intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " Khảo sát một số phương pháp sinh bộ kiểm thử trong kiểm thử hộp đen "

Chia sẻ: Phạm Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày các kiến thức tổng quan nhất về kiểm thử phần mềm bao gồm: các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm (định nghĩa, lý do, vai trò và mục tiêu của kiểm thử), tiến trình thực hiện kiểm thử bao gồm những giai đoạn nào, các công việc cần thực hiện trong suốt quá trình kiểm thử là gì và các cấp độ kiểm thử trong kiểm thử phần mềm bao gồm: kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận sản phẩm. Khảo sát các phương pháp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " Khảo sát một số phương pháp sinh bộ kiểm thử trong kiểm thử hộp đen "

  1. 1 Khảo sát một số phương pháp sinh bộ kiểm thử trong kiểm thử hộp đen Mai Thị Kim Oanh Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS. ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10 Người hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Hùng Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày các kiến thức tổng quan nhất về kiểm thử phần mềm bao gồm: các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm (định nghĩa, lý do, vai trò và mục tiêu của kiểm thử), tiến trình thực hiện kiểm thử bao gồm những giai đoạn nào, các công việc cần thực hiện trong suốt quá trình kiểm thử là gì và các cấp độ kiểm thử trong kiểm thử phần mềm bao gồm: kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận sản phẩm. Khảo sát các phương pháp sing bộ kiểm thử bao gồm ba phương pháp sau: phương pháp phân tích giá trị biên, phương pháp phân hoạch tương đương và phương pháp kiểm thử dựa trên bảng quyết định. Nghiên cứu việc ứng dụng xây dựng các ca kiểm thử cho bài toán cụ thể, áp dụng các phương pháp đã khảo sát ở chương 3. Phân tích và đánh giá kết quả đã đạt được của luận văn, trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu phát triển trong tương lai. Keywords. Công nghệ phần mềm; Hộp đen; Bộ kiểm thử; Công nghệ thông tin; Hộp trắng Content 1.1. Đặt vấn đề Kiểm thử phần mềm [1] là một trong những hoạt động quan trọng trong tiến trình phát triển phần mềm. Nó góp một phần rất lớn trong việc đánh giá chất lượng của một phần mềm và là quy trình bắt buộc trong các dự án phát triển phần mềm. Hiện nay, hai kỹ thuật chính đang được áp dụng rộng rãi trong kiểm thử phần mềm là kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen [1]. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các công ty phần mềm thường tập trung nguồn lực vào kiểm thử hộp đen do kỹ thuật kiểm thử hộp trắng rất tốn kém vì liên quan đến phân tích mã nguồn và yêu cầu người kiểm thử phải có hiểu biết sâu sắc về hệ thống, có khả năng phân tích cấu trúc dữ liệu cũng như am hiểu nhất định các vấn đề kỹ thuật của chương trình. Kiểm thử hộp đen là một phương pháp quan trọng trong kiểm thử phần mềm. Để thực thi được hoạt động kiểm thử này chúng ta cần sinh bộ kiểm thử hay chính là tập hợp của các ca kiểm thử. Chất lượng của hoạt động kiểm thử hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của bộ kiểm thử này. Tuy nhiên, các công ty phần mềm hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp phân hoạch tương đương để sinh bộ kiểm thử. Phương pháp này sẽ rất tốn kém khi số lượng đầu vào của một chức năng cần kiểm thử là lớn. Hơn nữa, phương pháp này chỉ hiệu quả với giả thiết là các đầu vào hoàn toàn độc lập nhau. Với những bài toán có đầu vào phụ thuộc lẫn nhau, phương pháp phân hoach tương đương khó phát hiện ra các lỗi gây ra bởi những phụ thuộc này. Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần khảo sát các phương pháp sinh bộ kiểm
  2. 2 thử và đưa ra gợi ý cho các công ty trong việc lựa chọn hay kết hợp các phương pháp để đảm bảo chất lượng phần mềm. 1.2. Nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu và khảo sát một số phương pháp sinh bộ kiểm thử thường được sử dụng trong kiểm thử hộp đen như: kiểm thử giá trị biên, kiểm thử dựa trên phân hoạch tương đương và kiểm thử dựa trên bảng quyết định. Với mỗi phương pháp, luận văn sẽ đưa ra các tiêu chí sinh bộ kiểm thử, đồng thời đánh giá được ưu điểm, nhược điểm và khả năng phát hiện lỗi của từng phương pháp theo bộ kiểm thử được sinh ra. Từ kết quả của quá trình khảo sát, luận văn sẽ đưa ra những được gợi ý cho từng loại bài toán, từng hệ thống phù hợp với phương pháp kiểm thử nào. Luận văn cũng sẽ tiến hành thử nghiệm các phương pháp kiểm thử nêu trên cho hai bài toán cụ thể và đưa ra các phân tích đánh giá cho các phương pháp kiểm thử đã khảo sát trong phạm vi luận văn này. 1.3. Cấu trúc luận văn Các phần còn lại của luận văn có cấu trúc như sau: Chương 2 trình bày các kiến thức tổng quan nhất về kiểm thử phần mềm bao gồm: các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm (định nghĩa, lý do, vai trò và mục tiêu của kiểm thử), tiến trình thực hiện kiểm thử bao gồm những giai đoạn nào, các công việc cần thực hiện trong suốt quá trình kiểm thử là gì và các cấp độ kiểm thử trong kiểm thử phần mềm bao gồm: kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận sản phẩm. Chương này cũng sẽ trình bày các phương pháp kiểm thử chính trong kiểm thử phần mềm bao gồm kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen. Các phương pháp sinh bộ kiểm thử trong kiểm thử hộp đen sẽ được khảo sát trong chương 3 của luận văn bao gồm ba phương pháp sau: phương pháp phân tích giá trị biên, phương pháp phân hoạch tương đương và phương pháp kiểm thử dựa trên bảng quyết định. Việc ứng dụng xây dựng các ca kiểm thử cho bài toán cụ thể, áp dụng các phương pháp đã khảo sát ở chương 3 sẽ được trình bày trong nội dung của chương 4. Chương 5 là chương cuối cùng với nội dung tóm tắt kết quả đã đạt được của luận văn, trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu phát triển trong tương lai. References Tiếng Việt [1] Nguyễn Văn Vỵ, Nguyễn Việt Hà (2008), “Giáo trình kỹ nghệ phần mềm”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếng Anh [2] Rex Black (October 2008), “Advanced_Software_Testing”, Rocky Nook Publisher. [3] Lee Copeland (2004), “A Practitioner's Guide to Software Test Design”, Artech House Publisher. [4] Dorothy Graham, Erik van Veenendaal, Isabel Evans, Rex Black (2008), "Foundations of Software Testing: ISTQB Certification", Intl Thomson Business Publisher. [5] IEEE (1990), “Standard Glossary of Software Engineering Terminology”, IEEE Computer Society Press Publisher. [6] Paul C.Jorgensen (2002), “Software testing, a craftman's approach”, second edition, CRC Press Publisher. [7] Glenford J. Myers, Tom Badgett, Todd M. Thomas, Corey Sandler (2004), “The Art of Software Testing”, 2nd Edition, John Wiley & Sons Publisher.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2