intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bia văn chỉ tổng Cát Ngạn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

129
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 huyện Thanh Chương có tất cả 5 tổng: Cát Ngạn; Đại Đồng; Võ Liệt; Bích Hào và Xuân Lâm. Theo dòng chảy sông Lam thì Cát Ngạn là tổng trên cùng... 1. Sơ lược về tổng Cát Ngạn Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 huyện Thanh Chương có tất cả 5 tổng: Cát Ngạn; Đại Đồng; Võ Liệt; Bích Hào và Xuân Lâm. Theo dòng chảy sông Lam thì Cát Ngạn là tổng trên cùng. Tổng Cát Ngạn có các xã: Cát Ngạn; La Mạc; Hạnh Lâm, Cao Điền; Đức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bia văn chỉ tổng Cát Ngạn

  1. Bia văn chỉ tổng Cát Ngạn Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 huyện Thanh Chương có tất cả 5 tổng: Cát Ngạn; Đại Đồng; Võ Liệt; Bích Hào và Xuân Lâm. Theo dòng chảy sông Lam thì Cát Ngạn là tổng trên cùng... 1. Sơ lược về tổng Cát Ngạn Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 huyện Thanh Chương có tất cả 5 tổng: Cát Ngạn; Đại Đồng; Võ Liệt; Bích Hào và Xuân Lâm. Theo dòng chảy sông Lam thì Cát Ngạn là tổng trên cùng. Tổng Cát Ngạn có các xã: Cát Ngạn; La Mạc; Hạnh Lâm, Cao Điền; Đức Nhuận; Tiên Hội, Thanh Liêu và các làng biệt triện: Lương Khế, Nhuận Trạch, Yên Đình, Văn Ba. Ngày nay là các xã: Cát Văn, Phong Thịnh, Thanh Nho; Hạnh Lâm; Thanh Đức, Thanh Hoà, Thanh Mỹ, Thanh Liên, Thanh Tiên và xã mới định cư. Tinh thần hiếu học tổng Cát Ngạn rất cao. Tổng có Văn Hội. Hội sinh hoạt đều đặn, hàng năm có tổ chức tế thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền, tiên nho của tổng. Các buổi tế lễ đều rất long trọng; có bình thơ, chào mừng các vị tân khoa. Hội có quỹ do hoa lợi đất đai hiến tặng của các vị chức sắc và đậu đạt. Đặc biệt hội có 3 tấm bia đá khắc tên các vị đại khoa, trung khoa, tú tài và sinh đồ. Nhà bia đặt tại nơi trang trọng trong khuôn viên Nhà Văn thánh tổng (nhân dân trong vùng đều gọi tắt là Nhà thánh tổng). Ban đầu Nhà Văn thánh được đặt tại làng Cát Ngạn, về sau được di chuyển vào làng Đức Nhuận. Việc xây dựng bia do Văn hội tổng đứng ra lo liệu. 2. Văn bia tổng Cát Ngạn: 2.1. Xuất xứ: Dọc theo đường ô tô từ cầu Dùng đi về các xã Thanh Mỹ, Hạnh Lâm, Thanh Đức ... qua chợ Giăng khoảng 500 mét, rẽ trái đi vào làng đồi khoảng 500m
  2. nữa tới xóm 6 Tân Liên (xã Thanh Liên) là địa chỉ Nhà Văn thánh tổng Cát Ngạn. Nhà Văn thánh toạ lạc trên một ngọn đồi, cao hơn đường làng khoảng 10m. ở đó xã Thanh Liên đã chia đất cho 5 anh em người họ Võ là Võ Trọng Thuần ... làm nhà ở. Được biết, nhà thờ nhánh họ Võ được xây trên nền Nhà thánh cũ. Các anh em họ Võ khi làm nhà thờ đã giữ lại khuôn viên 3 tấm Văn bia bằng đá xanh, diện tích khoảng 4m2. (Việc làm đó chứng tỏ nhân dân sở tại và gia đình họ Võ đã có ý thức tôn trọng các di tích cổ của cha ông). Các tấm bia “Cát Ngạn tổng Văn chỉ bia” được điêu khắc rất tinh vi, đẹp đẽ, trang nghiêm như bia Văn chỉ ở Văn miếu Hà Nội, và rất may vẫn còn tươi nét chữ. Bia rộng 0,66m cao 1,66m, đứng trên đế cao khoảng 10cm. Ba tấm bia đặt hình chữ nôm (chữ U) mặt hướng ra sông Giăng. 2.2. Nội dung: Trong 3 tấm đó có 2 tấm đặt 2 bên được khắc 4 mặt ghi danh sách các vị Sinh đồ thời Lê, Tú tài thời Nguyễn. Riêng tấm giữa khắc 2 mặt: Mặt trước khắc danh sách 4 vị đậu đại khoa, 19 vị đậu trung khoa. Mặt sau khắc: + 7 dòng đầu từ phải sang: ghi ruộng, vườn, đất ở các xứ sở thuộc xã Đức Nhuận, Tiên Hội, La Mạc, Cao Điền, Thanh Liêu thuộc sở hữu của Văn hội dùng vào việc tế tự. Cộng 12 mẫu 2 sào (Trung bộ). + Tiếp theo ghi : “Phụng chiếu ngô tổng sáng lập (...) Văn chỉ tự Lê Cảnh Hưng nhị thập ngũ niên chế bi tắc kim nhật thuỷ bi thí khoa thứ quan phẩm tịnh hữu công đức các ư tôn danh hạ trước chú chân gian. Hoàng triều phổ ký đắc tường. Duy (...) Tiền triều thế viễn nan kê chí lục bất miễn di phổ Hiệu sinh, Sinh đồ, chí hữu tính tự thất tường đăng khắc ấn phần thôn xã đạt giả lượng chi tồn tế điền viên thổ xứ sở mẫu cao cụ hữu bạ tịch lưu lai nhưng khủng nhật cửu nan cứ lặc chi thạch thùy vị tự điển dụng bất một. Liệt tiên sùng báo chi thịnh tâm vân nhĩ.
  3. Cẩn chí Hoàng triều Khải Định thập niên tuế thứ ất Sửu thu. Đoạn văn trên ý nói: Văn chỉ (tổng Cát Ngạn) từ năm Cảnh Hưng 25 (1764) đã có bia nhưng ghi chưa đầy đủ các khoa thi và công đức như lần này. Nay nhờ có Hoàng triều phổ ký nên tính danh sư trạng thuộc triều Nguyễn đã rõ, duy tiền triều (triều Lê) lâu đời thì khó khảo. Nhưng việc ghi chép không thể bỏ qua. Di phả, hiệu sinh, sinh đồ ... cùng ruộng đất (thuộc Văn chỉ) đều phải lưu lại, kẻo để lâu ngày mất mát. Việc lập bia khỏi quên điển tự, lưu danh để báo đáp thịnh tâm. Tháng quý thu (tháng 9) năm ất Sửu năm Khải Định thứ 10 (1925) + Cát Ngạn tổng Văn Hội đồng tổng kính cẩn ghi vào bia; + La Mạc xã Cử Nhân Võ Văn Tộ và (...) + Đức Nhuận xã Cử nhân Nguyễn Phượng Lãm phụng giám tự (trông coi việc kiến tạo) + Đức Nhuận xã Tú tài thưởng Hàn Lâm Viện đãi chiếu Nguyễn Xuân Doãn, phụng thư (viết chữ) Thợ khắc đá, thôn Trường Thịnh Nguyễn Ngọc Nghi, phụng khắc. - Bia giữa: Văn chỉ bia I: Mặt trước bia: Ghi 4 vị đỗ đại khoa và 19 vị đỗ trung khoa tất cả 23 vị: - Các vị đậu đại khoa: 1. Thượng Thư Đinh Bô Cương: Đinh Bô Cương Quang Thuận Đinh Hợi Chính trực thịnh tuyển đệ nhị danh sĩ chí Hình bộ Thượng Thư phong tặng thành hoàng Đức Nhuận. (Xem Nhân vật chí) . 2. Thám Hoa Nguyễn Ngọc Dật: Nguyễn Ngọc Dật nguyên Hoà Bính Ngọ đệ nhất giáp Tiến sĩ chí đệ đệ tam danh (tức Thám hoa LND)
  4. Thám hoa Nguyễn Ngọc Dật người thôn Đạo Ngạn, làng Cát Ngạn. Sinh thời đất Cát Ngạn cơm hàng ngày chủ yếu là khoai sắn nhưng ông đã thi đậu Thám hoa khoa Bính Ngọ (1546) Nguyên Hoà thứ 14. Thời đó nhà nước ta đang tồn tại Nam Bắc triều. Khi ông rước kiệu về làng chính sự có sự đổi thay, đất nước loạn lạc, nhân dân thấy ông cứ ở nhà nói chữ mà không ra làm quan, nên tỏ ra thiếu tin tưởng, ông đã bỏ làng ra đi không tin tức. Nhưng sau khi ông ra đi, nhân dân Đạo Ngạn hiểu rõ nỗi oan khiên đã lập đền thờ Dinh Quan Thám tại Rú Ngơ cách làng ông ở khoảng 3km. (Theo Mai gia tàng thư) 3. Tiến sĩ Nguyễn Thế Bình: Nguyễn Thế Bình Cảnh Hưng ất Mùi đệ tam giáp đồng Tiến sĩ chí Đốc đồng sắc phong thành hoàng Cát Ngạn. (Xem Nhân vật chí) . 4. Tiến sĩ Đinh Viết Thận: Đinh Nhật Thận Minh Mệnh Mậu Tuất đệ tam giáp đồng Tiến sĩ Thanh Liêu. (Xem Nhân vật chí) . - Các vị đậu trung khoa (cử nhân): Dương Lê Trạc (Dực) - Tiên Hội; Nguyễn Trọng Huy - Đức Nhuận; Dương Lê Hợp (Dáp) - Tiên Hội; Nguyễn Huy Yến - Tiên Hội; Nguyễn Phục Lễ - Đức Nhuận; Nguyễn Tôn Thiệm - Tiên Hội; Nguyễn Ngọc Cẩm - Tiên Hội; Nguyễn Thời Ngạn - Đức Nhuận; Nguyễn Ngọc Chấn - Đức Nhuận; Nguyễn Ngọc Khuê (Quệ) - La Mạc; Nguyễn Doãn Cung - Đức Nhuận; Mai Xuân Huy - Cát Ngạn; Vũ Văn Hoán - La Mạc; 14. Nguyễn Trọng Tuần - Đức Nhuận; Nguyễn Doãn Yết - Đức Nhuận; Đoàn Văn San - Đức Nhuận; Nguyễn Vỉ - Tiên Hội; Vũ Văn Tộ - La Mạc; Nguyễn Phượng Lãm - Đức Nhuận. - Bia thứ 2: Là tấm bia bên phải ghi 61 vị đậu Sinh đồ, Tú tài gồm cỏc vị như: Bùi Quang Dũng, Nguyễn Trọng Tốn, Hoàng Huy Quýnh, Ngô Khắc Hưởng, Nguyễn Huy Mão, Nguyễn Bằng, Mai Xuân Hân, Mai Xuân Trinh, Giản Doãn Địch, Nguyễn Khôi, Dương Duy Kỳ, Đoàn Văn Huỳnh v.v...
  5. - Bia thứ 3 (bia bên trái): Ghi các sinh đồ trong tổng: tất cả có 230 người, có tất cả các làng trong tổng. 3. Kết luận: Trên đây chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc một số phát hiện về văn bia tổng Cát Ngạn. Văn bia là một loại thư tịch, có niên đại rõ ràng, có giá trị như những tác phẩm văn học nghệ thuật, chứa đựng hệ thống thông tin nhiều mặt về lịch sử, kinh tế, xã hội… Đương thời, không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cả trong hiện tại. Hệ thống văn bia Việt Nam hiện tồn tại là một di sản văn hóa của dân tộc, nó chính là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Sự gắn kết ấy dù là vô hình hay hữu hình cũng đều cho chúng ta tự soi vào đấy để sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Vì vậy, người đỗ đạt cao thường được lưu danh vào bia đá mà người ta thường gọi là bia Tiến sĩ. Văn bia tổng Cát Ngạn được xem là những minh chứng cho sự cần cù hiếu học của nhiều người con đất Nghệ, đã góp công sức vào sự phát triển của dân tộc. Không chỉ mang những nét giá trị lớn về mặt văn hóa và lịch sử, mà văn bia tổng Cát Ngạn còn được xem là một tác phẩm thành văn được ghi trên đá, được chăm chút nhiều về mặt mỹ thuật, do đó nó còn mang những giá trị về mặt nghệ thuật. Đó chính là sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, do vậy chúng ta cần đọc, hiểu, trân trọng, bảo vệ và phát huy hơn nữa những giá trị của ông cha ta để lại./. Tài liệu tham khảo: 1. Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, NXB TP HCM, 1994 2. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Hữu Mai, Các nhà khoa bảng Việt Nam, NXB Văn Học - Hà Nội, 1994
  6. 3. Bùi Dương Lịch, Thanh Chương huyện chí, Bùi Văn Chất biên dịch, NXB Nghệ An, 2008 4. Nguyễn Trọng Bính, Nguyễn Linh, Bùi Viết Nghi, Bảng đối chiếu Âm Dương lịch 2.000 năm và biên niên lịch sử, NXB KHXH Hà Nội, 1970. 5. Đào Tam Tỉnh, Khoa bảng Nghệ An (1075-1919), NXB Nghệ An, 2005. 6. Cát Ngạn Tổng đăng khoa lục..., Tàng thư Mai gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1