BỘ ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM 2018 1. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Bình An 2. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Đồng Cương 3. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường 4. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Yên 5. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Vĩnh Thịnh 6. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm học 2017-2018 môn Ngữ Văn Đề số 2 7. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm học 2017-2018 môn Ngữ Văn Đề số 3 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp...” (“Cây tre Việt Nam”- Thép Mới, SGK Ngữ văn 6- tập 2) - Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên. (1 điểm) - Xác định chủ ngữ trong câu sau: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.” (1 điểm) - Chép lại 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên. (1 điểm) Câu 2. (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (4-6 câu) có sử dụng biện pháp so sánh để giới thiệu một loại cây hoặc hoa trong sân trường em. Câu 3. (4 điểm) “Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn”. (Danh ngôn cuộc sống) Hãy miêu tả một người bạn đã mang lại niềm vui và chia sẻ với em những nỗi buồn trong cuộc sống./. ----- Hết ----Họ và tên học sinh:……………………………………………………………… ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6 Câu 1. (3 điểm) - Hs xác định nội dung chính của đoạn văn: khẳng định sự gắn bó của cây tre với con người trong cuộc sống và trong lao động sản xuất. (1 điểm) - Chủ ngữ trong câu: mái đình, mái chùa cổ kính (1 điểm) - Hs tự chọn và chép đúng 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn. (1 điểm) GV cân nhắc trên bài làm thực tế để quyết định số điểm phù hợp. Câu 2. (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (4-6) câu có sử dụng biện pháp so sánh, giới thiệu một loại cây (hoặc hoa) trong sân trường. - Điểm 3.0: HS viết đoạn văn mạch lạc, đầy đủ số câu; có cảm nhận sâu sắc về đối tượng (2 điểm); trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh. (1 điểm) - Các thang điểm khác: GV cân nhắc để quyết định số điểm phù hợp. - Điểm 0: Viết không đúng hoặc không viết một ý nào. Câu 3. (4 điểm) 1. Yêu cầu chung Bài viết thể hiện đúng yêu cầu của văn miêu tả; bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, có cảm xúc; có liên kết câu, liên kết đoạn. 2. Yêu cầu cụ thể 2.1. Về cấu trúc (0.5 điểm) - Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề miêu tả; phần Thân bài có vận dụng các kỹ năng miêu tả; phần Kết bài cảm nhận chung về người bạn và thể hiện được nhận thức của cá nhân, mong muốn về tình bạn. - Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên. 2.2. Về vấn đề miêu tả (0.5 điểm) - Điểm 0.5: Xác định được vấn đề cần miêu tả. - Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần miêu tả. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần miêu tả. 2.3. Về nội dung miêu tả (2.5 điểm) - Điểm 2.5: Bài viết có các ý rõ ràng, thuyết phục; trình tự miêu tả hợp lý. Làm nổi bật những nét tiêu biểu của người bạn, niềm vui và những nỗi buồn bạn chia sẻ với mình, bài viết tạo cảm xúc cho người đọc. - Điểm 0.75 - 2.25: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên. - Điểm 0.5: Bài làm chỉ có vài ý rời rạc; hoặc viết được một đoạn ngắn. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 2.4. Về chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm) - Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 00: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu./. GV cân nhắc trên bài làm thực tế để quyết định số điểm phù hợp.