intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận Luật hình sự phần tội phạm lần 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

202
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Bài thảo luận Luật hình sự phần tội phạm lần 12 sau đây để nắm các dạng bài tập về luật hình sự và một số bài tập tình huống. Hi vọng tài liệu giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận Luật hình sự phần tội phạm lần 12

  1. Bài thảo luận LHSPTP lần 12 STT Họ tên Mã số sinh viên 1 Trần Phước Thiện 1953801015206 2 Trần Thị Yến Vy 1953801015274 3 Phạm Thị Thuỳ Trang 1953801015235 4 Nguyễn Sơn Thiện 1953801015204
  2. I. NHẬN ĐỊNH 40. Thẩm phán, hội thẩm có thể  là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm   hình sự người không có tội (Điều 368 BLHS). Nhận định sai Vì  chủ  thể  tội  truy cứu trách nhiệm hình sự  người không có tội (điều 368  blhs)bao gồm những người có thẩm quyền trong việc thực hiện hành vi tố tụng   là truy cứu trách nhiệm hình sự  như  thủ  trưởng,phó thủ  trưởng cơ  quan điều  tra ,điều tra viên,viện trưởng,phó viện trưởng viện kiểm sát,kiểm sát viên. Đối với thẩm phán,hổi thẩm nếu như  có hành vi kéo vào bản án và ban hành   bản án mà biết rõ là bản án trái pháp luật dẫn đến hậu quả truy cứu trách nhiệm   hình sự  người không có tội sẽ  cấu thành tội ra bản án trái pháp luật(điều 370  blhs)  42. Mọi hành vi ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật trong hoạt động  điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều cấu thành Tội ra quyết định   trái pháp luật (Điều 371 BLHS).  Nhận định sai ­ Theo khoản 1 Điều 371 BLHS 2015 thì các hành vi ra quyết định mà biết rõ là  trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án sẽ  cấu thành   Tội ra quyết định trái pháp luật, trừ  các trường hợp quy định tại các Điều 368,  369, 370, 377 và 378 của BLHS 2015. Như  vậy nếu hành vi ra quyết định mà  biết rõ là trái pháp luật đó không thuộc những trường hợp riêng tại các Điều  368, 369, 370, 377 và 378 thì mới cấu thành Tội ra quyết định trái pháp luật tại  Điều 371 BLHS 2015. 45. Người bị  hại có thể  là chủ  thể  của Tội khai báo gian dối (Điều 382   BLHS). Nhận định này là nhận định sai  Cơ sở pháp lý điều 382 BLHS
  3. Vì khoản 1 điều 382 có liệt kê các chủ thể của tội khai báo gian dối là :”người  làm chứng người giám định, người định giá tài sản người phiên dịch, người dịch  thuật, người bào chữa”  người bị hại không thể đồng thời là các chủ thể trên  47. Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước  mà giúp họ lẩn trốn đều cấu thành tội che giấu tội phạm (Điều 389  BLHS). Nhận định sai Tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS) loại trừ  mô et trường hợp thuô ec   khoản 2Điều 18 quy định về  Tô ei che dấu tô ei phạm.Trường hợp biết người   pháp phạm tô ei, tuy không hứa hfn trước mà gigp họ lẫntrốn mà người che dấu   tô ei phạm là ông, bà, cha, mf, con, cháu, anh chị em ruô et, vợ hoă ecchồng của   người phạm tô ei không phải chịu trách nhiê em hình sự theo quy định tại khoản   1 BÀI TẬP Bài tập 33  A là điều tra viên của Phòng cảnh sát hình sự  thuộc công an tỉnh. B là người  đang bị truy tố về tội buôn lậu. Biết A là điều tra viên nên B nhờ A giúp cho hồ  sơ  của B nhẹ  tội. A nhận lời và đến gặp trưởng phòng điều tra để  nhờ  vả  nhưng bị từ chối. A vẫn gặp B và nói dối rằng đã lo xong và yêu cầu đưa 6 triệu   đồng để  A đi “chạy” giùm. B đưa cho A đủ  số  tiền như  đã được yêu cầu. Sau   một thời gian, không thấy yêu cầu của mình được thực hiện, B đòi trả tiền lại,  nhưng A không trả. Vụ việc bị phát giác.  Hãy xác định tội danh trong vụ án này.  A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại khoản 2 điều 174 blhs 2015 với các   dấu hiệu pháp lý như sau: ­Khách thể xâm phạm quan hệ sở hữu.Đối tượng tác động:tài sản của B ­Mặt khách quan 
  4. +Hành vi:A đã lợi dụng công việc của mình để chiếm đoạt tài sản của B bằng   thủ  đoạn gian dối,cụ  thể  A nói dối rằng A đã lo xong việc đến gặp trưởng   phòng điều tra nhờ vả để A được nhẹ tội mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản  của B +Hậu quả:có thiệt hại về tài sản của B .Cụ thể số tiền thiệt hại là 6 triệu đồng   thoả mãn giá trị được quy định tại khoản 1 điều 174 blhs 2015 +Mối quan hệ nhân quả:hành vi của A trực tiếp làm cho B bị thiệt hại về tài sản  ­Chủ  thể:Chủ  thể  thường A đủ  năng lực chịu trách nhiệm hình sự  và đủ  tuổi  chịu trách nhiệm hình sự ­Mặt chủ quan:lỗi có ý trực tiếp.Vì A nhận thức rõ hành vi của mình là gây thiệt   hại cho B B phạm tội đưa hối lộ theo điều 364 blhs 2015  ­Khách thể:xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức  ­Mặt khách quan:B có hành vi đưa hối lộ qua trung gian cho A là điều tra viên để  người này dùng chức vụ,quyền hạn của mình tác động đến người có thẩm  quyền giải quyết vụ  án làm việc theo yêu cầu của B .Số  tiền đưa hối lộ  là 6  triệu ­thoả mãn theo điều kiện của luật định  Chủ thể:Chủ thể thường ­B có năng lực chịu trách nhiệm hành vi dân sự  và đủ  tuổi chịu trách nhiệm hình sự ­Mặt chủ quan:lỗi cố ý trực tiếp. Bài tập 34  A công tác tại Sở giao thông công chánh tỉnh M với nhiệm vụ quản lý hồ  sơ xe  và cấp giấy phép lái xe. Lợi dụng cương vị  công tác, A dùng con dấu của cơ  quan ký và đóng dấu nhiều giấy phép lái xe để bán cho người khác với giá 5 chỉ  vàng/1 giấy phép. Vụ việc bị phát giác. A bị đình chỉ công tác và chờ xét kỷ luật.   Trong thời gian này, A thuê B khắc dấu giả  rồi dùng con dấu giả  và các biểu 
  5. mẫu in sẵn trong cơ quan tiếp tục làm 10 giấy phép lái xe bán cho người khác.  Những người mua giấy phép do A bán cũng bị phát hiện.  Hãy xác định tội danh trong vụ án này.  * Lúc còn làm ở Sở giao thông công chánh, A phạm Tội giả mạo trong công tác   tại Điều 359 BLHS 2015 * Khi A bị đình chỉnh công tác, lúc này A không còn chức vụ quyền hạn nữa, A   phạm Tội làm giả  con dấu, tài liệu của cơ  quan, tổ  chức tại Điều 341 BLHS  2015 Đối với Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS) với các dấu hiệu pháp lý  như sau: ­ Chủ thể: chủ thể đặc biệt – A là người có chức vụ, quyền hạn trong Sở giao   thông công chánh. ­ Khách thể: xâm phạm hoạt động đgng đắn của cơ  quan, tổ  chức. Đối tượng   tác động: 10 giấy phép lái xe mà A dùng con dấu giả  để  đóng dấu bán cho người  khác. ­ Mặt khách quan:  + Hành vi: A đã có hành vi lợi dụng chức vụ  tại Sở giao thông công chánh với  nhiệm vụ được cấp giấy phép lái xe, để đóng dấu làm nhiều hồ sơ giấy phép lái  xe bán với giá 5triệu đồng / bộ vì động cơ vụ lợi cá nhân. ­ Mặt chủ quan: A phạm lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức được hành vi của mình  là không đgng đắn nhưng A vẫn cố ý thực hiện hành vi này vì động cơ vụ lợi. Đối với Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 BLHS 2015: ­ Chủ  thể: chủ  thể  thường – A lgc này đã bị  đình chỉ  công tác nên không còn  chức vụ, quyền hạn.
  6. ­ Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước và hành chính. Đối tượng  tác động: con dấu giả. ­ Mặt khách quan: A có hành vi thuê B khắc giả con dấu của cơ quan nhà nước  để đóng dấu vào giấy phép lái xe giả đem bán. ­ Mặt chủ quan: A phạm lỗi cố ý trực tiếp * B phạm Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 BLHS 2015 Chủ  thể: B đủ  năng lực chịu trách nhiệm hình sự  và đủ  tuổi chịu trách nhiệm   hình sự. ­ Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước và hành chính. Đối tượng  tác động: con dấu giả. ­ Mặt khách quan: B có hành vi làm giả  con dấu đang được phép lưu hành để  bán cho A. ­ Mặt chủ  quan: B phạm lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức được hành vi làm giả  con dấu là trái pháp luật nhưng B vẫn cố ý thực hiện hành vi này. * Trường hợp những người mua bằng lái xe có đóng dấu giả của A đã sử dụng   để tham gia điều khiển phương tiện giao thông và bị phát hiện trong lúc đang sử  dụng thì phạm Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS Khách thể: xâm phạm trật tự  quản lý Nhà nước và hành chính. Đối tượng tác  động: bằng lái xe mua từ A. ­ Mặt khách quan: sử dụng bằng lái xe mua từ A để tham gia điều khiển phương  tiện giao thông. ­ Mặt chủ  quan: lỗi cố  ý trực tiếp. Những người mua bằng lái xe từ  A nhận   thức được việc mua bằng lái xe để tham gia điều khiển phương tiện giao thông   là không đgng đắn nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này. ­ Chủ  thể: những người mua bằng lái xe từ  A có đủ  năng lực chịu trách nhiệm  hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
  7. Bài tập 35  A là Trưởng công an xã X, đã có những hành vi sau: ­ Lợi dụng một số thương  binh của xã nhờ  lĩnh hộ  số  tiền trợ  cấp nhân dịp A có công tác  ở  bên Phòng   thương binh xã hội. A nhận được 15 triệu đồng rồi chiếm đoạt luôn. ­ Lợi dụng   danh nghĩa công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng buôn  lậu và đe dọa sẽ  bắt giữ  nếu không nộp tiền cho hắn. Công dân này phải trao   cho A 4 triệu đồng. ­ A thả  những người buôn lậu thuốc lá cùng hàng hóa của  họ, vì trong số người bị bắt có người là bà con của A.  Hãy xác định tội danh trong các trường hợp trên.  A phạm tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 175 BLHS  Khách thể: quyền sở hữu tài sản của một số thương binh  Đối tượng: tiền trợ cấp thương binh 15 triệu đồng Chủ  thể: A là chủ  thể  thường có đủ  năng lực trách nhiệm hình sự  và đủ  tuổi   chịu năng  lực trach nhiệm hình sự  Mặt khách quan: Hành vi: chiếm đoạt 15 triệu dồng tiền trợ  cấp thương binh khi được một số  thương binh tin tưởng nhờ đi lĩnh hộ  Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp A phạm tội lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản theo điều  355 BLHS Khách thể xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức  Chủ thể: chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ quyền hạn cụ  thể A là trưởng  công an xã Mặt khách quan Hành vi A đe dọa uy hiếp tinh thần người dân bị  nghi buôn lậu nếu không đưa  tiền cho A  A là trưởng công an A sẽ bắt 
  8. Kết quả là người dân này đã phải đưa cho A là 4 triệu đồng Mặt chủ quan : lỗi cố ý trực tiếp  mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản A phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ điều 356 BLHS Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đặn của cơ quan tổ chức  Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ quyền hạn  Mặt khách quan Hành vi A làm trái công vụ  của mình  lợi dụng chức trưởng công an xã để  thả  những người buôn lậu thuốc lá vì trong đó có bà con của mình dù A không được  trao quyền hạn này Hậu quả  : gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội, của nhà nước quyền và lợi ích   hợp pháp của công dân Mặt chủ quan lỗi cố ý trực tiếp với động cơ cá nhân Bài tập 36  Công an thành phố H (thuộc tỉnh T) bắt quả tang X cùng Y và Z đánh bạc. Tang   vật thu được hơn 24 triệu đồng tiền đánh bạc. Lúc đó X mới 14 tuổi nên Công   an thành phố H xin ý kiến cấp trên chỉ xử lý hành chính thiếu niên này, củng cố  hồ  sơ  xử  lý hình sự  Y và Z về  hành vi đánh bạc. Công an tỉnh T trả  lời "thẩm   quyền quyết định thuộc Công an thành phố H, đề nghị xử lý theo đúng quy định  của pháp luật". Nhưng sau đó, ông A là Thủ  trưởng cơ  quan cảnh sát điều tra   Công an thành phố H vì có quan hệ quen biết với Y và Z nên đã ra quyết định xử  lý hành chính tất cả X, Y và Z. Vụ việc sau đó bị phát hiện.  Trong vụ án trên ai phạm tội? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao? Trong vụ án trên, Y và Z phạm Tội đánh bạc theo Điều 321 BLHS 2015 với các   dấu hiệupháp lý như sau: ­ Khách thể: an ninh trât tự công cộng, ảnh hưởng tới cuộc sống của chính mỗi   giađình, nếp sống văn minh của xã hội 
  9. ­ Mặt khách quan:  + Hành vi: Y và Z có hành vi đánh bạc trái phép. Số tiền đánh bạc thu được là 24  triệu đồng thỏa mãn điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 321 BLHS 2015. ­ Chủ thể: chủ thể thường – Y và Z đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. Y và Z đều biết hành vi đánh bạc là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.  A phạm  Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 369 BLHS 2015) với các dấu hiệu pháp lý như sau: ­ Khách thể: xâm phạm hoạt động đgng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân), xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp  pháp của công dân,  ảnh hưởng xấu đến hiệu quả  của cuộc đấu tranh phòng   chống tội phạm nói chung. ­ Mặt khách quan: A là người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự  đối   với người có tội nhưng lại có hành vi không thực hiện việc truy cứu hình sự mà  lại ra quyết định hành chính. ­ Chủ  thể: chủ  thể  đặc biệt, bao gồm những người có thẩm quyền trong việc   thực hiện hành vi tố tụng.  ­ Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. A biết việc không truy cứu trách nhiệm hình  sự với người có tội là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này. Đối với X, hành vi đánh bạc của X thỏa mãn các điều kiện của Tội đánh bạc  nhưng X chỉ mới 14 tuổi nên căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 91 BLHS 2015 thì X   không chịu phải chịu trách nhiệm về Tội đánh bạc tại Điều 321 BLHS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0