intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

598
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021

Tham khảo thêm:

1. Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên

Câu 1. (8,0 điểm) Amonimus cho rằng: “Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Nhưng có người lại khuyên: “Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác”.

Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên.

Câu 2. (12,0 điểm) Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”. Anh/chị hãy chọn một bài thơ đã học mà mình cho là hay để làm rõ nhận định trên. 

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 11 

Câu 1. (8,0 điểm) Trình bày quan điểm của bản thân về hai ý kiến nói về cách vượt qua gian nan, trở ngại.

1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lý); biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận Bài làm có kết cấu hoàn chỉnh; lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc; có chất văn. Bài văn không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; biết dựng đoạn và liên kết đoạn…

2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các cơ bản ý sau:

a. MB:

- Nêu vấn đề nghị luận: Con người có nhiều cách vượt qua gian nan, thử thách để thành công.

- Trích dẫn hai ý kiến.

b. TB:

b1. Giải thích:

- Ý kiến thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường để chỉ cách tốt nhất vượt qua gian nan, thử thách là con đường chấp nhận, chủ động đối mặt, vượt lên gian nan, thử thách...

- Ý kiến thứ 2: Mượn hình ảnh dòng sông để chỉ cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ cuộc cũng không trực tiếp đối mặt với khó khăn thử thách mà linh hoạt tìm hướng khác, tiếp tục hành trình đạt mục đích cuối cùng.

- Hai ý kiến nêu cách ứng xử của con người trước gian nan, thử thách trong cuộc sống.

b2. Bàn luận:

- Phân tích, chứng minh:

+ Trong cuộc sống, con người thường gặp gian nan, khó khăn, thử thách.

+ Ý kiến thứ nhất đề cao lòng dũng cảm đối mặt với khó khăn, thử thách; sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách (dẫn chứng).

+ Ý kiến thứ hai đề cao sự mềm dẻo, linh hoạt vượt qua gian nan, thử thách (dẫn chứng).

- Bình luận:

+ Hai ý kiến không đối lập nhau mà bổ sung hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn, gian nan.

+ Hai ý kiến đều đúng, là những bài học quý giá giúp chúng ta dũng cảm, linh hoạt ứng xử trước khó khăn, thử thách để thành công.

b3. Bàn luận mở rộng vấn đề:

- Chúng ta cần có cách ứng xử khéo léo phù hợp với hoàn cảnh, năng lực...

- Chúng ta cần phê phán những người thiếu ý chí, đầu hàng trước khó khăn, thử thách; phê phán những người bất chấp thủ đoạn, bất chấp pháp luật để đạt mục đích.

b4. Nêu bài học nhận thức và hành động.

c. Kết luận:

- Gặp gian nan, thử thách là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta biết cách vượt qua gian nan, thử thách để thành công trong cuộc sống.

- Khi gặp gian nan, thử thách, chúng ta cần bình tĩnh, tự tin, ứng xử linh hoạt, nỗ lực vượt qua gian nan, khó khăn để thành công.

Câu 2. (12,0 điểm) Bàn về ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”.

1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; dựng đoạn và liên kết đoạn Bài làm có lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc Bài viết có chất văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. MB:

- Nêu vấn đề nghị luận: Một tác phẩm thơ hay là tác phẩm thơ có nội dung hay, ý nghĩa sâu sắc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo...

- Dẫn ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu.

b. TB:

b1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu:

- Hồn/hồn của thơ: tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

- Xác/xác của thơ: tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ, thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…

- Thơ hay cả hồn lẫn xác: thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Cả ý kiến của Xuân Diệu có ý nghĩa: Thơ hay là thơ có về nội dung hay, khơi gợi được những tình cảm cao đẹp đối với người đọc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo...

b2. Bàn luận:

- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng và cảm xúc bằng ngôn từ hàm súc, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…

- Ý kiến của Xuân Diệu xuất phát từ đặc thù của tác phẩm văn học: Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ, có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì nguời đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. Nếu một tác phẩm trau chuốt về ngôn từ, đẹp về hình ảnh... nhưng nội dung không sâu sắc thì người đọc cũng sẽ dễ quên ngay…“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” (Lêonit Lêonop).

- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng, giúp ta có sự đánh giá chính xác về thơ ca...

b3. Chọn một bài thơ đã học mà bản thân cho là hay và phân tích để làm rõ ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu.

- Bài thơ hay về nội dung ý nghĩa (cái hay của phần hồn)

- Bài thơ đặc sắc về hình thức nghệ thuật (cái hay về phần xác)

- Để chuyển tải nội dung hay, ý nghĩa, tác giả đã sử dụng hình thức nghệ thuật phù hợp, độc đáo...

b4. Mở rộng vấn đề: Ý kiến của Xuân Diệu không chỉ đúng cho thơ ca mà còn đúng cho văn học nghệ thuật. Một tác phẩm văn học nghệ thuật hay là tác phẩm hay cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

c. KB:

- Khẳng định vấn đề đã nghị luận.

- Tổng kết, liên hệ, nâng cao.


2. Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

Câu 1: (8,0 điểm) Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói: Biển rộng mênh mông, không bờ, không bến, không có giới hạn là bởi nó không cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ.

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên?

Câu 2 (12,0 điểm) Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng: “Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn”. (“Bông hồng vàng và bình minh mưa”, NXB văn học, 1999, tr.56)

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 11 

Câu 1 (8,0 điểm) 

Giải thích:

- Hình ảnh biển rộng mênh mông, núi cao sừng sững là hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ

- Không cự tuyệt một giọt nước nhỏ, không từ chối một hòn đá nhỏ có nghĩa là sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ dù là nhỏ bé, bình thường nhất. Điều này gợi liên tưởng đến một tâm hồn rộng mở.

⇒ Câu nói trên mượn quy luật của tự nhiên để ngụ ý khuyên răn con người rằng: Nếu biết sống bao dung, nhân hậu thì con người sẽ làm được việc lớn, trở nên vĩ đại 

Bình luận và chứng minh:

- Bao dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương.

- Lòng bao dung sẽ cảm hóa được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhạn ra sai lầm và sửa chữa.

- Không ai là không phạm sai lầm. Vì vậy, khi ta bao dung với người khác cũng chính là ta đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”. Bởi cũng sẽ đến lượt ta sa ngã, phạm lỗi lầm. Ai sẽ tha thứ cho ta nếu ta không từng biết tha thứ?

- Những người biết bao dung, vị tha sẽ luôn cảm thấy tâm hồn an yên, thanh thản; nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.

- Nếu sống ích kỉ, bảo thủ thì con người sẽ trở nên nhỏ bé, tầm thường..( HS lấy dẫn chúng trong thực tế để chứng minh)

Mở rộng, nâng cao vấn đề:

- Bao dung, vị tha là điều quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Nhưng bao dung không đồng nghĩa với việc chấp nhận, dung túng cho cái xấu, cái ác lộng hành. Vì như thế sẽ rất nguy hiểm đối với xã hội.

- Phê phán những kẻ còn sống ích kỉ và bảo thủ…

Câu 2 (12,0 điểm) 

Giải thích:

- Những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị là vấn đề tư tưởng độc đáo, sâu sắc, có giá trị nhân sinh lớn lao,…được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo

- Nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra là cái nhìn cuộc sống mang tính khám phá và phát hiện của nhà văn.

⇒ Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghỉa về nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo.

Bình Luận: Nhà văn cần phải có phong cách nghệ thuật độc đáo là bởi vì:

- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật. tức là có nét gì đó rất riêng,mới lạ thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn phải là “ người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những điều chưa có” (Nam Cao).

- Văn học lấy chất liệu từ cuộc sống. Hiện thực cuộc sống luôn là mảnh đất màu mỡ để nhà văn không ngừng sáng tạo. Nhưng cuộc sống dẫu đa dạng, phong phú vẫn có giới hạn. Vì vậy, có khi viết về đề tài cũ nhưng nhà văn phải có cái nhìn khám phá những điều mới mẻ, thú vị mà người đọc không nhận ra. Có như vậy tác phẩm mới có giá trị và khơi gợi được hứng thú ở người đọc.

- Hơn nữa, phong cách nghệ thuật là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển đa dạng, phong phú cho văn học; là một tiêu chí để đánh giá chính xác vai trò cũng như vị trí của nhà văn trên văn đàn. Bởi chỉ những nhà văn thực thụ, có tài năng và tâm huyết mới tạo nên cho mình những phong cách nghệ thuật độc đáo. Phong cách nghệ thuật của nhà văn được biểu hiện qua tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm ấy bao giờ cũng thể hiện cách nhìn nhận, khám phá đầy mới lạ, độc đáo về cuộc sống; hướng đến những nội dung, chủ dề mới; mang một giọng điệu riêng và có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo,..


3. Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng

PHẦN I: ĐỌC HIỂU( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn , nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau:

“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.”

Câu 1. Hãy đặt tên cho văn bản trên.

Câu 2. Nêu nội dung của văn bản.

Câu 3. Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”?

PHẦN II: ĐỌC HIỂU( 8 điểm)

Câu 1 ( 3 điểm) “ Chúng ta không bao giờ biết mình cao lớn đến đâu nếu ta không đứng dậy và biết cách, tầm vóc của chúng ta có thể vươn tới trời xanh”.

(Emily, Bản lĩnh kiệt xuất, Nxb Văn hóa – Thông tin) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 ( 5 điểm) Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ “Tự tình”(II) của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 11 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU( 2 điểm) 

Câu 1: Có thể đặt tên cho văn bản là:

- Những người đặt bước chân đầu tiên

- Những người đi khai phá

- Đi trước bình minh…

Câu 2: Nội dung của văn bản: Văn bản trên bàn về những người đi tiên phong, những người khai sáng.

- Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như khoa học, nghệ thuật, văn hoá…) ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ, thậm chí phải trả giá đắt…vì thường không được mọi người đương thời hiểu, đồng tình và ủng hộ ngay.

- Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo, những người đó thường đạt được thành công, trở thành người chiến thắng và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng, cho nhân loại.

Câu 3: HS có kiến thức và lập luận để lý giải hợp lý, trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người sáng tạo thường đơn độc vì:

- Những ý tưởng, những công trình mà họ đưa ra thường quá mới mẻ, không dễ chấp nhận ngay được,

- Nó vượt qua khỏi suy nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2