![](images/graphics/blank.gif)
Bệnh y sinh
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài học này giới thiệu về bệnh lý y sinh, bao gồm khái niệm, phạm vi ảnh hưởng và các yếu tố nguy cơ. Chúng ta sẽ đi sâu vào cơ chế gây bệnh và tác hại của các bệnh y sinh. Cuối cùng, bài học sẽ trình bày các phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, giúp người học hiểu rõ hơn về nhóm bệnh này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh y sinh
- BỆNH Y SINH MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm, giới hạn và những nhân tố thúc đẩy chứng bệnh y sinh. 2. Trình bày được cơ chế và tác hại của chứng bệnh y sinh. 3. Trình bày được phòng bệnh và cách điều trị chứng bệnh y sinh. NỘI DUNG 1. Khái niệm và giới hạn chứng bệnh y sinh 1.1. Khái niệm - Thuật ngữ chứng bệnh y sinh để chỉ những chứng bệnh do nhân viên y tế gây ra. Người ta phân ra hai nhóm bệnh y sinh: + Y sinh về cơ thể: Chỉ những rối loạn do tác dụng không mong muốn của nhân viên y tế, của can thiệp phẫu thuật, của tia xạ trong chứng Cushing do dùng Corticoides kéo dài. Trong nhóm này cần lưu ý tới tác dụng không mong muốn của một số thuốc gây rối loạn về thần kinh – tâm thần, như gây lú lẫn, trầm cảm, lo âu. Nhóm y sinh về cơ thể này được xếp vào mục tác dụng không mong muốn của các thuốc và các phương pháp điều trị khác. + Y sinh về tâm lý: Chỉ những chứng bệnh do tác động tâm lý có hại của nhân viên y tế gây ra. Trong lâm sàng y học nói chung, đặc biệt trong lâm sàng tâm thần học khi nói đến y sinh tức là chúng ta chỉ nhấn mạnh đến y sinh về tâm lý. - Y sinh là những rối loạn mới phát sinh do tác động tâm lý có hại của nhân viên y tế lên những người có nhân cách dễ bị ám thị. Vì vậy, trước vấn đề y sinh, ngoài yếu tố tác động tâm lý có hại của nhân viên y tế, còn cần tìm hiểu đặc điểm nhân cách người bệnh và những yếu tố thuận lợi khác (tình trạng sức khoẻ người bệnh, giới tính, trình độ nhận thức). Các triệu chứng trong y sinh rất đa dạng, có thể gặp: + Triệu chứng về cơ thể: Người bệnh than phiền về tim mạch, tiêu hoá, hô hấp, vận động. + Rối loạn tâm căn: Người bệnh lo âu, trầm cảm nhẹ, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn giấc ngủ. + Triệu chứng tâm thần: Người bệnh có các hoang tưởng nghi bệnh, trầm cảm phản ứng, ám ảnh. * Bệnh y sinh là một bệnh cơ thể mới hay một triệu chứng cơ thể mới hoặc biến chứng của một bệnh cơ thể sẵn có xuất hiện do lời nói hay thái độ, tác phong không đúng về mặt tâm lý của nhân viên y tế nói chung, của thầy thuốc cán bộ điều dưỡng nói riêng, gây tác hại đến tâm thần người bệnh, ám thị mạnh mẽ người bệnh và từ đó ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh. 1.2. Giới hạn - Nhân cách người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện chứng bệnh y sinh. Không phải tất cả người bệnh đều mắc phải chứng bệnh y sinh trước tác động tâm lý có hại của nhân viên y tế. Vì phản ứng của người bệnh trước tác động tâm lý có 60
- hại mang tính cá thể. Chứng bệnh y sinh thường gặp ở những người có nhân cách dễ bị ám thị hay lo âu, nghi bệnh, suy nhược. - Trong bệnh viện thực hành, bệnh này có thể do cán bộ giảng dạy lâm sàng ở buồng bệnh gây ra (bệnh giáo sinh). Bệnh cũng còn do học sinh, sinh viên thực tập gây ra trong khi tiếp xúc, làm bệnh án. - Bệnh cũng có thể do tổ chức buồng bệnh sơ hở, không bảo quản hồ sơ đúng để người bệnh xem được hồ sơ, hiểu không đầy đủ và đúng về những điều ghi chép, từ đó phát sinh triệu chứng cơ thể mới. - Hiện nay, có người mở rộng vấn đề xem như bệnh y sinh là tất cả những triệu chứng cơ thể mới xuất hiện do những sơ xuất trong quá trình điều trị (dùng thuốc nhầm, dùng thuốc quá liều, dị ứng thuốc). Ở đây, chúng ta chỉ muốn giới hạn vấn đề trong phạm vi liên quan tới lời nói và thái độ không đúng về mặt tâm lý gây ra bệnh y sinh cho người bệnh. 2. Những nhân tố thúc đẩy chứng bệnh y sinh - Chẩn đoán sai: người bệnh không có bệnh lại chẩn đoán là có bệnh, bệnh lành tính lại chẩn đoán là ác tính. - Tiên lượng quá mức: Bệnh của người bệnh có thể chữa khỏi lại bảo bệnh không thể chữa khỏi hoặc có thể thành mạn tính hoặc nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. - Hỏi bệnh vụng về: Bác sĩ, điều dưỡng viên gợi ý quá nhiều về một triệu chứng không có ở người bệnh. - Khám bệnh vụng về: Bác sĩ, điều dưỡng viên quá chú trọng về một cơ quan, bộ phận, khám đi khám lại nhiều lần làm cho người bệnh nghi ngờ mình bị bệnh nặng ở cơ quan ấy, bộ phận ấy. - Giảng về các triệu chứng có trong lý thuyết bệnh học nhưng không có thực trên người bệnh. Theo cơ chế tự ám thị, những triệu chứng ấy có thể xuất hiện ở người bệnh sau khi nghe giảng. - Bác sĩ, điều dưỡng viên thể hiện sự quá lo lắng, băn khoăn của mình qua thái độ, nét mặt, tác phong (nhún vai, dang tay, cau mày, đăm chiêu) người bệnh sẽ cho là thầy thuốc, điều dưỡng viên rất băn khoăn về bệnh cảnh của mình, sinh ra lo lắng, sợ hãi. 3. Cơ chế và tác hại của chứng bệnh y sinh 3.1. Cơ chế bệnh sinh chứng bệnh y sinh Để giải thích cơ chế bệnh sinh của chứng bệnh y sinh chúng ta xem tác động tâm lý có hại của nhân viên y tế như các Stress, nghĩa là cơ thể sẽ phản ứng lại thông qua hệ thống thần kinh - nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. 3.2. Tác hại của chứng bệnh y sinh - Gây ra những biến chứng trầm trọng hơn. - Bệnh càng trở nên phức tạp, gây khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc. - Gây ra những phản ứng tâm lý tiêu cực: Lo âu, trầm cảm, sợ hãi, nghi bệnh. - Tác hại xấu nhất là người bệnh có thể tự sát do bi quan và qúa lo lắng về căn bệnh không hề có của mình. 4. Cách phòng và điều trị chứng bệnh y sinh 4.1. Điều trị * Nguyên tắc điều trị: 61
- - Phải xác định chẩn đoán bệnh y sinh bằng cách nghiên cứu bệnh sử, nhân cách người bệnh và tiếp xúc tốt với người bệnh để phát hiện các nhân tố đã gây ra chứng bệnh y sinh. - Phải khám cẩn thận về mặt lâm sàng và cận lâm sàng để phân biệt chắc chắn với một bệnh thực thể. - Dùng liệu pháp tâm lý tích cực, có hệ thống, đồng thời phải chọn các liệu pháp tâm lý thích hợp tùy từng trường hợp cụ thể. Ở đây, liệu pháp tâm lý với mục đích: + Loại bỏ tác động tâm lý có hại của nhân viên y tế. + Loại bỏ các triệu chứng cơ năng. + Rèn luyện nhân cách nhằm hướng tới những phản ứng thích nghi tích cực hơn. - Điều trị toàn diện: chữa các bệnh kèm theo, chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng. 4.2. Phòng bệnh 4.2.1. Đối với nhân viên y tế - Nhân viên y tế trực tiếp phục vụ người bệnh phải có những hiểu biết tối thiểu về tâm lý học y học, về thái độ ứng xử, về nghệ thuật tiếp xúc với người bệnh, hiểu được chứng bệnh y sinh và tác hại của chứng bệnh y sinh. - Nhân viên y tế phải có những đức tính sau đây để điều trị và chăm sóc tốt người bệnh: + Có đạo đức tốt, yêu nghề. + Có trình độ chuyên môn tốt. + Tôn trọng và giữ kín những bí mật của người bệnh. + Đoàn kết với đồng nghiệp. - Để phòng chứng bệnh y sinh chúng ta cần: + Không cho người bệnh biết những chẩn đoán sơ bộ, còn tranh luận, chưa chính xác. + Hết sức thận trọng khi trả lời những câu hỏi của người bệnh về tiên lượng bệnh. + Bảo quản cẩn thận hồ sơ, bệnh án, kết quả xét nghiệm, không để lọt vào tay người bệnh. + Khi hỏi bệnh, khám bệnh hết sức tránh gợi ý quá nhiều về một triệu chứng mà ta cần tìm thấy ở người bệnh. + Không giảng dạy, thảo luận bệnh án ngay bên giường người bệnh, vì họ có thể nghe được những điều giảng về bệnh tật của họ. + Khi tiếp xúc với người bệnh, tránh nói ra những sự kiện có tác động xấu đến tâm thần người bệnh. + Tự kiềm chế cảm xúc khi tiếp xúc với người bệnh, không để lộ ra ngoài những cảm xúc như giận dữ, lo lắng, buồn rầu. 4.2.2. Đối với người bệnh: Người bệnh phải loại bỏ những băn khoăn và lo lắng không cần thiết về những bệnh tật của mình. Bồi dưỡng và giáo dục để hình thành những nhân cách mạnh. 62
- LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày khái niệm, giới hạn và những nhân tố thúc đẩy chứng bệnh y sinh? Câu 2: Trình bày cơ chế và tác hại của chứng bệnh y sinh? Câu 3: Trình bày điều trị và phòng chứng bệnh y sinh? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 4: Thông thường bệnh y sinh được chia thành các nhóm sau đây? A. Y sinh về cơ thể và thần kinh, tâm thần. B. Y sinh về tâm lý và rối nhiễu tâm lý. C. Y sinh về cơ thể và y sinh về tâm lý. D. Y sinh về cơ thể và y sinh về rối nhiễu tâm lý. E. Y sinh về tâm lý và y sinh về tâm thần. Câu 5: Người bệnh lo âu, trầm cảm nhẹ, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn giấc ngủ thuộc triệu chứng nào trong bệnh y sinh sau đây? A. Triệu chứng về cơ thể. B. Rối loạn tâm căn. C. Triệu chứng tâm thần. D. Triệu chứng cơ năng. E. Triệu chứng thực thể. Câu 6: Người bệnh có các hoang tưởng nghi bệnh, trầm cảm phản ứng, ám ảnh. thuộc triệu chứng nào trong bệnh y sinh sau đây? A. Triệu chứng về cơ thể. B. Rối loạn tâm căn. C. Triệu chứng tâm thần. D. Triệu chứng về thần kinh. E. Triệu chứng thực thể. Câu 7: Thuật ngữ chứng bệnh y sinh để chỉ những chứng bệnh do ai gây ra sau đây? A. Người thầy thuốc. B. Người điều dưỡng. C. Người hộ lý. D. Nhân viên y tế. E. Người nhà bệnh nhân. Câu 8: Nhân viên y tế phải có những đức tính nào sau đây để điều trị và chăm sóc tốt người bệnh y sinh? A. Có đạo đức tốt, yêu nghề, trình độ chuyên môn tốt, bí mật, đoàn kết với đồng nghiệp. B. Có đạo đức tốt, yêu nghề, trình độ chuyên môn tốt, bí mật. C. Có đạo đức tốt, yêu nghề, trình độ chuyên môn tốt, đoàn kết với đồng nghiệp. D. Có lòng vị tha, yêu nghề, trình độ chuyên môn tốt, đoàn kết. E. Có lòng vị tha, bí mật, trình độ chuyên môn tốt, đoàn kết. 63
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng lý thuyết môn Ký sinh trùng y học: Phần 1 - ThS. Hứa Văn Phúc (ĐH Y dược Thái Nguyên)
52 p |
406 |
57
-
Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học
47 p |
314 |
50
-
Bài giảng Bệnh ký sinh trùng lây từ động vật sang người - Ths. Nông Phúc Thắng
7 p |
303 |
46
-
Bài giảng Quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Những vấn đề cần lưu ý trong tư vấn và quản lý chương trình - ThS. BS. Nguyễn Cao Trường
86 p |
329 |
44
-
Bệnh ký sinh trùng lây qua nguồn nước
5 p |
160 |
17
-
Bệnh ký sinh trùng trong thịt heo
7 p |
159 |
15
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ SINH DỤC TIẾT NIỆU
4 p |
146 |
12
-
Cận thị - thách thức thực sự đối với nền y sinh của nhân loại
5 p |
87 |
11
-
Nguyên nhân gây nên bệnh yếu sinh lý
4 p |
89 |
11
-
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 66 : BÁCH BỆNH THỈ SINH
4 p |
83 |
10
-
Đại cương - Bệnh Ký Sinh Trùng
4 p |
126 |
7
-
Phòng chống bệnh ký sinh trùng
8 p |
87 |
7
-
Bệnh ký sinh trùng não - bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiêu hoá
7 p |
88 |
3
-
Thực trạng ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau sống ở một số chợ, siêu thị tại thành phố Thái Nguyên
9 p |
5 |
2
-
Tình hình nhiễm ký sinh trùng ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế giai đoạn 2015-2019
7 p |
1 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm Toxocara sp tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022
8 p |
7 |
1
-
Bài giảng Ký sinh học
72 p |
2 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)