Báo cáo " ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH SINH THÁI TẠI LƯU VỰC SÔNG ĐA DÂNG, TỈNH LÂM ĐỒNG "
lượt xem 28
download
Nước là một tài nguyên vô hạn về mặt số lượng nhưng hữu hạn về mặt chất lượng. Chất lượng nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng nước chính là các hoạt động của con người như: chặt phá rừng, sự thay đổi loại hình sử dụng đất (quá trình đô thị hóa, công...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo " ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH SINH THÁI TẠI LƯU VỰC SÔNG ĐA DÂNG, TỈNH LÂM ĐỒNG "
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH SINH THÁI TẠI LƯU VỰC SÔNG ĐA DÂNG, TỈNH LÂM ĐỒNG (APPLYING SWAT MODEL FOR ASSESSING WATER QUALITY FOR ECOLOGICAL PLANNING IN DA DANG WATERSHED, LAM DONG PROVINCE, VIETNAM) Nguyễn Thị Mai, Lê Hoàng Tú, Nguyễn Kim Lợi Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM Email: nguyenkimloi@gmail.com Abtract: Water is a resource with important implications in the life and production. But now human with their activities (deforestation, agriculture, urban development ...) has adverse effects on the quality of water resources, especially water in the river. Therefore, work needed now is to assess water quality in rivers. On the other hand, the problem of water resources management must be systematic and based on the boundaries of the basin. This is the basis for effective management of water resources for social and economic development sustainable. The article chose study area is Da Dang river basin, a major river in Lam Dong province. Water quality in the basin was evaluated based on the SWAT model (Soil and Water Assessment Tool). This model was integrated into ArcGIS software through ArcSWAT tool. The data needed for research was obtained from various sources including topographic data (DEM), land use, soil and climate. Through the research results can be somewhat quantified surface water quality in the basin. Keywords: Water Quality, Da Dang watershed, Lam Dong province, SWAT. 1. GIỚI THIỆU Nước là một tài nguyên vô hạn về mặt số lượng nhưng hữu hạn về mặt chất lượng. Chất lượng nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng nước chính là các hoạt động của con người như: chặt phá rừng, sự thay đổi loại hình sử dụng đất (quá trình đô thị hóa, công nghiệp hoá), nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao (sử dụng nông dược và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp)... Ở nước ta trong những năm trở lại đây, chất lượng nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm. Lưu vực sông Đa Dâng nằm ở phía Tây thành phố Đà Lạt. Trong những năm trở lại đây tại lưu vực các loại hình sử dụng đất đã có nhiều sự biến động (sự mở rộng của thành phố Đà Lạt, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp…) hay khai thác cát trên lưu vực. Chính những biến động này đã ảnh hưởng, tác động đến chất lượng nguồn nước mặt trong lưu vực. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt là rất có khả năng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là xác định chất lượng nguồn nước trong lưu vực. Nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong quy hoạch sinh thái lưu vực Đa Dâng góp phần làm hạn chế ô nhiễm môi trường phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững cho khu vực nghiên cứu. 195
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU Lưu vực sông Đa Dâng là một nhánh sông lớn thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Diện tích lưu vực khoảng 43.153 ha. Tọa độ địa lý: Kinh độ từ 108010’00’’ đến 108025’15” kinh Đông, Vĩ độ từ 11041’45” đến 11059’55” vĩ Bắc. Lưu vực sông Đa Dâng nằm trong cao nguyên Lang Biang ở độ cao từ 734 – 171 m so với mực nước biển. Địa hình trong lưu vực thấp dần theo chiều Bắc Nam. Do ảnh hưởng của độ cao (734 – 1711m) và rừng thông, nên lưu vực Đa Dâng mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 12–29°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Lưu vực Đa Dâng có mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình năm là 1602 –1732 mm và độ ẩm 88%. Kinh tế trong lưu vực chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch (2010). Hình 1. Vị trí lưu vực sông Đa Dâng Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Đất nông nghiệp 21.156,16 Đất phi nông nghiệp 7.990,21 Đất lâm nghiệp 14.006,63 Tổng 43.153,00 Hình 2. Biểu đồ thống kê loại hình sử dụng đất lưu vực Đa Dâng năm 2010 196
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 Về mặt thổ nhưỡng, trong lưu vực có 14 loại đất như Bảng 1. Bảng 1. Loại đất trong lưu vực Đa Dâng STT Loại đất 1 Đất đỏ chua giàu mùn 2 Đất đỏ nghèo bazờ 3 Đất đỏ nghèo bazờ sỏi sạn 4 Đất nâu đỏ nghèo bazờ 5 Đất xám 6 Đất xám đỏ vàng 7 Đất xám giàu mùn tích nhôm 8 Đất xám rất chua 9 Đất xám rất chua sỏi sạn nông 10 Đất xám tầng mặt giàu mùn, chua 11 Đất glây chua 12 Đất glây đọng nước 13 Đất glây sỏi sạn nông 14 Đất phù sa glây Hình 3. Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực Đa Dâng 3. PHƯƠNG PHÁP, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Để đánh giá chất lượng nước tại lưu vực sông Đa Dâng chúng tôi sử dụng mô hình đánh giá đất và nước (Soil and Water Assessment Tool-SWAT). Ngoài ra đễ hỗ trợ cho mô hình SWAT chúng tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS- Geographic Information System) hỗ trợ xử lý các dữ liệu đầu vào của mô hình (Hình 4). Mô hình SWAT là công cụ đánh giá nước và đất, được xây dựng bởi tiến sĩ Jeff Arnold ở Trung tâm phục vụ nghiên cứu nông nghiệp (ARS - Agricultural Research Service) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA - United States Department of Agriculture). Mô hình được xây dựng nhằm đánh giá và dự đoán các tác động của thực tiễn quản lý đất đai đến nguồn nước, lượng bùn, và lượng hóa chất trong nông nghiệp sinh ra trên một lưu vực rộng lớn và phức tạp với sự không ổn định về các yếu tố như đất, sử dụng đất và điều kiện quản lý trong một thời gian dài. Mô hình là sự tập hợp những phép toán hồi quy để thể hiện mối quan hệ giữa giá trị thông số đầu vào và thông số đầu ra. SWAT cho phép mô hình hóa nhiều quá trình vật lí trên cùng một lưu vực. 197
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 Hình 4. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu Một lưu vực sẽ được chia thành các tiểu lưu vực, trong mỗi tiểu lưu vực được chia thành các đơn vị thủy văn – có những đặc trưng riêng duy nhất về đất và sử dụng đất (Susan L. Neitsch et al., 2009). Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system-GIS) là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin ở đó cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không gian như điểm, đường, vùng (Ducker,1979). Theo trích dẫn của các tác giả khác nhau (ESRI, 1990; Aronoff, 1993) GIS đã được hình thành cách đây gần năm mươi năm tức là vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX và hệ thống thông tin địa lý hiện đại đầu tiên ở cấp độ quốc gia đã ra đời ở Canada năm 1964 với tên gọi là CGIS (Canadian Geographic Information Systems). Thập kỷ 80 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh của công nghệ máy tính, công nghệ viễn thám và công nghệ GIS. Những năm 90 là thời kỳ bùng nổ GIS về cả phần cứng lẫn phần mềm. Từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, GIS bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế. Hiện nay, nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang tiếp cận công nghệ GIS để giải quyết các bài toán của cơ quan mình. Dữ liệu đầu vào cần chuẩn bị cho mô hình SWAT bao gồm (bảng 2): dữ liệu DEM, bản đồ sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, dữ liệu thời tiết. Bảng 2. Dữ liệu đầu vào cho mô hình SWAT Loại dữ liệu Nguồn Định dạng DEM SRTM (Shuttle Radar Topographic *.tif, *.asc Mission) của USGS/NASA Sử dụng đất Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng *.GRID Thổ nhưỡng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng *.GRID Thời tiết Trạm Liên Khương và trạm Đà Lạt *.wgn ,*.dbf, *.pcp, *.tmp, *.hmd 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chất lượng nước mặt được đánh giá dựa trên nhiều thông số khác nhau. Trong bài báo 198
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 này chúng tôi tập trung đánh giá 4 thông số: lượng bồi lắng, lượng oxi hòa tan (DO), lượng nitrat (NO-3), lượng phosphat (PO3-4). Thời gian đánh giá là năm 2010. Các thông số này được đánh giá dựa theo theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt năm 2008 (QCVN 08:2008/BTNMT). Chất lượng nước mặt được chia làm 4 cấp (bảng 3): A1, A2, B1, B2 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008) . Bảng 3. Phân cấp chất lượng nước theo QCVN 08:2008/BTNMT Cấp Mục đích A1 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Lưu ý các chỉ tiêu trong QCVN 08:2008/BTNMT được tính theo đơn vị là mg/l còn đơn vị của các chỉ tiêu này trong mô hình SWAT được tính bằng kg. Do đó, cần có sự chuyển đổi đơn vị các kết quả của mô hình theo tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT. Quá trình chuyển đổi được mô tả theo các công thức sau (1)(2)(3): - Nồng độ DO (mg/l) = (DISOX_OUT / W) x 103 (1) - Nồng độ NO-3 (mg/l) = (NO3_OUT / W) x 103 (2) - Nồng độ PO3- (mg/l) = (MINP_OUT / W) x 103 (3) 4 Trong đó: - DISOX_OUT; NO3_OUT, MINP_OUT: Kết quả mô phỏng của mô hình SWAT về các chỉ tiêu lượng oxi hòa tan, lượng nitrat, phosphat. - W: Tổng lượng dòng chảy tháng (m3). W = Lưu lượng dòng chảy tháng * Số ngày trong tháng * 24 * 60 * 60. Hình 5. Kết quả phân chia tiểu lưu vực trong lưu vực Đa Dâng 199
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 Sau quá trình chạy mô hình chúng tôi phân chia lưu vực Đa Dâng thành 7 tiểu lưu vực (Hình 5). Chất lượng nước trong lưu vực sẽ được đánh giá tại các tiểu lưu vực 1, 6 và 7. Đây là các tiểu lưu vực mang những đặc trưng cho cả lưu vực Đa Dâng. Hình 6. Biểu đồ lưu lượng dòng chảy lưu vực Đa Dâng năm 2010 4.1. Kết quả về lượng bồi lắng của lưu vực Đa Dâng năm 2010 Như chúng ta đã biết dưới tác động của quá trình sạt lỡ, xói mòn đất các vật chất được vận chuyển theo dòng chảy tạo ra nguồn chất lơ lửng và tích tụ tại những vị trí thích hợp thường là các vùng trũng, hồ… Các vật chất xói mòn này có thể là chất vô cơ như N, P và một số cation như Ca2+, Mg2+, Na+, K+… Lượng vật chất này khi đi vào trong nước sẽ gây ra sự bồi lắng tại các dòng chảy, lòng hồ, ô nhiễm nguồn nước. Lượng bồi lắng càng lớn tương ứng sản phẩm vật chất xói mòn, rửa trôi trong nước lớn và chất lượng nước càng thấp (Hình 7). Hình 7. Biểu đồ lưu lượng bồi lắng lưu vực Đa Dâng năm 2010 Thông qua kết quả mô phỏng tổng lượng bồi lắng của lưu vực có thể đạt đến 662.734,83 tấn. Đây là lượng vật chất tương đối lớn, sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước trong lưu vực. 200
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 4.2. Kết quả về lượng DO của lưu vực Đa Dâng năm 2010 Oxi cần thiết cho tất cả các dạng sống dưới nước. Hàm lượng oxi hòa tan (DO) trong nước tự nhiên thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào nhiệt độ, độ mặn, các hoạt động sinh học (ví dụ như quang hợp và hô hấp) và áp suất khí quyển. Xác định nồng độ DO là một phần cơ bản của quy trình đánh giá chất lượng nước, bởi vì oxi có liên quan, hoặc ảnh hưởng đến gần như tất cả các quá trình sinh học, hóa học trong môi trường nước (Francis- Floyd, R., 1992),. Hàm lượng DO thấp nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, dẫn đến nhu cầu oxi tăng, làm giảm lượng oxi trong nước. Nồng độ oxi hòa tan dưới 5 mg/l có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động và sự sống còn của các cộng đồng sinh học và nếu dưới 2 mg/l có thể dẫn đến cái chết của nhiều loài cá. Hình 8. Biểu đồ lượng oxi hòa tan lưu vực Đa Dâng năm 2010 Thông qua kết quả đánh giá về lượng DO tại các dòng chảy số 1,6,7 ta có thể thấy lượng DO đều ở cấp A1. Riêng chỉ có dòng chảy số 7 tại thời điểm tháng 2,3 và 12 mang giá trị B2. Như vậy nhìn chung lượng DO trong lưu vực là khá cao. Bảng 4. Lượng DO tại các dòng chảy số 1, 6,7 lưu vực Đa Dâng năm 2010 (mg/l) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dòng chảy số 1 98,6 452,0 111,4 52,6 68,4 60,0 53,9 146,7 87,6 43,2 46,3 91,4 Xếp loại A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 Dòng chảy số 6 331,7 452,0 290,7 31,9 152,3 166,2 164,7 347,7 219,5 104,5 198,8 375,1 Xếp loại A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 Dòng chảy số 7 76,9 0,0 0,0 14,1 7,6 25,1 25,2 23,2 19,6 21,3 8,2 0,0 Xếp loại A1 B2 B2 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 B2 201
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 4.3. Kết quả về lượng NO-3 của lưu vực Đa Dâng năm 2010 Nitơ cần thiết cho sinh vật như là một thành phần quan trọng của prôtêin, bao gồm cả vật liệu di truyền. Thực vật và vi sinh vật chuyển đổi nitơ vô cơ thành nitơ hữu cơ. Trong môi trường, nitơ vô cơ tồn tại ở nhiều trạng thái ôxi hóa khác nhau như nitrat, nitrit, amoni và phân tử nitơ. Nitrat là dạng phổ biến của nitơ kết hợp trong môi trường tự nhiên. Nó có thể trở thành nitrit do quá trình khử nitơ, thường trong điều kiện yếm khí. Nhưng sau đó, các ion nitrit thường dễ bị ôxy hóa thành nitrat. Hình 9. Biểu đồ lượng nitrat lưu vực Đa Dâng năm 2010 Nồng độ của lượng nitrat ít khi vượt quá 0,1 mg/l, có thể tăng lên bởi nước thải đô thị và công nghiệp. Trong khu vực nông thôn và ngoại thành, việc sử dụng phân bón nitrat vô cơ có thể là một nguồn quan trọng làm gia tăng nồng độ nitrat. Việc xác định nitrat trong nước mặt biểu thị tình trạng dinh dưỡng và mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước (Bảng 5 và hình 9). Bảng 5. Lượng nitrat tại các dòng chảy số 1, 6,7 lưu vực Đa Dâng năm 2010 (mg/l) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dòng chảy số 1 0,32 0,05 0,15 0,16 0,14 0,27 0,45 0,50 0,45 0,50 0,66 0,37 Xếp loại A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 Dòng chảy số 6 1,40 1,04 0,01 0,13 0,66 0,47 0,25 0,42 0,42 0,59 1,24 2,38 Xếp loại A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A2 Dòng chảy số 7 1,62 1,37 0,28 0,16 0,19 0,20 0,33 0,60 0,64 0,78 1,33 2,31 Xếp loại A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A2 4.4. Kết quả về lượng PO3-4 của lưu vực Đa Dâng năm 2010 Photpho là một dưỡng chất cần thiết cho sinh vật. Nó tồn tại trong nước dưới cả hai dạng là hòa tan và phần tử hạt. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt (đặc biệt là những loại có chứa 202
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 chất tẩy rửa), nước thải công nghiệp và dòng chảy phân bón cũng làm tăng lượng photpho trong nước mặt. Trong nước sạch, photpho ở nồng độ thấp vì nó được cây trồng hấp thụ chủ động. Nồng độ photpho cũng có sự biến động theo mùa ở các vùng nước mặt. Nồng độ cao của phosphat có thể cho biết sự hiện diện của ô nhiễm và tình trạng thiếu oxy trong nước (Hình 10 và Bảng 6) . Hình 10: Biểu đồ lượng phosphat lưu vực Đa Dâng năm 2010 Bảng 6: Lượng phosphat tại các dòng chảy số 1, 6,7 lưu vực Đa Dâng năm 2010 (mg/l) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dòng chảy số 1 0,58 0,00 0,04 0,03 0,02 0,02 0,03 0,01 0,02 0,03 0,04 0,10 Xếp loại B2 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 Dòng chảy số 6 0,06 0,00 0,00 0,24 0,11 0,12 0,08 0,00 0,05 0,12 0,07 0,02 Xếp loại A1 A1 A1 A2 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 Dòng chảy số 7 0,45 0,00 0,05 0,07 0,05 0,05 0,09 0,02 0,07 0,11 0,08 0,08 Xếp loại B1 A1 A1 A2 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng chất lượng nước lưu vực sông Đa Dâng trong khoảng thời gian năm 2010. Dựa trên kết quả mô phỏng trong SWAT, 4 thông số chất lượng nước bao gồm lượng bồi lắng, oxi hòa tan DO, nitrat NO-3, phosphat PO3- được xem xét, đánh giá cho 3 dòng sông là 1, 6 và 7. Kết quả cho thấy, giá trị DO, NO-3, PO-3 trên 3 dòng sông xếp hạng tốt và khá. Phân hạng chung chất lượng nước cho 3 dòng sông này đều ở mức khá tốt, phù hợp với mục đích sử dụng là sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệphoặc các mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước khá. 203
- HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 Như vậy, mô hình SWAT là cách tiếp cận đánh giá chất lượng nước hiệu quả cho các lưu vực như lưu vực sông Đa Dâng. Với kết quả đánh giá trên, có thể hỗ trợ việc quản lý, sử dụng nguồn nước hiệu quả, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau trên lưu vực cũng như làm cơ sở để có phương án quy hoạch sinh thái lưu vực sông phù hợp nhất với các quy hoạch trong tương lai. Nghiên cứu này là bước đầu áp dụng mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Đa Dâng nên còn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, hướng phát triển tiếp theo của đề tài là sẽ sử dụng dữ liệu có độ chính xác cao, chi tiết hơn như: mức độ áp dụng phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, quản lý, sản xuất công nghiệp…. Bên cạnh đó, sẽ thu thập thêm dữ liệu quan trắc chất lượng nước trên lưu vực để hiệu chỉnh và kiểm định kết quả mô hình. Tài liệu tham khảo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Quy chuẩn Kĩ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước mặt (QCVN 08 : 2008/BTNMT). Hà Nội. Ducker, K.J, 1987. Geographical information systems and computer aided mapping. Journal of the American Planning Association, volume 53, pp. 383 – 399. Francis-Floyd, R. (1992), Dissolved Oxygen for Fish Production. Fact Sheet FA 27, Institute of Food and Agricultral Sciences, University of Florida. Geoff Wright et al., 2006. Atlas tài nguyên nước tổng hợp lưu vực sông Srêpôk. Địa chỉ truy cập http://mouthtosource.org/Srêpôk_images/Integrated-Water-Resources-Atlas-of-Srêpôk-basin.pdf Susan L. Neitsch et al., 2009. Overview of Soil and Water Assessment Tool (SWAT) Model. In: Arnold, J et al., eds. 2009. Soil and Water Assessment Tool (SWAT): Global Applications. Special Publication No. 4., World Associatiom of Soil and Water Conservation, Bangkok: Funny Publishing, pp.3-23. 204
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vá công nghệ ở các trường đại học : Báo cáo tổng kết đề tài
101 p | 901 | 121
-
Báo cáo vi sinh môi trường: Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón vi sinh
52 p | 484 | 113
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ vi sinh
29 p | 410 | 112
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu về quy trình kiểm tra bảo mật ứng dụng web
26 p | 277 | 67
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)
41 p | 244 | 49
-
Báo cáo: Ứng dụng tâm lý khách hàng vào việc đánh giá sản phẩm
32 p | 248 | 45
-
Báo cáo: Ứng dụng web và vấn đề bảo mật
36 p | 167 | 43
-
Báo cáo khoa học: Ứng dụng một số thuốc trừ sâu bệnh sinh học hiện có trong công tác sản xuất rau an toàn và phòng trừ sâu xanh da láng
17 p | 139 | 25
-
Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng dịch vụ công tại thành phố Hồ Chí Minh
36 p | 211 | 23
-
Báo cáo " ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ THÍCH NGHI NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN TUY PHONG - TỈNH BÌNH THUẬN "
10 p | 125 | 21
-
Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý nước thải nhiễm mặn
40 p | 106 | 13
-
Báo cáo Ứng dụng công nghệ Ozone xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy
37 p | 91 | 11
-
Báo cáo Những sai lầm khi ứng dụng kết quả nghiên cứu vào lâm sàng
37 p | 48 | 10
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong thiết kế và vận hành BCL
39 p | 102 | 10
-
Báo cáo: Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục
6 p | 123 | 9
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ thông tin để tính toán dự báo lượng phân bón cần thiết hàng năm cho một số loại cây trồng chính ở Đồng Nai
5 p | 113 | 9
-
Báo cáo khoa học: Màng sinh học Vinachitin-Ứng dụng lâm sàn
74 p | 93 | 6
-
Báo cáo: Ứng dụng nirads trong hình ảnh đầu cổ
31 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn