11; 12; 15; 16; 17; 19 Sách giáo khoa Công nghệ 11 Hình thức đề kiểm tra 100% Trắc nghiệm khách quan câu TNKQ. Mức độ đánh giá Nhận biết: 40% Thông hiểu: 30% Vận dụng: 20% Vận dụng cao: 10% Nội dung: Lý Thuyết Bài 11: Bản vẽ xây dựng Bài 12: Thực hành bản vẽ xây dựng Bài 15: Vật liệu cơ khí Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí Một số câu hỏi tham khảo: Câu 1: Tượng phật bằng đồng là sản phẩm của công nghệ chế tạo bằng phương pháp nào sau đây? A. Đúc kim loại B. Gia công áp lực. C. Hàn. D. Cắt gọt kim loại. Câu 2: Độ dãn dài tương đối của vật liệu đặc trưng cho: A. Độ dẻo của vật liệu B. Độ dài tương đối của vật liệu C. Độ cứng của vật liệu D. Độ bền của vật liệu
- Câu 3: Độ dẻo của vật liệu biểu thị: Khả năng chống lại sự bẻ cong vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Khả năng duy trì hình dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Khả năng trả lại hình dạng của vật liệu sau tác dụng của ngoại lực Câu 4: Trong các hình biểu diễn ngôi nhà nhà, hình biểu diễn nào quan trọng nhất A. Mặt đứng B. Mặt bằng C. Hình cắt D. Hình chiếu phối cảnh Câu 5: Phương pháp rèn thường áp dụng với loại vật liệu: Kim loại dẻo Kim loại cứng giòn không uốn được bằng tay Gang và hợp kim của gang Nhựa Câu 6: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là: Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn Câu 7: Đúc là: Rót kim loại vào khuôn. Rót kim loại vào nồi nung. Rót kim loại lỏng vào khuôn. Rót kim loại lỏng vào nồi nung. Câu 8: Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị: Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng
- Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng Câu 9: Tại sao người ta phải gia công áp lực trên các khối kim loại đang nóng đỏ? Kim loại nóng đỏ phát ánh sáng dễ nhìn. Kim loại nóng đỏ chỉ là do màu sắc của kim loại. Kim loại nóng đỏ để làm cho nhanh. Kim loại nóng đỏ có tính dẻo cao dễ gia công. Câu 10: Góc sắc của dao tiện tạo bởi: Mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy Mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy Mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. Mặt trước và mặt sau của dao Câu 11: Trong dao tiện cắt đứt góc sau α là góc tạo bởi những yếu tố nào? A. Góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song mặt đáy. B. Góc tạo bởi mặt trước và mặt sau của dao. C. Góc tạo bởi mặt sau của dao với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. D. Góc tạo bởi mặt trước và mặt đáy. Câu 12: Khi tiện cắt đứt thì dao cắt tiến dao như thế nào? A. Tiến dao dọc Sd. B. Tiến dao ngang Sng. C. Tiến dao chéo S chéo. D. Tiến dao phối hợp. Câu 13: Để ma sát giữa dao và phôi giảm thì cấu tạo của dao tiện có đặc điểm gì? A. Góc phải nhỏ. B. Góc phải lớn. C. Góc phải lớn. D. Góc phải lớn. Câu 14: Trong cấu tạo của dao tiện cắt đứt, mặt tiếp xúc với phoi là: A. Mặt trước. B. Mặt sau. C. Mặt bên. D. Mặt đáy. Câu 15: Dây chuyền tự động là gì? A. Dây chuyền tự động là tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện một công việc định trước.. B. Dây chuyền tự độnglà tổ hợp của các máy tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó. C. Dây chuyền tự độnglà tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó.
- D. Dây chuyền tự độnglà tổ hợp của các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó. Câu 16: Để bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí chúng ta không thực hiện biện pháp nào sau đây. A. Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu. B. Có biện pháp xử lí dầu mỡ và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất trước khi thải vào môi trường. C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, tích cực trồng cây xanh. D. Đưa trực tiếp phế thải trong quá trình cắt gọt ra môi trường mà không qua xử lí. Câu 17: Theo số hành trình của píttông trong một chu trình, động cơ đốt trong được phân thành mấy loại ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: ĐCĐT là ĐC biến đổi: A. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên ngoài xilanh động cơ. B. Nhiệt năng biến đổi thành điện năng bên ngoài xilanh động cơ. C. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên trong xilanh động cơ. articleads3 D. Nhiệt năng biến đổi thành điện năng bên trong xilanh động cơ. Câu 19: Cấu tạo chung của động cơ đốt trong có bao nhiêu cơ cấu và hệ thống chính? A. 3 cơ cấu, 4 hệ thống. C. 2 cơ cấu, hệ thống. B. 3 cơ cấu, 3 hệ thống. D.2 cơ cấu, 4 hệ thống. Câu 20: Trục cam thuộc: A. Cơ cấu phân phối khí. B. Hệ thống khởi động. C. Cơ cấu trục khủy thanh truyền. D. Hệ thống cung cấp nhiên liệu. Câu 21: Điểm chết của pittong là gì? A. Là vị trí mà tại đó pittong chuyển động tịnh tiến đi lên. B. Là vị trí mà tại đó pittong chuyển động tịnh tiến đi xuống. C. Là vị trí mà tại đó pittong đổi chiều chuyển động. D. Là quãng đường pittong đi được. Câu 22: Nhiệm vụ của thân máy là gì? A. Lắp bugi hoặc vòi phun. B. Lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ. C. Chứa dầu nhớt bôi trơn. D. Truyền lực cho trục khuỷu thông qua thanh truyền. Câu 23: Ở động cơ xăng 4 kỳ, cuối kỳ nén xảy ra hiện tượng: A. Nén hòa khí.
- B. Phun hòa khí. C. Đánh lửa. D. Phun nhiên liệu. Câu 24: Trong nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ, xupap thải mở trong kì nào? A. Kì nạp. B. Kì nén. C. Kì cháy – giãn nở. D. Kì Thải. Câu 25: Ở động cơ diezen, nhiên liệu được phun vào xilanh ở thời điểm nào? A. Cuối kì nén. B. Cuối kì cháy – dãn nở. C. Cuối kì thải. D. Cuối kì nạp. Câu 26: Ở động cơxăng 2 kỳ thì hòa khí được nạp vào đâu trước khi vào xilanh? A. Vào đường ống nạp. B. Các te. C. Xilanh. D. Cửa quét. Câu 27: Thân máy của động cơ làm mát bằng nước có chứa bộ phận nào sau đây? A. Cánh tản nhiệt. B. Áo nước làm mát. C. Các te. D. Lỗ lắp bugi. Câu 28: Trong nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì, ở kì 1 từ khi pít tông mở cửa quét đến khi pít tông xuống đến ĐCD diễn ra quá trình gì? A. Cháy – dãn nở. B. Thải tự do. C. Quét – Thải khí. D. Lọt khí. ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 12 Chương 4: MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THÔNG DỤNG I.Phần câu hỏi trắc nghiệm: 1. Sóng trung tần ở máy thu thanh AM có trị số khoảng:
- A. 465 Hz B. 565 kHz C. 565 Hz D. 465 kHz 2. Khối nào của máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa? A. Khối mạch khuếch đại công suất. B. Khối mạch tiền khuếch đại. C. Khối mạch âm sắc. D. Khối mạch khuếch đại trung gian. 3. Một hệ thống thông tin và viễn thông gồm: A. Phần phát thông tin. B. Phát và truyền thông tin. C. Phần thu thông tin. D. Phát và thu thông tin. 4. Chọn câu đúng. A. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi. B. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi. C. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi. D. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi. 5. Cường độ âm thanh trong máy tăng âm do mạch nào quyết định: A. Mạch tiền khuếch đại. B. Mạch trung gian kích. C. Mạch âm sắc. D. Mạch khuếch đại công suất. 6. Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất ở máy tăng âm là: A. Tín hiệu âm tần. B. Tín hiệu cao tần. C. Tín hiệu trung tần. D. Tín hiệu ngoại sai. 7. Trong máy thu hình việc xử lý âm thanh, hình ảnh. A. Được xử lý chung. B. Được xử lý độc lập. C. Tùy thuộc vào máy thu. D. Tùy thuộc vào máy phát. 8. Các khối cơ bản của phần thu trong hệ thống thông tin và viễn thông gồm: A. 2 khôi. B. 3 khối. C. 4 khối. D. 5 khối. 9. Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp khác nhau ở: A. Xử lí tin. B. Mã hoá tin. C. Môi trường truyền tin. D. Nhận thông tin.
- 10. Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và máy thu thanh FM: A. Xử lý tín hiệu. B. Mã hóa tín hiệu. C. Truyền tín hiệu. D. Điều chế tín hiệu. 11. Ở máy thu thanh, tín hiệu vào khối chọn sóng thường là: A. Tín hiệu âm tần. B. Tín hiệu cao tần. C. Tín hiệu trung tần. D. Tín hiệu ngoại sai II. Phần câu hỏi tự luận: 1. Vẽ sơ đồ khối, nêu chức năng của máy tăng âm. Trong đó khối nào quyết định mức độ trầm bổng của âm thanh? 2. Vẽ sơ đồ, trình bày các khối cơ bản của một máy thu thanh AM. 3. Vẽ sơ đồ khối và nêu chức năng của từng khối cơ bản trong máy thu hình màu. Chương 5: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA I. PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ hệ thống điện quốc gia và cho biết ở Việt Nam hiện nay lưới điện có các cấp điện áp nào? Câu 2: Tại sao cần phải có hệ thống điện quốc gia? Câu 3: Nêu cách nối ba pha theo hình sao và hình tam giác. Tác dụng của dây trung tính trong mạch ba pha bốn dây? Câu 4: Trình bày khái niệm và phân loại máy điện xoay chiều ba pha. Câu 5: Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp ba pha. Câu 6: Vẽ các cách nối dây máy biến áp ba pha thông dụng và các hệ số biến áp dây tương ứng. Câu 7: Nêu các ứng dụng của động cơ điện xoay chiều ba pha. Cho một số ví dụ thực tế. Câu 8: Trình bày cấu tạo động cơ điện xoay chiều ba pha, nêu sự khác nhau giữa rô to lồng sóc và rô to dây quấn. Tại sao lõi thép của động cơ lại phải ghép từ nhiều lá théo mỏng lại với nhau? Câu 9: Nêu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha II. PHẦN BÀI TẬP Câu 1: Vẽ sơ đồ nối dây nguồn và tải theo hình sao không có dây trung tính và không có dây trung tính. Nêu các khái niệm pha và dây. Câu 2: Vẽ sơ đồ nối nguồn hình sao, tải hình tam giác.
- Câu 3: Một tải ba pha gồm 6 bóng đèn huỳnh quang 220 V- 36 W và 3 điện trở 380V- 0,5 kW được đấu vào mạch 3 pha bốn dây 380V/ 220V. Hãy vẽ sơ đồ đấu các đèn và điện trở sao cho các đèn và điện trở làm việc định mức và công suât các pha bằng nhau. Câu 4: Một máy biến áp ba pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp có 11000 vòng, dây quấn thứ cấp có 200 vòng. Các dây quấn của máy biến áp được nối theo kiều Y/Được cấp điện bởi nguôn ba pha có Ud = 22 kV. Hãy a. Vẽ sơ đồ đấu dây b. Tính hệ số biến áp pha và dây c. Tính điện áp pha và dây của cuộn thứ cấp. Câu 5. Vẽ sơ đồ đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha. Cách đổi chiều quay động cơ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11
4 p | 18 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
8 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
7 p | 11 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022
11 p | 17 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
10 p | 12 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm học 2019-2020
14 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
11 p | 13 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 13 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 7 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 8 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 12 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11 năm học 2019-2020
20 p | 69 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn