CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÁI SỐC TRONG SỐC SỐT XUẤT<br />
HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2007 -2008<br />
Lý Tố Khanh*, Nguyễn Thanh Hùng*, Bùi Quốc Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sốt xuất huyết Dengue là vấn đề y tế quan trọng ở các nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, trong quá trình điều<br />
trị sốc sốt xuất huyết, tỉ lệ tái sốc vẫn còn cao.<br />
Mục tiêu: xác định các yếu tố liên quan đến tái sốc ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nhập viện Bệnh Viện Nhi<br />
Đồng 1.<br />
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng. Nhóm bệnh là nhóm sốc sốt xuất huyết bị tái sốc sau khi<br />
sốc đã ổn định tối thiểu 2 giờ, nhóm chứng là nhóm không bị tái sốc. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viên<br />
Nhi Đồng 1 từ tháng 04/ 2007 đến tháng 05/ 2008.<br />
Kết quả: Nhóm sốc sốt xuất huyết bị tái sốc có 48 bệnh nhân, nhóm sốc sốt xuất huyết không bị tái sốc có 85<br />
bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan đến tái sốc là bệnh nhân được chuyển từ tuyến<br />
trước đến (OR điều chỉnh =4,3; Khoảng tin cậy 95% =1,7 – 10,7; P=0,02); suy hô hấp (OR điều chỉnh =7,03;<br />
Khoảng tin cậy 95% =2,8- 18; P=0,001); dung tích hồng cầu (Hct) lúc vào sốc (OR điều chỉnh =0,89; Khoảng tin<br />
cậy 95% =0,8-0,99; P=0,03).<br />
Kết luận: Khả năng tái sốc cao ở bệnh nhân được chuyển viện từ tuyến trước đến, suy hô hấp. Với điều trị<br />
hiện nay, tỷ lệ tái sốc cải thiện đáng kể ở bệnh nhân có hiệu áp lúc vào sốc thấp hơn 10mm Hg và Hct lúc vào sốc<br />
cao.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FACTORS ASSOCIATED WITH RECURRENT DENGUE SHOCK SYNDROME AT CHILDREN’S<br />
HOSPITAL No.1 IN 2007-2008<br />
Ly To Khanh, Nguyen Thanh Hung, Bui Quoc Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 200 - 206<br />
Background: Dengue hemorrhagic fever (DHF) is the important medical problem of tropical countries. The<br />
rate of recurrent shock still remains high in treatment of Dengue shock syndrome (DSS).<br />
Objective: Determining relevant associated factors with recurrent shock in DSS patients admitted at<br />
Children’s Hospital No.1.<br />
Method: Case-control study. The study group consists of DSS patients with recurrent shock after having a<br />
stable condition for 2 hours. The control group consists of DSS patients without recurrent shock. The study<br />
period was from April 12007 to May 2008 at Children’s Hospital No. 1 in Ho Chi Minh City.<br />
Result: There were 48 patients in the study group and 85 patients in the control group. Results of the study<br />
showed that referral from provincial/district hospitals (OR=4.3; 95% CI=1.7 – 10.7; P=0.02); respiratory failure<br />
(OR =7.03; 95% CI =2.8- 18; P=0.001); the value of hematocrit at the time when patient went into shock<br />
(OR=0.89; 95% CI =0.8-0.99; P=0.03) were associated with recurrent shock in DSS patients.<br />
Conclusion: DSS patients who were referred from provincial/district hospitals and the patients with<br />
respiratory failure had higher risk of getting recurrent shock. With the current treatment the rate of recurrent<br />
shock among patients with high value of hematocrit at the time of shock and patients with pulse blood pressure<br />
less than 10 mmHg at the onset of shock was significantly improved.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Sốt xuất huyết Dengue là vấn đề y tế quan<br />
trọng ở các nước vùng nhiệt đới. Theo báo cáo<br />
của Bộ Y Tế năm 2006 (3), trong 6 tháng đầu năm<br />
2006 tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng lên và số tử<br />
vong tăng hơn 10 trường hợp so với cùng kỳ<br />
năm 2005. Hiện nay, trong quá trình điều trị sốc<br />
sốt xuất huyết tái sốc có khả năng xảy ra với tỷ lệ<br />
cao. Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết khi bị tái sốc<br />
điều trị khó khăn, phức tạp và tiên lượng xấu<br />
hơn bệnh nhân không tái sốc. Chúng tôi khảo sát<br />
các yếu tố liên quan đến tái sốc nhằm nâng cao<br />
kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue.<br />
<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Xác định các yếu tố liên quan đến tái sốc<br />
trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1 từ tháng 4/ 2007 – 5/ 2008.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng được thực<br />
hiện từ tháng 4/ 2007 đến tháng 5/ 2008 tại Bệnh<br />
Viện Nhi Đồng 1 TP. HCM. Tất cả các trẻ nhỏ<br />
hơn 15 tuổi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết<br />
theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y tế thế giới<br />
(TTYTTG) được xác định bằng xét nghiệm MacElisa chẩn đoán sốt xuất huyết dương tính,<br />
không bị bệnh mãn tính và sốc kéo dài xẩy ra<br />
trong 6 giờ đầu chống sốc. Nhóm bệnh là nhóm<br />
sốc sốt huyết có tái sốc, nhóm chứng là nhóm<br />
không tái sốc. Tái sốc là sốc thứ phát sau khi<br />
huyết động đã ổn định tối thiểu là 2 giờ.<br />
<br />
KẾT QUẢ:<br />
Có 133 trường hợp sốc sốt xuất huyết<br />
Dengue theo tiêu chuẩn nhận bệnh, trong đó 48<br />
trường hợp tái sốc và 85 trường hợp không tái<br />
sốc.<br />
<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Tuổi trung<br />
bình ± Độ<br />
<br />
Tái sốc Không tái OR<br />
sốc<br />
N =48<br />
N=85<br />
6,5±3,6<br />
6,8±3,2<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
2 tháng - 4 tháng- 15<br />
15<br />
29 (60,4) 40 (47,1)<br />
0,58<br />
19(39,6)<br />
<br />
45 (52,9)<br />
<br />
35 (72,9) 49 (57,7) 1,98 0,87 –<br />
4,66<br />
13 (27,1) 36 (42,3)<br />
<br />
P<br />
<br />
0,5**<br />
<br />
0,14**<br />
<br />
0,08**<br />
<br />
4,5<br />
<br />
1,9 –<br />
10,4<br />
<br />
0,001**<br />
<br />
1,32<br />
<br />
0,42 –<br />
3,95<br />
<br />
0,5**<br />
<br />
32 (66,7) 26 (30,6)<br />
16 (33,3) 59 (69,4)<br />
8 (16,7)<br />
<br />
11 (13,1)<br />
<br />
Đa số bệnh nhân tái sốc nhập viện do tuyến<br />
trước chuyển đến. Tuổi, giới, địa phương cư trú<br />
và tình trạng béo phì không khác nhau giữa 2<br />
nhóm.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị<br />
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị:<br />
Tái Sốc Không tái OR KTC<br />
P<br />
sốc<br />
95%<br />
N = 48<br />
N = 85<br />
Ngày vào sốc TB 4,7 ± 0,9 4,8 ± 1,0<br />
± ĐL (ngày)<br />
0,3***<br />
Sớm nhất – trễ<br />
2- 6<br />
2- 7<br />
nhất<br />
Gan to (n (%)) 24 (50) 28 (32,9) 2,03 0,92 – 0,052**<br />
4,47<br />
Xuất huyết tiêu 10 (20,8) 9 (10,6) 2,22 0,73 – 0,10**<br />
hóa (n (%))<br />
6,72<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Độ sốt xuất huyết<br />
Độ III (n (%))<br />
Độ IV (n (%))<br />
<br />
48 (100) 77 (90,6)<br />
0<br />
<br />
8 (9,4)<br />
<br />
Mạch (l/phút) TB ± 119 ± 12 114 ± 41<br />
ĐL<br />
86-150<br />
<br />
Hiệu áp thấp (n%) 2 (4,2)<br />
KTC<br />
95%<br />
<br />
0,27 –<br />
1,27<br />
<br />
**: phép kiểm ÷2, ***: T test, d: chi bình<br />
phương khuynh hướng.<br />
<br />
Giới hạn<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ:<br />
Đặc điểm<br />
<br />
lệch (năm)<br />
Nhỏ nhất –<br />
lớn nhất<br />
Giới: Nữ (n<br />
(%))<br />
Nam (n (%))<br />
Địa phương<br />
cư trú<br />
Tỉnh (n (%))<br />
Thành phố<br />
(n (%))<br />
Hình thức<br />
nhập viện<br />
Chuyển viện<br />
(n (%))<br />
Tự đến (n<br />
(%))<br />
Béo phì (n<br />
(%))<br />
<br />
0<br />
1<br />
<br />
d<br />
<br />
0,051<br />
0,2 - 1<br />
<br />
0,3***<br />
<br />
82 - 200<br />
12 (14,1) 0,23 0,13 – 0,07**<br />
1,28<br />
<br />
Thời gian ra sốc 1,1±0,3 1,15±0,4<br />
TB ± ĐL(giờ)<br />
Giới hạn<br />
1–3<br />
1–3<br />
<br />
0,45***<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Suy hô hấp (n<br />
(%))<br />
Hct TB± ĐL (%)<br />
Giới hạn<br />
3<br />
<br />
Tiểu cầu (10<br />
3<br />
/mm )<br />
<br />
3<br />
<br />
Bạch cầu (10<br />
3<br />
/mm )<br />
<br />
Tái Sốc Không tái OR KTC<br />
P<br />
sốc<br />
95%<br />
N = 48<br />
N = 85<br />
33 (68,8) 26 (30,6) 4,99 2,18 – 0,001**<br />
11,6<br />
<br />
sốc là chuyển viện, suy hô hấp, Hct lúc vào sốc<br />
và số lượng tiểu cầu sốc có liên quan đến tái sốc,<br />
xuất huyết tiêu hóa, hiệu áp lúc vào sốc thấp,<br />
thời gian ra sốc kéo dài hơn 1 giờ và béo phì.<br />
<br />
43,8 ± 46,5 ± 5,2<br />
4,3<br />
(29 – 60)<br />
(32 – 55)<br />
42,9 ± 59,8 ± 4,8<br />
3,8<br />
<br />
0,004***<br />
<br />
Mối liên quan các yếu tố với tái sốc<br />
<br />
0,003***<br />
<br />
Phân tích đa biến với hồi qui logistic<br />
Bảng 3: Những yếu tố liên quan đến tái sốc<br />
<br />
6,9 ± 1,7 7,8 ± 1,<br />
<br />
0,65***<br />
<br />
**: phép kiểm χ2, *** phép kiểm T test, d: chi<br />
bình phương khuynh hướng.<br />
TB ± ĐL: trung bình ± Độ lệch<br />
Ngày vào sốc trung bình là 5, đa số sốt xuất<br />
huyết độ III. Tình trạng lúc vào sốc, gan to, xuất<br />
huyết tiêu hóa khác nhau giữa 2 nhóm không có<br />
ý nghĩa thống kê.<br />
Đa số bệnh nhân suy hô hấp trong nhóm tái<br />
sốc chiếm tỷ lệ 68,8% và nhóm không tái sốc chỉ<br />
có 30,6%.<br />
Hct và tiểu cầu lúc vào sốc ở nhóm tái sốc<br />
thấp hơn nhóm không tái sốc.<br />
Tất cả các bệnh nhân tái sốc đều được sử<br />
dụng cao phân tử trong điều trị, nhóm bệnh<br />
nhân không bị tái sốc chỉ có 49% sử dụng cao<br />
phân tử. Lượng cao phân tử ở nhóm không tái<br />
sốc trung bình 82,8 ± 31,2 ml/kg gần bằng nhóm<br />
tái sốc là 83,4 ± 39,7 ml/kg với P>0,05. Tỷ lệ dùng<br />
cao phân tử > 60 ml/kg ở 2 nhóm tái sốc và<br />
không tái sốc lần lượt là 79,2%; 83,3% (P=0,6).<br />
<br />
Kết quả điều trị và biến chứng<br />
Không có trường hợp nào tử vong trong<br />
nghiên cứu chúng tôi, tất cả các trường hợp tái<br />
sốc đều đáp ứng với truyền dịch thay thế. Tại<br />
thời điểm tái sốc có 47/48 (97,9%) trường hợp có<br />
Hct tăng đạt bằng hoặc cao hơn Hct lúc vào sốc.<br />
Chỉ có 1 trường hợp Hct không tăng, trường hợp<br />
này bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa trước khi<br />
vào sốc. Trước khi tái sốc từ 1 đến 2 giờ có 35<br />
trường hợp (72,9%) có biểu hiện Hct và mạch<br />
tăng hơn 90% so với Hct và mạch lúc vào sốc.<br />
Qua kết quả phân tích đơn biến, chúng tôi<br />
ghi nhận các yếu tố chỉ điểm liên quan đến tái<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Đơn biến<br />
Đa biến<br />
OR KTC<br />
P OR điều KTC<br />
95%<br />
chỉnh<br />
95%<br />
Chuyển viện 4,5 1,99 - 0,00<br />
4,3<br />
1,7 –<br />
10,4<br />
1<br />
10,7<br />
Suy hô hấp<br />
35 2,2 – 0,00 7,03 2,8 – 18<br />
11,58<br />
1<br />
Xuất huyết tiêu 2,2 0,73 – 0,10<br />
2,5 0,7 – 8,4<br />
hóa<br />
6,7<br />
Hiệu áp sốc 0,23 0,24 – 0,07 0,12<br />
0,02 –<br />
thấp<br />
1,23<br />
0,8<br />
Thời gian ra sốc 0,7 0,25 – 0,45 0,33<br />
0,1 –<br />
1,9<br />
1,27<br />
Hct<br />
0,34 0,14 - 0,00 0,89<br />
0,8 –<br />
0,78<br />
6<br />
0,99<br />
Béo phì<br />
1,32 0,48 - 0,56<br />
2,8<br />
0,7 –<br />
3,61<br />
10,3<br />
Các biến số<br />
<br />
P<br />
0,02<br />
0,00<br />
1<br />
0,15<br />
0,03<br />
0,11<br />
0,03<br />
0,13<br />
<br />
Qua kết quả phân tích đơn biến, chúng tôi<br />
ghi nhận các yếu tố chỉ điểm liên quan đến tái<br />
sốc là chuyển viện, suy hô hấp, Hct lúc vào sốc<br />
và số lượng tiểu cầu sốc có liên quan đến tái sốc,<br />
xuất huyết tiêu hóa, hiệu áp lúc vào sốc thấp,<br />
thời gian ra sốc kéo dài hơn 1 giờ và béo phì.<br />
Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan<br />
đến tái sốc là bệnh nhân được chuyển từ tuyến<br />
trước đến (OR điều chỉnh =4,3; Khoảng tin cậy<br />
95% =1,7 – 10,7; P=0,02); suy hô hấp (OR điều<br />
chỉnh =7,03; Khoảng tin cậy 95% =2,8- 18;<br />
P=0,001); dung tích hồng cầu (Hct) lúc vào sốc<br />
(OR điều chỉnh =0,89; Khoảng tin cậy 95% =0,80,99; P=0,03).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Các đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và điều<br />
trị<br />
Đặc điểm địch tể<br />
Tuổi trung bình là 7, tỷ lệ nữ trong nhóm tái<br />
sốc là 60,4%. Không có sự khác biệt về tuổi, giới<br />
và béo phì giữa 2 nhóm. Kết quả nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của tác<br />
giả Lê Thị Huyền Trang và Chu Văn Thiện.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng, cận lâ sàng, điều trị<br />
Ngày vào sốc trung bình là 5. Kết quả này<br />
phù hợp với giai đoạn thất thoát huyết tương<br />
nhiều nhất trong sốt xuất huyết. Kết quả nghiên<br />
cứu của Lê Thị Huyền Trang và Chu Văn Thiện<br />
đa số vào sốc ngày 4, 5 của bệnh.<br />
Tình trạng lúc vào sốc, xuất huyết tiêu hóa<br />
giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống<br />
kê. Kết quả nghiên cứu chúng tôi khác kết quả<br />
của tác giả Chu Văn Thiện có lẽ do chúng tôi đã<br />
loại các trường hợp sốc kéo dài xẩy ra trong 6<br />
giờ đầu và điều trị hiện nay đã khác trước đây<br />
về sử dụng cao phân tử.<br />
Đặc điểm cận lâm sàng:<br />
Hct và tiểu cầu lúc vào sốc thấp hơn nhóm<br />
tái sốc. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị<br />
Huyền Trang và Chu Văn Thiện Hct và tiểu cầu<br />
lúc vào sốc giữa 2 nhóm khác nhau không có ý<br />
nghĩa thống kê. Hct càng cao khả năng thất thoát<br />
huyết tương càng nhiều dễ diễn tiến tái sốc<br />
chính vì vậy trên thực tế bệnh nhân vào sốc có<br />
Hct càng cao càng được theo dõi sát để phát hiện<br />
dọa tái sốc sớm và điều trị kịp thời nhằm giảm<br />
nguy cơ tái sốc.<br />
<br />
Các yếu tố liên quan đến tái sốc<br />
Mối liên quan giữa chuyển viện và tái sốc<br />
Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết được chuyển<br />
viện nguy cơ tái sốc gấp 4,3 lần so với bệnh nhân<br />
tự đến. Đa số bệnh nhân nhập viện do tuyến<br />
trước thường là sốc sốt xuất huyết nặng, hoặc có<br />
tiên lượng nặng. Theo tác giả Nguyễn Minh Tiến<br />
hơn 70% bệnh nhân sốc sốt xuất huyết bị sốc kéo<br />
dài nhập viên do tuyến trước chuyển đến(12)<br />
Bệnh nhân chuyển viện có nguy cơ tái sốc so với<br />
tự đến do các lý do sau:<br />
- Chuyển viện không an toàn của tuyến<br />
trước: Trong nghiên cứu chúng tôi bệnh nhân tái<br />
sốc do tuyến trước chuyển đến có 14 trường hợp<br />
tái sốc ngay lúc nhập viện.Tất cả các trường hợp<br />
này đều do dịch truyền không chảy hoăc chảy<br />
rất ít trong lúc chuyển viện, một số bệnh nhân<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
trong quá trình theo dõi được phát hiện triệu<br />
chứng tiền sốc bệnh nhân được truyền ngay một<br />
liều đại phân tử và chuyển viện.<br />
- Một số bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 đã qua nhiều cơ sở y tế ở tuyến trước.<br />
Tuy nhiên do trình độ hạn chế về chuyên môn<br />
của một số cơ sở y tế như không lấy được đường<br />
truyền, không khả năng điều trị sốc sốt xuất<br />
huyết nặng nên làm tăng thêm tỷ lệ tái sốc của<br />
bệnh nhân sốc sốt xuất huyết.<br />
<br />
Mối liên quan giữa suy hô hấp và tái sốc<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận bệnh<br />
nhân suy hô hấp khả năng tái sốc gấp 7,03 lần so<br />
với bệnh nhân không bị suy hô hấp. Nguyên<br />
nhân suy hô hấp trong sốc sốt xuất huyết bao<br />
gồm: tràn dịch đa màng (màng phổi, màng<br />
bụng), quá tải, phù phổi, hội chứng nguy ngập<br />
hô hấp cấp, xuất huyết phổi, viêm phổi do<br />
Dengue. Trong đó tràn dịch đa màng đóng vai<br />
trò quan trọng ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có<br />
suy hô hấp. Theo tác giả Bạch Văn Cam và cộng<br />
sự(4) đa số bệnh nhân suy hô hấp có biểu hiện<br />
92% tràn dịch màng phổi và 33% có thâm nhiễm<br />
mô kể trên Xquang phổi. Tình trạng thất thoát<br />
huyết tương nhiều gây tràn dịch màng phổi, tràn<br />
dịch màng bụng đồng thời cũng gây giảm thể<br />
tích nếu truyền dịch không đủ và không thích<br />
hợp bệnh nhân có thể bị tái sốc. Theo tác giả Lê<br />
Nguyễn Thanh Nhàn(6) ghi nhận các yếu tố nguy<br />
cơ suy hô hấp là tuổi nhỏ hơn 7, béo phì, sốt xuất<br />
huyết độ IV, thời gian ra sốc kéo dài hơn 2 giờ,<br />
bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa, tái sốc, thể<br />
tích dịch truyền sử dụng lớn hơn 130 ml/kg cân<br />
nặng và Xquang phổi có tràn dịch màng phổi<br />
với chỉ số tràn dịch màng phổi lớn hơn 25% và<br />
hoặc có phù mô kẽ.<br />
Trên thực tế lâm sàng khi điều trị bệnh nhân<br />
sốc sốt xuất huyết bị suy hô hấp gặp nhiều khó<br />
khăn hơn bệnh nhân sốc sốt xuất huyết không bị<br />
suy hô hấp. Nếu bồi hoàn thể tích dịch không<br />
đủ, sử dụng dịch truyền không thích hợp dẫn<br />
đến nguy cơ tái sốc, sốc kéo dài và tử vong;<br />
ngược lại nếu truyền dịch quá nhanh, quá nhiều<br />
có thể đưa đến phù phổi làm tăng nguy cơ suy<br />
<br />
hô hấp. Việc đánh giá sốc ở bệnh nhân sốc sốt<br />
xuất huyết bị suy hô hấp cũng khó khăn do<br />
mạch và huyết áp lúc này bị ảnh hưởng bởi tình<br />
trạng suy hô hấp, mức độ tràn dịch màng phổi,<br />
màng bụng. Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có suy<br />
hô hấp đã được đo CVP, việc quyết định tốc độ<br />
dịch truyền đôi lúc cũng không dễ vì hiện nay<br />
chưa có khuyến cáo cụ thể về chỉ số CVP tối ưu<br />
ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có suy hô hấp<br />
nặng. Một nghiên cứu của tác giả Bạch Văn<br />
Cam(1) thực hiện tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 ghi nhận có 5/16 bệnh nhân sốc sốt xuất<br />
huyết có chỉ số lớn hơn 12 cm nước vẫn chưa có<br />
biểu hiện quá tải, có 2 trường hợp phải truyền<br />
dịch thêm sau 1 giờ sử dụng vận mạch(5).<br />
<br />
Mối liên quan giữa Hct lúc vào sốc - tái sốc<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi Hct vào sốc tăng<br />
1% tỉ lệ tái sốc giảm 11% với KTC 95% là 0,79–<br />
0,97. Hct phản ánh tình trạng thất thoát huyết<br />
tương, Hct càng cao tình trạng thất thoát huyết<br />
tương càng nhiều, trong điều trị nếu tình trạng<br />
thất thoát huyết tương tiếp tục diễn tiến và sử<br />
dụng dịch truyền không đủ và không phù hợp<br />
bệnh nhân có nguy cơ tái sốc. Chính vì vậy khi<br />
bệnh nhân sốt xuất huyết khi vào sốc có Hct tăng<br />
cao thường được theo dõi sát phát hiện các dấu<br />
hiệu dọa tái sốc sớm, điều trị kịp thời có thể<br />
giảm được tỉ lệ tái sốc.<br />
Việc sử dụng cao phân tử trong điều trị sốc<br />
sốt xuất huyết theo tác giả Ngô Thị Nhân(9),<br />
Nguyễn Minh Dũng(11), ghi nhận: cao phân tử chỉ<br />
được sử dụng trong 1 giờ đầu chống sốc tỷ lệ tái<br />
sốc giữa các nhóm điện giải và cao phân tử<br />
không khác nhau. Nhưng nhóm sử dụng cao<br />
phân tử có thời gian ra sốc, Hct giảm nhanh hơn<br />
so với điện giải và thời gian tái sốc chậm hơn<br />
nhiều so với điện giải. Hiện nay, theo phác đồ<br />
hướng dẫn của Bộ Y Tế(2) cao phân tử được duy<br />
trì và giảm liều dần trước khi chuyển sang điện<br />
giải, trong khi đó các nghiên cứu của Lê Thị<br />
Huyền Trang(7), Chu Văn Thiện(5), cao phân tử<br />
chỉ được sử dụng 1 giờ và được chuyển sang<br />
điện giải ngay. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ<br />
dùng cao phân tử và lượng cao phân tử trung<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
bình cao hơn các nghiên cứu trước đây. Chính vì<br />
các lý do trên mà tỷ lệ tái sốc ở bệnh nhân có Hct<br />
cao giảm được nguy cơ tái sốc.<br />
Kết quả nghiên cứu chúng tôi khác kết quả<br />
nghiên cứu trước đây của các tác giả Lê Huyền<br />
Trang(7), Chu Văn Thiện(5) Hct vào sốc không liên<br />
quan đến tái sốc. Theo chúng tôi sự khác biệt<br />
này do đặc điểm mẫu nghiên cứu khác nhau:<br />
tiêu chuẩn chọn bệnh chúng tôi chọn cả bệnh<br />
nhân từ tuyến trước chuyển đến có Mac-Elisa<br />
dương tính, và loại các trường hợp sốc kéo dài<br />
xảy ra sớm trong 6 giờ đầu chống sốc. Điểm<br />
khác quan trọng là thiết kế nghiên cứu của<br />
chúng tôi là bệnh chứng còn của tác giả Lê Thị<br />
Huyền Trang và Chu Văn Thiện là cắt ngang mô<br />
tả phân tích. Thời điểm nghiên cứu hiện nay đã<br />
có nhiều thay đổi và tiến bộ trong điều trị sốt<br />
xuất huyết (cao phân tử được chỉ định kịp thời,<br />
được duy trì và giảm liều dần trước khi chuyển<br />
sang sử dụng điện giải). Hiện nay, điều trị sốc<br />
sốt xuất huyết cao phân tử được dùng trong các<br />
trường hợp sốc sốt xuất huyết được chỉ định<br />
sớm và rộng hơn trước đây. Trên thực tế lâm<br />
sàng, khi Hct có khuynh hướng tăng lên kèm<br />
theo bệnh nhân có một trong các biểu hiện lâm<br />
sàng như: mạch nhanh lên, đau bụng, buồn nôn,<br />
nôn, bức rức nếu được điều trị cao phân tử, máu<br />
hợp lý ngay có thể giảm được khả năng tái sốc.<br />
<br />
Mối liên quan giữa hiệu áp lúc vào sốc và tái<br />
sốc<br />
Theo kết quả phân tích đa biến với hồi qui<br />
logistic bệnh nhân vào sốc có hiệu áp thấp hơn<br />
10mmHg tỉ lệ tái sốc giảm 88%. Kết quả nghiên<br />
cứu chúng tôi khác hẳn các nghiên cứu trước<br />
đây của các tác giả Ngô Thị Nhân(9), Chu Văn<br />
Thiện(5), Lê Thị Huyền Trang(7), Nguyễn Minh<br />
Dũng(10) bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có hiệu áp<br />
thấp ≤ 10 mmHg tỉ lệ tái sốc cao hơn không tái<br />
sốc. Sốc sốt xuất huyết có hiệu áp càng thấp<br />
tương đương sốc tiến triển hay sốc mất bù tiên<br />
lượng càng nặng, nếu điều trị không tốt bệnh<br />
nhân khó ra khỏi sốc và diễn tiến tái sốc, sốc kéo<br />
dài, và tử vong. Theo tác giả Tạ Văn Trầm(15) đa<br />
số bệnh nhân sốc kéo dài trong sốt xuất huyết<br />
<br />
5<br />
<br />