
Bài giảng Vẽ thiêt kế kỹ thuật cơ khí: Chương 4 - ThS. Đỗ Văn Nhất
lượt xem 0
download

Bài giảng "Vẽ thiêt kế kỹ thuật cơ khí: Chương 4 - Bản vẽ lắp" trang bị cho sinh viên kiến thức về bản vẽ lắp, là bản vẽ thể hiện toàn bộ cụm chi tiết đã được lắp ráp để tạo thành một bộ phận máy hoàn chỉnh. Bản vẽ lắp đóng vai trò quan trọng trong quá trình lắp ráp, bảo trì và kiểm tra sản phẩm cơ khí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vẽ thiêt kế kỹ thuật cơ khí: Chương 4 - ThS. Đỗ Văn Nhất
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.1. KHÁI NIỆM BẢN VẼ LẮP ➢ Bản vẽ lắp: Bản vẽ biểu diễn hình dạng sản phẩm và vị trí tương quan của các chi tiết lắp với nhau. ➢ Bản vẽ lắp của bộ phận máy → Bản vẽ lắp bộ phận (BV lắp cụm) ➢ Bản vẽ lắp 1 sản phẩm hoàn chỉnh → Bản vẽ lắp chung 1
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.1. KHÁI NIỆM BẢN VẼ LẮP Bản vẽ lắp dùng khi nào? ➢ Trong quá trình thiết kế, sản phẩm mới, thiết kế theo mẫu hay thiết kế cải tiến sản phẩm; ➢ Trong quá trình lắp ráp các chi tiết thành bộ phận hay máy; ➢ Dùng để kiểm tra sản phẩm; ➢ Dùng làm tài liệu tham khảo, điều chỉnh, vận hành sản phẩm. 2
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.2. BẢN VẼ LẮP CHUNG ❑ Bản vẽ lắp chung được lập trong các giai đoạn lập dự án kỹ thuật, thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật. ❑ Nội dung bản vẽ lắp chung: ➢ Hình biểu diễn của sản phẩm; ➢ Tên gọi và ký hiệu của các phần cấu thành, các chỉ dẫn về đặc tính kỹ thuật, số lượng các phần cấu thành của sản phẩm bổ sung cho các bản vẽ hình chung; ➢ Các kích thước; ➢ Sơ đồ của sản phẩm; ➢ Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. 3
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.1. Chọn hình biểu diễn ➢ Hình biểu diễn trong bản vẽ lắp phải đáp ứng được các yêu cầu: ▪ Thể hiện được các vị trí và phương pháp liên kết giữa các chi tiết; ▪ Đảm bảo khả năng lắp ráp và kiểm tra đơn vị lắp; ▪ Số lượng hình biểu diễn phải ít nhất. ➢ Hình chiếu chính phải thể hiện được đặc trưng về hình dạng, kết cấu và phẩn ánh được vị trí làm việc của đơn vị lắp (sản phẩm). ➢ Để thể hiện rõ hơn, ngoài hình chiếu chính ra, có thể bổ sung them các hình biểu diễn khác 4
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn Theo TCVN 3826-1993 quy định biểu diễn bản vẽ lắp như sau: ➢ Cho phép không biểu diễn một số kết cấu của chi tiết như vát mép, góc lượn, rãnh thoát dao, khía nhám, khe hở của mối ghép,...; ➢ Những ghi chú trên máy, thiết bị như bảng hiệu, thông số kỹ thuật, nhãn mác,... cho phép không biểu diễn nhưng phải vẽ đường bao của chi tiết đó; ➢ Đối với một số chi tiết như nắp đậy, vỏ ngoài, vách ngăn,... nếu chúng che khuất các chi tiết khác trên một hình chiếu nào đó của bản vẽ lắp thì cho phép không biểu diễn chúng trên bản vẽ đó (nhưng phải có ghi chú); 5
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn Theo TCVN 3826-1993 quy định biểu diễn bản vẽ lắp như sau: ➢ Cho phép vẽ đơn giản (chỉ vẽ đường bao ngoài) của các bộ phận thông dụng hoặc sản phẩm mua (bu lông, vòng bi, động cơ điện,...); 6
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn Theo TCVN 3826-1993 quy định biểu diễn bản vẽ lắp như sau: ➢ Các chi tiết phía sau lò xo trên hình chiếu coi như bị lò xo che khuất, nét liền đậm (đường bao thấy) của các chi tiết này được vẽ đến đường tâm mặt cắt dây lò xo; 7
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn Theo TCVN 3826-1993 quy định biểu diễn bản vẽ lắp như sau: ➢ Nếu có một số chi tiết giống nhau và phân bố theo quy luật thì cho phép vẽ đầy đủ một chi tiết đại diện, các chi tiết còn lại được vẽ đơn giản bằng đường tâm; 8
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn ➢ Trên hình cắt và mặt cắt của bản vẽ lắp, những chi tiết làm cùng một loại vật liệu và được ghép với nhau bằng hàn, gắn, dán,... thì ở chỗ ghép được vẽ các đường bao giới hạn cho mỗi chi tiết, những ký hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ giống nhau; ➢ Có thể gạch mặt cắt khác nhau nhưng phải ghi chú mối hàn 9
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn ➢ Trên bản vẽ lắp, cho phép vẽ hình biểu diễn có những chi tiết liên quan với bộ phận lắp bằng nét gạch hai chấm mảnh và có ghi kích thước định vị giữa chúng; 10
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn ➢ Cho phép biểu diễn riêng một hay một cụm chi tiết (hay phần tử) của thiết bị, máy trên bản vẽ lắp (cần ghi tên gọi và tỷ lệ hình vẽ); ➢ Cho phép vẽ vị trí giới hạn hoặc vị trí trung gian của những chi tiết chuyển động bằng nét hai chấm gạch mảnh; ➢ Không cắt dọc các chi tiết như trục, bu lông, đai ốc, vòng đệm, then, chốt, gân trợ lực...; ➢ Đối với van có thể vẽ ở vị trí đóng (đối với van nút) hoặc mở (đối với van trục quay); ➢ Bề mặt tiếp xúc giữa hai chi tiết lắp ghép cùng kích thước danh nghĩa chỉ cần vẽ một nét. ➢ Khi cần thể hiện khe hở cho phép vẽ tăng khe hở để thể hiện rõ. 11
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA BẢN VẼ LẮP 4.3.2. Quy ước hình biểu diễn 12
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.4. KÍCH THƯỚC GHI TRÊN BẢN VẼ LẮP ➢ Kích thước ghi trên bản vẽ lắp phụ thuộc vào mục đích của bản vẽ ➢ Không phải ghi toàn bộ kích thước của các chi tiết mà chỉ cần ghi một số kích thước thể hiện tính năng, quy cách đơn vị lắp, kích thước cần thiết cho việc lắp ráp và kiểm tra... a. Kích thước quy cách: thể hiện tính năng của máy VD: kích thước lòng ống , đường kính của trục và lỗ trong ổ trục... 13
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.4. KÍCH THƯỚC GHI TRÊN BẢN VẼ LẮP b. Kích thước lắp ráp ➢ Thể hiện quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết trong cùng một đơn vị lắp. Nó bao gồm kích thước của các bề mặt tiếp xúc, kích thước xác định vị trí giữa các chi tiết... Kích thước ➢ Kích thước lắp ráp thường kèm theo ký hiệu lắp ghép hay sai lệch giới hạn của kích thước đó Ø61H7 Ø25k6 D8 k6 Ø23k6 H7 Ø28k6 D8 Ø23k6 Ø25 14
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.4. KÍCH THƯỚC GHI TRÊN BẢN VẼ LẮP c. Kích thước đặt máy Là kích thước thể hiện mối quan hệ lắp ghép giữa đơn vị lắp và các bộ phận khác (kích thước bệ máy, kích thước bích lắp ráp, kích thước đặt bu lông,…). 190 60 220 220 27 235 15
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.4. KÍCH THƯỚC GHI TRÊN BẢN VẼ LẮP d. Kích thước định khối (choán chỗ) Kích thước choán chỗ (kích thước bao) của vật thể là kích thước thể hiện độ lớn chung của bộ phận lắp (dài nhất, rộng nhất và cao nhất), dùng làm cơ sở để xác định thể tích, đóng bao, vận chuyển và thiết kế không gian lắp đặt 405 630 385 16
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.4. KÍCH THƯỚC GHI TRÊN BẢN VẼ LẮP e. Kích thước giới hạn Thể hiện phạm vi hoạt động của đơn vị lắp 17
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.5. SỐ CHỈ VỊ TRÍ ❑ Trên bản vẽ lắp, tất cả các chi tiết của đơn vị lắp được đánh số tương ứng với số vị trí của chúng ghi trong bảng kê của đơn vị lắp đó. ➢ Số vị trí được ghi trên giá ngang của đường dẫn và được ghi ở hình biểu diễn nào thể hiện rõ nhất hình dạng của chi tiết đó. Giá ngang vẽ bằng nét mảnh hoặc đường tròn nét liền mảnh, đường gióng vẽ bằng nét liền mảnh, cuối đường dẫn này có một dấu chấm đậm (đặt ở chi tiết cần biểu diễn); 4 3 5 2 1 18
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.5. SỐ CHỈ VỊ TRÍ ➢ Số vị trí được ghi song song với khung tên của bản vẽ, ở phía ngoài hình biểu diễn và xếp thành hàng hay cột theo một đường liên tục. 4 5 6 7 8 3 2 9 1 10 11 16 15 12 14 13 19
- CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP 4.5. SỐ CHỈ VỊ TRÍ ➢ Mỗi số vị trí được ghi một lần trên bản vẽ 4 và cho phép ghi cùng một chỉ số với các 3 chi tiết giống nhau. 5 2 1 ➢ Khổ chữ số vị trí phải lớn hơn khổ chữ kích thước của bản vẽ. ➢ Cho phép dùng đường dẫn chung trong trường hợp: o Các chi tiết kẹp chặt thuộc một vị trí lắp ghép. o Các chi tiết có liên hệ với nhau mà không kẻ được nhiều đường dẫn. 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế dầm ngang
19 p |
1373 |
156
-
Bài giảng thiết kế kỹ thuật - Chương 3
7 p |
95 |
70
-
Bài giảng về - Thiết kế kỹ thuật_chương 4
10 p |
188 |
51
-
Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện: Chương 1 - Tổng quan về thiết kế và thi công các công trình điện
17 p |
158 |
26
-
Bài giảng Lưới khống chế trắc địa: Chương 3 - GV. Nguyễn Hữu Đức
35 p |
194 |
24
-
Bài giảng Thiết kế logic số (VLSI Design): Chương III/3.4
21 p |
138 |
9
-
Bài giảng Thiết kế trên máy tính - ĐH Phạm Văn Đồng
151 p |
81 |
9
-
Đề cương bài giảng môđun Thiết kế thi công board mạch điện tử (Dùng cho trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
169 p |
44 |
8
-
Bài giảng Nhập môn Kỹ thuật cơ khí: Chương 2 - PGS.TS. Bùi Ngọc Tuyên
28 p |
34 |
7
-
Bài giảng Công nghệ ô tô: Chương 4.2
51 p |
28 |
5
-
Bài giảng Thiết kế đường ô tô: Chương 8
15 p |
102 |
4
-
Bài giảng Chi tiết máy - Chương 1: Quá trình và phương pháp thiết kế máy (Nguyễn Thanh Nam)
10 p |
70 |
4
-
Bài giảng Ký hiệu hàn trên bản vẽ thiết kế - ThS. Trần Ngọc Dân
76 p |
46 |
3
-
Bài giảng Thiết kế logic số: Lecture 4.2 - TS. Hoàng Văn Phúc
22 p |
76 |
3
-
Bài giảng Nhập môn về kỹ thuật: Chương 4 - Nguyễn Quang Nam
25 p |
20 |
3
-
Bài giảng CAD ứng dụng trong thiết kế ô tô - Chương 1: Vai trò máy tính trong thiết kế và chế tạo sản phẩm
23 p |
64 |
2
-
Bài giảng học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
99 p |
9 |
2
-
Bài giảng Các hệ thống cung cấp điện - PGS.TS. Bạch Quốc Khánh
179 p |
5 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
