intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy ngoại ngữ cho trẻ bằng phương pháp kể chuyện

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

222
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một giáo viên ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra một cách thuận lợi bằng những câu chuyện kể bằng tiếng Anh trên lớp. Hoạt động kể chuyện là một hình thức đọc hết sức đặc biệt. Nó yêu cầu trẻ em phải là những độc giả chủ động trong việc tri nhận văn bản viết qua lời kể của thầy cô. Thông thường, trẻ thường rất tập trung khi nghe kể chuyện. Không những thế, khi được nghe thầy cô kể một câu chuyện nào đó, trẻ rất vui vẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy ngoại ngữ cho trẻ bằng phương pháp kể chuyện

  1. Dạy ngoại ngữ cho trẻ bằng phương pháp kể chuyện Là một giáo viên ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra một cách thuận lợi bằng những câu chuyện kể bằng tiếng Anh trên lớp. Hoạt động kể chuyện là một hình thức đọc hết sức đặc biệt. Nó yêu cầu trẻ em phải là những độc giả chủ động trong việc tri nhận văn bản viết qua lời kể của thầy cô. Thông thường, trẻ thường rất tập trung khi nghe kể chuyện. Không những thế, khi được nghe thầy cô kể một câu chuyện nào đó, trẻ rất vui vẻ và hào hứng. Điều này khó có thể đạt được với các hoạt động khác vì như các bạn đều biết trẻ em thường chỉ tập trung được trong một khoảng thời gian không lâu. Các giáo viên tiếng Anh luôn coi việc dạy đọc và nghe là những biến thể khác nhau của hoạt động tri nhận nhưng nếu làm vậy đôi lúc chúng ta khó có thể khuyến khích trẻ trở thành những độc giả tốt khi tiếp xúc với văn bản tiếng Anh. Bởi thế, sử dụng hoạt động kể chuyện tiếng Anh trên lớp sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tri nhận một cách sáng tạo và hệ thống. Khi trẻ em lắng nghe một câu chuyện, não chúng sẽ phải tiến hành quá trình tư duy dưới những hình thức khác nhau. Đầu tiên, trẻ sẽ tưởng tượng ra một bức tranh trong đầu về những gì chúng đang được nghe. Sau đó, chúng có
  2. thể tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chúng cũng sẽ liên tưởng bản thân với các nhân vật và tình huống trong câu chuyện dựa trên kinh nghiệm của riêng chúng. Cuối cùng trẻ thường đánh giá những thứ tìm thấy trong câu chuyện theo những chuẩn mực của riêng mình. Do đó, phản ứng của từng em đối với cùng một câu chuyện rất khác nhau vì chúng thể hiện cách hiểu của riêng từng đứa trẻ. Phản ứng này có liên quan tới toàn bộ câu chuyện. Bạn có thể sử dụng chúng làm chủ đề để trẻ thảo luận và chia xẻ thông tin với bạn học. Nếu mong muốn tiến hành hoạt động kể chuyện trên lớp cho trẻ, bạn có thể tham khảo cách làm sau đây của cô Patricia Ielmini: Chọn một câu chuyện có sẵn hoặc tự viết một câu chuyện. Khi bạn chọn lựa những câu chuyện có sẵn, hãy chú ý tới độ tuổi và trình độ ngoại ngữ hiện tại của trẻ. Bạn có thể dùng một câu chuyện cổ tích nổi tiếng, một câu chuyện kỳ lạ hoặc bất cứ câu chuyện nào bạn thấy phù hợp với học trò mình. Mời bạn tham khảo một buổi kể chuyện ma cho học sinh lớp 5 của Patricia trên lớp để xem các bước tiến hành cụ thể ra sao: Để nghị học sinh mang theo một chiếc đèn pin và một cái đệm tới lớp.  Xếp học sinh ngồi thành vòng tròn trên sàn lớp học.  Tắt hết đèn điện trong lớp, đề nghị học sinh bật đèn pin lên và để đèn  phía trước để người khác có thể thấy rõ mặt chúng.
  3. Kể cho chúng nghe câu chuyện ma một cách thật diễn cảm. Bạn có  thể cầm sách đọc nhưng tốt nhất là bạn học thuộc và kể lại. Hiệu quả khi đó sẽ cao hơn nhiều khi bạn cầm sách đọc. Đừng ngại sử dụng từ của riêng bạn khi kể lại câu chuyện vì như thế sẽ sinh động hơn nhiều. Dùng những bức tranh nhiều màu sắc để minh hoạ cho câu chuyện  thêm phần sống động. Bạn có thể sử dụng giọng nói, động tác, nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu và tốc độ nhanh chậm khác nhau để câu chuyện dễ hiểu hơn cũng như thu hút sự chú ý của người nghe. Khi bạn kể xong, hãy đặt ra những câu hỏi mở để khuyến khích học  sinh đưa ra những câu trả lời của riêng chúng. Ví dụ: o How was the house on the moors different from your house? (Con ngựa trên thảo nguyên có những điểm gì khác con ngựa của nhà em?) Could you describe the characters? (Em có thể miêu tả nhân vật trong o chuyện…) What happened when …? (Điều gì đã xảy ra khi…) o What do you think it happened…? (Theo em điều gì đã xảy ra …) o Why do you think …..? (Tại sao em lại nghĩ rằng…) o What would you do if …? (Em sẽ làm gì nếu…) o Điều quan trọng nhất là khiến trẻ lắng nghe toàn bộ câu chuyện như  một tổng thể chứ không chỉ tập trung vào một số phần nhất định.
  4. Sau khi nghe chuyện, bạn có thể đề nghị học sinh thay đổi cách kết  thúc câu chuyện, chia xẻ với bạn học hoặc diễn lại một đoạn hội thoại nào đó trong câu chuyện bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể thử thách khả năng của học sinh bằng cách yêu cầu các em chuẩn bị một câu chuyện tiếng Anh rồi tới lớp kể lại cho các bạn. Nếu bạn dự định kể lại một câu chuyện thuộc thể loại khác, bạn có thể  ăn mặc, hoá trang như một nhân vật trong chuyện hoặc trang trí phòng học theo bối cảnh câu chuyện. Hãy tự tin thư nghiệm tất cả những gì bạn nghĩ học trò sẽ thích. Việc giáo viên kể chuyện cho học sinh hoặc các em tự kể chuyện bằng tiếng Anh cho nhau nghe đem lại rất nhiều lợi ích. Học sinh có thể hoá thân vào nhân vật, cốt chuyện và tình tiết. Bên cạnh đó, những lo lắng khi phải đối mặt với một văn bản viết sẽ được giảm bớt vì hoạt động kể chuyện giống như học mà chơi, chơi mà học. Không những thế, hoạt động này còn giúp trẻ thêm tự tin vào khả năng ngoại ngữ của bản thân. Khi chúng đã tiến bộ hơn, trẻ có thể nâng cao khả năng tri nhận và sau này là sử dụng tiếng Anh trong thực tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1