Tham khảo thêm:
1. Đề thi HSG môn Vật lí lớp 11 cấp trường - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
Bài 1(3 điểm) Cho A, B, C là ba điểm tạo thành tam giác vuông tại A đặt trong điện trường đều có véc tơ E → song song với AB. Cho = 600 ; BC = 10 cm và UBC = 400 V.
a) Tính hiệu điện thế UAC, UBA và cường độ điện trường E.
b) Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q = 10-9 C từ A đến B, từ B đến C và từ A đến C.
c) Đặt thêm ở C một điện tích điểm q’ = 9.10-10 C. Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại A.
Bài 2 ( 4 điểm) Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 10g mang điện tích dương q= 3. 10-7C được thả không vận tốc đầu từ đỉnh B của mặt phẳng nghiêng BC=20cm và hợp với phương ngang góc α=300 . Hệ thống được đặt trong một điện trường đều có cường độ điện trường E=105V/m có đường sức nằm ngang như hình vẽ . Cho hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ=0,2. Tính vận tốc và thời gian của quả cầu khi ở chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g=10m/s2 .
Bài 3 (4 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn có suất điện động =24 V, điện trở trong r=1Ω; tụ điện có điện dung C= 4 µF; đèn Đ loại 6 V – 6 W ; các điện trở có giá trị R1=6 Ω; R2=4 Ω; bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và có anốt làm bằng đồng, điện trở bình điện phân Rp=2 Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối. Biết số Faraday F= 96 500C/mol. Tính:
a) Điện trở tương đương của mạch ngoài.
b) Khối lượng đồng bám vào catôt sau thời gian t= 16 phút 5 giây.
c) Điện tích của tụ điện.
Bài 4( 4 điểm) Hai dây đẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí cách nhau một đoạn d = 12 cm có các dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 10 A chạy qua. Một điểm M cách đều hai dây dẫn một đoạn x.
a) Khi x = 10 cm. Tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn gây ra tại điểm M.
b) Hãy xác định x để độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó.
2. Đề thi HSG môn Vật lí lớp 11 cấp trường - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
Bài 1: (1 điểm) Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình: x = t2 – 6t + 10 (m; s)
a) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian.
b) Mô tả chuyển động của vật.
c) Tính quãng đường vật đi được sau 5 giây kể từ thời điểm t0 = 0.
Bài 2: (1 điểm)
2.1. Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10oC, trong khi áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã ra khỏi phòng và khối lượng không khí còn lại trong phòng.
2.2. Một bình có thể tích V chứa một mol khí lí tưởng và có một cái van bảo hiểm là một xilanh (có kích thước rất nhỏ so với bình) trong đó có một pít tông diện tích S, giữ bằng lò xo có độ cứng k (hình 1). Khi nhiệt độ của khí là T1 thì píttông ở cách lỗ thoát khí một đoạn là L. Nhiệt độ của khí tăng tới giá trị T2 thì khí thoát ra ngoài. Tính T2?
Bài 3: (2 điểm) Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau (cùng khối lượng, tích điện bằng nhau) được treo vào một điểm bởi hai sợi dây nhẹ không dãn, dài = 40 cm. Truyền cho hai quả cầu điện tích bằng nhau có điện tích tổng cộng q = 8.10-6 C thì chúng đẩy nhau các dây treo hợp với nhau một góc 900 . Lấy g = 10 m/s2.
a. Vẽ hình, phân tích các lực khi các quả cầu cân bằng, tìm khối lượng mỗi quả cầu.
b. Truyền thêm điện tích q’cho một quả cầu, thì thấy góc giữa hai dây treo giảm đi còn 600. Xác định véc tơ cường độ điện trường tại trung điểm của sợi dây treo quả cầu được truyền thêm điện tích này? (vẽ hình) biết khi truyền thêm điện tích thì 2 quả cầu không chạm vào nhau
3. Đề thi HSG môn Vật lí lớp 11 cấp trường - Trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
Câu 1 (2 điểm). Hai điện tích điểm q1 = 8.10-8 C và q2 = -8.10-8 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau khoảng r trong không khí. Lực tương tác giữa chúng bằng 9.10-3 N.
a) Tính r
b) Xác định véc tơ cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra tại trung điểm O của đoạn AB.
c) Lập công thức tính cường độ điện trường tổng hợp E tại điểm M nằm trên đường trung trực của AB và cách AB một khoảng h. Xác định h để E đạt cực đại.
Câu 2 (1 điểm). Điện tích điểm q = - 2.10-8 C di chuyển dọc theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh a = 8 cm trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường song song cạch BC và có độ lớn 400 V/m (Hình 1). Tính công của lực điện trường khi q dịch chuyển trên mỗi cạnh của tam giác.
Câu 3 (1 điểm). Một tụ điện phẳng không khí có điện dung C = 4 pF, khoảng cách giữa hai bản bằng 4 cm được tích điện đến điện tích Q = 2.10-8 C.
a) Tính hiệu điện thế giữa hai bản tụ
b) Tại cùng một thời điểm, trên cùng một đường thẳng vuông góc với các bản tụ một êlectrôn bắt đầu chuyển động từ bản âm sang bản dương và một prôtôn bắt đầu chuyển động từ bản dương sang bản âm. Bỏ qua tác dụng của trọng lực và tương tác giữa hai điện tích. Hỏi vị trí chúng gặp nhau cách bản dương một khoảng bao nhiêu? Cho khối lượng prôtôn bằng 1840 lần khối lượng êlectrôn.
Câu 4 (1 điểm): Hai quả cầu nhỏ khối lượng m và M mang điện tích –q và +Q với Q q được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Ban đầu hai quả cầu cách nhau một khoảng l. Đặt hai quả cầu trong một điện trường E có véc tơ cường độ điện trường hướng từ m đến M. Tìm gia tốc chuyển động của các quả cầu và cường độ điện trường E, biết khoảng cách giữa hai quả cầu luôn không đổi.
Câu 5 (2 điểm). Vật khối lượng m được kéo đi lên trên mặt phẳng nghiêng với lực F , F hợp với mặt phẳng nghiêng góc. Mặt phẳng nghiêng góc so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là (Hình 2). a) Tìm biểu thức tính F khi vật đi lên đều theo mặt phẳng nghiêng. b) Với m = 5kg, 45o = , = 0,5 , lấy g = 10m/s2 . Xét vật đi lên đều, tìm để F nhỏ nhất, tìm giá trị lực F nhỏ nhất đó.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.