intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

814
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh" được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nâng cao hiệu quả thị trường lao động nói chung và thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục tiêu nghiên cứu: 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4. Phương pháp nghiên cứu: 5. Nguồn số liệu: 6. Kết cấu: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I.Khái nệm thị trường lao động: 1. Khái niệm:  1.1 Khái niệm thị trường:  1.2 Khái niệm thị trường lao động: 2. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động. 3. Trạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành trên thị trường lao động. II.Các đặc điểm cuả thị trường lao động: III.Các điều kiện hình thành và phát triển thị trường lao động: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ  CHÍ MINH I. Giới thiệu Sở bộ về thành phố hồ chí minh: 1. Vài nét về tình hình thị trường lao động thành phố hồ chí minh: ­ Đặc điểm kinh tế­xã hội của thành phố hồ chí minh: ­ Đặc điểm kinh tế: ­ Đặc điểm xã hội:  2. Sơ lược thị trường lao động  thành phố hồ chí minh II. Thực trạng Thị Trường Lao Động tại Thành Phố Hồ Chí Minh 1. Cung ­ cầu lao động tại thành phố hồ chí minh: 2. Khả năng thu hút lao động của doanh nghiệp. 3. Tình trạng việc làm của người lao động. III. Mặt tích cực và Hạn chế tại Thành Phố Hồ Chí Minh 1. Tích cực: 2.   Hạn chế: CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG  THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: 1. Phương hướng:
  2. 2. Mục tiêu: 3. Giải pháp: Giải pháp đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm: + Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: + Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Giải pháp tín dụng: Giải pháp đối với lao động qua đào tạo: + Đối với lao động có trình độ từ trung học trở lên: + Đối với công nhân kỹ thuật: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực: PHẦN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét: 2. Một số kiến nghị: LỜI NÓI ĐẦU Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm  kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.Và được xem thành một trong  những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á.. Trong thời kỳ công nghiệp hóa­hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang  đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế­xã hội,hòan thiện đồng bộ hệ thống thị  trường,trong đó có thị trường lao động,tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu  quả nền kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh có những cơ hội  cơ hội lớn để phát triển thị trường lao động  ngày càng lớn mạnh,tuy nhiên đó cũng là những thách thức như mà thành phố phải đối  mặt.Tuy nhiên Song đây cũng là cơ hội cũng như tiền đề cho sự phát triển kinh tế  ngày lớn mạnh hơn.Tuy gặp rất nhiều những khó khăn nhưng chắc chắn thành phố  các nhân tố trên tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, cơ hội việc làm, tính  cạnh tranh trong việc khai thác sử dụng nguồn lao động,đặc biệt là lao động chất  xám,kỹ thuật cao. Mảng đề tài “Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh” với mục đích giúp cho  người sử dụng lao động, người lao động …biết được rõ hơn về định hướng cũng như  thực trạng của thị trường lao động Hồ Chí Minh. Trong đề tài nhóm chúng em đã sử  dụng các nguồn tài liệu, tham khảo và số liệu cụ thể như: giáo trình Thị Trường Lao  Động (trường ĐH Lao Động­Xã Hội), các tài liệu tham khảo trên các mạng thông tin  điện tử. Đề tài gồm có 3 chương xoay quanh những vấn đề liên quan đến thị trường lao động  thành phố, nhóm thực hiện gồm có hai thành viên: Lê Thị BạchYến và Phan Thụy  Hồng Phước. Lớp ĐHLT08 –NL2 .
  3. Chắc chắn đề tài nhóm em thực hiện để kết thúc môn học thị trường lao động sẽ  có rất nhiều những khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô bộ môn,  để chúng em thực hiện được tốt hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Ngọc Tuấn bộ môn , khoa  quản lý lao động đã giúp đỡ cung cấp các kiến thức kỹ năng để nhóm em hoàn thành  tốt đề tài này. PHẦN MỞ ĐẦU:  1.Lý do chọn đề tài :  Năm 2010, nguồn nhân lực Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh có trên 4,9  triệu người, chiếm tỷ lệ 66,21% dân số ở thành phố. Tổng số lao động làm việc trong  các khu vực kinh tế có trên 3,5 triệu người, trong đó tổng số người đến tuổi lao động  hàng năm bao gồm người ở tại thành phố và người từ các tỉnh, thành phố khác chuyển  đến có nhu cầu đào tạo nghề và tìm việc làm có trên 300.000 người. Tỷ lệ lao động  thất nghiệp tại thành phố ở mức 5,10 % ­ 5,20%. Thị trường lao động thành phố Hồ  Chí Minh hiện có trên 50.000 Doanh nghiệp, trong đó Doanh nghiệp trong nước chiếm  92%, các tổ chức kinh doanh cá thể có trên 340.000 cơ sở, trong đó hoạt động lĩnh vực  thương mại – dịch vụ chiếm 87%. Với nhu cầu nhân lực ngày càng yêu cầu cao về số  lượng và chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong năm 2010 và giai đoạn 2011  – 2015 dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân chỗ làm việc từ 3% ­ 5%, cho thấy thành  phố sẽ có nhu cầu cung về nhân lực là 280.000 ­ 300.000 chỗ làm việc/năm. Tuy nhiên  thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều nghịch lý, nhiều người  thất nghiệp hoặc mất việc làm trong đó có nhiều Doanh nghiệp tuyển dụng lao động  có nghề và lao động phổ thông nhưng không tuyển được lao động, kể cả lao động đã  qua đào tạo nghề vẫn khó tìm việc làm thích hợp. Vấn đề đào tạo, kỹ năng nghề, dự  báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, cung ứng lao động, nhu cầu tuyển  dụng, sử dụng lao động đang là yêu cầu đối với người lao động, cơ sở đào tạo nghề,  các tổ chức giới thiệu việc làm, Doanh nghiệp và cơ quan quản lý lao động phải tích  cực hoàn thiện. Để hiểu hơn về thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhận  định được rõ hơn những nguyên nhân đang tồn tại tại thị trường Hồ Chí Minh và đưa  ra các phương pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng thị trường lao động tại thành  phố Hồ Chí Minh nhóm chung em xin chọn mảng đề tài “  Thị trường lao động Hồ Chí  Minh giai đoạn 2010­2015”  2.Mục tiêu nghiên cứu :  Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nâng cao hiệu quả thị  trường lao động nói chung và thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.  3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :  ­Đối tượng nghiên cứu: tình hình hoạt động thị trường lao động thành Phố Hồ Chí  Minh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường thành Phố Hồ  Chí Minh. ­Phạm vi nghiên cứu: Toàn thành Phố Hồ Chí Minh.  4. Phương pháp nghiên cứu :  ­ Thu thập số liệu thống kê ­ Tìm hiểu các thị trường lao động tại thành phố gồm: thông tin thị trường lao động  người lao động, doanh nghiệp có liên quan đến thị trường
  4. ­ Phân tích, đánh giá  5.Nguồn số liệu :  ­ Lấy số liệu giáo trình môn thị trường lao động của trường “Đại Học Lao Động Xã  Hội – CS2” ­ Các trang thông tin liên quan tới thị trường trên các trang báo điện tử  6. Kết cấu :  Gồm:3 phần ­ Phần mở đầu ­ Phần nội dung: 3 chương *Chương 1: Khái quát về thị trường lao động *Chương 2: Thực trạng thị trường lao động tại thành Phố Hồ Chí *Chương 3: Các nhận định và biện pháp ổn định cho thị trường lao động ở Thành phố  Hồ Chí Minh. ­ Phần nhận xét và kiến nghị PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I.Khái nệm thị trường lao động: 1. Khái niệm: 1.1 khái niệm thị trường: Theo Adam Smit: “Thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua và  người bán gặp nhau thoả thuận trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó”. Theo david begg: “ Thị trường là tập hợp những thỏa thuận, trong đó người  mua và người bán trao đổi nhau loại hàng hóa dịch vụ nào đó”. 1.2 Khái niệm Thị Trường lao động: Theo Leo Maglen (ABD): “Thị Trường lao động là hệ thống trao đổi giữa  những người có việc làm hoặc người đang tìm việc (cung lao động) với những  người đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng & Cầu  lao động). Theo ILO: “Thị Trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động  được mua bán thông qua quá trình thỏa thuận để xác định mức độ làm việc của  người lao động cũng như mức độ tiền công”. Theo “đại từ điển kinh tế thị trường (1988): Thị Trường lao động là nơi mua  bán sức lao động diễn ra giữa người lao động và người sử dụng lao động.” Định nghĩa khái quát về thị trường lao động Việt Nam : Thị Trường lao động là  nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động  trao đổi với nhau mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác định giá  cả (Tiền lương – Tiền công) và các điều kiện thỏa thuận khác ( thời gian làm  việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội…) trên cơ sở một hợp đồng lao  động bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay  thỏa thuận khác.”
  5.  1.3  Các y   ếu tố cấu thành thị trường lao động:  Thị Trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố là cung sức lao động, cầu sức lao  động và giá cả sức lao động. Hoạt động của thị trường lao động cũng chịu sự chi phối  của các quy luật cung ­ cầu và quy luật giá trị giống như các thị trường hàng hóa thông  thường khác. Trạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành quyết định cơ cấu và đặc  điểm của thị trường lao động. Trong đó, các bên cung và cầu là hai chủ thể của thị  trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại.    1.4 .  Tr   ạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành trên thị trường lao   động: 1.4.1. Cung sức lao động: Cung sức lao động là tổng thể nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem  ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao  động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động  nhưng có tham gia thực tế vào quá trình tái sản xuất xã hội. Khi nói đến cung trên thị trường lao động người ta thường phân biệt rõ thành hai phạm  trù: cung thực tế và cung tiềm năng. ­         Cung thực tế về lao động bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên, có   khả năng lao động và có nhu cầu muốn được lao động. ­         Cung tiềm năng về lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang  làm việc, những người thất nghiệp không tự nguyện, những người trong độ tuổi lao  động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ, hoặc không  có nhu cầu làm việc (thất nghiệp tự nguyện). Cung lao động chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô và tốc độ tăng dân số;  định chế pháp lý về lao động; tình trạng thể chất của người lao động; vấn đề đào tạo  nghề nghiệp; và tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao động.  1.4.2. Cầu về sức lao động: ­  Cầu về sức lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương,  một ngành trong một thời gian nhất định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê  mướn lao động trên thị trường. Cầu sức lao động phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng  trưởng kinh tế và năng lực sản xuất. Tương tự cung lao động, cầu về sức lao động  cũng được phân thành hai loại cầu: cầu thực tế và cầu tiềm năng. ­    Cầu thực tế về lao động là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một thời  điểm nhất định, thể hiện qua số lượng số việc làm còn trống và số chổ làm việc mới. ­    Cầu tiềm năng về lao động là nhu cầu về lao động trong tổng số chổ làm việc có  thể có được sau khi đã tính đến những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm  trong tương lai như vốn, công nghệ,… Cầu về lao động bao gồm hai mặt, đó là: cầu về số lượng và cầu về chất lượng.  ­   Xét từ góc độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì cầu về  lao động tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất. Trái lại, trong trường hợp quy mô sản xuất  không đổi thì cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. ­   Xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá công  nghệ sản xuất, mở rộng quy mô theo chiều ngang lẫn chiều sâu,… của doanh nghiệp  luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động. 
  6. 1.4.3. Giá cả sức lao động:  Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động dưới dạng tiền  lương hay tiền công. Giá cả hàng hoá sức lao động cũng chịu ảnh hưởng bởi các quy  luật chung của thị trường. Khi cung sức lao động vượt quá cầu, giá cả sức lao động sẽ  thấp hơn giá trị sức lao động. Ngược lại, khi cung sức lao động không đáp ứng đủ  cầu, giá cả sức lao động sẽ tăng lên. II.  CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG: 1. Hàng hóa trên thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt. 2. Hàng hóa sức lao động gắn chặt với người có sức lao động cả về số lượng và  chất lượng. 3. Hàng hóa sức lao động dù nó đã được trao đổi trên thị trường hay chưa thì nó  vẫn đòi hỏi phải được thường xuyên cung cấp những điều kiện về vật chất và  tinh thần để tồn tại và không ngừng phát triển. 4. Việc duy trì, phát huy các mối quan hệ lao động trong quá trình tiêu dùng hàng  hóa sức lao động là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu  quả của quá trình lao động. 5. Thước đo giá trị hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường có sự khác  nhau. 6. Đối với hàng hóa thông thường, giá trị và giá trị sử dụng sẽ giảm dần trong quá  trình sử dụng, thì đối với hàng hóa sức lao động giá trị hàng hóa và giá trị sử  dụng ngày càng được bổ sung, nâng cao cùng với quá trình sử dụng. 7. Hàng hóa sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo giá trị lớn hơn so với giá trị  của chính bản thân nó. 8.  Tính không đồng nhất của hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động. 9. Các loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt là hàng hóa công nghiệp thường được  chuẩn hóa cao, đảm bảo tính đồng nhất về mẫu mã và chất lượng. 10. Hàng hóa sức lao động không đồng nhất.Mỗi người lao động có những đặc  trưng riêng về sức lao động của mình. 11.  Giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung cầu lao động xác  định. 12. Sự họat động của quan hệ cung cầu trên thị trường lao động xác định giá cả  sức lao động. Nó được biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thỏa thuận giữa  người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương tiền công. Ngoài ra  các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động cũng được thỏa thuận như về: việc  làm, thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội… 13. Giá cả không phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh quan hệ cung­ cầu lao  động. Chính phủ điều tiết thị trường lao động bằng: Tiền lương tối thiểu chung toàn quốc, tiền lương tối thiểu ngành, tiền lương  tối thiểu vùng. Các tiêu chuẩn lao động.
  7. Các chuẩn mực quan hệ lao động. 14. Thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau. Căn cứ vào các tiêu thức thị trường lao động được chia thành các bộ phận: Trên thị trường lao động có thể là vùng này vùng khác, khu vực này, khu vực khác,  mức độ hoạt động quy luật cung – cầu có thể khác nhau, sôi động hoặc kém sôi động. Sự giới hạn địa lý theo vùng, theo khu vực của thị trường lao động đặt ra vấn đề phải  nghiên cứu các dòng di chuyển và mối liên kết cung – cầu lao động các vùng các khu  vực . Khi không có liên kết thì thị trường bị chia cắt, tạo ra sự phân mảng thị trường  lao động. 15. Vị thế yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường lao động. Ở các nước đang phát triển thông thường số lượng những người đi tìm việc làm nhiều  hơn số lượng việc làm cơ hội sẵn có. Người lao động đi tìm việc làm không có hoặc không đủ tư liệu sản xuất, trong khi đó  người sử dụng lao động có nhiều khả năng chờ đợi và lựa chọn hơn. Đối với các loại lao động khang hiếm trên thị trường lao động như lao động lành nghề  cao, lao động đòi khả năng đặc biệt…. thị vị thế của người lao động đạt được sự cân  bằng hơn với người sử dụng lao động. 16. Trong quá trình mua bán sức lao động có thể xây dựng mối quan hệ lao động  tích cực. Trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động, các doanh nghiệp, cơ quan xây dựng  ban hành các quy định nội bộ hướng vào duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động  mang tính thân thiện, có tác dụng kích thích nâng cao năng suất lao động và hiệu quả  sản xuất kinh doanh. Các quy định quan trọng là quy định về tiền lương tiền thưởng, thời gian làm việc,  chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội, môi trường lao động và trách nhiệm xã hội của  doanh nghiệp… 17. Thị trường lao động và pháp luật nhà nước. Thị trường lao động dù hoàn hảo hay không hoàn hảo đều chịu tác động của pháp luật. Các quy định pháp luật tác động trực tiếp đến thị trường lao động là bộ luật lao động ,  luật giáo dục, chính sách dân số hội nhập quốc tế. III. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG. 1. Có nền kinh tế hàng hóa . 2. Khi nền kinh tế hàng hóa đạt tới trình độ cao, trong đó có cả hàng hóa sức lao  động. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ thúc đẩy sự hình thành thị trường lao động  thống nhất ở nhiều quốc gia và hình thành thị trường lao động quốc tế. 3. Mức độ phát triển của hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động tùy thuộc  vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, xã hội càng phát triển thì hàng hóa sức  lao động càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng. 4. Sức lao động phải là hàng hóa. 5. Bản thân sức lao động phải có giá trị kinh tế nhất định, các khả năng tạo giá trị  gia tăng.
  8. 6. Người lao động được tự do về thân thể và độc lập về nhân cách, là chủ sở hữu  sức lao động của mình. 7. Người lao động không có hoặc không có đủ tư liệu sản xuất, phải bán sức lao  động để sống. 8. Trên thị trường lao động có nhu cầu về sức lao động mà người lao động có sẵn  và sẵn sàng bán. 9. Người sử dụng lao động được tự do mua và người lao động được tự do bán  sức lao động. 10. Người lao động phải cáo quyền tự do mua bán sức lao động theo nhu cầu, yêu  cầu về số lượng, chất lượng,cơ cấu lao động để đảm bảo cho các chỗ làm  việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình. 11. Người lao động phải có toàn quyền sở hữu sức lao động của mình quyền bán  hay không bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động phải hoàn  toàn do bản thân người lao động tự quyết định. 12. Có môi trường pháp lý bình đẳng thuận lợi . 13. Nhà nước phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa khu vực kinh tế thông  qua hệ thống pháp luật, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự  phát triển của thị trường lao động. 14. Nhà nước phải ban hành và hoàn thiện các thể chế, quy định về trách  nhiệm,nghĩa vụ, quyền lợi giữa hai chủ thể là người sử dụng lao động và  người lao động, hình thành và phát huy vai trò của cơ chế ba bên giữa nhà  nước, chủ sử dụng lao động, đại diện người lao động. 15. Hội nhập thị trường lao động quốc tế 16. Tác động nâng cao tính linh hoạt, hiệu quả của các yếu tố cung­ cầu lao động  và do đó thúc đẩy được sự phát triển của thị trường lao động trong nước. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ  CHÍ MINH I. Giới thiệu Sơ bộ về Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm  kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải cảng quan trọng  của người Khmer, trước khi người Việt sáp nhập vào thế kỷ 17. Thành phố sau đó  hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn  Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào  Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được  thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất  Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là  thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887­1901. Năm 1954, Sài Gòn trở thành  thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô  thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ  Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam  thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị  Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  9. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu  Long, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích  2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1  tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt  Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú  không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò  quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng  sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự  nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng  của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và  đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức  70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải  trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một  đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải,  thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành  phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và  công nghiệp sản xuất. II. Vài nét về tình hình Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh: 1. Đặc điểm kinh tế­xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh: • Đặc điểm Kinh tế  Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm  trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ  tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả  nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế .   Trong 5 năm qua (2006­2010),  TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu  về kinh tế, việc làm và phát triển đô thị  .  Trong 5 năm qua với sự năng động của  Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tốc  độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM  bình quân vẫn đạt 11%, GDP bình quân  đầu người năm 2010 ước đạt 2.800  USD, tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình  quân 24,6%/năm, đóng góp trên 30%  Cầu Chữ Y và cầu Nguyễn văn Cừ  ngân sách quốc gia... Một trong những  thành tựu đáng ghi nhận của thành phố  trong nhiệm kỳ qua là quản lý và phát triển đô thị .  Việc phát triển các khu đô thị mới được tiến hành đồng thời với chỉnh trang đô thị  hiện hữu; từng bước điều chỉnh tập quán cư trú nhà phố sang các chung cư cao tầng,  tái bố trí dân cư và mở rộng không gian đô thị. TP.HCM cũng đã giải quyết việc làm  mới cho hơn 80% lao động mất việc do suy giảm kinh tế; hoàn thành chương trình 
  10. giảm nghèo theo tiêu chí 6 triệu đồng/người/năm vào năm 2008, đến cuối tháng 6/2010  đã giảm hộ nghèo theo tiêu chí dưới 12 triệu đồng/người/năm xuống còn 7,12%. Đặc biệt, nhiều chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ VIII (2006­ 2010) đặt ra đã vượt chỉ tiêu so với kế hoạch . Đó là: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (dự  báo kết quả 5 năm đạt 603.415 tỷ đồng). Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội (dự  báo kết quả đạt 24,6%/năm). Tỷ trọng vốn ngân sách/tổng vốn đầu tư toàn xã hội (dự  báo kết quả đạt 11,7%).Số việc làm mới được tạo ra (dự báo kết quả đạt 117.700  việc làm/năm). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề (vào năm cuối kỳ kế hoạch, dự  báo kết quả đạt 55%/tổng số lao động có việc làm mới).  Từ nay đến năm 2015 và phấn đấu đến năm 2020, TP.HCM tập trung nâng cao chất  lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển bền vững, với mục  tiêu tổng quát là tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; năng động, sáng  tạo, huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu  hạ tầng đồng bộ; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; giữ vững ổn định chính trị  ­ xã hội, bảo đảm quốc phòng ­ an ninh; làm tốt vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng  điểm phía Nam, đóng góp ngày càng lớn cho cả nước, từng bước trở thành một trung  tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục ­ đào tạo, khoa học ­ công nghệ của khu vực Đông  Nam Á. Trong chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế ­ xã hội 5 năm tới, thành phố đề ra 6  chương trình đột phá: giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi  trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính và hỗ trợ chuyển  dịch cơ cấu kinh tế./.   •  Đặc điểm Văn Hóa ­ Xã Hội: Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009  thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung  bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số  thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế  Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản  xuất công nghiệp của cả quốc gia. . Đất Sài Gòn ­ Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ cấu kiến trúc"  Việt ­ Hoa ­ Châu Âu . Vì trên 300 năm trước, Bến Nghé – Sài Gòn xưa là nơi tiếp  nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập nghiệp, rồi các di dân người Hoa vào  định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng hội tụ với dân cư bản địa. Sau đó, Sài Gòn trở thành  một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa  Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước . Tính giao thoa hội tụ của những  người cần cù vượt khó, hội tụ tài năng và sức lực cả nước đã biến Sài Gòn thành một  phức thể văn hóa thông qua phong tục, tập quán, cách thức ăn mặc, sinh hoạt, ma chay,  cưới hỏi; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo; kiên cường bất khuất, lòng  yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng,  nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh  tài... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và người dân thành phố. Sài Gòn là một trung tâm thương mại lớn . Khách buôn Trung Quốc, Nhật, phương  Tây đã tấp nập ngược sông Sài Gòn lên Cù Lao Phố để buôn bán . Từ năm 1777 trở đi,  Sài Gòn trở thành một trung tâm trao đổi hàng hóa trong nước và nước ngoài . Sài Gòn  là một thương cảng buôn bán gạo lớn trong khu vực Đông Nam Á . Hiện nay, Thành phố có tất cả 44 ngôi chợ lớn với trên dưới 1000 hộ bán buôn  phục vụ người đi chợ mỗi ngày. Sinh hoạt các chợ phần lớn tương tự nhau, nghĩa là 
  11. họp chợ từ sáng tinh mơ đến xế chiều, có chợ kéo dài đến 8­9 giờ tối. Sài gòn có  những chợ chuyên doanh một mặt hàng nhất định, nhất là khu Chợ Lớn là địa bàn có  nhiều dãy phố mua bán theo từng ngành hàng như chợ vải Soái Kình Lâm, chợ thuốc lá  Học Lạc, chợ gạo Trần Chánh Chiếu,... Mạng lưới các cửa hàng trung tâm mua bán phát triển, hàng hóa dồi dào cả về số  lượng, chất lượng và chủng loại, có nhiều gian hàng tự chọn, hệ thống thông tin, dịch  vụ và tín dụng, ngân hàng. Những nơi buôn bán nhộn nhịp nhất, có nhiều hàng hóa  nhất là khu vực đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, xung quanh chợ  Bến Thành, các đường Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông,.. Trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh, Bà  Rịa ­ Vũng Tàu và một phần tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bình  Thuận) ­ một mạng kinh tế năng động ­ thì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của  vùng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng. Đó là sân bay Tân Sơn Nhất,  cảng Sài Gòn, ga Sài Gòn, nút giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi đặc biệt là tuyến  đường Xuyên Á từ Phnôm Pênh đến TP.Hồ Chí Minh và Vũng Tàu đang được xây  dựng. Với những khách sạn lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế cao như Majestic, Rex, Continental,  Equatorial, New World,... nhiều hãng lữ hành Quốc tế của các nước trú đóng và hoạt  động trên địa bàn, Sài gòn là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, nơi hội tụ các du  khách quốc tế đến Việt Nam và cũng là trung tâm trung chuyển khách du lịch tốt nhất  đến các tuyến du lịch Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt. Sài Gòn ­ Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là trung tâm  báo chí ­ xuất bản của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước . Thành phố này là  nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ (Tờ  “Gia Định báo”) của cả nước . Sự ra đời và phát triển phong phú của sách, báo, trường  đào tạo chuyên ngành,  của đội ngũ văn nghệ sĩ, của các hoạt động và giao lưu văn  hóa, văn học, nghệ thuật ... đã tạo cho Sài Gòn từ lâu là một thành phố có ảnh hưởng  lớn về văn hóa. Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là một  thành phố trẻ nhưng cũng có không ít những tài nguyên du lịch nhân văn . Đó là những  công trình kiến trúc cổ  như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, Dinh Xã Tây (trụ sở UBNDTP),  Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu,  Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ  (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội,  Thủ Đức...). Với vai trò vị trí là một Trung tâm Văn hoá của cả nước, thành phố hiện có 22 đơn vị  nghệ thuật, 9 rạp hát, chiếm 15,5% và 18,6% số lượng của cả nước. Ngành Văn hóa  Thông tin đã xây dựng quy hoạch phát triển ngành văn hoá thông tin đến năm 2010  cũng như kế hoạch thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ văn hoá – xã hội theo hướng phát  triển đô thị hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. Để trở thành Thành phố văn minh, các  phong trào chống các tệ nạn xã hội mà nổi bật là chương trình ba giảm đã được toàn  dân thành phố tham gia . Thành phố đã đề ra kế hoạch theo một lộ trình rõ rệt để giải  quyết đồng bộ các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ  sở, đổi mới phương thức trong hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm quảng  cáo,tiếp tục phát triển hệ thống Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm Văn hóa, tăng cường  quản lý Nhà nước, cương quyết lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá,  tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh..   ơ lược  tình hình th 2. S   ị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh 
  12.  Tổng quan về thị trường lao động Thành phố.  Nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh có 4,7 triệu người. Tổng số lao động đang  làm việc có 3,3 triệu người, tổng số người đến tuổi lao động hàng năm bao gồm  người ở tại thành phố và người ở từ các tỉnh, thành phố khác chuyển đến có nhu cầu  đào tạo nghề và tìm việc làm có trên 300.000 người. Tỷ lệ lao động thất nghiệp năm  2009 của thành phố bình quân ở mức 5,4%. Thành phố có 50.000 doanh nghiệp, trong  đó doanh nghiệp trong nước chiếm 92%; các cơ sở kinh doanh cá thể có trên 340.000  cơ sở, trong đó các cở sở hoạt động lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 87%. Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 phát triển mạnh về cơ cấu  ngành nghề và cơ cấu nguồn nhân lực do bước đầu vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh  tế và việc làm. Nhiều doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng lao động kể  cả lao động quản lý, có chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ thông để đào tạo gắn bố  trí việc làm tại doanh nghiệp. ***  Những đặc điểm cơ bản của thị trường lao động thành phố như sau: 1.  Quá trình đô thị hóa, nhập cư và chuyển dịch lao động dẫn đến tình trạng phân bố  nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế; ngành kinh tế, tạo mất cân đối nhu  cầu nhân lực và nhu cầu việc làm. 2.  Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển năng động, quan tâm hơn đến chính  sách phát triển nguồn nhân lực. Đây là môi trường phù hợp đối với đa số lao động là  sinh viên, học sinh ra trường còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nghề. 3.   Sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động vẫn chưa đồng nhất.  Đối với người sử dụng lao động (doanh nghiệp) yếu tố cơ bản về vấn đề tuyển chọn,  sử dụng lao động là năng lực chuyên môn và năng suất lao động. Đối với người lao  động yếu tố cơ bản về vấn đề việc làm là tiền lương, địa điểm cư trú và địa điểm  việc làm, chính sách sử dụng lao động tạo động lực ổn định. 4.  Nhân lực luôn được đào tạo, đào tạo bổ sung, đào tạo lại để thay thế các vị trí  không còn phù hợp hoặc chỗ làm việc mới yêu cầu trình độ, chất lượng lao động,  ngành nghề chuyên môn với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Vì vậy yêu cầu người  lao động phải tự học tập trang bị, nâng cao trình độ nghề và các kỹ năng nghề. 5.   Sự thay đổi tích cực về nhận thức và biện pháp đào tạo gắn liền với sử dụng lao  động và cân đối theo trình độ chuyên môn, cân đối ngành nghề để thực hiện việc  chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6.   Mức độ dịch chuyển lao động, thay đổi chỗ làm việc của thành phố vẫn ở mức độ  cao từ 25% đến 30% tổng nguồn nhân lực đang làm việc. Hình thức việc làm bán thời  gian phát triển nhanh, đa dạng ngành nghề . 7.   Hạn chế về công tác quản lý nguồn nhân lực và thành phố vẫn chưa tổ chức được  hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động một cách đầy đủ và  chuẩn xác. Chính từ việc chưa thực hiện được tốt công tác cụ thể về số lượng ngành  nghề, trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động và chưa thực hiện được việc thống kê,  phân tích nhu cầu nhân lực của nhà tuyển dụng nên đào tạo chưa định hướng và chưa  gắn với nhu cầu của thị trường lao động; người lao động tìm việc làm thiếu thông tin  về việc làm, người sử dụng lao động thiếu thông tin về cung ­ cầu lao động ảnh  hưởng đến đầu tư sản xuất – kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực thành phố. Dự kiến năm 2010, thành phố có nhu cầu nhân lực 280.000 chỗ làm việc. Xu hướng  phát triển về cơ cấu 16 nhóm ngành nghề của thị trường lao động như sau: STT Ngành nghề Tỷ trọng (%)
  13.  1 Công nghệ Thông tin – Viễn thông 7,75  2 Điện – Điện tử ­ Điện công nghiệp – Điện lạnh 6,82  3 Hóa – Hóa thực phẩm – Hóa chất – Hóa dầu 3,15  4 Cơ khí – Xây dựng – Giao thông vận tải – Hàng hải  7,36  5 Sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất 2,07  6 Kiến trúc – Thiết kế ­ Giấy bao bì – Xuất bản  6,42  7 Giáo dục – Đào tạo  3,08  8 Tài chính – Ngân hàng – Kiểm toán – Bảo hiểm  6,83  9 Y khoa – Y tế ­ Mỹ phẩm – Dược  4,56  10 Du lịch – Môi trường – Nhà hàng – Khách sạn  6,45  11 Marketing – Dịch vụ tư vấn  6,16  12 Quản lý – Quản trị ­ Hành chánh ­ Văn phòng  7,60  13 Phục vụ và bán hàng  5,18  14 Nông – Lâm – Ngư – Thủy sản  1,55  15 May dệt – giày da – Thủ công mỹ nghệ  18,79  16 Các ngành nghề khác  6,23   Tổng cộng  100,00    Nhu cầu nhân lực về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2010 Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) Tổng số nhu cầu nhân lực 100,00 ­    Trên Đại học 1,06 ­    Đại học 7,48 ­    Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề 5,35
  14. ­    Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề 10,27 ­    Công nhân kỹ thuật lành nghề 30,67 ­    Sơ cấp nghề 17,55 ­    Lao động chưa qua đào tạo 27,62 Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp điều cốt lõi là người sinh viên  phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết  tâm để có hoài bảo và không ngừng học tập . Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn  đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Người sinh viên sau khi  tốt nghiệp để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp,  nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến,  cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề  nghiệp. II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ  MINH (TPHCM) Phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và nhận định thị  trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 – 2015 như sau:  A. Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh 06 tháng đầu năm .  1.  Thị trường Cung – Cầu tại thành phố Hồ Chí Minh 06 tháng đầu năm.  1.1 Thị trường  lao đ   ộng  thành phố     ồ Chí Minh sôi động .   H Sáu tháng đầu năm 2010, nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng  được hơn 70%  Dự báo sẽ có trên 150.000 chỉ tiêu tuyển dụng dành cho người lao  động ở các trình độ. Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao  động thành phố Hồ Chí Minh tại 8.072 doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, có hơn  57.000 chỗ làm việc có nhu cầu tuyển dụng. Hơn 130.000 người có việc ổn định Theo Trung tâm này, nhìn chung thị trường lao động quý II bình ổn hơn so với quý I,  đa số doanh nghiệp tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật,  nguồn lao động phổ thông tiếp tục cần nhiều ở các ngành nghề Dệt – May – Giày da;  Chế biến thực phẩm – Nông – Lâm – Ngư nghiệp; phục vụ  ăn uống; vệ sinh công  nghiệp. Chỉ số cầu nhân lực quý II giảm 28,05% so với quý I trong khi chỉ số cung nhân lực  trong quý II tăng 30,75%. Theo số liệu giải quyết việc làm trong 6 tháng đầu năm 2010, hơn 130.000 người  đã tìm được việc làm ổn định tại thành phố, đạt 70,27% nhu cầu nhân lực. Phần lớn lao động có nhu cầu tìm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay  nghề, trên 50% người tìm việc làm có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên và mức lương  mong muốn trên 5 triệu đồng/tháng. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những  người tìm việc làm có trình độ chuyên môn . Bên cạnh đó, sự thiếu hụt lao động phổ thông trong 6 tháng đầu năm còn khá căng  thẳng. Bởi nguồn lao động phổ thông của thành phố  phụ thuộc lớn vào lực lượng lao  động từ các địa phương, sau những ngày lễ tết họ thường không trở lại làm việc. Mặt khác, mức lương các doanh nghiệp trả quá thấp, không đủ hấp dẫn người 
  15. 1.2.   ị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Thiếu người, thừa việc    Th Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM,  tháng 6­2010, thị trường lao động cần 45.000 lao động mới, trong đó có 7.000 công  việc làm thêm. Đặc biệt, nhiều nhất vẫn là tuyển dụng nhân viên hoạt động trong các  chuỗi cửa hàng siêu thị, làm việc bán thời gian và trên mạng dịch vụ chăm sóc khách  hang tháng 5­2010, chỉ số cung nhân lực cũng giảm 21,53% so với tháng 4 do lực  lượng lao động nhập cư giảm nhiều so với các năm trước.  Khảo sát tại 1.156 doanh nghiệp với trên 18.700 nhu cầu tuyển dụng trong tháng 5­ 2010 cho thấy, trên 75% người tìm việc làm có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên với mức  lương mong muốn trên 5 triệu đồng/tháng . Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề,  nhu cầu tìm việc làm cũng mong muốn mức lương từ 2– 3 triệu đồng/tháng trở lên.  Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, sơ cấp đa số ở mức lương  trung bình và thấp, khoảng từ 2 triệu/tháng trở xuống.  Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực  và thông tin thị trường lao động TPHCM cho rằng, thị trường hiện nay không thiếu  việc làm nhưng người thất nghiệp vẫn nhiều là do thu nhập quá thấp, không đủ trang  trải cuộc sống nên người lao động chê việc.  “Qua kết quả khảo sát thu nhập bình quân hiện nay của công nhân có tay nghề chỉ  khoảng 1,5­1,8 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, một người bán thuốc lá ven  đường, bán hàng rong, bán vé số hay một người phục vụ quán cà phê không cần bằng  cấp, tay nghề cũng có thể kiếm được 150.000 đồng/ngày thì việc các doanh nghiệp  thiếu lao động cũng là điều dễ hiểu” 1.3. Thành phố Hồ Chí Minh: Nghịch lý thị trường cung, cầu lao động   Một nghịch lý đang diễn ra tại TP.HCM đó là nhiều  doanh nghiệp đau đầu vì thiếu hụt nhân lực, trong khi  đó người lao động chưa có việc làm vẫn còn nhiều.  Tình trạng thiếu hụt nhân lực càng bức bách hơn khi  đây là khoảng thời gian nhiều doanh nghiệp tập trung  vào sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng  những tháng cuối năm và dịp Tết. Nguyên nhân chính  vẫn là chuyện “thừa thầy thiếu thợ”.  Sơ đồ mất cân đối trong cung  và cầu nhân lực 6 tháng đầu  Mất cân đối trong cơ cấu trình độ nghề năm 2010  Theo số liệu Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và  Thông tin thị trường lao động TP.HCM, chỉ số cầu nhân  lực trong quý II.2010 giảm 28%, trong khi đó chỉ số về cung nhân lực tăng 30% so với  quý I năm 2010.  Nhìn chung thị trường lao động quý II này bình ổn hơn quý I, tuy nhiên sự mất cân  đối trong cơ cấu nghề đang làm khó cho nhà tuyển dụng và người lao động. Thực tế  hiện nay, nhu cầu thị trường lao động cần tuyển nhiều lao động lành nghề, lao động  thực hành, thế nhưng số lượng này còn quá ít so với nhu cầu thực tế.  Cụ thể thị trường lao động lành nghề cần 9.115 lao động có bằng sơ cấp nhưng chỉ  đáp ứng được 825 người, cần 1.970 lao động công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng chỉ  đáp ứng được 1.280 người, cần 15.885 lao động có chứng chỉ trung cấp nghề nhưng  chỉ đáp ứng được 9.060 người. Trong khi đó, lực lượng lao động có trình độ lý thuyết 
  16. cao lại thừa gần gấp đôi so với nhu cầu của thực tế (cầu thị trường là 10.632 lao động  tốt nghiệp đại học, cung 16.243 người). Ngoài ra, một khảo sát mới đây cho thấy mức lương của nhà tuyển dụng hiện nay  trả thấp hơn từ 30 – 40% so với yêu cầu người lao động. Thực tế trên 50% số người  lao động có trình độ đại học, có từ một năm kinh nghiệm trở lên, có chuyên môn, tay  nghề đều yêu cầu mức lương là 5 triệu đồng/tháng, nhưng phần lớn các doanh nghiệp  chỉ trả bình quân 3 triệu đồng/tháng.  Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề, mức lương mong muốn tìm việc làm từ  2 ­ 3 triệu đồng/tháng, trong khi mức lương rao tuyển mà doanh nghiệp đưa ra chỉ từ  1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu hụt nhân lực và tỉ lệ  thất nghiệp gia tăng do cung và cầu lao động không thỏa mãn được điều kiện của  nhau.  Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị  trường lao động TP.HCM cho biết: Trong khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP vẫn  “đói” về nguồn nhân lực thì tỉ lệ lao động thất nghiệp vẫn còn cao.  Do đó để giải quyết nghịch lý giữa cung và cầu lao động đòi hỏi chúng ta nên chú  trọng trong vấn đề đào tạo, đặc biệt là cân đối giữa đào tạo lao động thành thạo nghề  với lao động có trình độ lý thuyết cao. 1.2. Khả năng thu hút lao động của doanh nghiệp: Nhà tuyển dụng hiểu được rằng việc tuyển dụng nhân sự phù hợp sẽ đem lại lợi thế  cạnh tranh và giúp doanh nghiệp của họ phát triển . Doanh nghiệp nào có đội ngũ nhân   sự giỏi sẽ thắng” .   Mức độ cạnh tranh cao Trong quý I/2010, bán hàng có khoảng cách cung­cầu nhân lực nhỏ  nhất và trở  thành bộ phận chức năng có mức độ cạnh tranh cao nhất đối với nhà tuyển dụng . Ông   Chris Harvey cho biết: "Bán hàng luôn là một trong những bộ  phận chức năng quan   trọng nhất của doanh nghiệp và khi khoảng cách giữa cung­cầu nhân lực quá nhỏ,  tuyển dụng nhân sự cho bộ phận Bán Hàng trở nên khó khăn hơn cho bất cứ bộ phận   nào khác trong công ty”.
  17. Trong quý I/2010, tuy chỉ  số  cầu nhân lực trực tuyến của ngành ngân hàng tăng  mạnh (18%) nhưng khoảng cách cung­cầu nhân lực của ngành này vẫn lớn nhất khiến   ngành ngân hàng trở  thành ngành có mức độ  cạnh tranh cao nhất đối với người tìm   việc.  Năm bộ phận chức năng có chỉ số nhân lực trực tuyến cao nhất Theo số liệu được ghi nhận qua VietnamWorks.com trong quý I/2010, bán hàng, kế  toán/tài chính, hành chánh/thư  ký, IT­ phần mềm và marketing là nhóm năm bộ  phận  chức năng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự  cao nhất. So với quý IV/2009, nhu cầu   tuyển dụng nhân lực trực tuyến đối với bộ  phận marketing và bán hàng không thay   đổi, kế  toán/tài chính, hành chánh/thư  ký, IT­phần mềm đều giảm, riêng kế  toán/tài   chính giảm đến 17%.  
  18. Về  cung nhân lực trực tuyến, nhóm năm bộ  phận chức năng có nguồn cung nhân lực   trực tuyến cao nhất trong quý I/2010 gồm có kế toán/tài chính, hành chánh/thư ký, nhân   sự, bán hàng và dịch vụ khách hàng. So với quý IV/2009, cung nhân lực trực tuyến của   bộ phận kế toán/tài chính giảm 2,5% và bộ phận hành chánh/thư  ký giảm 6,5%; trong   khi đó, cung nhân lực trực tuyến của cả  hai bộ  phận nhân sự  và dịch vụ  khách hàng  đều tăng 10,5%, đối với bộ phận bán hàng tăng 5,3%.   Năm ngành nghề có chỉ số nhân lực trực tuyến cao nhất Trong quý I/2010, xây dựng dân dụng, kế toán/kiểm toán, ngân hàng, điện/điện tử,   hàng không/du lịch/khách sạn là năm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất . So với quý trước, nhu cầu nhân lực cho ngành ngân hàng tăng 18%, điện/điện tử  tăng  14%, hàng không/du lịch/khách sạn không thay đổi, xây dựng dân dụng giảm 23% và  kế toán/kiểm toán giảm 12%. 
  19. Về phía cung nhân lực trực tuyến, các ngành ngân hàng, kế toán/kiểm toán,  điện/điện tử, xây dựng dân dụng và cơ khí có nguồn cung nhân lực cao nhất . Và tất  cả các ngành này đều tăng so với quý trước. Ngân hàng là ngành giành được sự quan  tâm nhiều nhất  ** Báo cáo phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu  năm 2010: Trong 06 tháng đầu năm 2010, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị  trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục khảo sát tại các sàn giao dịch việc  làm, ngày hội việc làm và hệ thống thông tin giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động  trên địa bàn thành phố với tổng số 8.072 doanh nghiệp – 157.539 nhu cầu chỗ làm  việc, 72.456 người có nhu cầu tìm việc làm. Riêng trong quý II/2010, đã khảo sát tại  3.950 doanh nghiệp – 60.320 nhu cầu tuyển dụng và 20.473 người có nhu cầu tìm việc  làm   so sánh chỉ số cung cầu nhân lực quý 2 ta có thể thấy. Chỉ số cầu nhân lực quý II năm 2010 giảm 28,05% so với quý I năm 2010. Điều  này phù hợp với những nhận định của tháng 4, tháng 5 trong quý II là xu hướng nhu  cầu nhân lực theo chiều hướng giảm ở tất cả các ngành, thể hiện việc  đa số các  doanh nghiệp tạm ổn định về nhân sự, tập trung cho sản xuất – kinh doanh đồng thời  xây dựng chính sách phát triển nhân lực 06 tháng cuối năm. Trong quý II, những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động cao nhất là ngành  nghề Dệt ­ May ­ Giày da (12,52%), Marketing ­  Nhân viên Kinh doanh(12,01%), Nhựa  – Bao bì (10,54%), Dịch vụ và phục vụ (7,17%), Cơ khí ­ Luyện kim (6,56%), Điện tử  ­ viễn thông(6,02%), Giao thông­Vận tải­Thủy lợi (6,15%), Bán hàng (5,43%), Công  nghệ thông tin (2,37%). Ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài Chính – Ngân hàng chỉ số  tuyển dụng thường xuyên tương đối nhiều (2, 80%) chủ yếu nhu cầu tuyển trình độ  đại học, trên đại học và có kinh nghiệm . Nhìn chung thị trường lao động quý II bình ổn hơn so với quý I, đa số doanh nghiệp  tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nguồn lao động phổ  thông tiếp tục cần nhiều ở các ngành nghề Dệt – May – Giày da; Chế biến thực phẩm  – Nông – Lâm – Ngư nghiệp; phục vụ  ăn uống; vệ sinh công nghiệp.  
  20.    Ngược lại, với chỉ số cầu nhân lực thì chỉ số cung nhân lực trong quý II tăng  30,75% so với chỉ số cung quý I. Theo nhận định trước đó; quý I, quý II là thời điểm  diễn ra sự di chuyển công việc, phần lớn lao động có nhu cầu tìm việc trên các  phương tiện báo chí, mạng việc làm, tại các trung tâm giới thiệu việc làm là những lao  động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay nghề, trên 50% người tìm việc làm có  kinh nghiệm từ 1 năm trở lên và mức lương mong muốn trên 5 triệu đồng/tháng, vì  vậy tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những người tìm việc làm có trình độ chuyên  môn. Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề nhu cầu tìm việc làm cũng mong muốn  mức lương trên 02 triệu/tháng – 03 triệu/tháng trở lên, trong khi nhu cầu tuyển dụng  lao động phổ thông, sơ cấp  tuy có tăng hơn so với quý I ở mức bình quân chung 1,5  triệu – 1,8 triệu  và đa số vẫn ở mức lương dưới  02 triệu/tháng.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0