intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh hen suyễn (Kỳ 1)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh hen suyễn là một bệnh rất thông thường, gây ra tử vong đáng kể mặc dầu nhiều tiến bộ đã được thực hiện về phương diện định bệnh cũng như điều trị. Sở dĩ có sự mâu thuẫn đó là vì phần nhiều dân chúng thiếu hiểu biết về bệnh trạng, nguyên nhân của bệnh, cách đề phòng bệnh, kể cả sự kiểm soát môi trường chứa các chất gây dị ứng. Ngoài ra, người bệnh chưa được giáo dục đầy đủ về cách dùng thuốc, dùng thuốc cho đúng lúc, cho đúng liều và hơn nữa chưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh hen suyễn (Kỳ 1)

  1. Bệnh hen suyễn (Kỳ 1) Bệnh hen suyễn là một bệnh rất thông thường, gây ra tử vong đáng kể mặc dầu nhiều tiến bộ đã được thực hiện về phương diện định bệnh cũng như điều trị. Sở dĩ có sự mâu thuẫn đó là vì phần nhiều dân chúng thiếu hiểu biết về bệnh trạng, nguyên nhân của bệnh, cách đề phòng bệnh, kể cả sự kiểm soát môi trường chứa các chất gây dị ứng. Ngoài ra, người bệnh chưa được giáo dục đầy đủ về cách dùng thuốc, dùng thuốc cho đúng lúc, cho đúng liều và hơn nữa chưa hiểu rõ sự hiểm nghèo của bệnh cũng như không hiểu rằng mặc dầu bệnh suyễn không thể chữa tuyệt căn được nhưng nó có thể kiểm soát được và người bệnh có thể “sống chung” với suyễn một cách bình thường. Bài viết này có mục đích giúp người bị bệnh hen suyễn hiểu rõ hơn về bệnh của mình, cách phòng ngừa bệnh, cách điều trị, cùng giải thích về bệnh suyễn do hoạt động gây nên và bệnh suyễn thường xảy ra ban đêm.
  2. Bệnh hen suyễn Người Bắc gọi là hen, người miền Nam gọi là suyễn, nên ngày nay được gọi chung là hen suyễn, là một bệnh phổi kinh niên, trong đó sự hô hấp trở nên khó khăn khi bệnh trở nặng. Trong cơn suyễn, màng nhầy cuống phổi bị sưng lên và các bắp thịt cơ trơn trong vách cuống phổi co lại làm cho lòng cuống phổi teo nhỏ lại. Các tuyến tiết chất nhầy trong cuống phổi sản xuất ra dịch nhầy rất đặc, tạo thêm khó khăn cho sự hô hấp. Mặc dầu bệnh hen suyễn không thể chữa tuyệt căn, nhưng những triệu chứng của nó có thể kiểm soát được qua sự giúp đỡ của bác sĩ và một chương trình điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Triệu chứng Những triệu chứng kinh điển là thiếu hơi thở, có cảm giác lồng ngực bị co rút lại, thở khò khè và ho… Định bệnh Người bị suyễn cần phải đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử cuả bệnh nhân và gia đình họ. Bác sĩ cần nghe phổi của họ và đôi khi thực hiện vài thử
  3. nghiệm như đo chức năng phổi, đếm hồng cầu và bạch cầu (trong trường hợp bệnh suyễn vì dị ứng, loại bạch cầu ưa phẩm eosin sẽ gia tăng) và tìm ra những chất gây dị ứng bằng cách làm những phản ứng thử nghiệm trên da (skin test). Để kiểm soát triệu chứng bác sĩ sẽ cho toa thuốc và người bệnh cần phải nghe theo lời chỉ dẫn của BS và báo cáo ngay cho BS sự công hiệu cũng như những phản ứng phụ của thuốc. Người bệnh cần tìm hiểu xem cơn suyễn bị gây nên bởi lý do gì và nên nghe lời BS để cho việc điều trị có hiệu quả. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân bệnh suyễn không được rõ. Dường như nó thường xảy ra trong từng gia đình. Người bị bệnh suyễn thường rất mẫn cảm với nhiều chất và với các điều kiện thuộc môi trường thường không gây bệnh cho người khác. Những chất gây bệnh suyễn gồm có các chất gây dị ứng như phấn hoa, vảy, lông, bụi của gia súc, khói thuốc lá và các chất mùi mạnh như nước hoa, nước xịt phòng, mỹ phẩm chẳng hạn… Các nguyên nhân khác có thể là thay đổi bất thình lình do khí hậu và nhiệt độ, vài loại thuốc và các chất phụ gia thực phẩm, khói bụi thành phố… Cơn suyễn thường xảy ra về đêm, có thể do nhiều yếu tố gồm có chất gây dị ứng trong phòng ngủ (con bọ mạc nệm), phản ứng chậm với các chất mà người
  4. bệnh tiếp xúc thường xuyên trong ngày, chứng bệnh khi nước chua trong bao tử chạy ngược lên thực quản và ngay cả khí lạnh về khuya trong giấc ngủ… Cơn suyễn do vận động nặng, thường xảy ra ngay sau khi hoạt động quá sức… Điều trị Có hai loại thuốc chính để chữa bệnh hen suyễn: Loại làm nở cuống phổi - tác dụng mau chóng làm giãn nở các bắp thịt giúp cuống phổi nở ra. Chúng làm giảm triệu chứng một cách mau chóng và được gọi là thuốc làm nở cuống phổi có tác dụng ngắn; ngoài ra còn có loại có thể dùng lâu dài để ngăn chận cơn suyễn, nhưng loại đó không thể dùng để điều trị cơn suyễn cấp tính. Loại kháng viêm - như thuốc thuộc nhóm corticoid và cromolyn có tác dụng chậm hơn loại làm nở cuống phổi và chúng làm giảm thiểu sự sưng màng nhầy cuống phổi. Người bệnh cần phải đóng một vai trò tích cực trong cuộc điều trị. Điều trị bệnh suyễn một cách cẩn thận là một cố gắng quan trọng mà người bệnh cần phải thực hiện nếu họ muốn có một cuộc sống bình thường và lành mạnh. Họ cần phải
  5. hợp tác chặt chẽ với BS của họ để thiết lập một chương trình chữa trị thích hợp với cá nhân họ và để kiểm soát triệu chứng như ăn uống điều độ, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ. Phải tìm hiểu những chất gì gây nên cơn suyễn và tránh tiếp xúc với những chất ấy. Phải để ý tới những dấu hiệu báo động để có thể sử dụng thuốc một cách kịp thời và có hiệu quả với liều thuốc thích hợp. Hãy bình tĩnh khi triệu chứng phát khởi cơn suyễn và tìm sự giúp đỡ của thân nhân, bạn bè hoặc BS khi cần đến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2