intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC (BỆNH BASEDOW) (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

194
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán: 1. Chẩn đoán xác định: dựa vào các Hội chứng sau. + Hội chứng thay đổi hình thái Tuyến giáp: - Bướu giáp to lan toả. - Sờ thấy rung mưu và nghe có tiếng thổi liên tục tại Bướu giáp. + Hội chứng rối loạn điều chỉnh thần kinh và trục Dưới đồiTuyến yên-Tuyến giáp: - Mắt lồi. - Run tay. - Thay đổi tính tình. - Nghiệm pháp hãm Werner âm tính. + Hội chứng nhiễm độc Thyroxin: - Mạch nhanh. - Ăn nhiều nhưng gầy sút nhanh. - Chuyển hoá cơ sở tăng cao. - Lượng T3 và T4 trong máu tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC (BỆNH BASEDOW) (Kỳ 4)

  1. BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC (BỆNH BASEDOW) (Kỳ 4) VII. Chẩn đoán: 1. Chẩn đoán xác định: dựa vào các Hội chứng sau. + Hội chứng thay đổi hình thái Tuyến giáp: - Bướu giáp to lan toả. - Sờ thấy rung mưu và nghe có tiếng thổi liên tục tại Bướu giáp. + Hội chứng rối loạn điều chỉnh thần kinh và trục Dưới đồi- Tuyến yên-Tuyến giáp: - Mắt lồi. - Run tay. - Thay đổi tính tình.
  2. - Nghiệm pháp hãm Werner âm tính. + Hội chứng nhiễm độc Thyroxin: - Mạch nhanh. - Ăn nhiều nhưng gầy sút nhanh. - Chuyển hoá cơ sở tăng cao. - Lượng T3 và T4 trong máu tăng cao. Có thể sơ bộ đánh giá mức độ nhiễm độc giáp như sau: - Nhẹ: Mạch dưới 100 lần/phút,Chuyển hoá cơ sở dưới 30%. - Vừa: Mạch trong khoảng 100 - 120 lần/phút, Chuyển hoá cơ sở trong khoảng 30-60%. - Nặng: Mạch trên 120 lần/phút, Chuyển hoá cơ sở trên 60%. 2. Chẩn đoán phân biệt: Một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:
  3. + Suy nhược thần kinh: cũng có các triệu chứng mạch nhanh,run tay,dễ kích thích,gầy sút...nhưng chú ý sẽ thấy: - Mạch nhanh không ổn định,lúc nghỉ và yên tĩnh thì mạch bình thường. - Ăn uống ít,ăn không thấy ngon miệng. - Các xét nghiệm đánh giá chức năng Tuyến giáp đều bình thường. + Bệnh U độc Tuyến giáp (bệnh Blummer): cũng có triệu chứng Bướu giáp và Hội chứng nhiễm độc giáp nhưng có những điểm khác như: - Bướu giáp thể nhân (thường là nhân đơn độc). - Triệu chứng rối loạn tim mạch tiến triển nhanh và nặng. - Không có triệu chứng lồi mắt. - Xạ hình đồ Tuyến giáp thấy Bướu giáp là một nhân nóng trên nền nhu mô xung quanh giảm hấp thu Iot. VIII. Điều trị ngoại khoa: Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị bệnh Basedow là: Nội khoa,Iot phóng xạ và Ngoại khoa.
  4. + Điều trị Nội khoa: - Dùng các thuốc làm giảm tổng hợp và bài tiết Hocmon giáp(thuốc kháng giáp tổng hợp,các thuốc Iot,các muối Lithium...)kết hợp với các thuốc Coctcoit,Trấn tĩnh,Phong bế giao cảm... - Chỉ định dùng cho hầu hết các bệnh nhân Basedow tuy nhiên có những hạn chế là: Tỉ lệ khỏi bệnh chỉ đạt 45-50%; Thời gian điều trị kéo dài 1,5-2 năm; Không dùng được cho các bệnh nhân bị dị ứng thuốc hoặc đang có thai hay cho con bú... + Điều trị bằng Iot phóng xạ: - Cho bệnh nhân uống Iot phóng xạ,chất này sau đó sẽ tập trung tại Tuyến giáp và phóng ra các tia phóng xạ (chủ yếu là các tia Beta) gây phá hủy tổ chức tuyến giáp,dẫn tới giảm khả năng hoạt động chức năng tuyến giáp. - Tỉ lệ khỏi bệnh lúc đầu có thể đạt 80-90% nhưng có một số hạn chế như để lại nhiều biến chứng về lâu dài khó kiểm soát được (nhược giáp tăng dần,ung thư hoá,sinh quái thai...) do đó hiện nay thường chỉ dùng cho các bệnh nhân trên 40 tuổi,điều trị Nội khoa không khỏi và không đủ điều kiện để điều trị Ngoại khoa. + Điều trị Ngoại khoa:
  5. Nội dung chủ yếu của điều trị Ngoại khoa là mổ cắt gần hoàn toàn Tuyến giáp.Ưu điểm là tỉ lệ khỏi bệnh cao (90-98%),thời gian điều trị ngắn hơn điều trị Nội khoa rất nhiều,nhưng có một số nhược điểm như: có một tỉ lệ nhất định các biến chứng phẫu thuật và sẹo vết mổ.Tuy nhiên các biến chứng này có thể được giảm đến mức tối thiểu nhờ việc hoàn thiện kỹ thuật mổ cũng như các khâu khác của quá trình điều trị Ngoại khoa. 1. Những chỉ định mổ chính: + Basedow đã được điều trị Nội khoa ít nhất 3-6 tháng nhưng kết quả không ổn định hoặc không khỏi. + Basedow có bướu gíap to gây chèn ép hoặc có bướu giáp nằm lạc chỗ vào trong lồng ngực. + Basedow mà bệnh nhân không dùng được thuốc kháng giáp tổng hợp do bị các tác dụng phụ của thuốc hoặc đang có thai. 2. Điều trị chuẩn bị mổ: Mọi bệnh nhân Basedow có chỉ định mổ đều phải được điều trị chuẩn bị mổ để đạt được tình trạng bình giáp trước mổ.
  6. + Trong điều trị chuẩn bị mổ,ngoài các thuốc dùng gần tương tự như trong điều trị Nội khoa,cần chú ý cho thêm các thuốc nâng đỡ toàn trạng và chuẩn bị tốt về tâm lý cho bệnh nhân. + Tiêu chuẩn để đánh giá bình giáp: - Đã cắt thuốc kháng giáp tổng hợp ít nhất 7 ngày. - Mạch dưới 90 lần/phút. - Chuyển hoá cơ sở dưới 20%. - Bệnh nhân lên cân,ngủ tốt,tinh thần ổn định,yên tâm,muốn được mổ. - Các xét nghiệm khác đều ở giới hạn bình thường (thời gian làm các xét nghiệm này không quá 20 ngày trước mổ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2