Bazơ
lượt xem 45
download
Một định nghĩa phổ biến của bazơ (còn được viết là base) theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước. Các bazơ và các axít được nói đến như là các chất ngược nhau vì hiệu ứng của axít là tăng nồng độ ion hydroni (H3O+) trong nước, còn bazơ thì làm giảm nồng độ của ion này. Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước và có pH lớn hơn 7 khi ở trong dung dịch....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bazơ
- Bazơ Một định nghĩa phổ biến của bazơ (còn được viết là base) theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước. Các bazơ và các axít được nói đến như là các chất ngược nhau vì hiệu ứng của axít là tăng nồng độ ion hydroni (H3O+) trong nước, còn bazơ thì làm giảm nồng độ của ion này. Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước và có pH lớn hơn 7 khi ở trong dung dịch. Còn có nhiều định nghĩa khác về axít-bazơ có tính tổng quát hóa và tân tiến hơn. Các bazơ thông dụng • Bột nhẹ (bicacbonat natri), còn von gọi là bột nổi, tức NaHCO3. • Cacbonat natri Na2CO3. • Amoniac (NH3) và các amin . • Pyridin và các bazơ vòng thơm khác. • Các hiđrôxít kim loại như hiđrôxít natri (NaOH) hay hiđrôxít kali (KOH). • Nhiều ôxít kim loại tạo ra hiđrôxít bazơ với nước (anhiđrít). Bazơ và độ pH Độ pH của nước (không nguyên chất) được đo bởi độ axít của nó. Trong nước nguyên chất, khoảng 1/10 000 000 các phân tử phân ly thành các ion hiđrô (H+) hay hiđrôni (H3O+) và các ion hiđrôxít (OH−), tuân theo phương trình sau:
- Chính xác hơn thì là: Nồng độ (tính theo mol/lít) của các ion được biểu diễn như là [H+] và [OH−]; tích của chúng là hằng số điện li của nước và có giá trị 10−14 mol2l−2. Độ pH được định nghĩa như là −log [H+]; vì thế nước nguyên chất có pH bằng 7. (Các giá trị này đúng ở nhiệt độ 23 °C và sai khác một chút ở các nhiệt độ khác.) Bazơ nhận (loại bỏ) các ion hiđrôni (H3O+) từ dung dịch, hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít (OH−) cho dung dịch. Cả hai hoạt động này đều làm giảm nồng độ của các ion hiđrô, và vì thế làm tăng pH. Ngược lại, một axít cung cấp thêm các ion H+ cho dung dịch hay nhận các ion OH−, vì thế làm giảm pH. Độ pH của dung dịch có thể tính toán được. Ví dụ, nếu 1 mol của hiđrôxít natri (40 g) được hòa tan trong 1 lít nước, nồng độ của các ion hiđrôxít là [OH−] = 1 mol/l. Vì vậy [H+] = 10−14 mol/l, và pH = −log 10−14 = 14. Trung hòa axít Khi hòa tan trong nước, NaOH phân ly thành các ion hiđrôxít và natri: tương tự, axít clohiđríc (HCl) tạo ra các ion hiđrôni và clorua: Khi hai dung dịch này được trộn với nhau, các ion H+ và OH− tổ hợp với nhau tạo ra các phân tử nước:
- Nếu các lượng bằng nhau của NaOH và HCl (đo theo mol, không phải tính theo gam) được hòa tan cùng nhau, bazơ và axít trung hòa nhau một cách chính xác, giải phóng ra NaCl (muối ăn) trong dung dịch. Tính kiềm của các phi-hiđrôxít Cả cacbonat natri và amoniac đều là các bazơ, mặc dù không có chất nào chứa nhóm OH−. Có điều này bởi vì cả hai hợp chất đều nhận các ion H+ khi hòa tan trong nước: Kim loại kiềm Nhóm 1 37 5 Các kim loại kiềm là một dãy các nguyên tố trong nhóm 1 của bảng tuần Rb hoàn các nguyên tố, ngoại trừ hiđrô. Đó là liti, natri, kali, rubiđi, xêzi và Chu kỳ franxi. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên. 55 6 Cs 3 Các kim loại kiềm là các kim loại có màu trắng bạc, mềm, có khối lượng 2 Li riêng thấp, có phản ứng tức thời với các nguyên tố thuộc nhóm halôgen để 87 tạo thành các muối điện ly và với nước để tạo thành các hiđrôxít kiềm rất 7 Fr mạnh về phương diện hóa học tức các bazơ (hay ba dơ). Các nguyên tố này 11 3 chỉ có một êlectron ở lớp ngoài cùng, vì thế trạng thái năng lượng ưa thích Na của chúng là dễ mất đi một êlectron để tạo thành ion có điện tích dương 1. Hiđrô, có một êlectron đơn độc, đôi khi được xếp vào đầu nhóm 1, nhưng nó 19 4 không phải là một kim loại kiềm; nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khí nhị K nguyên tử (phân tử). Để loại bỏ êlectron duy nhất của nó đòi hỏi tương đối nhiều năng lượng hơn việc loại bỏ êlectron ngoài cùng của các kim loại kiềm. Giống như
- các halôgen, chỉ một êlectron bổ sung là đủ để điền đầy lớp ngoài cùng của nguyên tử hiđrô, vì thế hiđrô có thể trong một vài điều kiện môi trường có những tính chất của một halôgen, tạo thành ion âm hiđrua. Hợp chất của hiđrô với các kim loại kiềm và một số kim loại chuyển tiếp cũng đã được tạo ra. Dưới áp suất cực lớn, chẳng hạn như ở lõi của Mộc Tinh, hiđrô có tính kim loại và có các tính chất giống như kim loại kiềm, xem thêm hiđrô kim loại. [ẩn] Hộp này: xem • thảo luận • sửa Các kim loại kiềm Liti Natri Kali Rubidi Franxi Xêzi Li Na K Rb Fr Cs Số Số Số Số Số Số nguyên nguyên nguyên nguyên nguyên nguyên tử: 55 tử: 3 tử: 11 tử: 19 tử: 37 tử: 87 Nguyên tử Nguyên Nguyên Nguyên Nguyên Nguyên lượng: tử lượng: tử lượng: tử lượng: tử lượng: tử lượng: 132,905 6,941 | 22,990 | 39,098 | 85,468 | | (223) Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm nóng nóng nóng nóng nóng nóng chảy: chảy: chảy: chảy: chảy: chảy: 301,59 453,69 370,87 336,53 312,46 295? Điểm sôi: Điểm sôi: Điểm sôi: Điểm sôi: Điểm sôi: Điểm sôi: 944 1.615 1.156 1.032 961 950? Độ âm Độ âm Độ âm Độ âm Độ âm Độ âm điện: 0,79 điện: 0,98 điện: 0,93 điện: 0,82 điện: 0,82 điện: 0,7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG CẤU TRÚC ĐẾN TÍNH AXIT, BAZƠ
7 p | 1310 | 242
-
Bài giảng Hóa học 11 bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazo
14 p | 463 | 53
-
Giáo án bài 37: Axit - Bazơ - Muối - Hóa 8 - GV.Phan V.An
10 p | 418 | 44
-
Giáo án Hóa học 11 bài 2: Axit, bazơ và muối
9 p | 497 | 41
-
Giáo án bài 8: Một số bazơ quan trọng - Hóa 9 - GV.N Phương
10 p | 369 | 25
-
Tính chất của Bazo
2 p | 123 | 15
-
Sự đện li Axit - Bazơ - Muối - GV. Lương Văn Huy
8 p | 104 | 15
-
Giáo án bài 14: Thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối - Hóa 9 - GV.N Phương
4 p | 701 | 10
-
Giáo án bài 7: Tính chất hóa học của bazơ - Hóa 9 - GV.N Phương
5 p | 292 | 10
-
Dạng toán: Tính độ pH của dung dịch axit-bazơ
6 p | 229 | 6
-
Bài giảng Hóa học lớp 11 bài 2: Axit, bazơ và muối - Trường THPT Bình Chánh
16 p | 15 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit - bazo - muối
12 p | 21 | 4
-
Bài giảng Hóa học lớp 8 - Tiết 56: Axit - Bazơ - Muối
13 p | 15 | 4
-
Các bài tập về tính chất hoá học của bazơ
1 p | 79 | 3
-
Giải bài tập Tính chất hóa học của Bazơ SGK Hóa học 9
5 p | 97 | 2
-
Các bài tập về một số bazơ quan trọng
1 p | 65 | 1
-
Giáo án chủ đề: Bazơ (Nhóm 2: UB-QY-TY-BC)
20 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn