Bài tiểu luận: Phân tích dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
lượt xem 42
download
Bài tiểu luận: Phân tích dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang nhằm mục đích đề xuất và phân tích dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Tham khảo nội dung bài tiểu luận để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Phân tích dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
- Bài tiểu luận Đề tài: “Phân tích dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt cho Thị Trấn Thắng Huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang” Giảng viên:Ts. Phạm Thị Tố Oanh Sinh Viên: Dương Thu Hồng Ngày sinh: 10/06/1993 Mã sinh viên: DTZ1152320144 Lớp: CNMTK9
- LỜI CAM ĐOAN Bài tiểu luận về phân tích dây chuyền xử lý nước thải cho thị trấn thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang hoàn toàn là em tự tìm hiểu,thu thập thông tin và viết Em xin chịu trách nhiệm về bài tiểu luận của mình. Sinh viên thực hiện Dương Thu Hồng
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường và toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại Học Khoa Học Thái Nguyên, nhất là các thầy cô trong khoa Khoa Học Môi Trường và Trái Đất đã tạo điều kiện để chúng em được học và hoàn thành bộ môn này.Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp đã cùng chia sẻ và giúp đỡ mình trong quá trình học tập. Đặc biệt là Ts. Phạm Thị Tố Oanh, cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy,cung cấp tài liệu để chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.Ngoài kiến thức lý thuyết trong sách vở,cô đã dạy cho chúng em biết rất nhiều kiến thức thực tế,nhờ đó chúng em cũng đã hiểu ra nhiều điều và đó cũng là hành trang cho chúng em sau này ra làm việc được tốt hơn Nếu thiếu một trong những sự giúp đỡ đó có lẽ bài tiểu luận của em sẽ không hoàn thành được như ngày hôm nay. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hơn 70% các nhà máy cấp nước ở nước ta sử dụng nước mặt là nguồn nước chính, phục vụ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nguồn nước mặt lại là nơi tiếp nhận các loại chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ các khu đô thị, khu dân cư, nông thôn, các làng nghề sản xuất,… với nhiều loại chất gây ô nhiễm, kể cả các hợp chất hữu cơ phức tạp, đa dạng, có những dạng tồn tại khó xử lý, làm cho nước có màu sắc và mùi, vị khó chịu, nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bên cạnh sự phát triển và ứng dụng các khoa học công nghệ kĩ thuật hiện đại đã phát sinh các vấn đề cần giải quyết đó là làm cho môi trường bị ô nhiễm do quá trình sản xuất, sinh hoạt tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất… như: khói, bụi, chất thải rắn, nước thải.Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết. Thị trấn Thắng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục của huyện Hiệp Hòa, là 1 trong 2 đô thị loại IV của tỉnh Bắc Giang có nhiều các ngành nghề buôn bán, dân số đông, hằng ngày xả ra một lượng nước thải và rác thải rất lớn mà chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, mọi nguồn thải đều đước thải trực tiếp ra ngoài môi trường.Vì vậy, em chọn đề tài: “ Phân tích dây chuyền xử lý nước thải cho thị trấn Thắng, Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang”. 1.2. Mục đích của đề tài
- Đề xuất và phân tích dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 1.3.Nội dung đề tài Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thị trấn thắng, huyện hiệp hòa Hiện trạng thu gom xử lý nước thải của thị trấn thắng Tìm hiểu về đặc thù khu vực, thành phần, tính chất, lưu lượng xả thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải và tác hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người. Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt Đề xuất công trình xử lý nước thải sinh hoạt của thị trấn cho phù hợp Đề xuất giải pháp giảm thiểu
- CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THỊ TRẤN THẮNGHUYỆN HIỆP HÒA 2.1.Điều kiện tự nhiên 2.1.1.Vị trí địa lý Thị trấn Thắng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục của huyện Hiệp Hòa, là 1 trong 2 đô thị loại IV của tỉnh Bắc Giang (cùng với Thị trấn Chũ). Thị trấn được quy hoạch là đô thị trung tâm vùng phía Tây tỉnh Bắc Giang và là 1 đô thị vệ tinh trong Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thị trấn Thắng nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) 30 km, cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách thành phố Bắc Ninh 30 km, cách thành phố Thái Nguyên 40 km nên có vị trí địa lí thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội với hệ thống giao thông liên kết với các trung tâm kinh tế lớn. Tọa độ địa lý của thị trấn thắng nằm từ 21°21′14″ vĩ độ Bắc đến 105°58′55″ kinh độ đông 2.1.2.Đặc điểm địa hình Thị trấn thắng là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng tây bắc xuống đông nam, đồi núi và gò thấp. Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là 1,24km2
- 2.1.3. Đặc điểm khí hậu – thủy văn Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23 240C, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm. Có dòng sông Cầu có giá trị kinh tế rất lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận tiện. Thuyền bè có thể theo sông Cầu lên Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển. Sông Cầu bồi đắp phù xa màu mỡ cho các soi bãi ven sông và có trữ lượng cát sỏi hàng triệu mét khối cung cấp cho các công trình xây dựng. 2.2.Kinh tế xã hội Tổng dân số của thị trấn năm 2014 là 5185 người. Mật độ dân số trung bình là 4032 người/km2, phân bố dày đặc trong thị trấn. Người dân trong thị trấn chủ yếu chú trọng sản xuất, kinh doanh dịch vụ các mặt hàng như: may vá, sửa xe máy xe đạp, cắt tóc,làm dép lốp, làm mũ, hàn thiếc, nhuộm quần áo, dịch vụ cưới hỏi, ma chay, làm hoa, cửa hàng tạp hóa, siêu thị,buôn bán xe máy xe đạp… Thị trấn Thắng là nơi đặt tất cả các cơ quan hành chính của huyện Hiệp Hòa như ủy ban nhân dân và HĐND huyện, các Phòng của huyện, Kho bạc Nhà Nước, Tòa Án, bên cạnh đó còn là hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đang được xây dựng hoàn thiện và hiện đại. Các trường cấp 3 trên địa bàn thị trấn là: Trường THPT Hiệp Hòa số 1 (thành lập năm 1961). Trường THPT Dân Lập Hiệp Hòa số 1.
- Trường TTGDTX & Dạy Nghề huyện Hiệp Hòa. Trường THPT & THCS Hiệp Hòa. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thể thao của thị trấn Thắng đang trong giai đoạn hoàn thiện và nâng cấp hiện đại đồng bộ. Các ngân hàng lớn hầu như đã có mặt hết tại thị trấn Thắng như VietinBank, Đông Á, Vietcombank, VPBank, AgriBank. Là đô thị có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi, Ngã 6 trung tâm Thị trấn là giao nơi giao cắt các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 37, tỉnh lộ 288, 295, 296 các tuyến giao thông nội thị đang được nâng cấp hiện đại. Với tốc độ đô thị hóa nhanh yêu cầu cải tạo nâng cấp giao thông là cấp bách nên thời gian qua Thị trấn đã tập trung nâng cấp nhiều tuyến đường nội thị quan trọng như đường Tràng Than Trạm nước sạch, Ngã 4 Bệnh Viện, Thắng Gầm, Thắng Đông Xuyên, Thắng Cao Thượng Trong thời gian tới dự kiến đường từ Thắng tới Khu Công Nghiệp Yên Bình (Thái Nguyên) sẽ được cải tạo và xây cầu nối huyện Hiệp Hòa và huyện Phổ Yên để thúc đẩy giao lưu kinh tế 2.3.Hiện trạng thu gom xử lý nước thải Hiện nay, mọi nước thải sinh hoạt tử các hộ gia đình, các cơ sở y tế, siêu thị, quán ăn, các dịch vụ khác… vẫn chưa được thu gom xử lý mà xả thải trực tiếp ra các ao, hồ,sông hay cánh đồng gây ra các mùi khó chịu,thay đổi màu,ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI TRÌNH DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO THỊ TRẤN THẮNG HUYỆN HIỆP HÒA 3.1.Cơ sở lựa chọn công nghệ 3.1.1.Lưu lượng nước thải + Lưu lượng xả thải của mỗi người: 110 lít + Lưu lượng nước thải sinh hoạt của thị trấn là: 570,35 m3/ ngày đêm 3.1.2.Đặc thù khu vực: + Hộ sửa xe, rửa xe:7 + Hộ giết mổ:1 + Siêu thị: 5 + Quán ăn, nhà hàng:13 + Khu vui chơi giải trí: 1 3.1.3. Thành phần, tính chất của nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt như tắm giặt, vệ sinh cá nhân… được thải ra từ các trường học, bệnh viện, cơ quan,…Nước thải loại này chứa chủ yếu các chất bị phân rã dở dang từ nguồn thực phẩm phế liệu, ngoài ra còn một lượng nhỏ hóa chất đã
- được sử dụng trong đời sống hàng ngày như chất tẩy rửa, mĩ phẩm, thuốc sát trùng…Nước thải loại này bốc mùi, có màu sẫm đen, có nhiều váng và cặn lơ lửng. 3.1.3.1. Thành phần nước thải sinh hoạt Thành phần nước thải sinh hoạt gồm các loại: Nước thải nhiễm bẩn từ khu vệ sinh Nước thải nhiễm bẩn từ khu nhà bếp Nước thải nhiễm bẩn từ quá trình giặt là 3.1.3.2.Tính chất nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm Ngoài ra, nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần dinh dưỡng, các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng… rất cao. 3.1.3.3.Tác hại đến môi trường COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn tới ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,… làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường. Chất rắn lơ lửng (SS): lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
- Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… Amonia, photpho: đây là những yếu tố dinh dưỡng đa lượng. nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và làm chết các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra). Màu: làm mất mỹ quan Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuyếch tán oxy trên bề mặt 3.1.4. Nồng độ các chất trong chất thải Các thông số nước thải đầu vào: BOD5 = 250 mg/l TSS = 130mg/l COD = 340mg/l pH = 7 N = 50 mg/l P = 12 mg/l Tiêu chuẩn nước đầu ra: đạt tiêu chuẩn nước loại B (QCVN 14:2008/BTNMT)
- Nhận xét: Theo số liệu cho thấy nước thải sinh hoạt thường bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng lớn. Hàm lượng TSS, BOD, COD vượt so với tiêu chuẩn. vì vậy cần phải lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp để xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm trong nước thải. 3.2. Các phương pháp xử lý nước thải Phương pháp xử lý cơ học Phương pháp xử lý hóa học Phương pháp xử lý sinh học Khử trùng nước 3.3. Phân tích lựa chọn phương pháp xử lý Nước thải từ nhà vệ sinh , chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, nito và photpho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N va P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng. Vì vậy cần phải dung phương pháp sinh học để xử lý các chất hữu cơ. Nước thải từ khu nhà bếp có đặc trưng là nước chứa thành phần hàm lượng dầu mỡ rất cao, lượng cặn, rác lớn… nếu không có biện pháp xử lý thích hợp nó sẽ ức chế hoạt động của các VSV trong nước. Do đó, nước thải khu nhà bếp cần phải sơ lý sơ bộ tách dầu mỡ để tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, tránh nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau
- Nước thải giặt có tính chất hoàn toàn khác biệt với nước thải từ khu vệ sinh và nước thải từ nhà bếp, hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể mà chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa vì vậy phải dùng hóa chất để xử lý. 3.4. Sơ đồ công nghệ
- 3.5. Thuyết minh lựa chọn công nghệ 3.4.1. Hồ chứa Nước thải của thị trấn được thu gom, tự chảy vào trạm xử lý nước thải. Trước tiên, nước thải chảy qua song chắn rác thô nhằm tách bỏ rác có kích thước ≥ 10 mm. Rác bị chặn lại sẽ được thu gom và vận chuyển tới đến nơi quy định.
- Song chắn rác được đặt nghiên theo chiều dòng chảy một góc 600, để dễ dàng kéo lên Thiết bị này có các ưu điểm sau: Ngăn chặn sự mài mòn động cơ bơm tại các chu trình xử lý tiếp theo. Ngăn chặn các chất lạ trong bể xử lý sinh học mà có thể gây kết tụ thành các chất rắn nổi trong bể sinh học dẫn đến hệ thống xử lý kém hiệu quả. Cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và thay thế. Tổn thất thủy lực nhỏ. Sau khi qua song chắn rác, nước thải được bơm lên bể tách dầu mỡ 3.4.2. Bể tách dầu mỡ Do nước thải sinh hoạt trong thị trấn phát sinh từ khu vực nhà bếp, các cơ sở sửa chữa… có chứa một hàm lượng dầu mỡ, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp nó sẽ ức chế hoạt động của các VSV trong nước. Do đó, nhiệm vụ của bể tách mỡ là tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, tránh nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Dầu mỡ tách ra định kỳ hút bỏ theo qui định. Trước khi vào bể tách dầu, nước thải cho qua lưới lọc rác tinh để tách rác có kích thước ≥ 2mm như lông động vật từ các hộ giết mổ, len sợi từ hộ may mặc...Nước thải sau đó đi qua bể tách dầu mỡ,đồng thời cũng đóng vai trò là bể lắng cát.Tại đây, các chất béo,dầu mỡ với tỉ trọng thấp sẽ nổi nên bề mặt, các chất rắn còn lại sau khi qua lưới chắn rác sẽ lắng xuống dưới. Khi đó lớp dầu mỡ phí trên sẽ được tay gạt váng dầu loại bỏ và xử lý sau, cát sẽ được tách riêng và chuyển đến bể chứa bùn để xử lý tiếp
- Lọc rác tinh có những ưu điểm sau: Giữ lại rác có kích thước nhỏ ≥ 2mm. Nước thải sau khi đi qua lọc rác tinh có cặn rác ít. Tuy nhiên, nó vẫn còn những nhược điểm: Cấu tạo tương đối phức tạp. Rất khó sửa chữa, thay thế và vệ sinh. 3.4.3.Bể điều hòa Là nơi tập trung các nguồn nước thải của thị trấn thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục. Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. Đặc biệt đối với nước thải sinh hoạt. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm lên bể sinh học hiếu khí có vật liệu dính bám. 3.4.4. Bể sinh học hiếu khí có vật liệu dính bám Làm bằng bùn hoạt tính lơ lửng và dính bám là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải nhà hàng khách sạn. Bể sinh học có vật liệu dính bám có dòng chảy cùng chiều với dòng khí từ dưới lên. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng dính bám vào lớp vật liệu đệm.
- Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Quá trình này diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối trên vật liệu Plasdeck và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. 3.4.5.Bể lắng Nhiệm vụ: lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải. Nước thải được dẫn vào ống trung tâm của thiết bị. Nước thải sau khi ra khỏi ống trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm. Ống trung tâm ở thiết bị lắng được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong thiết bị chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Để bổ sung vi sinh vật cho bể xử lý, một phần bùn hoạt tính này được bơm trở lại bể xử lý, phần còn lại sẽ được đưa đến bể chứa bùn. 3.4.6.Bể khử trùng Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng hóa chất Chlorine có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B). 3.4.7.Bể chứa bùn
- Tại đây, bùn loãng được đưa vào ống phân phối trung tâm, bùn sẽ lắng xuống và được thu gom về hố tại tâm bể. Từ đây, bùn được bơm về máy ép bùn. Nước dư phía trên sẽ được hồi lưu về hố bơm để xử lý lại. Kết quả của quá trình nén bùn: Tăng nồng độ chất rắn trong bùn. Giảm thành phần chất hữu cơ trong bùn, giúp bùn ổn định. Giảm thể tích bùn trước khi đưa vào máy ép bùn. Máy ép bùn sẽ tiếp tục khử nước trong bùn, giảm thể tích bùn và tăng chất rắn trong bùn đến nồng độ có thể vận chuyển được đến nơi chôn lấp. Polymer được thêm vào với vai trò như là chất kết dính, nhằm đông kết các hạt bùn để quá trình nén bùn được thực hiện dễ dàng và đạt hiệu suất cao. Nước dư từ máy ép bùn được hồi lưu về hố bơm để xử lý lại. 3.5. Ưu nhược điểm của công nghệ 3.5.1. Ưu điểm Vận hành đơn giản, chi phí đào tạo bồi dưỡng nhân lực và vận hành thấp Dễ dàng tự động hóa và bán tự động Hiệu quả xử lý cao 3.5.2. Nhược điểm Tốn quỹ đất lớn cho việc xây dựng Khó khăn trong việc xử lý khi mở rộng quy mô và công suất Lượng bùn sinh ra trong quá trình vận hành lớn nên chi phí dành cho việc xử lý bùn lớn
- Sử dụng sân phơi bùn có giảm nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết
- CHƯƠNG 4: Đề XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỰ Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI 4.1. Đối với các cơ quan nhà nước Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường Quản lý sát xao hơn việc phân loại rác tại nguồn và đổ rác đúng nơi quy định Tiến hành xử phạt đối với các hành vi phá hoại và gây ô nhiễm nguồn nước Tuyên truyền, giáo dục người dân bảo vệ nguồn nước, tái sử dụng nguồn nước và tiết kiệm nước 4.2. Đối với các hộ dân Thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là xuống nguồn nước: ao,hồ, sông… sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tránh lãng phí Tuần hoàn, tái sử dụng lại nguồn nước ( nước rửa rau còn sạch có thể dùng để cọ rửa sàn nhà; nước vo gạo, nước canh, cơm thừa có thể thu gom cho các hộ chăn nuôi…)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng - thương mai - vận tải Phan Thành”
39 p | 2062 | 899
-
Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách kinh tế xã hội: Phân tích chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tỉnh Thừa Thiên Huế
17 p | 1302 | 250
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty thế kỉ 21 (MCK:C21)
13 p | 748 | 224
-
Bài tiểu luận: Phân tích Công ty Cổ Phần FPT
56 p | 1132 | 98
-
Bài tiểu luận: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội
10 p | 2424 | 96
-
Bài tiểu luận: Phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô của Singapore giai đoạn từ 2000 đến nay
35 p | 510 | 80
-
Bài tiểu luận: Phân tích động học cơ cấu hành tinh kiểu Simpson trong hộp số tự động
56 p | 309 | 57
-
Bài tiểu luận: Phân tích dòng tiền
22 p | 178 | 33
-
Bài tiểu luận: Các công thức tích phân Cauchy
17 p | 240 | 32
-
Bài tiểu luận Marketing căn bản: Phân tích hỗn hợp marketing của Vinamilk
30 p | 67 | 27
-
Tiểu luận Marketing căn bản: Phân tích marketing MIX của sản phẩm son dưỡng Công ty HA
42 p | 58 | 22
-
Bài tiểu luận cá nhân: Đường hầm nâng cao
51 p | 99 | 20
-
Bài tiểu luận: Xác định hàm lượng chì và hàm lượng nhựa trong sản phẩm dầu mỏ - Nguyễn Thị Nga
38 p | 146 | 17
-
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Phân tích hoạt động kinh doanh
34 p | 86 | 14
-
Tiểu luận Quản trị đánh giá thực hiện công việc: Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel
22 p | 35 | 13
-
8 mẫu kết luận ấn tượng nhất dành cho bài Tiểu luận
7 p | 640 | 11
-
Bài tiểu luận: Phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ Việt Nam từ góc độ tâm lý học xã hội và đề xuất giải pháp
13 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn