intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết giúp trẻ làm bài thi tốt hơn

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

116
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều biện pháp đã được đề xuất nhưng có lẽ cách hiệu quả nhất giúp trẻ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng khi đi thi mà lại không khiến công việc của giáo viên thêm nặng nề là dạy cho trẻ các kỹ năng làm bài thi. Trẻ em thường hay bị phân tán tư tưởng bởi những sự vật xung quanh. Nếu khi bạn giảng bài hay dặn dò điều gì đó mà trẻ còn bận nghịch đồ trong ngăn bàn hay vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì thì chắc chắn chúng không thể hoàn toàn tập trung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết giúp trẻ làm bài thi tốt hơn

  1. Bí quyết giúp trẻ làm bài thi tốt hơn Có nhiều biện pháp đã được đề xuất nhưng có lẽ cách hiệu quả nhất giúp trẻ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng khi đi thi mà lại không khiến công việc của giáo viên thêm nặng nề là dạy cho trẻ các kỹ năng làm bài thi. Trẻ em thường hay bị phân tán tư tưởng bởi những sự vật xung quanh. Nếu khi bạn giảng bài hay dặn dò điều gì đó mà trẻ còn bận nghịch đồ trong ngăn bàn hay vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì thì chắc chắn chúng không thể hoàn toàn tập trung chú ý vào những gì bạn đang nói. Nếu không uốn nắn, thay đổi thói quen này của trẻ thì chúng khó có thể hoàn toàn tập trung chú ý vào bài thi - nhân tố quyết định việc trẻ làm bài tốt hay không. Vì vậy, hãy tạo cho trẻ thói quen tập trung chú ý khi cần bằng các hiệu lệnh, ví dụ “Time to listen” hay “Time to work”. Đây không chỉ là một hoạt động đơn giản mà bạn có thể tiến hành trên lớp mà còn là hoạt động hữu ích trong việc hình thành thói quen chú ý cho trẻ cũng như giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn trẻ cách làm bài thi. Hãy làm mẫu cho trẻ những điều bạn muốn trẻ thực hiện khi bạn đưa ra những hiệu lệnh. Ví dụ: khi bạn nói “Time to listen”, trẻ sẽ khoanh tay trên bàn, nhìn giáo viên và lắng nghe hay “Time to work” sẽ là hiệu lệnh thông báo là trẻ bắt tay vào thực hiện những yêu cầu bạn vừa đưa ra. Việc biến những hoạt động theo hiệu lệnh này trở thành thói quen trên lớp của trẻ là hoàn toàn khả thi khi bạn có cả một năm học để rèn cho trẻ quen với điều này. Khi đó thiếu tập trung sẽ không còn là vấn đề khiến trẻ gặp khó khăn khi làm bài.
  2. Trẻ thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi chúng phải làm việc mà chúng chưa được chuẩn bị trước hay chưa biết thông tin gì về việc đó. Điều này sẽ có những ảnh hưỏng tiêu cực tới việc làm bài thi của trẻ. Vì vậy, hãy nói chuyện với cả lớp để trẻ hiểu rằng thi cử là chuyện tất yếu và hết sức bình thường trong cuộc sống. Ví dụ: ai cũng sẽ phải thi tuyển để đi làm hay để lấy bằng lái xe. Chia sẻ với trẻ những kinh nghiệm thi cử của riêng bạn. Gợi ý để trẻ nói về những cảm giác của chúng khi đi thi. Giúp trẻ hiểu rằng học cách đi thi là một kỹ năng sống mà ai cũng sẽ phải học. Giúp trẻ hiểu hơn về các kỳ thi Tổ chức các buổi thảo luận trên lớp về các kỳ thi. Khi trẻ hiểu rõ hơn về các kỳ thi sắp tới, chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi thi. Giải thích cho trẻ rằng có nhiều hình thức kiểm tra khác nhau: các bài kiểm tra do giáo viên ra đề và do cơ quan khảo thí ra đề. Các bài kiểm tra do giáo viên ra đề thưòng nhằm mục đích tìm hiểu xem liệu trẻ có hiểu những gì bạn đã dạy trên lớp không. Và sau đó bạn sẽ biết cả lớp có cần dành thêm thời gian cho những vấn đề đó nữa không. Còn các bài kiểm tra do cơ quan khảo thí ra đề thường được dùng để đánh giá chất lượng học tập và giảng dạy. Và trong các bài thi dạng này thường có một số câu hỏi khó tìm ra đáp án để thử thách trẻ. Nhiều trẻ thường cảm thấy cô độc khi đi thi. Những trẻ thuộc diện này thường tin chúng là những thí sinh duy nhất cảm thấy lo lắng và không biết câu trả lời. Vì vậy, sau các bài thi hay kiểm tra bạn đừng quên tổ chức các buổi thảo luận về các bài thi hay kiểm tra đó. Việc biết được cảm giác của các bạn cùng lớp về cùng một kỳ thi sẽ giúp trẻ bình tĩnh và yên tâm hơn rất nhiều.
  3. Tập cho trẻ quen với áp lực thời gian khi đi thi Bạn có thể giúp trẻ bớt lo lắng vì thi cử bằng cách cho trẻ làm các bài kiểm tra ngắn có giới hạn thời gian. Như vậy trẻ sẽ có những trải nghiệm thực sự về các bài thi hạn chế thời gian và học cách thích nghi, phân bố thời gian cho những bài thi tương tự. Bạn có thể thực hiện việc này một tuần hai lần. Việc kiểm tra có thể rất đơn giản, có khi chỉ là những bài kiểm tra cực ngắn khoảng vài phút. Bạn có thể phân cấp mức độ khó và khi trẻ đã làm được một số lượng câu đúng nhất định chúng có thể chuyển sang làm những bài kiểm tra ngắn ở cấp độ khó hơn. Nhờ đó, trẻ sẽ dần quen thuộc với việc chỉ có một khoảng thời gian hạn hẹp để làm bài và khi chúng tham gia các kỳ thi thực sự, thời gian sẽ không còn là trở ngại quá lớn. Tập cho trẻ quen với dạng câu hỏi trong đề thi Nhiều em biết câu trả lời nhưng lại bối rối bởi cách đặt vấn đề của câu hỏi trong đề thi và do đó đánh dấu nhầm câu trả lời. Hãy dành chút thời gian nhìn các dạng câu hỏi trong các đề thi mà học sinh của bạn sẽ làm. Chúng ở dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, điền vào ô trống cạnh câu trả lời hay nối câu hỏi với câu trả lời? Hãy tạo cơ hội cho học sinh của bạn làm bài có những dạng câu hỏi tương tự. Sau khi trẻ làm bài thi thử có dạng câu hỏi tương tự, nếu điều kiện cho phép bạn đừng quên cùng cả lớp nhìn lại bài kiểm tra ấy. Tổ chức các cuộc thảo luận trên lớp về hình thức ra đề của đề thi thử cùng những dạng câu hỏi làm trẻ bối rối. Các bài thi thử kiểu này cũng sẽ là cơ hội tuyệt vời để giáo viên tập trung vào việc hướng dẫn cách đọc và làm theo yêu cầu đề bài, cách trả lời câu hỏi ngắn gọn nhưng đủ ý và cách làm việc trong thời gian bị hạn chế.
  4. Riêng trường hợp dạng câu hỏi nhiểu lựa chọn, hãy làm mẫu cho trẻ cách đọc câu hỏi, gạch chân các từ khoá quan trọng trong câu hỏi, đọc các phương án trả lời, loại trừ các phương án bạn biết là sai và chọn phương án chính xác nhất. Các từ và cụm từ được sử dụng trong các bài thi có thể khiến trẻ bối rối. Nhiều khi trẻ hiểu khái niệm nhưng những thuật ngữ trong bài thi khiến chúng không hiểu nổi cách trả lời câu hỏi ra sao. Vì vậy, bạn hãy dành chút thời gian liếc qua bài thi để xem liệu có thuật ngữ nào lạ lẫm với trẻ. Nếu có, đừng quên sử dụng những từ này trong các bài học để trẻ hiểu rõ ý nghĩa của những thuật ngữ đó. Lập bảng theo dõi việc giới thiệu những kỹ năng sẽ được kiểm tra Bạn có thể lập một bảng theo dõi việc giới thiệu những kỹ năng sẽ được kiểm tra (Skill-check system). Bảng này có tác dụng giúp giáo viên nắm được những kỹ năng bạn đã giới thiệu và cho trẻ rèn luyện trên lớp. Ví dụ: để theo dõi những kỹ năng viết bạn đã dạy cho trẻ bạn có thể lấy một chiếc bìa kẹp hồ sơ đặt tên là Writing skills bên trong có kẹp một bảng theo dõi có dạng như sau: Skills to teach Introduced Reinforced … … … Điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý là các kỹ năng làm bài thi là những công cụ mà trẻ có thể sử dụng để thể hiện đúng khả năng của bản thân trong
  5. các kỳ thi. Tuy nhiên dạy trẻ những kỹ năng trên ngay trước kỳ thi sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Bởi vậy hãy lồng chúng vào các bài học trên lớp và bạn sẽ thấy tác dụng mà những kỹ năng ấy có thể đem lại tuyệt vời đến mức nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2