intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Listeriosis do nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes

Chia sẻ: La Van Hien Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

435
lượt xem
118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh do nhiễm khuẩn listeria hay còn gọi là bệnh Listeriosis. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn do tiếp xúc hoặc ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên khoa học là Listeria monocytogenes. Loại vi khuẩn listeria này được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm tác nhân sinh học có nguy cơ cao trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Listeriosis do nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes

  1. Bệnh Listeriosis do nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes Bệnh do nhiễm khuẩn listeria hay còn gọi là bệnh Listeriosis. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn do tiếp xúc hoặc ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên khoa học là Listeria monocytogenes. Loại vi khuẩn listeria này được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm tác nhân sinh học có nguy cơ cao trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều người đã từng nhiễm listeria nhưng vẫn không để tâm đến tình trạng này. Vì là khi mắc bệnh, các triệu chứng được gây ra thường nhẹ và hoàn toàn có thể bị nhầm với các bệnh khác, ví dụ như bệnh cúm chẳng hạn. Hầu hết mọi người khỏe mạnh khi bị nhiễm với listeria đều không phát bệnh. Tuy nhiên, nhiễm listeria có thể làm ảnh hưởng một cách khá nặng nề đến một số đối tượng như phụ nữ đang trong thai kỳ, trẻ em và người có sức đề kháng yếu. Theo từ điển Y khoa Medilexicon thì bệnh Listeriosis là: “căn bệnh đơn phát của con người và động vật, đặc biệt là những người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang mang thai bị gây ra bởi loại vi khuẩn Listeria monocytogenes (thuộc họ Listeriaceae). Sự nhiễm khuẩn này trên cừu và một số động vật khác thường xuyên có liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương, chúng gây ra nhiều triệu chứng bệnh tật cho hệ thần kinh; trong động vật thuộc nhóm “monogastric” và gia cầm, các biểu hiện chính là nhiễm trùng huyết và gan bị hoại tử. Các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, sảy thai, viêm nội tâm mạc và một số bệnh di căn… đều có liên quan đến Listeriosis. Đây là một trong những bệnh thực phẩm quan trọng.”
  2. Vi khuẩn Listeria monocytogenes (Ảnh: nrc-cnrc.gc.ca) Vi khuẩn listeria được tìm thấy trong các loại thực phẩm bảo quản lạnh ăn liền như bánh mì gói sẵn, pate, bơ, phomat mềm, phomat xanh mềm, các loại thịt cắt lát và cá hồi hun khói… Hiện nay, chúng ta đã biết đến hai thể bệnh Listeriosis: Listeriosis khu trú ở ruột: Bệnh chỉ khu trú ở hệ thống tiêu hóa. Người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng nhẹ giống như bị cúm thường như sốt và đau mỏi cơ cũng như có hiện tượng tiêu chảy. Listeriosis thể xâm nhập và lan tỏa: Sự nhiễm bệnh không tập trung tại đường tiêu hóa mà còn xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm trùng máu hoặc lan sang cả hệ thần kinh trung ương và não bộ gây viêm màng não. Cả hai tổn thương do nhiễm khuẩn này đều có thể dẫn đến chết người. Những người có hệ miễn dịch yếu có thể làm cho tình trạng nhiễm khuẩn thêm nặng hơn là: - Trẻ em, thường là trẻ dưới 1 tháng tuổi. - Người già từ 60 tuổi trở lên. - Người đang trong giai đoạn dùng các phương pháp điều trị làm suy giảm chức năng miễn dịch nhưhóa-xạ trị.
  3. - Người có hệ miễn dịch yếu như bị HIV/AIDS, tiểu đường… - Phụ nữ mang thai và thai nhi. Listeriosis lan tỏa là một bệnh lý khá nguy hiểm, đòi hỏi phải nhập viện ngay lập tức để được điều trị tích cực bằng các loại thuốc kháng sinh. Bệnh Listeriosis với thai kỳ Phụ nữ đang trong giai đoạn thai nghén có nhiều khả năng mắc bệnh Listeriosis hơn gấp 20 lần so với phần đông dân số còn lại. Điều này là do sự thay đổi ở các hoocmon được diễn ra trong giai đoạn mang thai làm suy giảm khả năng đề kháng tự nhiên chống lại vi khuẩn listeria. Bình thường, bệnh Listeriosis bị nhiễm trong thời gian mang thai không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên, nó gây ra hậu quả rất nặng nề cho thai nhi như có thể bị đẻ non, thai chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi được sinh ra. Đánh giá chung của bệnh Listeriosis Thật khó để đánh giá, xác định được đặc điểm riêng của Listeriosis không lan tỏa vì nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh cúm. Các nguyên tắc bảo quản và sản xuấtthực phẩm an toàn cho sức khỏe đã được thắt chặt hơn sau khi có một lượng lớn các trường hợp mắc Listeriosisđược cho là có liên quan đến thực phẩm bị nhiễm khuẩn trong suốt thập niên 80 của thế kỷ trước. Nhận định Những nhận định cho Listeriosis thể không lan tỏa là tiến triển tốt. Các triệu chứng thường xảy ra trong thời gian ngắn và tự khỏi trong vòng 3 ngày mà không cần phải điều trị gì. Còn đối với Listeriosis thể lan tỏa thì tiên lượng khá xấu. Ước tính có khoảng 35% số ca mắc Listeriosis có nguy cơ tử vong vì các biến chứng nặng do bệnh gây ra. Phụ nữ nhiễm listeria trong thời gian mang thai có nhiều khả năng xảy ra các biến chứng gây nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo ước tính, có đến 22% tỷ lệ chết ở thai nhi và trẻ sơ sinh có liên quan đến nhiễm khuẩn listeria. Cách tốt nhất để phòng chống listeriosis là bảo đảm tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Và, quan trọng nữa là không quên xem thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản và sử
  4. dụng sản phẩm; kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh và nấu chín các loại thực phẩm nếu nghi ngờ chúng có vấn đề về nhiễm khuẩn. Những người trong nhóm có nguy cơ cao mắc Llisteriosis (phụ nữ mang thai, người già, trẻ em… ) cần tránh ăn phải những loại thực phẩm nguội như các loại bánh có nhân thịt hoặc các sản phẩm bảo quản lạnh lâu ngày. Những triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn listeria Các triệu chứng của Listeriosis thường bắt đầu xuất hiện vài ngày sau khi ăn/uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, có một số trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài đến 2 tháng mới xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường gặp là: - Tiêu chảy. - Sốt 38°C (100.4°F) hoặc cao hơn. - Đau các cơ. - Có các cơn ớn lạnh hoặc rùng mình. - Buồn nôn Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm listeria vào hệ thần kinh, một số các dấu hiệu bệnh và triệu chứng cũng gần tương tự với nhiễm listeria khu trú. Bao gồm sốt, đau các cơ và có cơn rùng mình/ớn lạnh nhưng chúng thường diễn biến nặng hơn. Các triệu chứng và bệnh dấu thường có ở thể lan tỏa: - Có những thay đổi về tâm thần. - Có xáo trộn về mặt nhận thức và tinh thần. - Có cơn co giật. - Nhức đầu. - Mất thăng bằng. - Đau ở cổ (cổ có thể bị cứng, khó chuyển động)
  5. - Có cơn động kinh. - Mất kiểm soát vận động ở các chi. Các triệu chứng khi mang thai và của trẻ sơ sinh Trong thời gian mang thai, nhiễm listeria đơn thuần có thể chỉ gây sốt và một số triệu chứng nhẹ khác. Tuy nhiên, trẻ mới là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất và đôi khi là dẫn đến tử vong. Một số dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm listeria ở trẻ sơ sinh có thể khó nhận thấy và phân biệt được, tuy nhiên chúng cũng bao gồm một số điểm sau: - Khó thở. - Sốt. - Dễ bị kích thích. - Thân nhiệt giảm. - Có các cơn động kinh - Phát ban - Nôn mửa Đặc điểm của vi khuẩn Listeria Bệnh Listeriosis được gây ra bởi loại vi khuẩn Listeria monocytogenes (listeria)Đây là vi khuẩn Gram +, không bào tử, yếm khí và có thể phát triển trong tế bào (intracellulaire facultatif), nó có mặt khắp nơi trong môi trường và có thể tìm thấy ở đất, thảm thực vật mục nát, nước, trong các động vật hoang dã, phân súc vật và cả phân người… Con người và động vật có thể nhiễm listeria nhưng không có triệu chứng bệnh. Ước tính có từ 5 - 10% dân số thế giới trong hoàn cảnh này. Thực phẩm Hầu hết số ca mắc Listeriosis đều do dùng các loại thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn listeria.
  6. Trong môi trường chế biến thực phẩm, sự xuất hiện của listeria có thể gây ô nhiễm cho các sản phẩm thực phẩm. Ví dụ, sự nhiễm khuẩn có thể xảy ra sau khi thực phẩm đã được nấu chín nhưng trước khi nó được đóng gói hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ, nó đã bị cầm nắm bởi tay người hoặc vật dùng nhiễm vi khuẩn listeria. Các loại rau quả cũng có thể bị ô nhiễm nếu chúng được trồng ở những nơi có nguồn đất và nước hoặc phân bón có listeria, hoặc khi rửa các loại thực phẩm này với nguồn nước bị ô nhiễm. Các loại thịt và sản phẩm sữa hoặc từ sữa có thể bị ô nhiễm nếu chúng được lấy từ các động vật đã bị nhiễm với listeria. Thực phẩm nếu không được bảo quản cẩn thận có thể bị ô nhiễm bởi khuẩn listeria hoặc một số vi sinh vật gây bệnh khác Không giống với hầu hết các loại vi khuẩn khác, listeria có thể sống và nhân lên trong môi trường có nhiệt độ dưới 5 oC (41oF) và kết quả là chúng hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển trong hầu hết các sản phẩm được bảo quản trong tủ lạnh. Listeria không thể nhân lên dưới 0oC (32 oF). Tuy nhiên, với thực phẩm đông lạnh không phải là một giải pháp tốt cho việc tiêu diệt hết loại vi khuẩn này. Nấu chín thực phẩm là phương pháp tốt hơn cả để loại trừ listeria. Với các sản phẩm từ sữa và sữa, phương pháp “tiệt trùng kiểu Pasteur” sẽ cho kết quả tốt nhất. Thai nhi có thể nhiễm listeria từ mẹ qua nhau thai. Việc cho trẻ bú chưa được xem là một nguyên nhân xâu xa cho vấn đề nhiễm listeria ở trẻ. Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm với listeria Phụ nữ có thai và trẻ em. Phụ nữ trong thời kỳ này là đối tượng có nguy cơ cao hơn cả.
  7. Mặc dù nhiễm listeria có thể chỉ gây ra một vài triệu chứng nhẹ ở người mẹ nhưng với trẻ sơ sinh và thai nhi, nó thật sự là mối nguy hiểm lớn vì bệnh có thể làm sảy thai, trẻ bị đẻ non hoặc tử vong sau sinh… Người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm. Bao gồm các trường hợp người già, người nhiễm HIV/AIDS, ung thư, bệnh về thận, tiểu đường hoặc bị các yếu tố bên ngoài làm suy giảm miễn dịch cũng như người đang dùng thuốc chống thải ghép. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc hơn những người trưởng thành khác. Biến chứng của Listeriosis Bởi vì các triệu chứng thường nhẹ nên hầu hết các trường hợp nhiễm listeria không để ý tới tình trạng bệnh tật của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiễm listeria có thể dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như: - Nhiễm trùng huyết. - Viêm màng não - Apxe gan
  8. - Viêm phổi Với thai nhi và trẻ nhỏ: các biến chứng của nhiễm listeria xảy ra ở nhóm này thường rất nặng, thai nhi có thể bị đẻ non hoặc thai chết lưu. Trẻ nhỏ nhiễm listeriosis kéo dài có thể làm tổn hại đến hệ thần kinh và chậm phát triển trí lực. Chẩn đoán nhiễm Listeriosis Bệnh có thể được chẩn đoán nhờ vào xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm khác được yêu cầu nếu nghi ngờ nhiễm Listeriosis thể lan tỏa như: - Xét nghiệm nước tiểu. - Xét nghiệm dịch ối. - Chụp cắt lớp (CT) - Chụp cộng hưởng từ (MRI) - Chọc dò dịch não tủy Điều trị Listeriosis Listeriosis khu trú Dùng một số thuốc giảm đau nhức như paracetamol hoặc ibuprofen… để làm giảm các triệu chứng đau nhức ở cơ và hạ sốt. Nếu có tiêu chảy thì dùng dịch bù tránh cơ thể bị mất nước. Khi triệu chứng nôn không còn nữa, người bệnh có thể ăn một số thức ăn nhẹ giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Người bệnh nên tìm đến các biện pháp y tế khác nếu các triệu chứng đau nhức không được cải thiện trong vòng 48 giờ. Listeriosis thể lan tỏa và xâm nhiễm Trong trường hợp nhiễm listeriosis thể lan tỏa, người bệnh nên nhập viện để điều trị tích cực với các loại kháng sinh. Thời gian nằm viện phụ thuộc vào nơi khu trú của listeria: máu, hệ thần kinh hay các cơ quan nội tạng khác. Hầu hết những người nhiễm listeriosis lan tỏa đều điều trị tích cực với kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 2 tuần. Một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân được yêu cầu kéo dài thời gian điều trị lên đến hơn 6 tuần.
  9. Với trẻ nhỏ, phương pháp điều trị giống với người lớn. Tuy nhiên, trẻ em được khuyến cáo sử dụng thuốc với liều lượng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất dành cho trẻ ở các độ tuổi. Phụ nữ trong thời gian mang thai sẽ được điều trị với kháng sinh nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Siêu âm cũng được khuyên nên dùng trong thời gian này để kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Phòng chống nhiễm Listeriosis Cách tốt nhất để phòng chống Listeriosis là tiến hành các phương pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: - Gọt vỏ hoặc rửa sạch các loại củ/quả dùng ăn sống dưới vòi nước chảy. - Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa rau quả đúng cách là một trong những biện pháp phòng chống các bệnh thực phẩm một cách hữu hiệu. - Không nên dùng sữa tươi hoặc sản phẩm của sữa tươi không được tiệt trùng và bảo quản không đúng qui cách.
  10. - Không nên để thực phẩm tươi sống chung vơi thức ăn đã được nấu chín. - Vệ sinh bề mặt và đồ dùng nhà bếp thường xuyên. - Thức ăn nấu chín dùng ngay không nên để lâu ngày trong tủ lạnh. - Không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng. - Nên bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 4 oC. Khi làm nóng thức ăn nên để ở nhiệt độ sôi hoặc ít nhất cũng trên 60 oC. Ngày 08/03/2010 Nguyễn Hải Khánh (Biên dịch & tổng hợp) Các nội dung khác » Hiểm họa do nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes Người bị bệnh ăn phải thức ăn đã nhiễm L.monocytogenes, nhưng không giống như hầu hết nguồn thức ăn truyền bệnh khác gây bệnh ở đường ruột, L.monocytogenes gây ra viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng đệm và màng ối, tử vong ở trẻ sơ sinh. Đặc điểm mầm bệnh và yếu tố nguy cơ Listeria monocytogenes (LC) là trực khuẩn gram dương, ái khí hoặc kị khí phát triển ở nhiệt độ từ 1 - 45oC, không tạo bào tử nhưng có chuyển động điển hình khi được cấy ở nhiệt độ 20 - 25oC. LC gây bệnh nội bào ở những người mà hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào bị suy giảm. Phụ nữ mang thai gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn có lẽ do sự thay đổi về miễn dịch tại chỗ và toàn thân trong thai kỳ. LC gây ra viêm màng não nền, người bị nhiễm bệnh do thức ăn nhiễm khuẩn, bệnh xảy ra ở khoảng 5/1.000.000 dân hằng năm ở Hoa Kỳ. Thời gian ủ bệnh từ sau khi dùng thức ăn nhiễm khuẩn khuẩn 2 - 6 tuần. Những thực Trực khuẩn Listeria monocytogenes dưới kính hiển vi. phẩm bị nhiễm khuẩn làm lây bệnh thường là: xà lách trộn, sữa tiệt trùng, pho mát mềm, patê, thịt lợn đóng gói và xúc xích kẹp bánh mì. Do thời gian ủ bệnh lâu dài nên đã gây khó khăn trong việc xác định nguồn thực phẩm gây dịch bệnh. Người ta cho rằng một vài nhóm nhiễm LC ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ bệnh viện do sử dụng những dụng cụ bị nhiễm khuẩn. Những người trồng rau và tiếp xúc gần gũi với động vật bị nhiễm khuẩn cũng dễ mắc bệnh. Biểu hiện của bệnh
  11. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn đều xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Đa số phụ nữ mang thai bị nhiễm LC có dấu hiệu sốt, mệt mỏi và đau lưng, có khi thấy tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn trong suốt thời kỳ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lây truyền qua rau thai dẫn đến nhiễm khuẩn tử cung, viêm màng đệm và màng ối, sinh non, hoặc bệnh khởi phát ở giai đoạn sớm ở những trẻ mới sinh. Phụ nữ nhiễm bệnh dễ bị sảy thai tự nhiên. Trẻ sơ sinh tuần lễ đầu tiên khởi phát bệnh với những dấu hiệu nhiễm khuẩn, khó thở những tổn thương ở da, hội chứng u hạt nhiễm khuẩn đặc trưng bởi những ổ áp-xe rải rác ở gan, lách, tuyến thượng thận, phổi và những cơ quan khác. Một số trẻ sơ sinh phát bệnh ở giai đoạn muộn thường bị viêm màng não nhiều hơn so với trẻ khởi phát ở giai đoạn sớm. Nếu nhiễm khuẩn bào thai ở giai đoạn sớm thường đi kèm với những biến chứng sản khoa như sinh non và viêm màng đệm và màng ối. Nhiễm khuẩn LC còn xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch, nhất là những người điều trị lâu dài bằng glucocorticoid, có khối u ác tính hoặc bệnh lý máu ác tính, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan và AIDS. Nhiễm khuẩn huyết là biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất ở những người bị tổn thương hệ miễn dịch, và nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương đứng hàng thứ nhì. Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết do LC không thể phân biệt với nhiễm khuẩn huyết do những vi khuẩn khác gây ra. Bệnh nhân thường bị sốt, mỏi cơ, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Một số nghiên cứu cho thấy 20% bệnh nhân mắc Viêm màng não cấp tính hoặc bán cấp bệnh tử vong hoặc chết chu sinh. Hầu hết trường hợp gồm các triệu chứng: sốt, đau đầu, suy mắc bệnh do L.monocytogenes riêng lẻ, nhưng cũng giảm trí tuệ; xét nghiệm dịch não tủy có có một vài trận dịch bùng phát bệnh do nguồn thực phẩm nhiễm khuẩn gây ra. Trận dịch lớn nhất xảy ra thể cho thấy tăng tế bào bạch huyết, tăng tại Los Angeles năm 1985 có hơn 100 ca mắc bệnh, nồng độ protein, nồng độ glucose bình trong đó 48 trường hợp tử vong hoặc chết chu sinh. thường, hiếm khi tăng bạch cầu đơn Trận dịch khắp nước Pháp vào năm 1992 có 279 nhân; viêm não, màng não, áp-xe trong trường hợp mắc bệnh có 63 người chết. não, tủy sống và nội sọ; liệt dây thần kinh nội sọ không đối xứng, suy giảm trí tuệ, các dấu hiệu tiểu não, mất cảm giác và vận động; sốt, mất điều vận, động kinh, thay đổi nhân cách, hôn mê, cứng gáy. Viêm màng trong tim xảy ra trên các van tim đã có tổn thương từ trước, hay gây tình trạng nghẽn mạch hệ thống. Nhiễm khuẩn khác có thể gặp là: nhiễm khuẩn mắt, viêm phúc mạc, viêm xương tủy xương, áp-xe nội tạng, viêm phổi - màng phổi, viêm túi mật, viêm da ở người trồng rau, người chế biến thịt gia cầm. Viêm dạ dày ruột cấp tính gây tiêu chảy ở những người bị suy giảm miễn dịch. Phương pháp chữa trị
  12. Có thể sử dụng một hay kết hợp vài loại kháng sinh sau đây để điều trị bệnh: ampicillin, penicillin uống hay tiêm tĩnh mạch, dùng thêm aminoglycosid để hỗ trợ. Lưu ý là vi khuẩn không nhạy cảm với cephalosporin vì vậy không nên sử dụng đơn độc để điều trị. Ở những bệnh nhân bị viêm màng não kèm suy giảm miễn dịch nên sử dụng thêm gentamicin để hỗ trợ. Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng, hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn trong các ca viêm não, màng não, nhiễm khuẩn huyết... ThS. Đỗ Ngọc Lân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2