BÀI TẬP ÔN TẬP
BÀI 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Trích:Bài thơ Hắc Hải -:Nguyễn Đình Thi)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
Câu 2. Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 4. Nêu tác dụng của-biện pháp tu từ-được sử dụng trong hai câu thơ-
“Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
Câu 5.-Từ đoạn thơ trên, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của đất nước và
con người Việt Nam?
BÀI 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
CẢ NHÀ ĐI HỌC
Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...
Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.
(Cao Xuân Sơn)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tìm và ghi lại câu cảm thán có trong bài thơ?
Câu 3. Hình ảnh “Cả nhà đi học” trong đoạn thơ gợi cho em hiểu gì về tình cảm
gia đình?
Câu 4. Trong bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy
nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?
Câu 5. Thông điệp được gửi đến qua bài thơ trên là gì?
Trang. 1
BÀI 3
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
ĐÔI MẮT MẸ
Yêu sao đôi mắt mẹ hiền
Giàu lòng nhân ái rộng miền bao dung
Đời nghèo vật chất mông lung
Lạc quan mẹ sống hòa chung tiếng cười.
Tình thương sánh tựa biển trời
Có trong mắt mẹ một đời hy sinh
Cho con cho nghĩa cho tình
Quên đi vất vả thân mình sớm hôm.
Vòng tay ấm áp mẹ ôm
Ru con giấc ngủ đêm hôm mỏi mòn
Lời ru da diết lòng con
Khắc sâu trong dạ sắt son không mờ.
Những ngày thơ ấu dại khờ
Mẹ yêu mẹ nựng vô bờ vì con
Giờ đây bé bỏng chẳng còn
Vẫn lo vẫn ngóng trông con sớm chiều.
Mẹ ơi! thương quá thật nhiều
Giản đơn dung dị mỗi chiều bên con
Mong mẹ ăn tốt ngủ ngon
Để con nương tựa để con cậy nhờ.
Cuộc đời sóng gió đợi ch
Gập ghềnh khúc khuỷu ai ngờ ai hay
Sểnh chân lỡ chệch vòng quay
Nhìn vào mắt mẹ thấy ngay đường v.
(Tác giả Đặng Minh Mai)
Câu 1. Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 2. Hình ảnh “đôi mắt mẹ” trong bài thơ gợi lên cho em những cảm xúc
suy nghĩ gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng ca biện pp tu t so sánh trong khổ thơ sau:
“Tình thương sánh tựa biển trời
Có trong mắt mẹ một đời hy sinh”.
Câu 4. Bài thơ gợi cho em những cảm xúc gì?
Câu 5. Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?
Trang. 2
BÀI 4
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Em yêu Tổ quốc của em
Có đồng lúa biếc, có miền dừa xanh
Có hoa thơm, có trái lành
Có dòng sông soi bóng vành trăng yêu
Bờ tre cõng tiếng sáo diều
Khúc dân ca lại dặt dìu lời ru
Bốn mùa là bốn câu thơ
Ngọt ngào, nồng ấm giữa bờ ca dao
[…]
Dọc ngang biết mấy nẻo đường
Thắm trang sử Việt, rạng chương anh hùng
Bao nhiêu chiến thắng lẫy lừng
Làm nên Tổ quốc kiêu hùng hôm nay.”
(Trích “Em yêu Tổ quốc của em” - Nguyễn Lãm Thắng)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Trong đoạn thơ, hình ảnh thiên nhiên quê hương được miêu tả qua
những chi tiết nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn thơ sau:
“Bốn mùa là bốn câu thơ
Ngọt ngào, nồng ấm giữa bờ ca dao”.
Câu 4. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn thơ trên?
BÀI 5
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bố ơi giữ thế trung kiên
Của người chiến sĩ chẳng phiền gian nguy.
Mẹ ơi đừng có lo chi
Việc nhà, việc cửa lo gì có con!
Bố mẹ hãy cứ làm tròn,
Để con vi-rút héo hon, chết dần.
Cho con gửi khắp xa gần,
Tới người bác sĩ vì dân quên mình,
Tới người chiến sĩ áo xanh
Tới người chống dịch, chút tình, chút mong.
Toàn dân ta hãy đồng lòng
Thì con Covid đừng hòng lây lan.
(Trích Gửi bố mẹ nơi tuyến đầu chống dịch, Hoài Ngọc, Báo Bắc Giang - Ngày
đăng: 31/05/2021)
Trang. 3
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 3. Giải nghĩa t đồng lòng trong câu:“Toàn dân ta hãy đồng lòng”. Xét về
nghĩa từ đồng lòng thuộc từ loại gì?
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ:
“Cho con gửi khắp xa gần,
Tới người bác sĩ vì dân quên mình,
Tới người chiến sĩ áo xanh
Tới người chống dịch, chút tình, chút mong.”
Câu 5. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ là gì?
BÀI 6
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đồng làng vương chút heo may
: : : : : : : Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.
:: : : : :Hạt mưa mải miết trốn tìm
: : : : : : Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
:: : : : : : :Quất gom từng hạt nắng rơi
:: : : : : : : Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ.
:: : : : : : : Tháng giêng đến tự bao giờ?
: : : : : Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
:: : : : : : : : : : : : : : : : :(Tháng giêng của bé - Đỗ Quang
Huỳnh)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Từ “ngọt ngào” trong câu thơ “Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào”
được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3. Theo em, tình cảm nào của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ sau:
Tháng giêng đến tự bao giờ?
: : : : : Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng
trong đoạn thơ sau:
Đồng làng vương chút heo may
: : : : : : : Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.
:: : : : :Hạt mưa mải miết trốn tìm
: : : : : : Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Câu 5. Theo em, thông điệp nào mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ
này?
Trang. 4
BÀI 7
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thời gian nhẹ bước mỏi mòn
Xin đừng bước lại để còn Mẹ đây
Bao nhiêu gian khổ tháng ngày
Xin cho con lãnh, kẻo gầy Mẹ thêm
Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền
Con xin sống đẹp như niềm Mẹ mong
Tình Mẹ hơn cả biển Đông
Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà.
(Trích:Tình Mẹ -:Tử Nhi)
Câu 1.-Xác định thể thơ phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong
đoạn thơ trên?
Câu 2.-Trong đoạn thơ, Mẹ đã mong con sống như thế nào? Em hiểu điều về
lối sống đó?
Tình Mẹ hơn cả biển Đông
Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà.”
Câu 3.-Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với mẹ thể hiện trong đoạn
thơ.
Câu 4. Qua đoạn thơ, em rút ra bài học cho bản thân về tình cảm trách
nhiệm đối với mẹ?
Câu 5.-Chỉ ra nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong
bài thơ:
BÀI 8
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU
Quê hương là mẹ, là cha
Quê hương nâng mỗi bước ta đầu đời
Chao nghiêng cánh võng … ầu ơi
Tương cà rau muống ngọt lời mẹ ru.
Quê hương là những chiều thu
Hương cau ngan ngát, chim gù bâng khuâng
Quê hương là những dấu chân
Oằn lưng cha cõng đồng gần, ruộng xa.
Dòng sữa mẹ ngọt nuôi ta
Chắt chiu cay đắng, mặn mà sớm khuya
Dõi theo mỗi bước ta đi
Vòng tay ôm ấp những khi trở trời.
Nặng lòng yêu lắm quê hương
Dẫu đi cuối đất, cùng trời … chẳng quên.
Trang. 5