intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Việt – Xiêm trong thế kỉ XIX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử "Quan hệ Việt – Xiêm trong thế kỉ XIX" được nghiên cứu với mục đích: Khôi phục lại bức tranh về quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam và Xiêm La (Thái Lan ngày nay) trong thế kỉ XIX dưới các triều vua Nguyễn, như: Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883). Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng rằng sẽ góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm về tư liệu lịch sử của quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong trong suốt thế kỉ XIX.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Việt – Xiêm trong thế kỉ XIX

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LUẬN QUAN HỆ VIỆT – XIÊM TRONG THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thanh Thanh PGS.TS. Nguyễn Đức Hòa Phản biện 1: PGS.TS. Hà Minh Hồng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Quang Hải Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:………............................................................................................... vào …………giờ……….ngày……….tháng………năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ bang giao là vấn đề hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của một đất nước. Quan hệ bang giao của Việt Nam có từ khá sớm đối với những nước láng giềng liền kề biên giới như Trung Quốc, Chân Lạp, Ai Lao,…Quan hệ Việt - Xiêm muộn hơn quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực nhưng mối quan hệ Việt – Xiêm có tác động lớn đến tình hình khu vực, nhất là trong thế kỉ XIX. Xiêm là một nước có lịch sử rất trẻ ở vùng Đông Nam Á, cư dân trên khu vực Sê Mun chủ yếu là người Khơ me, còn ở đồng bằng sông Mê Nam là địa bàn cư trú của người Môn. Ở thời kì phát triển của Phù Nam, vùng hạ lưu sông Mê Nam và một số điểm quần cư của người Môn lệ thuộc vào Phù Nam. Từ thế kỉ XII - XIII, đồng bằng Mê Nam bị người Khơ me chiếm đóng và cũng là giai đoạn người Môn bị người Khơ me đồng hóa một cách sâu sắc. Một số còn lại sau khi người Thái đến đã dồn đẩy họ đi hoặc đồng hóa. Người Thái là một bộ phận thuộc thuộc nhóm tộc người nói tiếng Thái kađai, cư trú ở thượng nguồn sông Mê Kông và sông Hồng, giáp ranh giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, họ chính là chủ nhân của quốc gia Nam Chiếu (hay Đại Lý theo tài liệu của Trung Quốc). Với tính năng động và ứng xử mềm mỏng, người Thái nhanh chóng kết hợp với cư dân bản địa nơi đây và trở thành tộc người giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn thế kỉ XIII - XV. Đặc biệt là nửa sau thế kỉ XVIII, trong khi các nước phong kiến Đông Nam Á sau một kỳ phát triển rực rỡ huy hoàng đang trong quá trình suy yếu và cũng đang đối mặt với các cuộc xâm lược của các nước phương Tây thì Xiêm lại phát triển hùng mạnh nhất là sau giai đoạn đánh bại cuộc xâm lược của người Miến Điện (1767), vương quốc Xiêm củng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền, phát triển kinh tế, củng cố và tăng cường quân sự, tiến hành bành trướng lãnh thổ. Cũng như những quốc gia phong kiến Đông Nam Á khác, Đại Việt sau thời kỳ phát triển hưng thịnh, đến thế kỉ XVI - XVII bắt đầu suy yếu phân liệt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đàng Trong trong giai đoạn đầu các chúa Nguyễn ra sức phát triển thương nghiệp, ngày càng trở nên hùng mạnh và bắt đầu đặt ảnh hưởng ở Chân Lạp và Ai Lao, do hai nước này ngày càng suy yếu. Năm 1802, nhà Nguyễn được thiết lập, lực lượng quân sự ngày càng hùng mạnh, do đó đã có tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực, nhất là vấn đề Chân Lạp và Ai Lao, những chư hầu của Xiêm trước đây.
  4. 2 Quan hệ Việt - Xiêm được ghi nhận từ việc trao đổi hàng hóa từ thế kỉ XII, trải qua nhiều giai đoạn, mối quan hệ này có diễn biến phức tạp, lúc thăng, lúc trầm và hầu hết đều xuất phát từ nước láng giềng thứ ba hoặc Ai Lao, hoặc Chân Lạp. Các nước láng giềng có thể là đồng minh tin cậy giúp “phòng thủ từ xa”, có thể là kẻ thù trực tiếp nhất, cũng có thể là mảnh đất tiền tiêu mà các thế lực khác lợi dụng để can thiệp. Chính vì những lí do đó, cả Việt Nam và Xiêm La, xem việc đặt ảnh hưởng ở Ai Lao, Chân Lạp không chỉ đơn thuần là các quốc gia có tiềm lực kinh tế mà vấn đề chính của hai nước là vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia, hai bên muốn dùng các nước này làm “tấm lá chắn” nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược từ những nước khác. Đối với Việt Nam, vừa phải đối mặt với phương Bắc (Trung Quốc), vừa phải đề phòng quá trình “đông tiến” của Xiêm La, cho nên Ai Lao, Chân Lạp đối với Việt Nam càng trở nên quan trọng. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ Việt - Xiêm trong quá khứ là điều hết sức cần thiết nhằm làm sáng tỏ bản chất của mối quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX, giúp chúng ta hiểu rõ hơn Thái Lan ngày để có chính sách đối ngoại theo đường lối “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, tiếp tục mở rộng, phát triển những mối quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững, thúc đẩy giải quyết những vấn đề tồn đọng bằng thương lượng hòa bình, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Cho nên việc lựa chọn đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” để làm đề tài luận án tiến sĩ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” là: - Khôi phục lại bức tranh về quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam và Xiêm La (Thái Lan ngày nay) trong thế kỉ XIX dưới các triều vua Nguyễn, như: Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883). - Đề tài này còn là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là Sử học ở các trường đại học, học viện trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay. - Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng rằng sẽ góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm về tư liệu lịch sử của quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong trong suốt thế kỉ XIX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX.
  5. 3 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Không gian nghiên cứu: nước Việt Nam và Đại Nam dưới thời Nguyễn và nước Xiêm La dưới thời trị vì của Vương triều Rattanakosin. + Thời gian nghiên cứu: từ năm 1802 cho đến năm 1900. Năm 1802, là năm Nhà Nguyễn được thiết lập. Từ năm 1883 cho đến năm 1900, vương triều Nguyễn tuy vẫn tồn tại nhưng đã bị thực dân Pháp “tước quyền” đặt quan hệ bang giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong 17 năm cuối của thế kỉ XIX sẽ do thực dân Pháp lấy danh nghĩa triều đình nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với vương quốc Xiêm. Vì vậy, để hoàn thiện bức tranh về quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX, tác giả mạnh dạng trình bày thêm quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của chúng tôi dựa trên cơ sở hệ thống các phương pháp luận sử học mác-xít, sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. - Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận án, nhất là phần nghiên cứu diễn tiến của mối quan hệ Việt Nam - Xiêm La. Mối quan hệ này được tái hiện từ khi vương triều Nguyễn được thiết lập cho đến khi Việt Nam bị thực dân Pháp tước đoạt mối quan hệ bang giao với các nước. - Phương pháp logic: Đặt mối quan hệ Việt Nam - Xiêm La trong bối cảnh của hai nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể cũng như trong bối cảnh của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt nhấn mạnh vai trò, vị trí của Đại Việt trong mối quan hệ này. Quan hệ này đã đưa lại hệ quả đối với hai nước cũng như một số nước trong khu vực. 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX”, sử dụng các nguồn tài liệu nghiên cứu sau: - Tài liệu lưu trữ, bao gồm: + Tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II: Phông Thống đốc Nam Kỳ; Phông Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam; Phông địa phương; một số công báo,… + Tài liệu tại Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu của phòng hạn chế đọc). + Tài liệu tạp chí, báo chí. - Tài liệu tiểu sử, hồi ký, phỏng vấn của các cá nhân đã được công bố.
  6. 4 - Tài liệu tiếng nước ngoài bao gồm các bài viết, sách, báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu nước ngoài. - Tài liệu trên các website. 6. Đóng góp khoa học của Luận án - Đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” góp phần hoàn thiện hơn mối quan hệ Việt – Xiêm trong suốt bốn vị vua đầu triều Nguyễn: Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883) đặc biệt làm rõ mối quan hệ đó dưới thời vua Tự Đức mà chưa có công trình nào đề cập cụ thể, các lĩnh vực chủ yếu của quan hệ song phương, những nhân tố chi phối đến quan hệ hai nước. - Đề tài góp phần bổ sung một tập hợp tài liệu về quan hệ Việt – Xiêm cho giới nghiên cứu, học sinh sinh viên về những thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong thế kỉ XIX, góp phần nghiên cứu lịch sử bang giao của Việt Nam. - Thông qua đề tài nghiên cứu này giúp cho những nhà quản lý có được những cách nhìn, đánh giá khách quan về mối quan hệ Việt Xiêm trong quá khứ, để từ đó đề ra các chính sách ngoại giao phù hợp nhằm tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa và ổn định an ninh khu vực trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay. 7. Bố cục của Luận án Luận án ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án còn được chia làm 4 chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan tình hình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Khái quát mối quan hệ Việt – Xiêm trước thế kỉ XIX Chương 3: Quan hệ Việt – Xiêm từ 1802 – 1847 Chương 4: Quan hệ Việt – Xiêm từ 1847 – 1884 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Khi chọn đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” để làm công trình nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ thì công trình nghiên cứu của chúng tôi đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu tới với những cách tiếp cận và hướng nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi xin
  7. 5 trình bày sơ lược về những cách tiếp cận và các hướng nghiên cứu này của các tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, như sau: 1.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu gián tiếp có liên quan đến mối quan hệ bang giao Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX Trước tiên, là công trình Quốc triều Chánh biên Toát yếu do Tổng tài Cao Xuân Dục chủ biên. Công trình này được biên soạn vào đầu thế kỉ XX, ghi chép về tất cả các sự kiện xảy ra dưới các triều vua Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883), Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Tất cả các sự kiện xảy này, đều được viết theo thể loại biên niên, giúp cho người đọc dễ tiếp cận. Xuyên suốt công trình, Tổng tài Cao Xuân Dục đã nhiều lần đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm một cách sơ lược, vắn tắt dưới từng triều vua Nguyễn. Vì vậy công trình này, là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị cho đề tài luận án của chúng tôi. Đại Nam Nhất Thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn. Công trình này có rất nhiều tư liệu đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm từ thế kỉ XVIII cho đến thế kỉ XIX. Mối quan hệ này, được các tác giả của Quốc Sử quán triều Nguyễn nhắc đến trong phần lịch sử hình thành của vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh thuộc vương triều Nguyễn. Theo đánh giá của chúng tôi, mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm có lúc nồng ấm, có lúc xung đột vì tranh chấp trong vấn đề bảo hộ Chân Lạp và vấn đề Hà Tiên. Công trình Gia Định Thành Thông chí của tác giả Trịnh Hoài Đức. Công trình này, tác giả Trịnh Hoài Đức trình bày chi tiết về lịch sử, địa lý, dân số, sông núi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, sản vật,… của 5 trấn ở đất Gia Định trong thời kỳ vua Gia Long trị vì (1802 - 1819). Riêng ở mục lịch sử và nhân vật chí, công trình này có đề cập đến quan hệ Việt - Xiêm dưới thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn. Nhìn chung mối quan hệ Việt - Xiêm trong thời kỳ trước thế kỉ XIX, theo nhận định của tác giả đó là sự xung đột, không thể điều hòa được giữa hai nước. Kết quả là dẫn đến chiến tranh trong các vấn đề tranh chấp quyền bảo hộ Chân Lạp và vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc Cửu. Vì vậy, công trình này cũng là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho đề tài luận án tiến sĩ của chúng tôi. Ngoài các công trình trên, chúng tôi còn sưu tầm được một số công trình như: Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 1 của Giáo sư Trương Hữu Quýnh; Công trình Về Chính sách Đối ngoại và Ngoại giao Việt Nam của tác giả Vũ Dương Huân; Công trình Lịch sử Thái Lan của nhóm tác giả Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai; Công trình Tìm hiểu Lịch sử, Văn hóa Thái Lan của tác giả Phạm Thanh Tịnh; Công trình Văn hóa Thái
  8. 6 Lan của tác giả Nguyễn Tương Lai; Công trình Thư tịch cổ Việt Nam về Đông Nam Á do tác giả Nguyễn Lệ Thi biên soạn; Công trình Bang giao Đại Việt của tác giả Nguyễn Thế Long; Công trình Việt sử xứ Đàng Trong của tác giả Phan Khoang; tác giả Nguyễn Đăng Thục với công trình Văn hóa Việt Nam với Đông Nam Á; công trình Việt Nam sử lược của tác giả Trần Trọng Kim,… Nhìn chung, các công trình này, đều có đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm một cách sơ lược. Mối quan hệ Việt - Xiêm mà các công trình này đề cập đến chủ yếu xoay quanh lĩnh vực thương mại và cuộc chiến tranh quân sự giữa hai nước Việt - Xiêm trong vấn đề bảo hộ Chân Lạp. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX Công trình Đại Nam Thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn gồm 10 tập. Đây là công trình lớn nhất và cũng là nguồn tư liệu quan trọng nhất cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đây là bộ sách đồ sộ và quy mô nhất của các sử gia triều Nguyễn được chia làm 2 phần: Tiền biên và chính biên. Phần tiền biên: các sử gia triều Nguyễn ghi chép về các sự kiện lịch sử của 9 vị chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ chúa Nguyễn Hoàng (1558) đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777). Phần chính biên ghi chép về các sự kiện lịch sử từ khi Nguyễn Ánh lên làm chúa (1778) đến đời vua Đồng Khánh (1887) và sau này được viết thêm đến đời vua Khải Định (1925). Cả hai phần tiền biên và chính biên, các sử gia triều Nguyễn đều có đề cập đến mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm ở các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, quân sự,… Cụ thể trong phần tiền biên, ở lĩnh vự kinh tế, Đại Nam Thực lục viết về mối quan hệ giao hảo giữa hai nước Việt - Xiêm diễn ra một cách tốt đẹp. Vua chúa hai nước thường xuyên giúp đỡ thuyền buôn mỗi khi các thuyền buôn này gặp nạn vì bị gió bão đánh trôi vào bờ. Ở lĩnh vực chính trị - quân sự: mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm dưới thời các chúa Nguyễn bị chi phối bởi vấn đề tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp và Ai Lao. Trong giai đoạn này, qua chính sử của Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi chép, hai nước đã từng đụng độ nhau ở lãnh thổ Chân Lạp trong việc tranh giành quyền bảo hộ tại đây. Công trình Đại Nam Liệt truyện của Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn cũng là một công trình lớn và có rất nhiều tư liệu lịch sử ghi chép về nước Xiêm La. Thông qua các tư liệu lịch sử này, chúng ta hiểu được mối quan hệ Việt - Xiêm từ khá lâu. Mối quan hệ bang giao này tiếp tục được duy trì qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Đặc biệt, dưới Vương triều Nguyễn mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm
  9. 7 được ghi chép rất cụ thể về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự,… trong đó, có vấn đề bảo hộ Chân Lạp và Ai Lao. Công trình Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ của Nội các triều Nguyễn cũng có nhiều ghi chép về mối quan hệ Việt - Xiêm dưới triều Nguyễn. Công trình này là tập hợp tất cả những chỉ, dụ, tấu sớ, sắc phong, công văn, biểu, mẫu,… của các bộ, cơ quan ngang bộ trong triều đình nhà Nguyễn. Công trình này là một công trình đồ sộ, quy mô không thua kém gì bộ Đại Nam Thực lục, Đại Nam Liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn. Thông qua công trình này, chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều tư liệu đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm dưới triều Nguyễn. Mối quan hệ này, lúc đầu hòa hiếu, thân thiện, về sau xung đột dẫn đến chiến tranh giữa hai nước. Trong phần ghi chép của bộ Lễ ở quyển 136, mục Nhu viễn, đã ghi chép về mối quan hệ nồng ấm, thân thiện trong mối quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn và Xiêm La dưới thời vua Gia Long (1820 - 1819) và những năm đầu thời vua Minh Mạng. Luận án tiến sĩ Quan hệ Xiêm - Việt từ năm 1782 đến 1847 của tác giả Đặng Văn Chương là công trình nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nhất về mối quan hệ Xiêm - Việt trong thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Công trình này, tác giả Đặng Văn Chương trình bày về mối quan hệ giữa nước Xiêm với chính quyền Nguyễn Ánh từ năm 1782 đến năm 1802. Trong khoảng thời gian này, mối quan hệ Xiêm - Việt chủ yếu xoay quanh vấn đề thương mại, Chân Lạp và vấn đề cùng hợp sức để đánh bại Vương triều Tây Sơn. Ở giai đoạn tiếp theo, tức mối quan hệ Xiêm - Việt từ 1802 đến 1833, tác giả đi sâu trình bày về cách thức đi sứ giữa hai nước và việc giải quyết vấn đề Chân Lạp và Ai Lao. Ở giai đoạn cuối cùng, mối quan hệ Xiêm - Việt từ năm 1834 đến 1847, tác giả trình bày về cuộc chiến tranh Xiêm - Việt dưới hai triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị xung quanh vấn đề tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp và Ai Lao. Qua công trình này, cho thấy tác giả đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ Xiêm - Việt trong thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Vì vậy công trình Quan hệ Xiêm - Việt từ năm 1782 đến 1847 của tác giả Đặng Văn Chương là một nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng cho Luận án Tiến sĩ của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm và tham khảo thêm các tài liệu từ các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã được công bố trong và ngoài nước. Tiêu biểu như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Đào Minh Hồng với đề tài Chính sách đối ngoại của Thái Lan (Xiêm) - nửa cuối thế kỉ XIX, - đầu thế kỉ XX, bảo vệ tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Thêm vào đó là một số bài viết của các tác giả đã công bố trên các tạp chí khoa học như: Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối
  10. 8 thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - những nguyên nhân thành bại của tác giả Phạm Quang Minh; tác giả Đặng Văn Chương với các bài viết Những bước thăng trầm trong quan hệ Việt - Xiêm nửa đầu thế kỉ XIX; Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời Rama III (1824 - 1851); tác giả Lê Hà Huyền với bài viết Lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 1991,… Nhìn chung tất cả các công trình này, đều có đề cập đến quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX, mỗi một công trình tùy vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau mà đề cập đến quan hệ Việt - Xiêm cũng rất khác nhau. Một số công trình chủ yếu đề cập đến quan hệ thương mại giữa hai nước Việt - Xiêm từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVIII. Một số công trình khác chủ yếu đề cập đến sự xung đột quân sự dẫn đến chiến tranh giữa hai nước trong vấn đề tranh giành quyền bảo hộ ở Chân Lạp và Ai Lao. Một số khác chỉ đề cập đến quan hệ Việt - Xiêm đến thời kỳ 1847. Từ sau năm 1847 thì không còn đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm nữa,… 1.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Công trình Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ XVII và XVIII của tác giả Li Ta Na do Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1999. Công trình này, tác giả nghiên cứu chuyên sâu về: công cuộc Nam tiến mở rộng lãnh thổ về phương Nam của dân tộc Việt Nam (mà cụ thể là thời kỳ các chúa Nguyễn trị vì vùng đất Thuận Hóa đến mũi Cà Mau); cách thức tổ chức chính quyền, hoạt động đối nội và đối ngoại của chính quyền các chúa Nguyễn; phương thức tuyển quân, vũ khí chiến đấu, phương tiện tác chiến,… đến các hoạt động làm ăn, mua bán của chính quyền chúa Nguyễn với thương nhân các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua tài liệu này, chúng tôi nhận thấy tác giả cũng ít nhiều đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm dưới thời các chúa Nguyễn. Mối quan hệ trong thời kỳ này chủ yếu là hoạt động kinh tế của chúa Nguyễn với chính quyền phong kiến Xiêm La. Tác giả Li Ta Na viết: Công trình Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng của tác giả Choi Byung Wook được nhóm các dịch giả của Lê Thùy Linh, Trần Thiện Thanh, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Văn Thủy, Nguyễn Mạnh Dũng và Nguyễn Thừa Hỷ dịch thuật và hiệu đính. Sau đó được Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2011. Công trình này, tác giả Choi Byung Wook nghiên cứu rất chi tiết về vùng đất Nam Bộ dưới triều vua Minh Mạng, bao gồm các vấn đề: di sản của hệ thống chính quyền Gia Định (1788 - 1802); Gia Định thành Tổng trấn (1808 - 1832) và Lê Văn Duyệt; giải thể quyền lực ở vùng đất Nam Bộ; những chính sách giáo hóa người Nam Bộ của vua Minh Mạng; Những hậu quả của chính sách đồng hóa dưới triều
  11. 9 vua Minh Mạng; Việc đạc điền và bảo vệ tư hữu ruộng đất. Trong các vấn đề nghiên cứu trên, tác giả Choi Byung Wook cũng đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm trong thời kỳ Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn để khôi phục lại quyền lực cho dòng họ mình. Theo tác giả, mối quan hệ Việt - Xiêm dưới thời vua Gia Long (1802 - 1819) chủ yếu xoay quanh vấn đề bảo hộ Chân Lạp. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi còn sưu tầm và tìm được nhiều công trình khác của các tác giả người nước ngoài có đề cập đến mối quan hệ Việt Xiêm trước thế kỉ XIX, như: tác giả Flood, Thadeus và Chadin Flood với công trình The Dynastic Chronicles, Bangkok Era, The First Reign, [Xiêm La Thực Lục đệ nhất kỷ]; tác giả Syammananda, Rong với công trình A History of Thailand [Lịch sử nước Thái Lan]; May Kyi Win và Harold E. Smith với công trình Historical Dictionary of Thailand [Từ điển Lịch sử Thái Lan]; Chulacheeb Chinwanno với công trình Thailand-Vietnam Relations: An Overview [Tổng quan về quan hệ Thái Lan - Việt Nam]; Christopher E.Goscha với công trình Thailand and Southeast Asian Network of the Vietnamese Revolution [Thái Lan và hệ thống các nước Đông Nam Á trong cách mạng Việt Nam]; M.L Manich Jumsai, C.B.E., M.A với công trình Popular history of Thailand [Lịch sử phổ biến của Thái Lan]; Andrew Turton với công trình Thai institutions of Slavery [Các thể chế nô lệ của Thái Lan],… Như vậy, với các công trình nghiên cứu của các học giả người nước ngoài trên, sẽ là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị khoa học cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi xin tiếp thu, chọn lọc và bổ sung vào đề tài nghiên của mình giúp cho đề tài trở nên khách quan và khoa học nhất. 1.3. Một số nhận xét, đánh giá - Nghiên cứu về mối quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX đã nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của rất nhiều nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước. Tổng số lượng các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước mà chúng tôi sưu tầm được khoảng hơn 200 đơn vị tài liệu, bao gồm: các sách chuyên khảo, chuyên ngành, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong nước và nước ngoài. - Mỗi công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu hoàn toàn khác biệt. Một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt - Xiêm trước thế kỉ XIX chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa hai nước diễn ra trên lĩnh vực thương mại hoặc xung đột quân sự trong vấn đề tranh giành quyền bảo hộ ở Chân Lạp và vấn đề Hà Tiên,… Một số công trình nghiên cứu khác thì nghiên cứu tương đối đầy đủ về
  12. 10 quan hệ Việt-Xiêm trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, vấn đề bảo hộ Chân Lạp, Ai Lao,… - Mỗi tác giả, nhà nghiên cứu sở hữu một nguồn tài liệu khác nhau nên khi tìm hiểu về mối quan hệ Việt - Xiêm trước thế kỉ XIX thì các học giả, nhà nghiên cứu cũng đưa ra những nhận định, đánh giá hoàn toàn khác nhau về mối quan hệ này. Song, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau về mối quan hệ “có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng dẫn đến xung đột, chiến tranh giữa hai nước”. 1.4. Những vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên cứu trong luận án Từ các công trình nghiên cứu trên của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ và cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm, cụ thể như: - Thứ nhất, việc tìm hiểu về mối quan hệ Việt - Xiêm dưới các triều vua Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883) chưa được các tác giả, nhà nghiên cứu tìm hiểu kỹ. - Thứ hai, từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858 và hoàn thành việc đặt ách cai trị của đế quốc Pháp trên đất nước ta bằng các hòa ước được ký kết với triều đình nhà Nguyễn vào các năm 1883 và 1884. Về cơ bản, nước Việt Nam đã chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Kể từ thời điểm này, mọi quan hệ bang giao của Vương triều Nguyễn với các nước trong khu vực và trên thế giới phải được sự đồng ý của thực dân Pháp. Điều đó có nghĩa là thực dân Pháp đã chính thức “tước đoạt” quyền đặt quan hệ bang giao của Vương triều Nguyễn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, trong khoảng thời gian những năm cuối cùng của thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã thay thế Vương triều Nguyễn hoạch định tất cả các chính sách bang giao của nước Đại Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có nước Xiêm La. - Thứ ba, trong những năm gần đây, việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác đa phương giữa Việt Nam với các nước trên thế không ngừng được đẩy mạnh. Với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” đã thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các trung tâm nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Vương quốc Thái Lan. Trước những vấn đề chưa được làm sáng tỏ trên, chúng tôi xin chọn đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho những vấn đề còn thiếu sót nhằm hoàn thiện một phần bức
  13. 11 tranh của mối quan hệ Việt - Xiêm từ đầu thế kỉ XIX cho đến cuối thế kỉ XIX. CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT MỐI QUAN HỆ VIỆT – XIÊM TRƯỚC THẾ KỈ XIX 2.1. Sơ lược về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội giữa hai nước Việt - Xiêm trước thế kỉ XIX 2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XII cho đến cuối thế kỉ XIX Sau khi đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Việt và đóng đô ở Cổ Loa, bắt đầu xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ cho đất nước. Trải qua các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê cho đến Lý (1009-1225), Trần (1225-1600), Hồ (1601-1607) và Lê Sơ (1628-1527), các triều đại quân chủ Việt Nam không ngừng được cũng cố trên tất cả các mặt. - Về mặt tổ chức bộ máy Nhà nước: Vua đứng đầu Nhà nước, nắm hết mọi quyền hành và quyết định mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương. Dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ giúp việc cho vua có Tể tưởng và một số đại thần, bên cạnh đó có các cơ quan chuyên môn như: sảnh, viện, đài. Cả nước được chia thành nhiều lộ trấn do các hoàng tử hay An Phủ sứ cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu đều có cử quan lại của triều đình đến trông coi. Dưới các phủ, huyện, châu là các xã. Giữa thế kỉ XV, đất nước ngày càng cường thịnh, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở Trung ương, chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, dưới vua là 6 Bộ (Lại, Lễ, Công, Hộ, Binh, Hình) cùng các cơ quan chuyên môn như: Ngự sử đài, Hàn lâm viện với quyền lực cao hơn thời Lý, Trần. Cả nước được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. - Về pháp luật: dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ, Việt Nam soạn thảo được ba bộ luật hoàn chỉnh. Ở triều Lý, vào năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình Thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của cả nước. Đến triều Trần-Hồ, Nhà nước ban hành bộ Hình Luật. Sang thời Lê Sơ, dưới triều vua Lê Thánh Tông, nhà nước ban hành bộ Quốc Triều Hình Luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). - Về quân đội: quân đội Việt Nam dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: cấm quân (quân bảo vệ nhà vua và kinh đô) và quân ở lộ (quân chính quy bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân ở các địa phương). Quân đội được thi hành theo chính sách “ngụ binh ư nông”.
  14. 12 Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, Việt Nam rơi vào tình trạng suy yếu dẫn đến chia cắt đất nước. Từ bờ nam sông Gianh trở ra bắc là chính quyền của vua Lê - chúa Trịnh, gọi là Đàng Ngoài. Còn từ bờ bắc sông Gianh trở vào nam là chính quyền của họ Nguyễn, gọi là Đàng Trong. Sau nhiều năm chia cắt đất nước và nội chiến, đã làm cho đất nước bị kiệt quệ, vua Quang Trung và các bề tôi đã bắt tay ngay vào việc xây dựng lại đất nước. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, Quang Toản lên thay. Nội bộ triều Tây Sơn rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu dần. Nguyễn Ánh liền đem binh từ Gia Định đánh ra Phú Xuân rồi tấn công ra Thăng Long. Vương triều Tây Sơn sụp đổ. Nhà Nguyễn lên thay. Tuy trong tình cảnh chia cắt đất nước nhưng tình hình kinh tế xã hội Việt Nam lại hết sức khởi sắc, đặc biệt là lĩnh vực ngoại thương. Nhờ vậy đã giúp cho đời sống nhân dân tương đối ổn định, sung túc hơn. 2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Vương quốc Xiêm La từ thế kỉ XII đến cuối thế kỉ XV - Về sự xuất hiện của người Thái: Người Thái là cư dân bản địa xuất hiện từ xa xưa ngay trên lãnh thổ thuộc Thái Lan ngày nay. Nửa đầu thế kỷ XII cũng có các hình chiến binh người Thái với y phục đặc biệt. Ở đây người ta gọi họ là “Xiêm”, hay “Xiêm Cúc”, theo tiếng Khmer có nghĩa là “người làm thuê”. Tuy nhiên, từ “Xiêm” để chỉ cộng đồng và sau này chỉ cả quốc gia của người Thái. Trong các thế kỷ XI – XII đã xuất hiện những trung tâm hùng mạnh của người Thái với các thành phố lớn và nổi tiếng như: Sukhothai, Chiang Saen, Muang Sua, Heokam, Mong Mao,... - Sự thành lập Vương quốc Sukhothai (1238 - 1438) và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông: Sự khủng hoảng của đế quốc Khmer dẫn đến sự trỗi dậy của người Thái trên phần lãnh thổ thuộc Thái Lan hiện đại diễn ra mãnh mẽ trong khoảng nửa đầu thế kỷ XIII. Tại thủ đô Sukhothai đã được giải phóng, Pa-Mương đã nhường lại cho Bang Klang tước hiệu mà mình đã nhận được từ vua Khmer trước đây, nhưng dưới cái tên rút gọn hơn là Sri Indrađitia. Với tước hiệu mới này, Bang Klang trở thành người sáng lập ra vương triều của các vua Sukhothai. Vương quốc Sukhothai phát triển nhanh chóng về kinh tế, chính trị, xã hội trong thế kỷ XIII với việc trao đổi hàng hóa diễn ra phổ biến bên cạnh nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, đồng thời đã đánh bại cuộc xâm lược của đế quốc Mông-Nguyên. - Về sự hình thành Vương quốc Ayutthaya (1351 - 1569): Sau một thời gian phát triển hưng thịnh, vương quốc Sukhothai bắt đầu suy vong. Ngay lập tức, một vương quốc mới được hình thành trên lãnh thổ Thái Lan
  15. 13 ngày nay - Vương quốc Ayutthaya (cũng thường được gọi là Xiêm). Tuy vậy, lịch sử thành lập vương triều mới này, cũng chỉ thống nhất một phần lãnh thổ Thái Lan ngày này. Với sự ra đời của nhà nước Ayuthaya, lịch sử Thái Lan thời trung đại bước sang một thời kì biến chuyển mới. Chính là bắt đầu từ đây, sự phát triển tiếp tục của hệ thống nhà nước với tư cách bộ máy lãnh đạo một lãnh thổ chung, cũng như bộ máy cưỡng bức, đã tạo nên yêu cầu phải soạn thảo các đạo luật và văn bản pháp quyền cần thiết. Trong việc thiết lập pháp quyền nhà nước này ở Ayuthaya, vai trò của tăng lữ Bà-la-môn, tăng lữ Phật giáo vốn là những người thông thái kiến thức pháp quyền của người Môn - Khmer cũng như của Ấn Độ, đã có một vai trò hết sức to lớn. 2.2. Quan hệ Việt - Xiêm trước thế kỉ XIX 2.2.1. Quan hệ Việt - Xiêm từ đầu thế kỉ XII cho đến cuối thế kỉ XV 2.2.1.1. Quan hệ kinh tế Đại Việt sử ký toàn thư của nhà Lê Sơ viết, trước thế kỉ XIX, Việt Nam và Xiêm La, đã có những mối liên hệ với nhau thông qua việc buôn bán giữa thương nhân hai nước. Đại Việt Sử ký toàn thư ghi chép về mối quan hệ buôn bán này, như sau: “Kỷ Tỵ, [Đại Định] năm thứ 10 [1149], (Tống Thiệu Hưng năm thứ 19). Mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương” (Lê Văn Hưu, 1993, tr.139). Do con đường buôn bán ở Đông Nam Á, vào thời gian này, chủ yếu diễn ra bằng đường biển. Nếu đã buôn bán bằng đường biển, thì yếu tố “thủy triều” và “hướng gió” luôn là sự quan tâm hàng đầu của các thương gia Đông Nam Á. Do đó, các thương gia Xiêm La phải lưu trú trên lãnh thổ Đại Việt, ít nhất phải 03 tháng thì mới có hướng gió từ đất liền thổi ra biển. Lúc đó, họ mới căng buồm rồi xuôi theo dòng thủy triều để trở về nước. Trong khoảng thời gian 03 tháng trú ngụ trên lãnh thổ Đại Việt, các thương gia Xiêm La có điều kiện tiếp xúc với phong tục tập quán và văn hóa của nhân dân Đại Việt thời Lý. Biết được đất nước ta có những loại hàng hóa hay những loại đặc sản nào quý hiếm mà nước Xiêm La chưa có. Từ đó, các thương gia Xiêm La sẽ nhập cảng những mặt hàng này về nước. Về hàng hóa: nước Xiêm La ở thế kỉ XVIII, có các mặt hàng nổi tiếng là “đá quý, kim cương, hồ tiêu, đậu khấu, đinh hương và sắt hà sung”. Sau lần buôn bán này, lịch sử Việt Nam dưới Vương triều Lý (1009 -1225) còn ghi nhận thêm một lần buôn bán nữa của thương nhân Xiêm La đến trang Vân Đồn. Sang triều Trần (1225 - 1400) và Hồ (1400 - 1407),
  16. 14 việc buôn bán giữa nhân dân hai nước Đại Việt và Xiêm La vẫn tiếp tục được duy trì. Đến thời Lê Sơ (1428 - 1527), việc buôn bán giữa nhân dân Đại Việt và Xiêm La vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Tuy nhiên, điều đáng nói trong việc buôn bán này, là vua Lê của Đại Việt đã tỏ ra hào phóng và ưu đãi đối với các thương nhân Xiêm La trong vấn đề “thu thuế đánh trên thuyền buôn”. Như vậy, có thể khẳng định từ thế kỉ XII cho đến cuối thế kỉ XV giữa hai nước Việt - Xiêm đã bắt đầu có liên hệ bang giao với nhau. Sự liên hệ bang giao lúc này, chủ yếu dưới hình thức trao đổi thương mại của thương nhân hai nước và kèm theo đó là biếu tặng lễ cho vua. 2.2.1.2. Quan hệ chính trị Đại Việt Sử ký toàn thư cho chúng ta biết có một sự kiện ghi rất sơ lược về mối quan hệ bang giao Việt - Xiêm như sau: “Nhâm Dần, [Trinh Phù] năm thứ 7, [1182], (Tống Thuần Hy năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, nước Xiêm La sang cống” (Lê Văn Hưu, 1993, tr.148). Đoạn sử liệu trên gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về hai chữ “sang cống”. Với sức mạnh quân sự các triều đại Lý, Trần, Lê sơ quốc gia Đại Việt đã tự xem mình là nước lớn, còn những nước lân bang trong khu vực Đông Nam Á là những nước chư hầu, nhược tiểu. Do đó, khi chép về sự thiết lập quan hệ bang giao đầu tiên này, các sử gia Đại Việt đã dùng từ “sang cống” để ám chỉ Đại Việt là một nước lớn. Dựa theo các sự kiện lịch sử ghi chép về các hoạt động mua bán giữa nhân dân hai nước, về hai từ “sang cống” mà các sử gia nước ta ghi chép trong công trình Đại Việt Sử ký toàn thư,… ở các triều đại nhà Trần (1225 - 1400), Lê Sơ (1428 - 1527), chúng tôi cho rằng mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Xiêm La trên lĩnh vực chính trị đã được thiết lập. 2.2.2. Quan hệ Việt - Xiêm từ đầu thế kỉ XVI cho đến cuối thế kỉ XVIII 2.2.2.1. Quan hệ kinh tế Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XVI cho đến cuối thế kỉ XVIII, tuy quốc gia Đại Việt xảy ra nhiều bất bất ổn về chính trị, còn Xiêm La thì phát triển thịnh vượng dưới Vương triều hậu Ayutthaya (1590 - 1767), Vương triều Thon Buri (1768 - 1782) và sự cai trị của vua Rama I (1782 - 1809) thuộc Vương triều Rattanakosin. Tuy có sự đối lập nhau về chính trị, nhưng không vì thế mà mối quan hệ buôn bán giữa nhân dân hai nước bị ngưng trệ. Quan hệ thương mại Việt - Xiêm ở Đàng Trong được ghi nhận vào năm 1632 đó là có một chiếc thuyền được chúa Nguyễn gửi đi Xiêm với số vốn là 1.000 nén bạc, người dân Đàng Trong cũng đến Xiêm buôn bán qua lời phản ánh của các thương nhân người Hoa.
  17. 15 Từ giữa thế kỉ XVII đến thế hết thế kỉ XVIII, Đông Nam Á lục địa là khu vực có nhiều quốc gia thường xuyên xung đột, tranh giành ảnh hưởng ở các nước nhỏ. Hoạt động thương mại không chỉ diễn ra ở vùng biển Đông mà còn diễn ra nhộn nhịp ở vùng biển Tây Nam qua thương cảng Hà Tiên - nơi tập trung nhiều nguồn lâm sản nhất là sáp ong và ngà voi từ Xiêm và Chân Lạp để buôn bán với các nước khác. Từ giữa thế kỉ XVIII, hoạt động thương mại Việt - Xiêm ở Đàng Trong không được thuận lợi do chưa hiểu nhau về “luật lệ” vì thế dẫn đến việc thương nhân hai nước thường bị bắt giữ. Quan hệ kinh tế Việt - Xiêm ở Đàng Trong vẫn duy trì và có những thay đổi khi Xiêm và Nguyễn bắt tay nhau để chống lại phong trào Tây Sơn những năm cuối thế kỉ XVIII. 2.2.2.2. Quan hệ chính trị - Quan hệ Việt - Xiêm dưới thời các chúa Nguyễn (1558 - 1777): Trong thời kì các chúa Nguyễn trị vì ở Đàng Trong, mối quan hệ Việt - Xiêm trên bình diện chính trị lúc đầu khá êm ấm, nhưng về sau do “vấn đề Chân Lạp” đã lôi kéo hai nước Việt, Xiêm vào, mối quan hệ Việt - Xiêm từ ấm êm chuyển sang xung đột. Từ thế kỉ XVII đã có nhiều người Việt Nam đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp, tức Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay để vỡ đất làm ruộng. Nhận cơ hội đó vua Chân Lạp Chey Chettha II đã xin cưới công chúa Ngọc Vạn để thiết lập liên minh chốn lại phong kiến Xiêm La. Kết quả là chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã nhận lời. Từ đó tạo điều kiện cho lưu dân người Việt di cư vào vùng đất Nam Bộ để khai hoang lập làng lập ấp, tạo cơ sở để các chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam, đồng thời còn thiết lập được nền bảo hộ đối với Chân Lạp để ngăn chặn các cuộc đông tiến của phong kiến Xiêm La. - Quan hệ Việt - Xiêm dưới Vương triều Tây Sơn (1778 - 1802): Khi Vương triều Tây Sơn thành lập, dưới triều vua Thái Đức Hoàng đế (1778 - 1793) quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trên bình diện chính trị là sự xung đột quân sự về vấn đề Xiêm La trợ giúp cho Nguyễn Ánh khôi phục lại cơ đồ của dòng họ Nguyễn ở đất Đàng Trong. Quan hệ Việt - Xiêm dưới Vương triều Tây Sơn rơi vào con đường bế tắt, không thể điều hòa được. Đến khi nhìn thấy lực lượng của Nguyễn Ánh tại Gia Ðịnh càng ngày lớn mạnh, nhất là sau những chiến thắng liên tiếp trong khoảng từ năm 1791 đến năm 1793, triều đình vua Cảnh Thịnh (1792 - 1802), không còn cách nào khác buộc phải cử phái bộ ngoại giao và gửi Quốc thư xin hòa hiếu với Xiêm La nhưng đã bị vua Rama I của Xiêm La từ chối.
  18. 16 CHƯƠNG 3 QUAN HỆ VIỆT – XIÊM TỪ 1802 – 1847 3.1. Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự của nước Đại Nam dưới Vương triều Nguyễn Năm 1802, sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ đất nước, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long và lập ra nhà Nguyễn. Về tổ chức chính quyền: Sau khi lập ra triều Nguyễn, vua Gia Long đã xây dựng, kiện toàn hệ thống hành chính cũng như quan chế cho chính quyền mới. Về phân chia hành chính đất nước: Năm 1802, trong khi đã quyết định Phú Xuân là kinh đô, Nguyễn Ánh vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một tổng trấn với tên cũ Bắc Thành. Đến thời Minh Mạng, ông đã thực hiện các cuộc cải cách hành chính lớn. Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Về quân đội: một trong những thành quả Gia Long đạt được sau nhiều năm nội chiến với Tây Sơn là quân đội tương đối mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phương Tây. Đến thời Minh Mạng, ông tổ chức quân đội theo kiểu mẫu phương Tây, số lượng người cầm cờ từ 40 người giảm xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người). Về thuế khóa và lao dịch: Sau khi đăng cơ, vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18 đến 60 tuổi. Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực để đánh thuế. Về luật pháp: năm 1815, bộ luật được ban hành, mang tên Hoàng Việt Luật lệ (còn có tên khác là luật Gia Long). Bộ luật này gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Về ngoại giao: thần phục nhà Thanh, khước từ mọi giao thiệp với các nước tư bản phương Tây. Về kinh tế: nhìn chung thương mại ảm đạm, thủ công nghiệp sa sút, nông nghiệp có bước phát triển nhưng không được như trước đây, tình trạng mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra. 3.2. Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự của Vương quốc Xiêm La dưới Vương triều Rattanakosin (1782 - 1932) Trước khi Vương triều Rattanakosin được thành lập, đất nước Xiêm La dưới sự trị vì của Vương triều Thonburi do vua Taksin đứng đầu. Vương triều này tồn tại khoảng 14 năm (1768 - 1782), trong 14 năm này, vua Taksin đã tạo điều kiện cho nước Xiêm chuẩn bị giai đoạn phục hưng đất nước theo mô hình xã hội Ayutthaya phát triển cao hơn. Về cuối đời,
  19. 17 vua Taksin bị điên loạn. Nhân cơ hội đó, tướng Chakri đã sai người giết vua Taksin. Vương triều Rattanakosin chính thức được thành lập ở nước Xiêm và đóng đô tại kinh đô Bangkok. Vua Rama I, nguyên là viên tướng nổi tiếng, đã lập được nhiều chiến công trong công cuộc chống quân Miến Điện xâm lược và các cuộc chiến tranh bành trướng dưới thời vua Taksin. Trước khi lên ngai vàng, vua Rama I là người dày dặn kinh nghiệm trận mạc và có uy tín lớn với tầng lớp quý tộc cũng như lực lượng quân đội và nhân dân Xiêm ủng hộ. Cùng với việc xây dựng kinh đô mới, vua Rama I ra sức xây dựng và củng cố chính quyền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Song song với việc chấn chỉnh lại bộ máy nhà nươc, lễ nghi triều đại và binh pháp cũng được xem xét lại. Rama I đã thành lập Hội đồng 14 người bao gồm các nhà triết học, luật sư,…để rà soát lại những luật cũ, định ra luật mới. Kết quả bộ luật “Ba con dấu” được hoàn thành vào những năm 1805 - 1808. Ngoài ra, vua Rama I còn thi hành những chính sách về kinh tế, xã hội khác để phục hồi và phát triển đất nước sau cuộc khủng hoảng trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XVIII. Đó là chính sách giải phóng nô lệ và giảm bớt những nghĩa vụ lao dịch cho nông dân. Sau khi vua Rama I qua đời, các vua tiếp theo của Vương triều Rattanakosin là Rama II (1809-1824), Rama III (1824-1851), Rama IV (1951-1868) và Rama V (1868-1910) đều chú ý đến việc xác lập và tập trung quyền lực cho nhà nước trung ương tập quyền phong kiến. Dưới thời vua Rama II (1809-1824) việc xây dựng củng cố tổ chức hành chính, tăng cường sức mạnh quyền lực cho nhà vua được đẩy mạnh. Sang thời vua Rama III (1824-1851), quá trình tập trung hóa cao độ nhà nước trung ương tập quyền càng được đẩy mạnh hơn. Việc làm đầu tiên của Rama III là bổ nhiệm các quan chức vào bộ máy nhà nước trung ương. Trong khi điều hành đất nước, Rama III giữ mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức nhằm duy trì sự kiểm soát thường xuyên các hành động của họ. Đến thời trị vì của Rama IV (1851-1868), nước Xiêm đứng trước một tình thế hết sức khó khăn cả trong nước lẫn ngoài nước. Ở trong nước, tình trạng sưu thuế nặng nền đã làm cho nhân dân Xiêm La gặp rất nhiều khó khăn, đói kém. Ngoài nước, là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào tình hình chính trị, kinh tế của nước Xiêm. Để nhanh chóng bắt kịp các nước phương Tây, vua Rama IV đã tiến hành chương trình “Âu hóa” đất nước trên nhiều lĩnh vực chỉ trong vài chục năm ngắn
  20. 18 ngủi. Nhờ vậy, mà nước Xiêm đã không bị biến thành thuộc địa như các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. 3.3. Quan hệ bang giao Việt - Xiêm từ năm 1802 đến 1847 3.3.1. Cơ sở cho việc thiết lập quan hệ bang giao giữa vương triều Nguyễn và vương triều Rattanakosin ở thế kỉ XIX Ngay từ những thập niên cuối của thế kỉ XVIII, hai nước Việt - Xiêm đã bắt đầu thiết lập quan hệ bang giao trong thời kì Nguyễn Ánh xưng Vương ở Gia Định để đánh Tây Sơn. Mối quan hệ bang giao này được Nguyễn Ánh sắp đặt như sau: Trước hết, Nguyễn Ánh tranh thủ thiết lập mối quan hệ thông gia với vua Xiêm Rama I, khi Nguyễn Vương còn nương nhờ trên đất Xiêm. Thứ hai, tạm thời thần phục vua Xiêm để có được sự giúp đỡ về vật chất đánh Tây Sơn. Thứ ba, tiễu trừ giặc cướp biển giúp vua Xiêm La. Thứ tư, Nguyễn Ánh còn nhân nhượng với phong kiến Xiêm La trong vấn đề bảo hộ Chân Lạp để đổi lại sự giúp sức của vua Xiêm trong việc liên minh đánh Tây Sơn. 3.3.2. Quan hệ Việt - Xiêm dưới các triều vua Nguyễn từ 1802 đến 1847 3.3.2.1. Quan hệ Việt - Xiêm dưới triều vua Gia Long (1802 - 1819) Ở lĩnh vực kinh tế: vua Gia Long cho phép thương nhân Xiêm La được đến các dinh, trấn trên khắp cả nước để trao đổi, mua bán hàng hóa với nhân dân Việt Nam. Bên cạnh việc cho phép thương nhân Xiêm La được vào các dinh, trấn để trao đổi mua bán, vua Giao Long còn đặt lại phép “thuế” để các thương nhân Xiêm La nộp cho chính quyền sở tại trước khi vào mua bán với nhân dân Việt Nam. Mức thuế này, theo nghiên cứu của chúng tôi là tương đối nhẹ và có phần ưu đãi cho thương nhân Xiêm La. Ở lĩnh vực chính trị: nổi bậc trong mối quan hệ bang giao của hai nước đó là sự thiết lập mối quan hệ lên tầm cao mới: “cấp nhà nước”. Quan hệ bang giao còn được thể hiện qua việc tặng các “sản vật của địa phương” cho vua Xiêm, đó cũng là một hình thức thiết lập mối quan hệ bang giao mang tính chất chính trị rõ rệt của vua Gia Long, nó chứng tỏ sự giàu có và hùng mạnh của Việt Nam dưới triều vua Gia Long. Việc tiếp đãi đoàn sứ thần nước Xiêm đến thăm viếng, trình quốc thư cũng là việc làm khiến cho các sứ thần nước Xiêm có “thiện cảm” rất nhiều đối với Việt Nam. Vấn đề an ninh biên giới: nhìn chung mối quan hệ bang giao giữa hai nước hai nước Việt - Xiêm dưới triều vua Gia Long, không có sự xung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
39=>0