intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh đau đầu ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Thị Giỏi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

270
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám ngay nếu chứng đau đầu có kèm theo nôn, mờ mắt, run tay, đi loạng choạng hoặc yếu nửa người. Đau đầu là chứng bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Trong số trẻ đến phòng khám thần kinh, tâm thần, nhi khoa, khoảng 10-15% đến với lý do đau đầu. Có nhiều

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh đau đầu ở trẻ em

  1. Bệnh đau đầu ở trẻ em Hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám ngay nếu chứng đau đầu có kèm theo nôn, mờ mắt, run tay, đi loạng choạng hoặc yếu nửa người. Đau đầu là chứng bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Trong số trẻ đến phòng khám thần kinh, tâm thần, nhi khoa, khoảng 10-15% đến với lý do đau đầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này: - Viêm dây thần kinh (dây V), viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng. - Có vấn đề về mạch máu (đau nửa đầu), tăng huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch. - Có khối choán chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính. - Lo âu, stress, học hành quá căng thẳng. Có trẻ đau đầu do người thân bị mất. Có những trẻ gái ở tuổi dậy thì chứng kiến cảnh bố đối xử bất công với mẹ, buồn bã dẫn đến mắc bệnh đau đầu. Do tính chất, nguyên nhân tổn thương nên có loại đau đầu vài phút khỏi ngay, có loại đau âm ỉ cả ngày, đêm và có loại đau thành từng cơn, đau tăng lên vào nửa đêm và gần về sáng. Khi trẻ kêu đau đầu, bố mẹ cần chú ý tìm hiểu xem đau ở vùng nào trên đầu, đau khi nào, có liên quan đến sự kiện gì không, đau kéo dài bao nhiêu lâu, có kèm theo hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tê bì không. Phụ huynh cũng cần biết trẻ có bị mờ mắt không, tay chân có yếu bên nào không, dáng đi có vững không, có thấy khác thường ở mặt, ở mắt không. Có thể phòng ngừa đau đầu bằng cách tránh những yếu tố nguy cơ làm xuất hiện chứng này: tránh các stress, không để trẻ nhìn thấy sự bất hòa của bố mẹ, người lớn; cho trẻ ngủ đủ từ 8-10 tiếng, dinh dưỡng đủ chất. Tránh để trẻ học liên miên, không có thời gian chơi, thư giãn. Nếu đau một lần trong một tháng được gọi là thỉnh thoảng, đau một lần trong một tuần gọi là đau thường xuyên. Khi trẻ bị đau đầu, có thể cho uống thuốc giảm đau thông thường, tạm thời như paracetamol liều 10 mg/kg và đưa trẻ đi khám bệnh. Tại phòng khám thần kinh, trẻ sẽ được khám kỹ về lâm sàng, đo huyết áp, soi đáy mắt và làm một số xét nghiệm chuyên sâu: điện não đồ, chụp sọ não, chụp cắt lớp điện toán hoặc cộng hưởng từ nếu bác sĩ thấy cần thiết. Với những trẻ đau đầu do căn nguyên tâm lý hay học quá căng thẳng, bác sĩ sẽ tham vấn riêng với bố mẹ để tìm giải pháp hỗ trợ trẻ; tham vấn riêng với trẻ để khẳng định là trẻ không có bệnh, tạo sự tự tin vượt qua thời điểm khủng hoảng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2