Bài tập tự luyện: Thuyết lượng tử ánh sáng
lượt xem 3
download
Mời các bạn cùng tìm hiểu "Bài tập tự luyện: Thuyết lượng tử ánh sáng" do thầy Đoàn Công Thạo biên soạn để nắm bắt một số thông tin cơ bản. Tài liệu thuộc khóa học LTĐH KIT-1 môn Vật lý với 20 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Thuyết lượng tử ánh sáng
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Thuyết lượng tử ánh sáng. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐOÀN CÔNG THẠO Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Thuyết lượng tử ánh sáng“ thuộc khóa học LTĐH KIT- 1 : Môn Vật lí (Thầy Đoàn Công Thạo) website Hocmai.vn. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Thuyết lượng tử ánh sáng“ kết hợp nghiên cứu cùng các tài liệu bài giảng đính kèm; sau đó làm đầy đủ các bài tập tự luyện trong tài liệu này. Bài 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng? A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. B. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định. C. Năng lượng của phôtôn của ánh sáng tím lớn hơn năng lượng phôtôn của ánh sáng đỏ. D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau. Bài 2: Chọn phát biểu đúng, khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ. B. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên. C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ. D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn. Bài 3: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được A. hiện tượng quang – phát quang. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng. C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. D. hiện tượng quang điện ngoài. Bài 4: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng. C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.10 8 m/s. D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn. Bài 5: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Khi ánh sáng truyền đi, lượng tử ánh sáng không bị thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng. B. Năng lượng của lượng tử của ánh sáng màu đỏ lớn hơn năng lượng của lượng tử của ánh sáng tím. C. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. D. Mỗi chùm ánh sáng dù rất yếu cũng chứa một số lượng rất nhiều các lượng tử ánh sáng. Bài 6: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có A. tần số càng lớn. B. tốc độ truyền càng lớn. C. bước sóng càng lớn. D. chu kì càng lớn. Bài 7: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng ε để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó A. giải phóng một electron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng. B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng. C. giải phóng một electron tự do có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Thuyết lượng tử ánh sáng. D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn ε do mất mát năng lượng. Bài 8: Khi nói về phôtôn phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ứng với phôtôn càng lớn. B. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau. C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng phôtôn của ánh sáng đỏ. D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên. Bài 9: Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện là 1,5 V. Đặt vào hai đầu anot (A) và catot (K) của tế bào quang điện trên một điện áp xoay chiều: uAK = 3 cos ( 100t ) (V). Khoảng thời gian dòng điện 3 chạy trong tế bào này trong 2 phút đầu tiên là: A. 60s. B. 70s. C. 80s. D. 90s Bài 10: Công thoát của kim loại A là 3,86 eV; của kim loại B là 4,34 eV. Chiếu một bức xạ có tần số f =1,5.1015 Hz vào quả cầu kim loại làm bằng hợp kim AB đặt cô lập thì quả cầu tích điện đến điện thế cực đại là Vmax. Để quả cầu tích điện đến điện thế cực đại là 1,25Vmax thì bước sóng của bức xạ điện từ chiếu vào quả cầu có độ lớn xấp xỉ bằng A. 0,176μm B. 0,283μm C. 0,183μm D. 0,128μm Bài 11: Trong ống Cu-lit-giơ electron được tăng tốc bới một điện trường rất mạnh và ngay trước khi đập vào đối anôt nó có tốc độ 0,8c. Biết khối lượng ban đầu của electron là 0,511Mev/c2. Bước sóng ngắn nhất của tia X có thể phát ra: A. 3,64.10-12 m B. 3,64.10-12 m C. 3,79.10-12 m D. 3,79.1012m Bài 12: Tế bào quang điện có hai điện cực phẳng cách nhau d = 1 cm, giới hạn quang điện là 0; UAK = 4,55 V. Chiếu vào catốt một tia sáng đơn sắc có bước sóng = 0/2, các quang electron rơi vào ca tốt trên một mặt tròn bán kính R = 1 cm. Bước sóng 0 nhận giá trị: A. 1,092 m. B. 2,345 m. C. 3,022 m. D. 3,05 m. Bài 13: Khi hiệu điện thế hai cực ống Cu-lít -giơ giảm đi 2000V thì tốc độ các êlectron tới anốt giảm 6000km/s. Tốc độ êlectron tới anốt ban đầu: A 5,86.107m/s. B 3,06.107m/s. C 4,5.107m/s. D 6,16.107m/s. Bài 14: Ca tốt của tế bào quang điện chân không là một tấm kim loại phẳng có giới hạn quang điện 0 = 0,6 m. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng = 0,5 m. Anốt cũng là tấm kim loại phẳng cách cotốt 1cm. Giữa chúng có một hiệu điệnn thế 10 V. Tính bán kính lớn nhất trên bề mặt anốt có quang electron đập tới: A. R = 4,06 mm B. R = 4,06 cm C. R = 8,1 mm D. R = 6,2 cm Bài 15: hai điện cực bằng canxi đặt gần nhau trong chân không và được nối với 1 tụ điện có điện dung C =8nF.Chiếu vào 1 trong 2 điện cực với thời gian đủ lâu bằng ánh sáng có tần số f = 1015Hz cho đến khi dòng quang điện mất hoàn toàn. Công thoát electron ở canxi là A= 2,7625eV.điện tích q trên các bản tụ khi đó gần bằng : A.1,1.108C B.1,1.10-9C C.1,1.10-8C D.1,1.10-7C Bài 16: Khi chiếu một chùm sáng vào một kim loại thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Nếu dùng hiệu điện thế hãm bằng 3 (V) thì các êlectron quang điện bị giữ lại không bay sang anot được. Cho biết giới hạn quang điện của kim loại đó là : λ0 = 0,7 (μm) ; h = 6,625.10-34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s) ; -e = -1,6.10-19 (C). tần số của chùm ánh sáng tới kim loại là: A.11,345.1014 B.11,531.1014 C.12,135. 1014 D.11,135. 1014 Bài 17: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,35 (μm) vào một kim loại, các êlectron kim quang điện bắn ra đều bị giữ lại bởi một hiệu điện thế hãm. Khi thay chùm bức xạ có bước sóng giảm 0,05 (μm) thì hiệu điện thế hãm tăng 0,59 (V). Tính điện tích của êlectron quang điện. Cho biết : h = 6,625.10 -34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s). Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Thuyết lượng tử ánh sáng. A.1,604.10-19C B.1,406.10-19C C.1,640. 10-19C D.1,046.10-19C Bài 18: Katốt của tế bào quang điện được phủ một lớp Cêxi có công thoát là 2eV. Katốt được chiếu sáng bởi chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm. Dùng màn chắn tách một chùm hẹp các electron quang điện và hướng nó vào từ trường đều có B vuông góc với v 0 , B = 4.10-5 T. Bán kính quĩ đạo các electron đi trong từ trường là: A. 7,25(cm) B. 2,86(cm) C. 3,06(cm) D. 5,87(cm) Bài 19: Khi một chất bị kích thích và phát ra ánh sáng đơn sắc màu tím có bước sóng 0,4 m thì năng lượng của mỗi phôtôn phát ra có giá trị là : (Biết h =6,625.10-34Js; c =3.108 m/s) A. 4,79.10-19 B.4,97.10-19 C.4,56.10-19 D.4,97.10-18 Bài 20: Động năng ban đầu cực đại của các electrôn quang điện khi bứt ra khỏi catôt của một tế bào quang điện là 2,065 eV. Biết vận tốc cực đại của các electrôn quang điện khi tới anôt là 2,909.10 6 m/s. Hiệu điện thế giữa anôt (A) và catôt (K) của tế bào quang điện là: A. UAK = - 24 (V) B. UAK = + 22 (V) C. UAK = + 24 (V) D. UAK = - 22 (V) ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 01. D 02. D 03. B 04. B 05. B 06. A 07. D 08. B 09. C 10. C 11. B 12. A 13. D 14. A 15. C 16. B 17. A 18. D 19. B 20. B Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Năng lượng của mạch dao động điện từ (Bài tập tự luyện)
10 p | 418 | 91
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Nạp năng lượng của mạch dao động điện từ (Bài tập tự luyện)
3 p | 252 | 64
-
Luyện thi Đại học môn Lý: Chương 6 - Lượng tử ánh sáng - Đặng Việt Hùng
55 p | 355 | 61
-
Toán học lớp 11: Một số kĩ thuật giải phương trình lượng giác (phần 1) - Thầy Đặng Việt Hùng
2 p | 170 | 40
-
Toán học lớp 11: Một số kĩ thuật giải phương trình lượng giác (phần 2) - Thầy Đặng Việt Hùng
2 p | 197 | 39
-
Toán học lớp 11: Phương trình lượng giác có chứa căn - Thầy Đặng Việt Hùng
2 p | 179 | 26
-
Bài tập tự luyện Kích thước khối lượng nguyên tử
2 p | 189 | 20
-
TIẾT 81: BÀI TẬP
5 p | 78 | 9
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 24 SGK Toán 4
3 p | 103 | 9
-
Tài liệu tự học Toán lớp 11: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - Trần Quốc Nghĩa
107 p | 21 | 6
-
TIẾT 74: BÀI TẬP
5 p | 57 | 6
-
TIẾT 77: BÀI TẬP
5 p | 70 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Văn minh Đại Việt – lớp 10 tại trường THPT Lê Hồng Phong
61 p | 18 | 5
-
Giải bài tập Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển – mưa SGK Địa lí 10
4 p | 92 | 4
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Thứ tự thực hiện các phép tính
12 p | 27 | 4
-
Giải bài tập Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư SGK Sinh học 7
3 p | 247 | 3
-
Giải bài tập Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia SGK Địa lí 10
3 p | 119 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn