BỘ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM 2017 1. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Vĩnh Tường 2. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 1 3. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 2 4. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 3 5. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 4 6. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 5 7. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 6 8. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 7 9. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 8 10. Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 4 PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2017-2018 Môn : Ngữ văn 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) I.Phần trắc nghiệm (2 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà văn của nước nào ? A. Ý B. Pháp C. Đức D. Anh Câu 2: Nội dung chính của văn bản “Cổng trường mở ra” là gì? A. Viết về ngày khai trường đầu tiên B. Viết về tâm trạng của đứa con trong đêm trước ngày khai trường. C. Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. D. Viêt về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Câu 3: “Cổng trường mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? A. Thuyết minh B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm. Câu 4: Ai là nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A. Thành B. Thủy và Thành C. Người mẹ D. Những con búp bê. Câu 5:Dòng nào sau đây là cụm động từ? A. Cái máng lợn cũ kĩ; B. Một cái máng lợn sứt mẻ; C. Đang đập vỡ một cái máng lợn; D. Một cái máng lợn vỡ. Câu 6: Dòng nào có từ viết chưa đúng chính tả? A.Lệch lạt B. Man mát C. Phân phát D. Nhếch nhác. Câu 7: Yêu cầu nào không cần thiết khi kể chuyện? A. Lời kể rõ ràng, rành mạch. C. Lời kể diễn cảm, có ngữ điệu. B. Lời nói phải điệu một chút D. Phát âm đúng, dễ nghe. Câu 8: Chủ đề của một văn bản là gì? A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản. B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. C. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản. D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. II. Phần tự luận: Câu 1: a.Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép ? b.Xếp những từ ghép sau vào những loại từ ghép tương ứng: Nhà cửa, nhà sàn, bàn ghế, quần áo, giấy thấm, giấy bút, sách vở, sách toán, nóng rực, nóng ran, nóng nực, lạnh toát, lạnh giá, lạnh ngắt. Câu 2 : Nhân vật người mẹ trong «Cổng trường mở ra» (Lí Lan) nói : « …bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra». Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu đó. Câu 3 : Hãy tả một người mà em yêu quý. -------------------------HẾT-------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm TRƯỜNG THCS TT VĨNH TƯỜNG HD CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014 -2015 Môn: Ngữ Văn 7. I.Phần trắc nghiệm: HS trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D B C A B D II.Phần tự luận: Câu 1(2 điểm): a) HS nêu đúng khái niệm từ ghép (0,25 điểm). - HS chỉ ra được có 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập (0.25 điểm) b) HS xác định được: - Những từ ghép đẳng lập: nhà cửa, bàn ghế, quần áo, giấy bút, sách vở, nóng nực, lạnh giá (0,75 điểm). - Những từ ghép chính phụ: nhà sàn, giấy thấm, sách toán, nóng rực, nóng ran, lạnh toát, lạnh ngắt (0,75 điểm). Câu 2(2 điểm) - HS viết đúng hình thức là đoạn văn, câu cú rõ ràng, không sai chính tả - Đảm bảo các ý cơ bản sau: + Đó là thế giới đẹp đẽ mà ở đó con sẽ có đc rất nhiều điều tốt đẹp: những tri thức mới mẻ thú vị mà con chưa bao giờ biết đến, những mối quan hệ mới, tình cảm mới sẽ đến với con (tình thầy trò, tình bạn bè,..) bồi đắp tâm hồn, tình cảm cho con, cho con lớn khôn, trưởng thành + Đó là thế giới mà chính mẹ đã có được nay mẹ mong muốn, ước mơ con cũng có được. + Câu nói của mẹ chứng tỏ tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người. Câu 3:(4 điểm): Yêu cầu: Về kĩ năng: HS biết viết một bài văn miêu tả có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài ; ngôn ngữ trong sáng; lời văn rõ ràng, mạch lạc; không sai lỗi chính tả. Về kiến thức: HS trình bày được những ý sau: a) Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu người em yêu quý( Là ai? Quan hệ với em như thế nào? Em tả trong trường hợp nào?). b) Thân bài (3 điểm): - Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật của người đó về chiều cao, hình dáng, nước da, khuôn mặt, mái tóc,...) - Tả hoạt động (đặc điểm nổi bật của người đó trong hoạt động cụ thể: lời nói, việc làm, sở thích, thói quen,...) - Đặc tả một vài phẩm chất nổi bật (yêu thương mọi người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, dễ hòa đồng,...) - Tình cảm của bản thân đối với người ấy (có thể qua một vài ấn tượng sâu sắc của mình với người được tả). c) Kết bài (0.5 điểm): Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của bản thân về người đó (kèm thêm một số lời bình luận). Lưu ý:Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng, trong khi chấm giáo viên cần linh hoạt. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có năng khiếu.