intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỎNG CHIẾN TRANH

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bỏng chiến tranh', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỎNG CHIẾN TRANH

  1. BỎNG CHIẾN TRANH I. TÌNH HÌNH BỎNG TRONG LỊCH SỬ CHIẾN TRANH: Trong lịch sử ngoại khoa dã chiến trước đại chiến thế giới thứ nhất tỷ lệ thương binh bỏng rất ít. - Trong chiến tranh Đức - Pháp 1870-1871 có 29 thương binh bỏng. - Trong chiến tranh Nga - Nhật tỷ lệ bỏng 0,9-1,1% tổng số thương binh. - Chiến tranh thế giới lần thứ I tỷ lệ bỏng 0,04-0,6% tổng số thương binh, ở nước Pháp và nước Anh đã tổ chức một số bệnh viện chuyên điều trị về bỏng. - Trong chiến tranh thế giới lần thứ II tỷ lệ bỏng tăng hơn, ở Liên Xô: 0,5-1,5%; ở Đức 0,24; ở Anh 1,5%. - Trong từng trận đánh có trận tỷ lệ bỏng lên rất cao như:
  2. Trận đánh giữa các hạm đội tầu chiến nổi tỷ lệ bỏng tới 16,6%-39,5% trong số thương binh. Trận đánh giữa các chiến xa tỷ lệ đó tới 25-27% (quân đội Anh ở Bắc Phi), trận ném bom cháy ở Luân Đôn 10-5-1942, tỷ lệ bỏng tới 10% số người bị thương. Ngày 6 và 9-8-1945 đế quốc Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagazaki làm chết 10 vạn 6 nghìn và bị thương 97.000 người so với tổng số dân 42 vạn người. Trong số nạn nhân này tỷ lệ bỏng 65% (bỏng đơn thuần hay hỗn hợp với vết htương và bệnh phóng xạ cấp). - Trong chiến tranh ở Triều Tiên: Mỹ dùng bom Napan, tỷ lệ bỏng ở Bắc Triều Tiên là 8% trong số người bị thương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở nước ta, thực dân pháp dùng súng phun lửa dận, pháo có chất Phốt pho trắng, bom Napan, tỷ lệ bỏng trong một số các chiến dịch là 3-7%. Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, đế quốc Mỹ tăng cường sử dụng nhiều loại vũ khí gây cháy: Napan, Phốtpho trắng, Tecmít, Magiê. II. BỎNG DO CÁC LOẠI VŨ KHÍ CHÁY THÔNG THƯỜNG: A - MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ CHÁY THÔNG DỤNG: Các loại vũ khí gây sát thương bằng sức nhiệt có các đặc điểm sau đây:
  3. - Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhi ều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể. 1. Napan: (NP) a. Thành phần: Xăng 92-96%. Xà phòng nhôm 8-4% Xà phòng nhôm gồm napthénat và palmitat nhôm dùng để làm đặc vón xăng từ dạng lỏng sang dạng keo. Có thể thay thế xà phòng nhôm bằng IM (Isobutyl Methyl metacrylate) để ngưng kết xăng. b. Đặc điểm: Dễ cháy, cháy thành đám lớn với nhiệt độ 800-13000C nếu được trộn lẫn Magiê và Nitrat thì gọi là Napan pyrogen (super napan) do nhiệt cao hơn 1500-20000C. Hiện nay có loại napan B còn gọi là napan polystyrol. Chất keo napan đẽ dính vào mục tiêu. Cháy dai dẳng 5-10 phút Cho nhiều khói đen chức CO gây nhiễm độc Tỷ trọng 0,7-0,85 nổi trên mặt nước vẫn cháy.
  4. 2. Phốtpho trắng (W-P) a. Hình thức sử dụng: - Đạn pháo, đạn cối, lựu đạn, mìn. - Bom, rốc két (có ký hiệu W-P) b. Đặc điểm: Tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxy và bốc khói trắng, mùi tỏi, trong bỏng tối phát ra ánh sáng xanh. - Gây bỏng bởi 2 yếu tố: Nhiệt và axit, theo cơ chế : 4P + 5O2 - 2P2O5 sinh nhiệt 900-12000C P2O5 + H2O HPO3, H2PO3, H3PO3 gây bỏng do axit. 3. Tecmit (thermite) (T.H) a. Thành phần: là hỗn hợp bột nhôm và oxyt sắt: Al + Fe2O3 trộn với dầu sơn và dùng bari nitrat Ba(NO3)2 để làm điểm hoả (tạo ra nhiệt độ cao 2000-30000C làm cháy bột Al + Fe2O3. khi cháy không cần oxy của không khí vì lấy oxy trong Fe2O3. b. Sử dụng: thả thành bom chùm
  5. 4. Magiê: (mg): dùng để làm bom Magiê WWII có nhiệt năng phát sinh tới 3000- 35000C. Cần chú ý các loại bom đạn cối, pháo, mìn thông thường nếu ở gần tâm nổ có thể bị thương kết hợp với bỏng do lửa của sản phẩm nổ bom đạn hoặc trong những vụ nổ bom cỡ lớn do máy bay B52 ném cũng có tỷ lệ bị bỏng. Nhưngthường gây ra bỏng nông, nhưng vẫn nặng vì có kèm hội chứng sóng nổ, vùi lấp hoặc vết thương phối hợp. B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VẾT THƯƠNG BỎNG TRONG CHIẾN TRANH THÔNG THƯỜNG: 1. Vị trí: Phần nhiều ở phần hở: mặt, hai bàn tay (80% trường hợp) ở bàn tay bỏng mu tay nhiều hơn gan tay, nhưng nếu là bỏng Phốtpho trắng thì thường bị bỏng sâu ở gan tay (do thương binh dùng gan tay dập lửa). 2. Diện tích, độ sâu: thường có độ sâu và diện tích lớn. Diện tích và độ sâu phụ thuộc vào cách phòng tránh, cách bố trí phòng ngự hầm hố, công sự và trang bị của bộ đội. Nếu có công sự tốt có ph ương tiện phòng chống cháy thì thường gặp bỏng nông với diện bỏng không lớn. 3. Thường kèm theo vết thương phối hợp: thường gặp bỏng hỗn hợp với vết thương phầm mềm, gãy xương tứ chi, hội chứng sóng nổ. Về vũ khí thì thường gặp vết thương do mảnh pháo, cối, mìn, B40, B41, bom...
  6. 4. Sốc nặng và kéo dài. 5. Vết thương bỏng ô nhiễm: xuất tiết nhiều, hôi thối, có thể có dòi, dễ gây nhiễm khuẩn huyết và tử vong cao, vết thương lâu khỏi và để lại di chứng tàn phế. 6. Suy mòn phát triển nhanh:sút cân nhanh nhất so với các thương binh khác. 7. Những di chứng bỏngđể lại gây ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động, thẩm mỹ và về mặt tâm lý người bị thương. III. BỎNG TRONG CHIẾN TRANH HẠT NHÂN: Trong chiến tranh hạt nhân th ường gặp các thương tổn bỏng hỗn hợp với bệnh phóng xạ cấp hoặc các loại chấn thương khác. A. NHỮNG NHÂN TỐ GÂY BỎNG GỒM: 1. Bức xạ ánh sáng của quả cầu lửa 2. Luồng khí nóng truyền đi do sóng chấn động 3. Lửa bốc cháy (nhà, trang thiết bị, xe) 4. Chất phóng xạ (bụi phóng xạ) B. ĐẶC ĐIỂM: 1. Bỏng do bức xạ ánh sáng: chiếm đa số các trường hợp bỏng, có đặc điểm;
  7. a. Bỏng ở những phần cơ thể bị bức xạ ánh sáng chiếu thẳng vào (người đứng sau cửa sổ chỉ bỏng phần cơ thể hướng ra cửa sổ vì bứa xạ ánh sáng đi theo đường thẳng). Do đó thường thấy chỉ bỏng ở một phía (hướng về tâm nổ) của cơ thể. Diện tích bỏng thưởng không lớn. b. Bỏng theo màu của quần áo, màu đen hấp thu gần hoàn toàn năng lượng ánh sáng chiếu vào nó vàngược lại màu trắng phản xạ gần hoàn toàn năng lượng ánh sáng, do đó mặc quần áo đen bỏng nặng hơn. Nếu mặc quần áo hoa, kẻ ô có màu hình thể tổn thương sẽ theo hình quần áo. c. Nếu đứng xa trung tâm nổ quần áo có tác dụng che chở, chỉ bỏng ở phần da bị hở. d. Mức độ bỏng sâu do bức xạ ánh sáng tuỳ thuộc vào: - Cỡ của vũ khí hạt nhân - Cách nổ trong khí quyển, cao cách mặt đất, tại mặt đất, trong n ước... - Thời tiết, địa hình. - Vị trí của nạn nhân: khoảng cách so với tâm nổ, trong ngoài công sự. 2. Bỏng do lửa cháy: - Quần áo có thể bốc cháy nếu ở gần tâm nổ
  8. - Cháy nhà trang bị (bỏng lửa đơn thuần) 3. Bỏng do bụi phóng xạ - Do các bụi phóng xạ rơi trên da (có phát tia bêta, gama) và có các triệu chứng: Da đỏ trong vài giờ đầu, vài ngày tiếp theo là giai đoạn tiềm vài giờ đến vài tuần tuỳ theo liều phóng xạ rồi xuất hiện da đỏ lần thứ 2 nếu nặng th ì xuất hiện các nốt phỏng trên nền da đỏ, những nốt phỏng tụ lại với nhau thành đám, tự nó vỡ đi để lộ ra nền đỏ rất đau, rồi chuyển dần thành nốt loét, đáy ghồ ghề, xuất tiết, nhiều mủ, loét dai dẳng từ vài tuần đến vài tháng rồi tự khỏi nhưng có thể bị tái phát. - Da quanh đám loét bị rối loạn dinh dưỡng (teo, rụng lômg, sẹo xấu). Toàn thân có thể bị sốt kèm theo tăng bạch cầu, viêm bạch mạch và viêm hạch bạch huyết vùng bị bỏng. 4. Bỏng hỗn hợp với bệnh phóng xạ cấp: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của bỏng do vũ khí hạt nhân. Bệnh phóng xạ cấp ảnh hưởng xấu đến bệnh bỏng và ngược lại. bệnh lý của thương tổn hỗn hợp có đặc điểm sau: - Tỷ lệ tử vong cao hơn. - Sốc bỏng gặp nhiều hơn, sốc cương kéo dài, sốc nhược ngắn lại.
  9. - Hay chảy máu. - Rối loạn Protit máu nặng. - Vết thương mưng mủ dễ bị nhiễm khuẩn kỵ khí. - Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân cao. Diễn biến tại vết bỏng: - Bỏng độ II có thể tự liền da được nếu liều bị chiếu xạ hoặc nhiễm xạ dưới 100- 150R và thời kỳ tiềm của bệnh phóng xạ cấp dài. - Bỏng độ III (trung bì) sẽ liền lâu hơn, sự tiến triển của bệnh bỏng do mức độ nặng nhẹ của bệnh phóng xạ cấp quyết định. - Bỏng độ IV, V từ ngày thứ 4 trở đi đến ngaỳ thứ 6, có đường viền gianh giới phần lành và phần chết nhưng số lượng bạch ít và bị tan rã nhiều nên sự hình thành của đường viền gianh giới chậm, do đó mô hoại tử rụng chậm, mô hạt h ình thành chậm, quanh mô hạt nhiều mao mạch tân tạo hình thành do đó mô hạt dễ chảy máu. Do tại vết bỏng quá trình tái tạo chậm, dễ chảy máu, dễ nhiễm khuẩn nên làm bệnh phóng xạ cấp thêm trầm trọng, ngược lại hội chứng thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu trong bệnh phóng xạ cấp làm cho bệnh bỏng đã nặng lại càng nặng thêm.
  10. IV. CÔNG TÁC CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ THEO TUYẾN: A. PHÒNG VÀ CHỐNG VŨ KHÍ GÂY CHÁY TẠI TRẬN ĐỊA: - Hầm hố. công sự, giao thông hào là cách phòng tốt nhất, hầm có nắp hầm kèo, có phương tiện chống cháy cho người và phương tiện khí tài nhiên liệu. Hầm có 2 cửa, có giao thông hào để dễ thoát ra ngoài khi bị cháy. Dập tắt lửa tốt: dùng nước, khí CO2, cát, chăn, bạt ướt. Tốt nhất là ngâm nước để tắt lửa, dập bằng chăn ướt không được làm vỡ nốt phỏng. B. CÔNG TÁC CỨU CHỮA THƯƠNG BINH THEO TUYẾN: Nhiệm vụ chung cho các tuyến. - Chống đau đớn, chống nhiễm khuẩn - Phòng và chữa sốc, giảm đau, bổ sung dịch thể. - Xử trí tình trạng khó thở, trạng thái nhiễm độc. - Phân loại chọn lọc. - Chuyển vận về tuyến sau. 1. Tuyến C và D:
  11. - Không bôi chất gì, băng khô (trừ bỏng do hoá chất, bỏng do phốtpho trắng); băng hơi ép chặt để giảm thoát huyết tương. Chỉ định độ I; Không cần băn g Độ II,III: băng, dù còn nghi ngờ cũng băng để chống nhiễm khuẩn, che chở vết bỏng. Độ IV,V. Hoại tử khô: không băng, hoại tử ướt: băng. Dùng loại băng dải hoặc có thể quấn khăn, vải màn sạch để băng. Nếu có vết thương dù ở bỏng độ mấy cũng băng. Có thể băng cả trên quần áo cháy rách không cần cởi. Nếu cởi dùng kéo cắt nhẹ nhàng, những nơi khó hoặc dính vào vết bỏng để lại. 2. Thay băng ở tuyến E,F, đội điều trị: - Nhằm chẩn đoán , khám xét tổn thương để phân loại. - Xử trí vết bỏng tuỳ theo độ tổn th ương và nguyên nhân gây bỏng: (bỏng do hoá chất, bỏng phốtpho trắng, bỏng phóng xạ). + Cách tổ chức và trình tự thay băng: - Khám xét toàn thân: nếu không sốc thay băng ngay, nếu có sốc tiến hành chống sốc. - Giảm đau trước khi thay băng.
  12. - Có thể phong bế Novocain quanh thận, quanh gốc chi. - Trước khi cởi băng rửa sạch đất cát, các vùng lân cận bằng nước sạch ấm, lau khô. - Tuân thủ nguyên tắc vô trùng và dụng thay băng dùng cho từng người. - Trong quá trình thay băng phải chẩn đoán diện tích độ sâu, phân loại và có kế hoạch điều trị. 3. Công tác chống sốc ở tuyến E, F, đội điều trị - Ủ ấm không chuyển vận, giảm đau, phong bế novocain. - Uống dịch thể, cấp cứu thuỷ (Nếu người bỏng nôn hoặc chướng bụng hoặc có vết thương thấu bụng thì không cho uống nước và các loại dịch thể). - Truyền dịch thể đường tĩnh mạch theo phác đồ theo dõi các triệu chứng toàn thân và các xét nghiệm máu, nước tiểu (huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch, nhiệt thân, nước tiểu, nhịp thở, chất nôn . . .). 4. Công tác xử trí bỏng đường hô hấp ở tuyến E, F, đội điều trị - Phong bế phế vị giao cảm cổ, hút đờm dịch. Nếu có khó thở đe doạ ngạt thở: mở khí quản. 5. Công tác chống nhiễm khuẩn ở tuyến E, F, đội điều trị
  13. a/ Bỏng nhẹ: dùng sunfamit uống b/ Bỏng vừa và nặng: kết hợp tiêm và uống kháng sinh c/ Bỏng chi dưới (bỏng sâu bị ô nhiễm bẩn): Tiêu giảm độc tố uốn ván - xử lý rửa thay băng bỏng sâu kỳ đầu. 6. Chữa nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc chất hoá học quân sự 7. Phân loại thương binh làm 5 loại Loại I: Cần cấp cứu tối khẩn cấp và khẩn cấp: ngừng hô hấp, ngừng tim, rối loạn hô hấp cấp, rối loạn tuần hoàn cấp, chi bị hoại thư sinh hơi, trạng thái nhiễm độc cấp. Loại II: bỏng rất nặng: từ trên 70% diện tích cơ thể, chữa tích cực không vận chuyển xa. Loại III: bỏng vừa và nặng: diện bỏng từ 20 - 25% diện tích cơ thể trở lên. Nếu có bỏng sâu chuyển về tuyến phẫu thuật ghép da chữa bỏng. Loại IV: bỏng nông diện hẹp dưới 5% diện tích cơ thể chữa ở tuyến trung đoàn. Bỏng nông diện hẹp từ 5% đến 20 - 25% diện tích cơ thể giữ lại ở tuyến sư đoàn, đội điều trị.
  14. Loại V: bỏng có tổn thương hỗn hợp: phân loại nặng, nhẹ, theo mức độ tổn thương chủ yếu và chuyển về các bệnh viện chuyên khoa tuyến sau. 8. Tổ chức vận chuyển và thu dung hàng loạt: Khi có nhiều người bị bỏng về cùng 1 lúc, cần tổ chức phân loại chọn lọc tốt, tổ chức lều (hầm) chữa sốc riêng cho các người bị bỏng, theo dõi các người có bỏng đường hô hấp, có trạng thái nhiễm độc cấp, có tổn th ương hỗn hợp. Cần tổ chức khu vực riêng cho những người bị bỏng nhẹ. Tổ chức các kíp thay băng cho từng khu vực. Chú trọng công tác săn sóc vệ sinh nuôi dưỡng. Công tác vận chuyển cần bảo đảm an toàn dự phòng sốc bội nhiễm vi khuẩn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2