intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh truyền nhiễm Herpes

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

227
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh truyền nhiễm Herpes Triệu chứng và phòng ngừa Mùa hè là mùa khởi đầu cho rất nhiều dịch bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có bệnh zona tai. Bệnh do virus Herpes - Zoster gây nên, dẫn đến đau rát, loạn cảm hoặc liệt vùng mặt. Zona tai chủ yếu gặp ở người lớn. Thời gian ủ bệnh là 7-12 ngày với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi không có biểu hiện gì. Sau đó, trên da bắt đầu xuất hiện một ít mụn nước ở vùng tai, to bằng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh truyền nhiễm Herpes

  1. Bệnh truyền nhiễm Herpes Triệu chứng và phòng ngừa Mùa hè là mùa khởi đầu cho rất nhiều dịch bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có bệnh zona tai. Bệnh do virus Herpes - Zoster gây nên, dẫn đến đau rát, loạn cảm hoặc liệt vùng mặt. Zona tai chủ yếu gặp ở người lớn. Thời gian ủ bệnh là 7-12 ngày với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi không có biểu hiện gì. Sau đó, trên da bắt đầu xuất hiện một ít mụn nước ở vùng tai, to bằng đầu đinh ghim, chứa dịch màu vàng chanh hoặc nâu. Các mụn nước thường mọc dọc theo đường đi của dây thần kinh. Qua 4-5 ngày, mụn nước khô và biến thành vảy, rụng đi, để lại sẹo vĩnh viễn. Kèm theo đó, bệnh nhân có cảm giác rát bỏng, đau vùng tai, có thể lan ra thái dương và gáy. Đau xảy ra từng cơn kéo dài nhiều ngày làm bệnh nhân không ăn, không ngủ được, đặc biệt là với những ca zona tai kết hợp với zona vùng họng, gây đau họng không nuốt được. Bệnh nhân bị rối loạn cảm giác vùng mặt, liệt mặt ngoại biên (ngay khi xuất hiện mụn nước hoặc sau vài ngày), nghe kém nhiều hoặc ít (tùy theo tổn thương có tấn công vào tai trong hay không), ù tai và chóng mặt. Người bệnh cũng bị rối loạn cảm giác vùng họng, lưỡi như ăn thấy rát bỏng, đau; nổi hạch trước hoặc sau tai. Một số rất ít trường hợp có hội chứng màng não như đau đầu dữ dội, nôn vọt không liên quan đến bữa ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, có thể phải kết hợp chọc dịch não tủy. Bệnh zona tai được điều trị toàn thân bằng các thuốc chống virus như zovirax, thuốc kháng viêm, giảm đau, các vitamin nhóm B, nâng cao thể trạng. Điều trị tại chỗ
  2. với thuốc giảm đau, chống bội nhiễm các mụn nước. Cần châm cứu nếu có tổn thương dây 7, đôi khi có thể tiến hành phẫu thuật để giải áp dây 7. Bệnh zona tai được phòng tránh chủ yếu bằng rèn luyện để nâng cao sức khỏe, sinh hoạt, ăn uống điều độ. Nếu xuất hiện những triệu chứng của bệnh, cần đi khám và điều trị ngay.
  3. Herpes: Vô hại hay kẻ thù giấu mặt? Thỉnh thoảng, một vùng mụn nhỏ xuất hiện ở viền môi rồi biến mất nhanh chóng… Nhiều người chủ quan, không biết rằng bệnh mụn rộp không chỉ làm gương mặt kém hoàn chỉnh mà còn thực sự là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 100% dân châu Á bị nhiễm Bệnh mụn rộp là một bệnh rất phổ biến trên hành tinh chúng ta, nó được tìm thấy ở 50 – 80% dân châu Âu, tỉ lệ nhiễm ở châu Á là 100%. Nó tấn công cả nam và nữ. Những người hay bị bệnh có độ tuổi trung bình là 20-29 tuổi… Trên 30% các trường hợp sảy thai, thất bại trong việc mang bầu có liên quan với virus này. Nó cũng dẫn đến 50% các trường hợp sinh non, bao gồm cả các trường hợp thai chết lưu trước khi chuyển dạ vài ngày. Thai phụ bị nhiễm virus HSV cũng làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho thai nhi tới 40%. Virus có thể thâm nhập vào bào thai qua cuống rốn hoặc từ âm đạo, cổ tử cung trong quá trình bé được đẩy ra. 85% số trẻ bị nhiễm virus này trong quá trình sinh ra và 5% trẻ bị nhiễm khi đang nằm trong bụng mẹ.
  4. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh do nhiễm herpes chiếm 5 - 70%, và chỉ có 15% số trẻ được cứu sống phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Hiện nay, virus này nằm trong nhóm các bệnh viêm nhiễm tác động tới hệ thần kinh trung ương (bao gồm cả não bộ), hệ hô hấp, hệ mạch, hệ tiêu hóa... Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ herpes sinh dục hiện đứng ở hàng thứ 3 trong số các bệnh lây qua đường tình dục ngày nay. Ở những trường hợp nặng, HSV tấn công vào nhiều cơ quan trong cơ thể cùng một lúc, bao gồm cả hệ miễn dịch, hệ thần kinh và cuối cùng, chúng sẽ rút vào vòng bí mật, chờ cơ hội mới. Các nhà khoa học khẳng định rằng virus herpes có khả năng liên kết nhanh và trở nên nguy hiểm hơn khi gặp virus HIV. HSV cũng liên quan tới quá trình phát triển một số bệnh ung thư… HSV1 và HSV2 Ngày nay, có hơn 100 loại virus và chỉ có 8 trong số này gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là HSV1 và HSV2: - Virus herpes đơn hình týp 1 (HSV1) và là virus phổ biến nhất, có khả năng thâm nhập vào cơ thể giống như virus cúm hoặc lây khi tiếp xúc với da hay các chất dịch từ người bị bệnh. Và virus này có thể tồn tại trong cơ thể trẻ nhỏ, nhi đồng, thiếu niên, tất nhiên là dưới dạng “hoạt động bí mật”. - Việc nhiễm virus herpes đơn hình týp 2 (HSV2) thường xảy ra ngay khi bắt đầu sinh hoạt tình dục. Virus sẽ xâm nhập qua da, qua sự tiếp xúc giữa 2 bộ phận sinh dục và cũng có thể đi vào cơ thể theo tinh dịch, các dịch ở mắt và mũi. Ở những cặp kết hôn, nếu 1 trong 2 người bị nhiễm thì nguy cơ lây cho đối tác là 10% mỗi năm. 90% không biết mình bị nhiễm HSV Khi quan hệ tình dục đường miệng, nếu bộ phận sinh dục bị nhiễm bệnh, virus HSV sẽ theo nước bọt, khu trú trong miệng của đối tác với tỉ lệ nhiễm lên tới 99%. Theo cách nhìn truyền thống, HSV1 sẽ khu trú ở nửa trên của cơ thể (từ phần eo trở lên), tấn công các vùng da, môi, miệng và giác mạc trong khi HSV2 khu trú ở
  5. phần dưới thắt lưng, nguyên nhân gây ra các bệnh đường sinh dục. Tuy nhiên, điều này không còn đúng với hiện nay nữa. Cơ quan đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với virus là hệ miễn dịch và virus sẽ bị suy yếu khi hệ miễn dịch đó đủ mạnh. Điều này giải thích một thực tế rằng tới 90% trường hợp không hề biết mình bị nhiễm bệnh do không có bất cứ biểu hiện nào. Trong số 9% những người bị nhiễm và bộc lộ ngay với các triệu chứng như khó ở, ốm yếu, mệt mỏi và một số triệu chứng khác có thể chẩn đoán. Chỉ 1% người bị nhiễm là có các triệu chứng điển hình của bệnh. “Đồng minh” của HSV Những vết phồng rộp nhỏ, chứa nước trong suốt nổi trên bề mặt da, gây ngứa, sưng và nề cả vùng da. Thường thì triệu chứng ngứa và sưng đỏ sẽ diễn ra trước khi các nốt phỏng rộp xuất hiện 1 - 2 ngày. Các nốt phỏng rộp cũng sẽ nhanh chóng vỡ và se lại sau đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các virus này không còn tồn tại trong cơ thể mà chúng chỉ đi “ở ẩn”, chờ cơ hội mới như: - Nhiễm trùng - Căng thẳng, stress - Mất thăng bằng giữa thể chất và tinh thần - Vào kỳ kinh nguyệt - Tiếp xúc với tia tử ngoại - Uống rượu - Uống một số loại thuốc Trung bình một năm, bệnh sẽ tái phát khoảng 5 lần và thường ở cùng 1 vị trí. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu, bệnh có thể bùng phát, xuất hiện ở nhiều vùng da cùng 1 lúc.
  6. Nếu hệ sinh dục bị nhiễm khuẩn, triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 1 - 10 ngày. Những người bị ốm có thân nhiệt cao hơn 38độ C sẽ làm cho các mụn rộp thêm lớn và đau nhức hơn. Các đốm mụn rộp và vùng da đỏ thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Trong suốt giai đoạn ngứa ngáy, tấy đỏ và thậm chí cả cảm giác đau không chỉ thấy ở bộ phận sinh dục mà nó còn lan sang cả vùng eo, xương cùng và phần dưới thắt lưng. Khi những đốm mụn rộp vỡ, những vết loét có thể xuất hiện và rồi khô thành vẩy. Nếu bị mụn rộp lần đầu, thời gian phác tác của bệnh có thể kéo dài 3 - 5 tuần. Những người nên làm xét nghiệm tìm virus herpes? - Phụ nữ, những người đang muốn sinh bé - Thai phụ nếu họ thấy có cái mụn nhỏ giống như mụn rộp. - Thai phụ, chị em và cả nam giới nói chung, nếu đối tác trong quan hệ tình dục bị nhiễm herpes. - Phụ nữ và nam giới bị bệnh hệ niệu - sinh dục mà không thể điều trị bằng kháng sinh (viêm bọng đái, viêm cổ tử cung ở phụ nữ) - Trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị bệnh herpes. Nếu bạn đang muốn có bé, nên kiểm tra và điều trị bệnh mụn rộp khỏi hẳn trước khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu trước khi mang thai, người phụ nữ chưa từng bị bệnh mụn rộp thì sẽ nguy hiểm hơn những trường hợp đã từng bị do cơ thể họ chưa “quen” với bệnh này. Tăng cường sức đề kháng Thật không may, các loại thuốc tốt nhất hiện nay đều chưa thể loại bỏ virus herpes hoàn toàn khỏi cơ thể nhưng bạn có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả vào những thời điểm nhạy cảm.
  7. Việc điều trị bệnh mụn rộp hiện nay bao gồm cả việc dùng thuốc, ngăn chặn quá trình sản sinh của virus và tăng cường sức đề kháng (bao gồm cả việc tạo ra “hàng rào” bảo vệ cơ thể như: chế độ vận động, vệ sinh thích hợp; dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin và vi chất, không hút thuốc, uống rượu…).
  8. Tại sao tôi lại bị lở miệng? Tại sao các góc miệng của tôi lại bị nứt nẻ? Liệu có phải do cơ thể tôi thiếu loại vitamin nào không? Trả lời: Nứt khoé miệng trong y học gọi là bệnh lở miệng. Trước đây, các bác sĩ cho rằng thiếu vitamin D hay thiếu sắt chính là nguyên nhân nhưng rõ ràng là không một loại vitamin nào giúp điều trị hiệu quả đối với bất kỳ trường hợp mắc bệnh lở miệng nào. Như vậy, vấn đề không nằm ở dinh dưỡng mà là từ những nguyên nhân khác. Nếu vết loét này không chỉ ở một bên miệng (gây ra lở loét ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, mặc dù nó thường phổ biến ở môi, khoé miệng) thì thủ phạm chính là vi rút herpes đơn. Vi rút này thường khu trú đâu đó trong cơ thể và rồi phác tác khi hệ miễn dịch suy giảm do lao động quá sức hay không khoẻ. Khi đó, vi rút sẽ thoát ra khỏi các tế bào thần kinh, nơi luôn bị ức chế hoạt động. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, cần phải làm xét nghiệm dịch ở vết thương.
  9. - Nếu đó là bệnh herpec môi, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc kháng vi rút như kem bôi aciclovir (bạn có thể hỏi dược sĩ về loại thuốc này). Loại kem bôi này không có tác dụng tiêu diệt vi rút mà chỉ làm liền vết loét. - Cả 2 bên khóe miệng đều bị nứt nẻ là bệnh rất phổ biến ở người lớn tuổi, khi mà các cơ mặt chảy sệ hoặc hàm bị tụt do làm răng giả khiến miệng rủ xuống khiến khu vực 2 bên khóe miệng thường xuyên ẩm ướt do nước bọt lọt ra. Do bị ẩm ướt thường xuyên nên vùng da này ngày càng mềm và bong dần, kết quả là gây loét 2 bên miệng. - Một thủ phạm khác có thể dẫn tới bệnh này là nấm Candida (hay còn gọi là tưa miệng). Các bào tử nấm Candida ở mọi nơi và sẽ nhanh chóng xâm nhập vào da. Khi vùng da này ẩm ướt sẽ tạo cơ hội cho loại nấm này phát triển, dẫn tới nứt nẻ 2 khóe miệng. Với trường hợp này, cần điều trị kem chống nấm, thoa 2 lần/ngày trong vòng 2 tuần. Nếu các vết nứt, loét đóng vẩy thì có thể nhiễm tụ cầu khuẩn, một loại khuẩn thường sống trên da và bình thường không gây hại. Nhưng nếu có một vết thương nào đó thì nó sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Lúc này cần phải điều trị bằng loại kem bôi có kháng sinh với thời gian thoa ít nhất là 7 ngày. Cuối cùng, cách tốt nhất để bảo vệ vùng khóe miệng, tránh lở loét vào mùa đông là dùng Vaseline. Các loại sáp bôi môi sẽ giúp ngăn ngừa sự tiếp xúc của nước bọt với làn da ở khóe miệng cũng như chống lại các vi khuẩn hay các bào tử nấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2