intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

234
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ Thấp tim là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi, xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng gọi là liên cầu khuẩn. Bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Những trường hợp nặng sẽ để lại sẹo trên tim, gây hẹp van tim, hở van tim, có thể cần phải phẫu thuật mới chữa khỏi. Bệnh thường gây sưng đau các khớp, sưng tim, ngoài ra có thể gây phát ban ở da, có những nốt cục dưới da và múa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ

  1. Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ
  2. Thấp tim là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi, xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng gọi là liên cầu khuẩn. Bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Những trường hợp nặng sẽ để lại sẹo trên tim, gây hẹp van tim, hở van tim, có thể cần phải phẫu thuật mới chữa khỏi. Bệnh thường gây sưng đau các khớp, sưng tim, ngoài ra có thể gây phát ban ở da, có những nốt cục dưới da và múa giật. Chỉ có khoảng 3% trẻ bị viêm họng mắc bệnh này. Những dấu hiệu thấp tim Thấp tim tiến triển là biểu hiện của bệnh thấp đang tiến triển vào các màng tim. Điều đáng chú ý là chừng 30 - 40% số trường hợp thấp tim tiến triển xuất hiện ngay trong đợt đầu của thấp khớp cấp và thường biểu hiện trong tuần lễ đầu của bệnh. Đáng lo ngại hơn nữa là chừng 10% đã có biểu hiện ngay ở tim mặc dù chưa thấy có biểu hiện ở khớp. Những hiện tượng này càng làm nổi bật tính chất nguy hiểm của bệnh thấp đối với lứa tuổi trẻ.
  3. Biểu hiện thông thường của viêm cơ tim do thấp là nhịp tim nhanh quá so với nhiệt độ (từ 10% trở lên) ngay cả lúc đang ngủ và khi hết sốt rồi vẫn còn nhanh. Bác sĩ nghe tim có thể có nhịp ngoại tâm thu hay tiếng ngựa phi (nếu cơ tim bắt đầu suy). Nếu có điều kiện ghi điện tâm đồ sẽ phát hiện được những hiện tượng rối loạn do luồng dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất bị cản trở. Những triệu chứng viêm cơ tim đôi khi khó phát hiện, nên đứa trẻ phải được khám kỹ, nghe tim nhiều lần, ở nhiều tư thế mới thấy nên cần được thầy thuốc chuyên khoa tim mạch thăm khám. Viêm cơ tim do thấp thường xuất hiện cùng với tổn thương các màng tim khác (màng trong tim và màng ngoài tim) đôi khi diễn ra trong tình trạng rất nguy kịch là sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp. Người ta gọi đó là viêm tim ác tính hay viêm tim toàn bộ, rất dễ đưa tới tử vong. Viêm màng trong tim do thấp (viêm nội tâm mạc) chiếm gần 90% các trường hợp thấp tim. Bệnh thấp tim là bệnh để lại nhiều di chứng ở van tim là bộ phận quan trọng nhất của màng trong tim. Thương tổn phổ biến nhất là hở và hẹp van hai lá, tiếp đến là van động mạch chủ. Đặc điểm của viêm màng trong tim do thấp là diễn biến nhiều đợt, từ giai đoạn cấp tính ban đầu rồi âm thầm tiến triển mãi cho đến khi các mô van tim (hẹp, hở van tim) trở thành xơ cứng.
  4. Nếu phát hiện sớm ngay trong đợt đầu, điều trị kịp thời và đúng đắn sẽ có nhiều khả năng ngăn chặn được những di chứng tai hại đó. Triệu chứng chủ yếu của viêm màng trong tim là tiếng thổi (một tiếng tim bất thường) nghe thấy ở mỏm hay vùng đáy tim, lúc đầu nhẹ, khó thấy, nhưng sau đó sẽ rõ dần. Phòng bệnh bằng cách nào? Bệnh có thể hoàn toàn tránh được nếu điều trị tốt và đúng khi bị viêm họng. Trẻ viêm họng nên đi khám bác sĩ để được cho uống đúng thuốc kháng sinh và đủ thời gian. Những trẻ đã bị thấp tim rồi bắt buộc phải tái khám định kỳ mỗi 4 tuần để được cho tiêm hoặc uống thuốc phòng tái phát bệnh trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng hoặc phải làm thủ thuật hay phẫu thuật phải thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước.
  5. Theo dõi trẻ bệnh thấp tim ra sao? Gia đình phải cho trẻ tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bỏ tái khám vì bệnh sẽ tái phát và nặng lên nhiều. Khi trẻ sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2